Đề luyện thiđạihọc ( Đề số 1) Câu 1: (2điểm) Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh Câu 2: ( 3điểm) Bàn về câu nói: “ Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường” Câu 3:( 5điểm) Về cuộc đợi tàu lạ lùng của chị em Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam - ----------------------------------------------- Hướng dẫn chấm đề văn luyện thiđạihọc ( Đề số 1) Câu 1: * Hoàn cảnh ra đời: -Nước ta vừa giành được độc lập bằng cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhưng ở biên giới các lực lượng thù địch vẫn đang lăm le xâm lược, ngày 26-8-1945 tại số nhà 48- Hàng Ngang Chủ tịch HCM soạn thảo và ngày 2-9-1945 tại QT Ba Đình Bác đọc TNĐL khai sinh ra nước VNDCCH. * Mục đích: - Tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến - Khẳng định chủ quyền độc lập và vị thế bình đẳng của dân tộc ta. - Ngăn chặn âm mưu xâm lược của kẻ thù Câu 2: • Giải thích các khái niệm: ý chí, con đường + Ý chí: là cái hình thành từ trong ý thức mà ra. Ý chí chính là nghị lực, là lòng quyết tâm của chúng ta để thực hiện thành công một việc gì đó.Ý chí được thể hiện bằng các hành động và suy nghĩ có định hướng của con người. Vì thế người có ý chí là người theo đuổi để đạt được mục đích đã định trước và cố găng vượt qua các trở ngại trên đường đến đích đó. + Con đường: con đường ở đây được hiểu theo nghĩa chuyển: đó là thành công, là hạnh phúc, là tương lai tươi sáng. • Ý nghĩa của câu nói: + Ý chí giúp chúng ta có sức mạnh vượt qua trở ngại, khó khăn, thử thách, vượt qua nghịch cảnh, vượt qua những điều tưởng chừng không thể, biến điều “không thể” trở thành “có thể”. Dù có điều gì xảy ra thì kiên trì và ý chí sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả (P.Vietghilơ). + Ý chí giúp ta có niềm tin để nhìn thấy hướng đi, nhìn thấy tương lai, tìm ra con đường phía trước, tiến lên phía trước. Khi tin rằng mình có thể làm được điều gì, thì chắc chắn ta sẽ đạt được điều ấy. +Ý chí giúp ta có được sự thành công, thành đạt trong sự nghiệp, trong cuộc sống, tạo ra số phận. Ý chí đã tạo nên đường đời, số phận của con người • Chứng minh qua thức tế cuộc sống: + Tấm gương nhà văn Nguyễn Đình Chiểu: Bất hạnh chồng chất: mẹ mất, lỡ đường công danh, mù mắt, người yêu bội ước… nhưng ông đã vượt qua tất cả để trở thành thầy thuốc tài giỏi, thầy giáo mẫu mực, nhà thơ nhà văn lớn ở thế kỷ XIX. + Tấm gương của Bác Hồ: vượt qua tất cả khó khăn trở ngại, chịu bao gian khó, làm đủ mọi nghề… cuối cùng Bác đã tìm ra con đường cứu nước. + Tấm gường nhà văn M. Gorơki: mồ côi, bị ném vào đời kiếm sống từ nhỏ, gian khó vô cùng, có lúc mất niềm tin vào cuộc sống nhưngđã trở thành nhà văn kiệt xuất của nước Nga + Tấm gương Bác sĩ Glenn Cunningham, người chạy nhanh nhất thế giới trong cự ly một dặm vốn là một cậu bé bị bỏng nặng bị tổn hại đến mức lẽ ra chết thì hay hơn bởi vì cậu sẽ là kẻ vô dụng sống một cuộc đời tàn phế. Cậu bé dũng cảm quyết định mình không là người tàn phế. Nhờ bàn tay của mẹ, nhờ ý trí sắt đá, cậu đã tự đứng dậy, bước đi và …chạy. Cậu bắt đầu đi bộ đến trường, rồi bắt đầu chạy tới trường, rồi chạy để tận hưởng niềm vui sướng được chạy. Sau này cậu chạy với tư cách là vận động viên chuyên nghiệp được mệnh danh là “cánh én”, “con ngựa sắt”, “con tàu tốc hành”… + Tấm gương Beethoven – nhạc sĩ tài ba của thế giới – chơi rất dở đàn violin, và thay vì phải tập luyện liên tục, ông đã chơi những bản nhạc tự mình sáng tác. Thầy giáo của ông nói rằng, ông không có cơ hội để trở thành nhà soạn nhạc. Vậy mà người đã vượt qua tất cả trở ngại, truyền đi niềm đam mê bất diệt với âm nhạc để tạo nên những kiệt tác. + Đó là anh em nhà Wright: Wilbur và Orvilee - những con người đánh cược cả cuộc sống của mình, đã cống hiến trọn vẹn sức lực, trí tuệ cho ước mơ bay lên của nhân loại từ 100 năm năm trước. Điều đó còn có ý nghĩa nâng nhân loại lên tầm cao mới để bay đến những chân trời mới. + Helen Keller - cô gái người Mỹ đã vượt qua những cú sốc tinh thần để trở thành người vừa mù vừa điếc đầu tiên ở Mỹ lấy bằng tốt nghiệp đại học. Cô còn trở thành một diễn giả được yêu thích, thậm chí, cô còn viết và xuất bản sách. Tất cả nhờ vào ý chí. Họ hoàn toàn không là siêu nhân hay thần thánh gì cả. Họ chỉ là những con người bình thường. Họ cũng từng nếm trải những đau buồn và thất vọng đời thường. Nhưng ngay chính trong những khoảnh khắc ấy, họ bộc lộ những phẩm chất khác biệt, những phẩm chất đã giúp họ luôn tiến về phía trước trong khi những người khác chấp nhận đầu hàng, bỏ cuộc. • Bài học rút ra: + Hãy xác định được mục đích sống, nhìn nhận bằng cái nhìn lạc quan. + Hãy nỗ lực hết sức, quyết tâm cao độ, tận dụng mọi lợi thế của bản thân để hoàn thành công việc + Không được bỏ cuộc dù gặp phải bất kỳ khó khăn nào. + Luôn ước mơ và khát vọng Tất cả khó khăn chỉ là thử thách và cuộc sống còn rất nhiều thử thách để vượt qua. Và ngay cả khi ta không vượt qua được thì ta vẫn tin rằng đó chỉ là một cơ hội giúp ta trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn. Muốn đi đến đến thành công ta cần có niềm tin, chí tiến thủ và sự nổ lực hết mình. Ý chí là chiếc chìa khóa vạn năng để mở ra mọi cánh cửa cuộc sống … “Ở đâu có ý chí ở đó có con đường”. Câu 3: - Cảnh đợi tàu của hai chi em Liên là sự kiện chủ chốt quy tụ toàn bộ thiên truyện. - Cảnh đợi tàu của hai chi em Liên lạ lùng vì: + Đợi tàu không vì mục đích thiết thực (không phải để đợi hàng, không phải để bán hàng, cũng không phải để đón người .) Không thiết thực mà đêm nào cũng cố đợi dù buồn ngủ ríu cả mắt + Đợi tàu chỉ để ngắm nhìn, thế thôi. Chừng như chưa nhìn thấy đoàn tàu thì hai đứa trẻ như chưa được sống trọn vẹn một ngày. - Y nghĩa của cuộc đợi tàu lạ lùng này: + Đợi tàu để gửi mơ tưởng vào đoàn tàu, để được hoà nhập vào nhịp sống sôi động hiếm hoi của một ngày. + Đợi tàu là niềm vui duy nhất của hai đứa trẻ vì “con tàu đem chút thế giới khác đi qua” khác hẳn với thế giới nơi phố huyện tối tăm, tàn tạ. Đó là một thế giới vui tươi, sáng trưng, sáng rực, sáng lấp lánh, âm thanh sôi động, rầm rộ, khoẻ khoắn. Đây là biểu hiện của khát khao đổi đời + Từ cảnh đợi tàu, Thạch Lam kêu gọi: Hãy mang tuổi thơ đến cho trẻ thơ, hãy cứu lấy cuộc sống của con người. Đó là tư tưởng nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. . Đề luyện thi đại học ( Đề số 1) Câu 1: (2điểm) Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ. ----------------------------------------------- Hướng dẫn chấm đề văn luyện thi đại học ( Đề số 1) Câu 1: * Hoàn cảnh ra đời: -Nước ta vừa giành được độc