1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức dây chuyền lắp ráp các cụm chi tiết xe buýt Thaco City B60

26 297 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài ₋ Sản phẩm mới sau khi được phê duyệt thiết kế, để sản xuất thương mại cần thiết kế tất cả các quy trình từ cung cấp linh kiện, hàn, sơn, lắp ráp, kiểm định ch

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRƯƠNG TRƯỜNG THỊNH

TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN LẮP RÁP CÁC CỤM CHI TIẾT

XE BUÝT THACO CITY B60

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Cơ Khí Động Lực

Mã số : 85.20.11.6

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng, 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM QUỐC THÁI

Phản biện 1:TS LÊ VĂN TỤY Phản biện 2: TS NHAN HỒNG QUANG

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí Động Lực họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 18 tháng 9 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng

Trang 3

TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT LẮP RÁP XE BUÝT

THACO CITY B60

1 Tính cấp thiết của đề tài

₋ Sản phẩm mới sau khi được phê duyệt thiết kế, để sản xuất thương mại cần thiết kế tất cả các quy trình từ cung cấp linh kiện, hàn, sơn, lắp ráp, kiểm định chất lượng sản phẩm

₋ Quy trình lắp ráp xe buýt tại NM Bus Thaco còn nhiều công đoạn thủ công, quy trình sản xuất chưa được tiêu chuẩn hóa nên chất lượng chưa ổn định

₋ Lắp ráp là một công đoạn của chuỗi giá trị sản xuất cần được nghiên cứu và thiết kế để nâng cao năng lực sản xuất, góp phần giảm giá thành sản phẩm

2 Mục tiêu nghiên cứu

₋ Thiết kế được quy trình lắp ráp xe buýt (bao gồm layout, quy trình công nghệ, thiết bị và hệ thống hướng dẫn công việc theo từng công đoạn)

₋ Đảm bảo năng suất, chất lượng và giảm chi phí sản xuất

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

₋ Hệ thống linh kiện, vật tư lắp ráp xe buýt Thaco City B60 (sau đây gọi tắt là

xe buýt B60)

₋ Công nghệ lắp ráp xe xe buýt B60

₋ Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng lắp ráp xe buýt B60

4.2 Phạm vi nghiên cứu

₋ Quy trình công nghệ lắp ráp xe buýt B60 tại Nhà máy Bus Thaco

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

₋ Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công nghệ lắp ráp xe buýt

₋ Nghiên cứu hệ thống linh kiện, vật tư lắp ráp xe buýt

5.2 Phương nghiên cứu thực tiễn

₋ Nghiên cứu, tìm hiểu tại dây chuyền lắp ráp xe Bus – NM Bus Thaco

Trang 4

5.3 Phương pháp thu thập thông tin

₋ Tổng hợp, phân tích các Quy trình sản xuất, hướng dẫn công việc sẵn có

₋ Nghiên cứu tài liệu chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp linh kiện, máy móc, dây chuyền thiết bị

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa khoa học

₋ Đóng góp tri thức khoa học và nâng cao năng lực sản xuất lắp ráp xe buýt của Việt Nam, hạ giá thành sản phẩm mang lại lợi ích cho khách hàng 6.2 Đối với Nhà máy Bus Thaco:

₋ Tiêu chuẩn hóa lại hệ thống quy trình, hướng dẫn công việc từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

₋ Thiết kế, sắp xếp lại mặt bằng công nghệ phù hợp với năng lực sản xuất

7 Dự kiến kết quả đạt được

₋ Hệ thống Quy trình công nghệ lắp ráp xe buýt B60 gồm: Layout bố trí thiết

bị, layout bố trí nhân sự, hướng dẫn công việc theo trạm

₋ Bộ tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng lắp ráp xe buýt B60

8 Bố cục đề tài

8.1 Lời mở đầu

8.2 Các ký hiệu viết tắt và thuật ngữ

8.3 Danh mục các bảng biểu, hình vẽ, đồ thị

8.4 Nội dung đề tài

8.4.1 Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

8.4.2 Chương 2: Cơ sở lý thuyết

8.4.3 Chương 3: Tổ chức dây chuyền lắp ráp xe Bus Thaco City B60

8.4.4 Chương 4: Quy trình kiểm tra chất lượng xe Bus Thaco City B60 8.5 Hạn chế và hướng phát triển của đề tài

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Tổng quan về công nghệ sản xuất lắp ráp ô tô Bus tại Việt Nam

1.1 Xu hướng phát triển ô tô Bus tại Việt Nam

1.1.1 Hiện trạng phát triển ô tô khách ở Việt Nam

Ngành công nghiệp ô tô ngày càng phát triển, các công nghệ mới ra đời và được ứng dụng tạo ra các loại ô tô có tính tiện nghi, an toàn cao, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng

Ngày 25-2/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 356 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó sẽ kiểm soát sự phát triển của xe máy, ô tô cá nhân Đến năm 2020, theo định hướng phát triển phương tiện vận tải gồm ô tô các loại sẽ

có khoảng 3,2 - 3,5 triệu xe, trong đó xe con 57%, xe khách 14% và xe tải 29%

Xu hướng phát triển ô tô khách hiện nay chủ yếu tập trung công nghệ vào các ô tô

có số chỗ ngồi lớn, phục vụ cho các mục đích sau: ô tô chạy trên cung đường dài, chạy liên tỉnh, ô tô phục vụ cho ngành du lịch

1.1.2 Tình hình lắp ráp ô tô tại Việt Nam

Tình hình lắp ráp xe ở Việt Nam vẫn tồn tại khá nhiều dạng Tùy theo mức độ phức tạp và chuyên môn hóa mà ngành công nghiệp chế tạo và lắp ráp ô tô của Việt Nam tồn tại các hình thức sau:

1.2 Các phương pháp lắp ráp xe Bus tại Việt Nam

1.2.1 Phương pháp lắp ráp dạng CBU:

- Xe được nhập về dưới dạng nguyên chiếc, các cụm chi tiết, khung gầm, thùng vỏ, ca bin đã được lắp ráp, liên kết và sơn hoàn chỉnh Do đó mất độ phức tạp hầu như không có

- Ca bin hoặc thân xe, các chi tiết kim loại ở sáu mặt được nhập từ nước ngoài

với tình trạng tháo rời đã qua sơn lót

Trang 6

- Tương tự các bánh xe, khung chassis, trục, động cơ, ống, dây nối, các ống mềm cũng được cung cấp tách riêng theo từng cụm và cũng được lắp ghép tại nhà máy

1.2.4 Phương pháp lắp ráp IKD:

- Phương pháp này lắp ráp các sản phẩm từ các chi tiết rời từ nước ngoài Đồng thời một tỷ lệ đáng kể các chi tiết trong sản phẩm sẽ do nền sản xuất

trong nước cung cấp

2 Giới thiệu dây chuyền lắp ráp tại NM Bus Thaco

2.1 Tổng quan nhà máy

Nhà máy Bus Thaco được khởi công xây dựng vào tháng 9/2016 và hoàn thành vào ngày 8/12/2017, với tổng vốn đầu tư 7000 tỷ đồng trên diện tích khu đất 17 ha Nhà máy có hệ thống nhà xưởng rộng 8 ha, công suất thiết kế 20.000 xe/năm (bao gồm 8.000 xe bus và 12.000 xe mini bus Với định vị là nhà máy xe khách lớn nhất Đông Nam Á, nhà máy Bus Thaco được xây dựng với nhận diện hoàn toàn mới và được đầu

tư các dây chuyền công nghệ mới hiện đại

Tại nhà máy Bus Thaco, Thaco đã đầu tư các dây chuyền hiện đại, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến như:

₋ Công nghệ lắp ráp khung gầm động cơ (Chassis) được chuyển giao từ tập đoàn Hyundai

₋ Công nghệ lắp ráp thân xe (body) vào khung gầm (chassis) với hệ thống cân bằng chassis (hệ thống Lifter)

₋ Công nghệ đúc hàn Jig body

₋ Kết cấu tổng thành( khung xương, body ) được tính toán thiết kế dựa trên phần mền phân tích Ansys ( tối ưu hóa lực liên kết) lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam

₋ Công nghệ cách âm hạn chế tối đa tiếng ồn động cơ và bên ngoài vào khoang hành khách…

Công ty Bus Thaco được xây dựng bao gồm một kho vật tư, xưởng hàn, xưởng sơn, xưởng lắp ráp, xưởng kiểm định và nhiều phòng ban khác nhau

2.2 Các sản phẩm chính của nhà máy: bao gồm xe Buýt ghế ngồi, giường nằm,

xe buýt chuyên dụng

₋ THACO GARDEN: Xe ghế ngồi 29 chỗ

₋ THACO MEADOW: Xe ghế ngồi 16 – 29 chỗ

Trang 7

₋ THACO BLUESKY: Xe ghế ngồi 25 – 47 chỗ

₋ THACO MOBIHOME: Xe giường nằm cao cấp 22 – 36 giường + 2 ghế

₋ THACO CITY: Xe buýt 40 – 48 chỗ

2.3 Layout, mặt bằng công nghệ

Mặt bằng tổng thể nhà máy được bố trí như Hình 2.3 gốc các khu vực sau: khu vực xưởng sản xuất 7,7 ha bao gồm : Xưởng Hàn, Xưởng Sơn, Xưởng lắp ráp, Xưởng kiểm định và PDI

2.4 Công nghệ sản xuất và lắp ráp

₋ Đối với xưởng Hàn:

+ Công nghệ cắt thép hốp CNC, máy uốn thép hộp 3D;

+ Ứng dụng robot hàn trên các Jig khung xương hông và mảng mui;

+ Hệ thống Conveyor tự động di chuyển body qua các công đoạn sản xuất

- Đối với xưởng Sơn:

+ Công nghệ sơn nhúng tĩnh điện (ED) toàn bộ body

+ Hệ thống conveyor tự động di chuyển body qua các công đoạn sản xuất

+ Công nghệ sơ phủ bề mặt bằng súng sơ tĩnh điện

- Đối với xưởng lắp ráp:

+ Hệ thống conveyor dây chuyền lắp ráp chassis monocoque

+ Hệ thống slat conveyor

+ AGV ( Automatic Guide Vehicle) ráp cầu trước, cầu sau

Trang 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Lý thuyết về linh kiện B.O.M

2.1.1 Định nghĩa về B.O.M

BOM là viết tắt của từ Bill of Material nghĩa là định mức nguyên vật liệu trong sản xuất Nó là một bảng kê các vật liệu hoặc cấu trúc sản phẩm là danh mục các nguyên vật liệu, phụ cụm, cụm trung gian, tiểu thành phần, các bộ phận và số lượng từng bộ phận cần để sản xuất một sản phẩm cuối cùng

2.1.2 Bảng ví dụ về B.O.M

B.O.M gồm các thông tin sau:

₋ Mã số vật tư linh kiện

₋ Tên vật tư linh kiện

2.2 Lý thuyết về cân bằng dây chuyền

2.2.1 Phương pháp tính toán cycletime, takt time

a) Cycletime:

Hiện nay, sản xuất theo dây chuyền là phương thức sản xuất được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực như sản xuất và lắp ráp ô tô, dệt may, da giày, điện thoại, chế biến thực phẩm… với nhiều ưu điểm là:

 Tốc độ sản xuất nhanh

 Chi phí cho một đơn vị sản phẩm thấp

 Chuyên môn hóa lao động, giảm chi phí và thời gian đào tạo

 Khả năng kiểm soát quá trình sản xuất cao

 Dễ dàng bố trí các dòng nguyên liệu và sản phẩm cũng như vị trí máy móc thiết bị

- Nhịp sản xuất trung bình của dây chuyền: Nhịp sản xuất trung bình của

dây chuyền là khoảng thời gian trung bình để hai sản phẩm kế tiếp nhau được sản xuất xong và đi ra khỏi dây chuyền Thời gian cần thiết để gia công sản phẩm thường ít thay đổi trừ khi ta thay đổi công nghệ sản xuất, vì

Trang 9

vây nhịp sản xuất của dây chuyền phụ thuộc chủ yếu vào số lượng thiết bị của dây chuyền

- Xác định số nơi làm việc: Nếu mỗi nơi làm việc bố trí một thiết bị thì số lượng thiết bị đồng nhất với số nơi làm việc

- Cân bằng năng suất các nơi làm việc: Cân bằng năng suất các nơi làm việc

của dây chuyền sản xuất là quá trình phân chia quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thành các nguyên công (mỗi nguyên công có thể gồm nhiều bước) sao cho số nơi làm việc thực tế của dây chuyền là ít nhất

b) Takt time: TAKT là một phép đo và kỷ luật dựa trên các nguyên tắc và

thông lệ sản xuất đã biết và hiện có Thời gian TAKT là thời gian tối đa chấp nhận được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng TAKT Time giả định

kế hoạch hàng ngày không đổi trong ngày; nếu kế hoạch biến động trong

ngày, TAKT Time cần được điều chỉnh

2.2.2 Cách áp dụng tại NM Bus Thaco

a) Ví dụ tại chuyền lắp ráp nội thất Trim

Trim 4 LH2

Trim 10

Hình 2.2: Biểu đồ cân bằng chuyền chuyền lắp ráp nội thấp Trim

Sau khi biểu diễn lên biểu đồ, ta nhìn được sự biến thiên thời gian theo trạm Mục tiêu bây giờ là phân bổ các việc để cân bằng dây chuyền

b) Các giải pháp cân bằng và kết quả đạt được

₋ Thay đổi lại quy trình công nghệ: Ta cải tiến quy trình công nghệ để giảm

thời gian gia công, tăng năng suất lao động tạo hiệu quả cao trong sản xuất và giải pháp thay đổi quy trình là giải pháp hiệu quả nhất

₋ Đào tạo nâng cao tay nghề và đào tạo đa kỹ năng: Đưa ra các kế hoạch

đào tạo cho công nhân trong xưởng lắp ráp đã và đang mang lại hiệu quả

cao trong cân bằng dây chuyền

Trang 10

₋ Tăng thêm nhân sự tại trạm: Tăng thêm nhân sự là giải phát cuối cùng khi các giải pháp không mang lại hiệu quả để cân bằng dây chuyền

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN LẮP RÁP XE BUÝT

THACO CITY B60

3.1 Tổ chức tổng thể quy trình lắp ráp xe buýt B60

3.1.1 Layout dây chuyền

Layout dây chuyền lắp ráp xe buýt B60 được xây dựng gồm 3 chuyền chính: Chuyền Chassis, chuyền Trim-Final và chuyền lắp ráp Sub

Hình 3.1: Layout dây chuyền sản xuất xe buýt B60

- Chuyền Chassis: Gồm năm trạm chính (MC01, MC02, MC03, MC04,

MC05) Công nhân chuẩn bị đầy đủ vật tư sau đó tiến hành lắp ráp theo

hướng dẫn công việc

Trang 11

3.1.3 Layout bố trí nhân sự, cycle time theo chuyền

₋ Chuyền Chassis

Hình 3.6: Quy trình công nghệ dây chuyền Chassis

₋ Chuyền Trim-Final

3.1.4 Phương pháp đo đạc cycle time của công đoạn

₋ Phân tích một công đoạn của quy trình theo từng bước nhỏ nhất

₋ Cách đo đếm được thực hiện bằng đồng hồ bấm giờ hoặc quay phim để phân tích

₋ Mã số vật tư và các điểm cần lưu ý khi lắp ráp cũng được mô tả để công nhân dễ dàng thực hiện theo

Chuyền Trim - Final

Trạm Hàn

Trạm Lắp ráp động cơ

Trạm gia công ống hơi, ống dầu

Trạm lắp lốp vào mâm

Trang 12

3.2 Tổ chức chi tiết các công đoạn thuộc quy trình lắp ráp

3.2.1 Quy trình lắp ráp tại chuyền Chassis

Hình 3.12: Quy trình lắp ráp tại chuyền Chassis

₋ Lắp lá côn, mâm ép vào động cơ:

+ Ráp lá côn vào động cơ

Xưởng Kiểm Định

Kho vật tư

Trang 13

+ Ráp mâm ép vào động cơ

- Gá hộp số vào động cơ:

+ Cẩu hộp số gá vào mặt bích động cơ

+ Gá và siết các bu lông liên kết hộp số vào các đăng

₋ Ráp xilanh trợ lực vào hộp số:

+ Ráp pát heo côn vào hộp số

+ Ráp heo côn trợ lực vào hộp số

₋ Ráp ống dầu trợ lực lái vào bơm trợ lực: + Gá ống dầu đi, dầu hồi vào bơm trợ lực lái

+ Siết chặt cổ dê giữ ống dầu đi

+ Siết chặt bu lông giữ ống dầu hồi

₋ Ráp hoàn thiện cụm dí trước vào Chassis: + Ráp nhíp trước vào Chassis

+ Đưa nhíp trước vào Trolley lắp ráp

+ Liên kết cụm dí trước với chassis

+ Bắt thanh giằng chữ U

₋ Ráp hoàn thiện cụm cầu sau:

+ Đưa cầu vào jig lắp ráp

+ Gắn bộ nhíp vào cầu sau

+ Bắt cố định bộ nhíp sau vào cầu

+ Bắt các đầu ống hơi vào bầu lốc kê

₋ Ráp cụm cầu sau vào Chassis:

+ Đưa cụm cầu sau vào trolley liên kết

+ Liên kết cụm cầu sau với Chassis

+ Bắt thanh giằng chữ U vào cầu sau

+ Bắt nến treo thanh giằng

₋ Ráp box tay lái:

+ Ráp Box tay lái vào pát Box li

+ Bắt đòn kéo dọc vào Box

₋ Ráp giảm chấn sau:

+ Ráp giảm chấn vào pát trên Chassis

+ Siết chặt bu lông giữ đầu dưới giảm chấn

₋ Ráp giảm chấn trước:

Trang 14

+ Ráp giảm chấn vào pát trên Chassis

+ Siết chặt bu lông giữ đầu dưới GC

₋ Ráp ba đờ xông dọc:

+ Gá bộ chuyển đổi vào Chassis

+ Bắt các đăng lái vào bộ chuyển và Box lái

+ Bắt badoxong

₋ Ráp cụm động cơ hộp số vào Chassis:

+ Cẩu cụm động cơ hộp số từ giá đỡ động cơ vào Chassis

+ Liên kết cao su chân máy trên động cơ và Chassis

+ Liên kết cao su chân hộp số và Chassis

₋ Liên kết trục các đăng vào cầu:

+ Ráp đầu trục các đăng vào cầu chủ động

+ Siết chặt các bu lông lắp

₋ Ráp các bầu hơi khí nén vào Chassis:

+ Ráp bầu hơi lốc kê (1) vào pát trên chassis (bầu 30 lít)

+ Ráp bầu hơi hệ thống phụ vào pát trên chassis (bầu 30 lít)

+ Ráp bầu hơi thắng sau (3) & bầu hơi thắng trước (4) vào pát trên chassis (2 bầu 40 lít)

₋ Ráp bộ chia hơi lốc kê, bộ chia hơi thắng sau – thắng trước:

+ Ráp bộ chia hơi lốc kê

+ Ráp bộ chia hơi thắng sau

+ Ráp bộ chia hơi thắng trước

₋ Ráp đường ống hơi:

+ Chạy các đoạn ống dẫn hơi dọc Chassis

+ Cố định đường ống hơi

+ Kết nối các đoạn ống con đến các CT điều khiển

+ Kết nối các ống hơi đến hệ thống điều khiển và các bầu hơi

₋ Ráp dây diện vào Chassis:

+ Ráp dây điện chính lên chassis

+ Ráp dây điện phụ, Kết nối dây điện phụ với dây điện chính

+ Siết chặt các kẹp

₋ Kết nối dây điện với cảm biến KM, báo NO- ZE:

+ Kết nối dây điện báo số Mo

Trang 15

+ Kết nối dây điện báo số Ze

+ Kết nối dây điện tốc độ xe (Báo Km)

₋ Ráp ống dầu trợ lực lái vào boss lái:

+ Gá ống nhớt trợ lực lái vào bơm

+ Ráp ống dầu từ Box lái về lọc dầu, dùng cơ lê siết chặt co nối

₋ Ráp ống dầu - ống hơi trợ lực ly hợp vào SERVO:

+ Ráp ống dẫn dầu điều khiển vào Servo

+ Ráp đường ống hơi trợ lực vào Servo

₋ Ráp dây lừa tay số:

+ Trải dây lừa, dây số chạy chọc Chassis

+ Gá đầu dây lừa vào càng lừa trên hộp số, dùng cờ lê siết chặt bu lông + Gá đầu dây số vào càng gài số, dùng cờ lê siết chặt bu lông

+ Cố định 2 dây lừa, dây số vào pát, siết chặt bu long

₋ Ráp bầu giảm thanh:

+ Ráp pát bắt bầu giảm thanh lên Chassis

+ Siết chặt các bu lông liên kết

+ Bắt cùm treo bầu giảm thanh vào pát

+ Gá bầu giảm thanh vào cùm treo, siết chặt bu lông khóa

₋ Ráp bầu air

+ Ráp bầu air vào pát trên chassis

+ Siết chặt các bu lông giữ đế bầu air

+ Kết nối ống từ bầu air đến Turbo tăng áp

+ Siết chặt các cổ dê

₋ Ráp két nước – két gió

+ Ráp khung bảo vệ két nước vào áo nước

+ Ráp két gió vào két nước thành cụm

+ Ráp áo gió vào két gió

+ Cẩu cụm két nước két gió gá lên chassis

Ngày đăng: 15/06/2020, 10:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Hiệp hội ô tô thế giới, Automotive Quality Management System Standard IATF 16949:2016, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Automotive Quality Management System Standard IATF 16949:2016
[2] Tổ chức tiêu chuẩn thế giới, Quality Management System Standard ISO 9001:2015, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality Management System Standard ISO 9001:2015
[3] Quy trình sản xuất lắp ráp ô tô Bus, Thaco Bus, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thaco Bus
[4] Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng xe Bus, Thaco Bus, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thaco Bus
[5] Quy trình kiểm định xe Bus, Thaco Bus, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thaco Bus
[6] Hướng dẫn công việc lắp ráp xe Bus, Thaco Bus, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thaco Bus
[7] Packing List, Thaco Bus, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thaco Bus

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w