1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUYÊN ĐỀ- SINH HOẠT CỤM CM

6 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 123 KB

Nội dung

Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia đa phư

Trang 1

PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ BÀI “THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH” BẰNG PHẦN MỀM POWERPOINT

I Đặt vấn đề :

Trong những năm gần đây, máy vi tính được sử dụng rộng rãi trong nhà trường với tư cách là phương tiện dạy học Hình thức sử dụng máy vi tính vào dạy học rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên, bài giảng điện tử là một hình thức phổ biến hiện nay

Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia (đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông

- một phương pháp giới thiệu thông tin bằng máy tính, sử dụng nhiều phương tiện truyền thông tin như văn bản, đồ hoạ và âm thanh, cùng với sự gây ấn tượng bằng tương tác) do máy vi tính tạo ra

Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức hoặc nguồn kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của giáo viên đều phải multimedia hoá

Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẻ và logic, được quy định bởi cấu trúc của bài học Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy được tiến hành

Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử

Nhưng làm thế nào để thiết kế một bài giảng điện tử hiệu quả trên phần mềm Powerpoint có sẵn, dễ thiết kế và dễ sử dụng tạo các trình phiên biểu diễn đồ hoạ mang tính trực quan, phù hợp với tiến trình dạy - học cho các môn học trong các tiết dạy, đó là vấn đề mà bất cứ người giáo viên nào cũng gặp phải khi có ý định thiết kế một bài giảng trên phần mềm Powerpoint

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Quy trình thiết kế bài giảng “THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH” bằng phần mềm Powerpoint

1 Xác định mục tiêu bài học:

Đọc kĩ sách giáo khoa tin học dành cho học trung học cơ sở - quyển 2, kết hợp với các tài liệu tham khảo như sách giáo viên tin học 7, sách hướng dẫn soạn giáo án tin học 7, các tài liệu tham khảo về chương trình bảng tính Excel trên

Trang 2

mạng… để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài “THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH” và cái đích cần đạt tới của mỗi mục

Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái

độ Đó chính là mục tiêu của bài học

Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, học sinh đạt được cái gì

Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học

2 Xác định các yếu tố kiến thức cơ bản, trọng tâm:

Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách logic, khoa học, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn cao

Bởi vậy cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn Đây là điều bắt buộc tất yếu vì sách giáo khoa là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình phải tuân theo Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa đã được quy định để dạy cho học sinh Do đó, chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở trong đó chứ không phải là tài liệu nào khác

Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải được đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản

Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó làm rõ thêm kiến thức trọng tâm, trọng điểm của bài Việc làm này thực

sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ dàng Cũng như cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng

3 Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức:

- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, hình ảnh tĩnh, phim… + Dạng văn bản: nội dung ghi bảng, câu hỏi

+ Dạng hình ảnh: các ảnh chụp từ bảng tính khi chưa thay đổi kích cỡ hàng cột dẫn đến tràn ô, ô bị che lấp, kí tự số biến thành kí tự #

+ Dạng phim: Các đoạn phim về thao tác thay đổi độ rộng hàng cột, chèn thêm hàng cột, xoá hàng cột khi nhấn Delete, xoá thực sự hàng cột, sao chép và di chuyển dữ liệu

- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài “THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH”

Trang 3

+ Từ chương trình Paint xây dựng hình ảnh chụp từ màn hình làm việc của

bảng tính Excel

+ Từ phần mềm Camtasia Studio xây dựng đoạn phim quay các thao tác trên

bảng tính về thay đổi kích cỡ hàng cột, xoá hàng cột, sao chép và di chuyển dữ liệu…

- Lựa chọn phần mềm Violet làm bài tập trắc nghiệm sau đó nhúng vào

Powerpoint để hỗ trợ vào khâu kiểm tra bài cũ, bài tập củng cố

- Xử lí các tư liệu ảnh, phim, bài tập trắc nghiệm để nâng cao chất lượng Đây là một khâu khá phức tạp, yêu cầu khả năng trên nhiều lĩnh vực của người thiết kế

- Tiến hành xây dựng kịch bản dạy học trên giấy

4 Xây dựng thư viện tư liệu:

Tổ chức thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, cây thư mục có cấu trúc sau đây là hợp lý nhất cho một bài giảng hay hệ thống bài giảng điện tử

5 Lựa chọn ngôn ngữ hoặc phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể:

- Trước hết phải căn cứ vào cấu trúc logic nội dung và sự phân hoạch của các hoạt động của thầy và trò trên từng yếu tố kiến thức cấu thành bài học

- Dựa trên các yếu tố kiến thức và các hoạt động để định ra số các slied trong Powerpoint

- Sau đó xây dựng nội dung cho các slied

Trang 4

+ Bước đầu tiên là xây dựng nội dung cho slide gốc, chứa logo và tiêu đề bài học “THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH” để nội dung này xuyên suốt trong toàn

bộ bài giảng:

Vào View  Mester  Slide Master Gõ tiêu đề bài học, chèn logo…sau đó nhấn Close Master View trên thanh công cụ để thoát khỏi cửa làm việc của slide gốc

+ Tạo nội dung cho tất cả các slide của bài trên nền slide gốc Sau khi đã tạo nội dung của các slide ta đi vào tạo hiệu ứng cho các slide

+ Với slide chứa nội dung văn bản:

Chọn văn bản cần tạo hiệu ứng

Vào slide show Animation schemes…

Chọn mẫu hiệu ứng chữ

Nhấn Apply to slides

+ Với slide Chứa nội dung hình ảnh:

Chọn ảnh cần tạo hiệu ứng hoạt hình

Vào slide show  Custom Animation… Add Effect  Entrance (kiểu hiệu ứng xuất hiện) hoặc Exit (kiểu thoát)…

+ Với slide chứa phim:

Vào Insert  Movie from file

Chọn đoạn phim đã tạo ở thư viện + Với slide chứa bài tập trắc nghiệm có phần mềm Violet hỗ trợ: nhúng bài tập đã đóng gói ở Violet vào slide của Powerpoint

` Trên giao diện Powerpoint, đưa chuột đến vùng thanh công cụ, nhấn phải chuột, chọn Control Toolbox Khi thanh công cụ Control Toolbox xuất hiện click vào nút More Controls ở góc dưới bên phải Lúc này, một menu thả hiện ra, chọn dòng Shockwave Flash Object Khi đó, con trỏ chuột có hình chữ thập, kéo chuột để tạo một hình chữ nhật với hai đường chéo Click phải chuột vào vùng hình chữ nhật vừa tạo, chọn Properties Bảng thuộc tính (Properties) sẽ xuất hiện

Lần lượt chọn và chỉnh 2 thuộc tính Base và Movie như sau:

Base: nhập thư mục chứa gói sản phẩm

Movie: là tên đầy đủ (gồm cả đường dẫn) của file Player.swf được Violet sinh ra trong gói sản phẩm

cùng thư mục.

+ Với slide của bài tập ô chữ cho phần củng cố bài học:

Tạo các ô chữ bằng nút lệnh Text box trên thanh công cụ Drawing Tạo hiệu ứng xuất hiện hay thoát của mỗi ô chữ; câu hỏi: Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng hoạt hình vào slide show  Custom Animation… Add Effect  Entrance (kiểu hiệu ứng xuất hiện) hoặc Exit (kiểu thoát)…

Trang 5

- Tuỳ theo nội dung thông tin trên mỗi slide có thể là văn bản, hình ảnh, phim… nhưng không nên sử dụng quá nhiều dữ liệu văn bản cần chuyển thể sang thông tin dạng mô hình, hoạt hình…

- Thiết kế bài giảng cũng như thiết kế phần mềm, cần phải tiến hành theo quy trình (từng bước, từ thô đến tinh), và tuân thủ những nguyên tắc thiết kế bài giảng

- Cái quan trọng đối với trình diễn không chỉ để thầy tương tác với máy tính mà chính là hổ trợ một cách hiệu quả sự tương tác thầy-trò, trò-trò

- Cuối cùng là thực hiện liên kết cho hợp lý, logic các đối tượng trong bài giảng: Liên kết nút lệnh ở phần đi vào kiểm tra bài cũ, bài mới, bài tập củng cố đến Slied chứa nội dung tương ứng từng nút lênh: chọn nút lệnh liên kết, nháy phải chuột  Hyperlink  Place in this Document  chọn slied chứa nội dung tương ứng với tưng nút lệnh

6 Chạy thử chỉnh sửa và hoàn thiện bài giảng:

- Kiểm tra các sai sót về kiến thức, về tính logic, về mức độ hoạt động của thầy

và trò

- Kiểm tra các liên kết giữa các slide, các chương trình, tư liệu trong thư viện…

để tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện

- Nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế

- Về nguyên tắc bài giảng chỉ hoàn thiện sau vài lần sử dụng nó

III KẾT LUẬN VẤN ĐỀ:

Để thiết kế một bài giảng điện tử “THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH” có hiệu quả thì:

- Bài giảng phải đảm bảo tính khoa học sư phạm và khoa học tin học

- Đảm bảo yêu cầu nội dung chương trình sách giáo khoa

- Phải hoàn thành và phát triển thư viện điện tử

- Đảm bảo nguyên tắc sư phạm của quá trình dạy học khi trình diễn thông tin

- Đảm bảo tính thân thiện, vệ sinh trong sử dụng

- Đảm bảo tính khoa học và hiện đại

- Bài giảng điện tử phải đảm bảo nguyên tắc sau:

Gây ấn tượng mạnh về chủ đề và thông tin

Phần thời lượng giữa người nói và slide phải hợp

Bản thân phải có tiêu đề bài học xuất hiện từ đầu đến cuối

Nói đến mục nào thì chỉ mục xuất hiện ở bên đến đó (để thay thế bảng đen)

Thực hiện các mối liên kết đến slide bất kỳ trong bài giảng, có sự rẽ nhánh trong chương trình

Nên chuyển dạng thông tin văn bản thành thông tin mô hình

Trang 6

Bài giảng phải có trang bìa cơ sở làm việc, lối đi vào kiểm tra bài cũ, bài mới…

Không quá nhiều hiệu ứng hay nhiều màu sắc trên cùng slide

-Mỗi thao tác của giáo viên, mỗi một chức năng hỗ trợ của bài giảng điện tử phải được diễn ra theo một trình tự lôgic chặt chẽ, phù hợp với hoạt động nhận thức của học sinh

- Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại – máy vi tính cần hết sức tránh sự phô trương hay lạm dụng sức mạnh của công nghệ ở những chổ mà quá trình dạy học không cần đến nó

Tóm lại: Bài giảng điện tử là phương tiện dạy học, bản thân tự nó không có khả năng thực hiện các nhiệm vụ của quá trình dạy học, mọi quyết định nhằm đảm bảo những yêu cầu của một quá trình dạy học, hiệu quả mà nó mang lại đều bắt nguồn từ phía giáo viên Do đó việc thiết kế một bài giảng điện tử cho một bài học

để đêm lại hiệu quả như mong muốn trong quá trình dạy học thì người giáo viên phải tự thiết kế bài giảng theo quy trình đã vạch sẵn Muốn có được như thế thì bản thân giáo viên phải tự tìm tòi trên mạng, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, nghiên cứu phần mềm Powerpoint và các phần mềm hổ trợ như Violet, Camtasia Studio,… và tuân thủ theo những nguyên tắc và quy trình thiết kế bài giảng

Ngày đăng: 13/07/2014, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w