ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 – TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br 2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br 2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là: A. C 2 H 2 và C 4 H 8 B. C 2 H 2 và C 3 H 8 C. C 2 H 2 và C 4 H 6 D. C 3 H 4 và C 4 H 8 Câu 2: X là nguyên tố được hình thành trong phản ứng: 37 17 Cl + 1 1 H → 2 2 He + X. Chỉ ra nhận xét sai: A. X tạo hợp chất khí với hydro H 2 X và tạo được ôxit cao nhất với ôxi là: XO 3 . B. X thể hiện cả tính ôxi hoá và tính khử trong các phản ứng hoá học, tính phi kim của X mạnh hơn photpho nhưng yếu hơn oxi. C. X ở ô thứ 16, chu kỳ 3, phân nhóm chính nhóm VI D. Dung dịch H 2 XO 4 khi đặc, nóng chỉ thể hiện tính oxi hoá. Câu 3: Cho các chất: 1. Dung dịch NaOH dư 2. Dung dịch HCl dư 3. Dung dịch Fe(NO 3 ) 2 dư 4. Dung dịch AgNO 3 dư Để làm sạch Ag có lẫn tạp chất là Al, có thể dùng: A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 4 Câu 4: Cho một hỗn hợp X chứa NH 3 , C 6 H 5 NH 2 và C 6 H 5 OH. Hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 0,02 mol NaOH hoặc 0,01 mol HCl. Nếu cho hỗn hợp phản ứng hết với Br 2 thì cần vừa đủ với 0,075 mol Br 2 . Lượng các chất NH 3 , C 6 H 5 NH 2 và C 6 H 5 OH trong hỗn hợp X lần lượt là A. 0,01 mol; 0,05 mol và 0,02 mol. B. 0,005 mol; 0,005 mol và 0,02 mol. C. 0,005 mol; 0,02 mol và 0,005 mol. D. 0,01 mol; 0,005 mol và 0,02 mol. Câu 5: Quá trình xảy ra khi sử dụng phương pháp làm mềm nước cứng bằng cột nhựa (phương pháp trao đổi ion) là: A. Phản ứng tạo kết tủa loại bỏ các ion Mg 2+ , Ca 2+ trong nước. B. Hấp thụ các ion Ca 2+ , Mg 2+ và tạo kết tủa , sau đó chúng bị giữ lại trong cột trao đổi ion. C. Hấp thụ các ion Ca 2+ , Mg 2+ trong nước và thế vào đó là NH 4 + , Na + … D. Sử dụng dòng điện để hút các ion vào cột nhựa. Câu 6: Hỗn hợp X gồm Al và Fe 3 O 4 . tiến hành nung hỗn hợp X ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH lấy dư, sau phản ứng thu được 1,344 lít khí (đktc). Phần 2 hòa tan hết trong 310 ml dung dịch H 2 SO 4 1M(loãng) thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm. A. 60%. B. 66,67%. C. 75%. D. 80%. Câu 7: Cho dung dịch Ba(HCO 3 ) 2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl 2 , Ca(NO 3 ) 2 , NaOH, Na 2 CO 3 , KHSO 4 , Na 2 SO 4 , Ca(OH) 2 , H 2 SO 4 , HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là A. 7. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 8: Nung nóng hỗn hợp X chứa 15,8 gam KMnO 4 và 24,5 gam KClO 3 một thời gian được 36,3 gam hỗn hợp Y gồm 6 chất. cho Y tác dụng với dung dịch HCl đặc dư đun nóng, lượng khí clo sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 300 ml dung dịch NaOH 5M đun nóng được dung dịch Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn Z. A. 111 gam B. 12 gam C. 79,8 gam D. 91,8 gam Câu 9: Hỗn hợp Y gồm hiđrocacbon X và N 2 . Đốt 300cm 3 hỗn hợp Y bởi 725 cm 3 O 2 dư trong một khí nhiên kế, thu được 1100 cm 3 hỗn hợp khí và hơi. Nếu ngưng tụ hơi nước thì còn lại 650 cm 3 và sau đó tiếp tục lội qua KOH thì chỉ còn 200 cm 3 . Tìm CTPT của X. A. C 2 H 6 . B. C 3 H 6 . C. C 3 H 8 . D. C 4 H 8 . Trang 1/5 - Mã đề thi 132 Câu 10: Cho 0,2 mol chất X(CH 6 O 3 N 2 ) tác dụng với dung dịch chứa 200ml NaOH 2M đun nóng thu được chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m(g) chất rắn.Giá trị của m là: A. 25 B. 11,4 C. 43,6 D. 30 Câu 11: Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột được chia đôi. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO 3 (dư)/NH 3 thấy tách ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H 2 SO 4 loãng, trung hoà hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO 3 (dư)/NH 3 thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng hoàn toàn. Hỗn hợp ban đầu có chứa: A. 35,29% glucozơ và 64,71% tinh bột về khối lượng B. 35,71% glucozơ và 64,29% tinh bột về khối lượng C. 64,71% glucozơ và 35,29% tinh bột về khối lượng D. 64,29% glucozơ và 35,71% tinh bột về khối lượng Câu 12: Đun nóng hỗn hợp 2 ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng (tỉ lệ mol 1:1) với H 2 SO 4 đặc thu được hỗn hợp 3 ete. Đốt cháy hoàn toàn 3 ete này thu được 6,72 lít CO 2 (đktc) và 7,2 gam H 2 O. Công thức phân tử của 2 ancol là A. CH 3 OH, C 2 H 5 OH. B. CH 3 OH, C 3 H 7 OH. C. CH 3 OH, C 4 H 9 OH. D. CH 3 OH, C 3 H 7 OH hoặc CH 3 OH, C 4 H 9 OH. Câu 13: Dãy gồm các chất nào sau đây đều có tính lưỡng tính ? A. Al, NaHCO 3 , NaAlO 2 , ZnO, Be(OH) 2 , C 6 H 5 NH 3 Cl B. AlCl 3 , H 2 O, NaHCO 3 , Zn(OH) 2 , ZnO C. H 2 O, Zn(OH) 2 , CH 3 COONH 4 , H 2 NCH 2 COOH, NaHCO 3 D. ZnCl 2 , AlCl 3, NaAlO 2 , NaHCO 3 , H 2 NCH 2 COOH Câu 14: Cho hỗn hợp gồm Fe 3 O 4 và Cu, có số mol mỗi chất là 0,1 vào dung dịch HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì thu được m gam kết tủa. Gía trị của m là : A. 114,8g B. 147,2g C. 32,4g D. Kết quả khác Câu 15: Điện phân 200ml dung dịch Cu(NO 3 ) 2 đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catốt dừng lại. Để yên dung dịch sau khi điện phân đến khi khối lượng ca tốt không đổi thì thấy có 3,2 gam kim loại bám vào ca tốt. Nồng độ mol/l của dung dịch Cu(NO 3 ) 2 ban đầu là A. 0,5M B. 1M C. 3M D. 2,5M Câu 16: Phản ứng nào sau đây không đúng? A. Fe 3 O 4 + H 2 SO 4(loãng) → FeSO 4 + Fe 2 (SO 4 ) 3 + H 2 O. B. FeO + H 2 → to Fe + H 2 O. C. Fe(NO 3 ) 2 + HCl → FeCl 3 + NO + H 2 O. D. FeS + H 2 SO 4( đặc nóng) → Fe 2 (SO 4 ) 3 + H 2 S + H 2 O. Câu 17: Nước ngầm thường chứa nhiều các ion kim loại độc như Fe 2+ , Mn 2+ … Dùng phương pháp nào sau đây đơn giản nhất, tiện lợi nhất có thể áp dụng ở quy mô hộ gia đình để giảm hàm lượng các ion kim loại trong nước sinh hoạt. A. Dùng giàn phun mưa để các ion tiếp xúc với không khí B. Phương pháp trao đổi ion C. Dùng lượng NaOH vừa đủ. D. Dùng Na 2 CO 3 Câu 18: Hòa tan hết 1 lượng Na vào dung dịch HCl 10% thu được 46,88 gam dung dịch gồm NaCl và NaOH và 1,568 lít H 2 (đktc). Nồng độ % NaCl trong dung dịch thu được là : A. 15,38 B. 12,68 C. 14,97 D. 12,48 Câu 19: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Cl 2 → A → B → C → A → Cl 2 . Trong đó A, B, C là chất rắn và đều chứa nguyên tố clo. Các chất A, B, C là: A. NaCl; NaClO và NaClO 3 B. CaCl 2 ; CaOCl 2 và Ca(ClO 2 ) 2 C. Tất cả đều đúng D. KCl; KOH và K 2 CO 3 Câu 20: Quá trình nào sau đây không phù hợp với quy tắc tạo ra sản phẩm chính: A. benzen → brombenzen → p-brom nitrobenzen. Trang 2/5 - Mã đề thi 132 B. buten-1 → 2-clobutan → butanol-2. C. benzen → nitrobenzen → o-brom nitrobenzen. D. propanol-1 → propen → propanol-2 Câu 21: A là hỗn hợp gồm một số hiđrocacbon ở thể khí, B là không khí. Trộn A với B ở cùng nhiệt độ áp suất theo tỉ lệ thể tích (1:15) được hỗn hợp khí D. Cho D vào bình kín dung tích không đổi V. Nhiệt độ và áp suất trong bình là t o C và p atm. Sau khi đốt cháy A trong bình chỉ có N 2 , CO 2 và hơi nước với 2 2 CO H O V : V 7 : 4 = đưa bình về t o C. Áp suất trong bình sau khi đốt là p 1 có giá trị là A. 1 3 p p. 5 = B. p 1 = p. C. 1 16 p p. 17 = D. 1 47 p p. 48 = Câu 22: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là A. HCOOH. B. CH 3 COOH. C. C 2 H 5 COOH. D. C 3 H 7 COOH. Câu 23: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C 4 H 8 O 2 , đều tác dụng với dung dịch NaOH A. 5 B. 4 C. 6 D. 3 Câu 24: Tổng hệ số cân bằng trong phản ứng sau là: CH 3 -C=CH + KMnO 4 + KOH CH 3 -COOK + MnO 2 + K 2 CO 3 + H 2 O A. 30 B. 26 C. 28 D. 35 Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng sau: Toluen + Cl 2 , as 1:1 X +NaOH, t o Y +CuO, t o Z + dd AgNO 3 /NH 3 T . Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ và là những sản phẩm chính. Công thức cấu tạo đúng của T là chất nào sau đây? A. p-HOOC-C 6 H 4 -COONH 4 . B. C 6 H 5 -COONH 4 . C. C 6 H 5 -COOH. D. CH 3 -C 6 H 4 -COONH 4 . Câu 26: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí than ướt X gồm CO, H 2 , và CO 2 . Cho toàn bộ khí X đi qua ống sứ đựng CuO nung nóng dư đến phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng ống sứ giảm 8,0 gam, đồng thời tạo thành 5,4 gam H 2 O. Lấy toàn bộ khí và hơi thoát ra khỏi ống sứ hấp thụ vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 17,5 gam. B. 20 gam. C. 25 gam. D. 30 gam. Câu 27: Hòa tan hết 7,74g hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500ml dung dịch hỗn hợp HCl 1,2M và H 2 SO 4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lit H 2 ở đkc. Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là A. 29,33g B. 37,86g C. 38,93g D. 42,48g Câu 28: Một chất hữu cơ X có công thức đơn giản là C 4 H 4 O tác dụng vừa dung dịch KOH nồng độ 11,666%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y có phản ứng tráng gương. Cô cạn dung dịch Y thì phần hơi chỉ có H 2 O với khối lượng 86,6 gam, còn lại là chất rắn Z có khối lượng là 23 gam. Công thức cấu tạo của X có thể là: A. CH 3 COOC 6 H 5 B. HCOOC 6 H 4 CH 3 C. HCOOC 6 H 4 -C 2 H 5 D. HCOOC 4 H 4 -OH Câu 29: X là hỗn hợp các muối Cu(NO 3 ) 2 , Fe(NO 3 ) 2 , Fe(NO 3 ) 3 , Mg(NO 3 ) 2 . Trong đó O chiếm 68 % về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 50 gam X. Lọc kết tủa thu được đem nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được m gam oxit. Giá trị của m là A. 17,15 B. 39.2 C. 11,75 D. 17.6 Câu 30: Cho các hạt vi mô: F - , Na + , Mg 2+ , O 2- , Ne, Al 3+ . Dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính hạt là: A. Al 3+ , Mg 2+ , Na + , Ne, F - , O 2- . B. F - , Na + , Mg 2+ , O 2- , Ne, Al 3+ C. Al 3+ ,Mg 2+ , Na + , F - , O 2- , Ne, D. F - , Na + , Mg 2+ , O 2- , Al 3+ , Ne Câu 31: Thực hiện tổng hợp Tetra peptit từ 5,0 mol glixin 4,0 mol alanin và 7,0 mol axit -2- aminobutanoic. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng tetrapeptit thu được là Trang 3/5 - Mã đề thi 132 A. 1236 gam. B. 1164 gam C. 1452 gam D. 1308 gam Câu 32: Đốt nóng một hỗn hợp Al và Fe 3 O 4 trong môi trường không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được khí H 2 bay ra. Vậy trong hỗn hợp X có những chất sau. A. Al, Fe, Al 2 O 3 . B. Al, Fe, Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 . C. Al, Fe, Fe 3 O 4 , Al 2 O 3 . D. Al, Fe, FeO, Al 2 O 3 . Câu 33: Chất nào trong các chất sau đây cho được phản ứng trùng ngưng? (1): HOCH 2 CH 2 OH (2): CH 2 =CH-COOH (3): H 2 N(CH 2 ) 6 NH 2 (4): CH 2 =CH-CH=CH 2 (5): HOOC-CH 2 -COOH (6): H 2 N-CH 2 -COOH A. Cả 6 chất trên B. (2), (4) C. (1), (3), (5), (6) D. (1), (3), (5) Câu 34: Số triglixerit (este chứa ba nhóm chức este của glixerin) mà phân tử chứa cả 3 gốc axit béo: axit panmitic, axit stearic và axit oleic là A. 3 B. 2 C. 4 D. 6 Câu 35: Cho cân bằng: CO (k) + H 2 O (k) CO 2 (`k) + H 2 (k) . ở t 0 C cân bằng đạt được khi có K c = 1 và [H 2 O] = 0,03 M, [ CO 2 ] = 0,04 M. Nồng độ ban đầu của CO là A. 6/75 M B. 4/75 M C. 7/75 M D. 5/75 M Câu 36: Đun este E (C 6 H 12 O 2 ) với dung dịch NaOH ta được 1 ancol X không bị oxi hoá bởi CuO. E có tên là: A. isopropyl propionat B. isopropyl axetat C. n-butyl axetat D. tert-butyl axetat. Câu 37: Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449% ; 7,865% và 15,73% ; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. H 2 NC 2 H 4 COOH B. H 2 NCH 2 COOCH 3 C. H 2 NCOOCH 2 CH 3 D. CH 2 =CHCOONH 4 Câu 38: Có hai este là đồng phân của nhau và đều do các axit no một lần và rượu no một lần tạo thành. Để xà phòng hóa 22,2 gam hỗn hợp hai este nói trên phải dùng hết 12 gam NaOH nguyên chất. Các muối sinh ra sau khi xà phòng hóa được sấy đến khan và cân được 21,8 gam (giả thiết là hiệu suất phản ứng đạt 100%). Cho biết công thức cấu tạo của hai este ? A. CH 3 COOC 3 H 7 và C 3 H 7 COOCH 3 B. CH 3 COOC 2 H 5 và C 2 H 5 COOCH 3 C. C 3 H 7 COO CH 3 và CH 3 COOC 3 H 7 D. HCOOC 2 H 5 và CH 3 COOCH 3 Câu 39: Cho sơ đồ phản ứng sau: 0 2 2 0 H d O ,xt CuO,t Ni,t X Y Z axit isobutiric → → → . Biết X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ khác nhau và X chưa no. Công thức cấu tạo của X là chất nào sau đây? A. CH 2 =C(CH 3 )CHO. B. CH 3 -H(CH 3 )CH 2 OH. C. (CH 3 ) 3 CCHO. D. (CH 3 ) 2 C=CHCHO. Câu 40: Cho hai dung dịch: dung dịch X chứa hai axit H 2 SO 4 O,1M và HC1 0,2M; dung dịch Y chứa 2 bazơ NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Thể tích (ml) dung dịch Y cần phải thêm vào 100ml dung dịch X để được một dung dịch có pH bằng 7 là: A. 60ml B. 120ml C. 100ml D. 80ml Câu 41: Cho khí NH 3 dư đi từ từ vào dung dịch X ( chứa hỗn hợp CuCl 2 , FeCl 3 , AlCl 3 ) thu được kết tủa Y. Nung kết tủa Y ta được chất rắn Z, rồi cho luồng khí NH 3 dư đi từ từ qua Z nung nóng thu được chất rắn R.Trong R chứa: A. Cu, Al, Fe B. Al 2 O 3 và Fe 2 O 3 C. Fe D. Al 2 O 3 và Fe Câu 42: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp Fe(NO 3 ) 2 và AgNO 3 thu được 117,6 lít hỗn hợp khí X. Cho X hấp thụ vào nước dư thu được dung dịch Y và 5,6 lít một chất khí thoát ra(đktc). % khối lượng của Fe(NO 3 ) 2 trong hỗn hợp là A. 34,62%. B. 65,45%. C. 55,667%. D. 34,62% hoặc 65,45%. Trang 4/5 - Mã đề thi 132 Câu 43: Cho các chất có công thức phân tử: C 3 H 4 O 2 , C 4 H 6 O 2 , C 3 H 6 O 2 , C 4 H 8 O 2 . Công thức phân tử ứng với este khi bị thuỷ phân cho ra hai chất hữu cơ đều có tính andehit là: A. C 4 H 6 O 2 B. C 3 H 6 O 2 , C 4 H 8 O 2 . C. C 4 H 6 O 2 , C 3 H 4 O 2 D. C 3 H 4 O 2 Câu 44: Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với dung dịch H 2 SO 4 loãng lại có thể cho phản ứng tráng gương. Đó là do. A. Thủy phân saccarozơ đã cho tạo ra dung dịch chứa glucozơ và fructozơ, trong đó glucozơ tráng gương được B. Trong phân tử saccarozơ có chứa este đã bị thủy phân. C. Saccarozơ tráng gương được trong môi trường axit. D. Đã có sự tạo thành mantozo sau phản ứng. Câu 45: Trộn CrO 3 với Al dư rồi nung nóng, kết thúc quá trình thì thu được hỗn hợp chất rắn X. Thành phần các chất trong X là: A. CrO 3 , Al. B. Cr, Al 2 O 3 , Al. C. Cr 2 O 3 , Al 2 O 3 , Al. D. Cr 2 O 3 , Al 2 O 3 . Câu 46: Khí thoát ra khi đốt than, nung vôi, sản xuất xi măng, đun nấu, luyện gang, sưởi ấm…, khí thoát ra khi đốt nhiên liệu động cơ… gây ngộ độc và dễ gây tử vong cho người và vật nuôi (ngộ độc khí than, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu): A. CO 2 , SO 2 B. CO. C. Cl 2, CO 2 , SO 2 . D. COCl 2 (photgen), SO 2 . Câu 47: Oxi hóa C 2 H 5 OH bằng CuO nung nóng, thu được hỗn hợp chất lỏng gồm CH 3 CHO, C 2 H 5 OH dư và H 2 O có M = 40 đvC. Hiệu suất phản ứng oxi hóa ancol là A. 25%. B. 35%. C. 45%. D. 55%. Câu 48: Hoà tan hoàn toàn 24,84g Al bằng dung dịch HNO 3 loãng dư, thu được dung dịch X và 2,688 lit khí (ở đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí là N 2 O và N 2 . Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí Y so với H 2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 195,96 B. 76,68 C. 68,16 D. 212,76 Câu 49: Cho hỗn hợp m gam gồm Fe và Fe 3 O 4 vào dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được 6,72 lít khí H 2 (đktc), dung dịch Y và 2 gam kim loại chưa tan. Dung dịch Y làm mất màu vừa đủ 12,008g KMnO 4 trong dung dịch có sẵn H 2 SO 4 loãng dư . Giá trị m là : A. 42,64g B. 35,36g C. 46,64g D. 24,56g Câu 50: Khi thủy phân một octanpetit X có công thức cấu tạo là Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr thì thu được bao nhiêu tripeptit có chứa Gly? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. HẾT Trang 5/5 - Mã đề thi 132 . ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 – TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu. pháp trao đổi ion) là: A. Phản ứng tạo kết tủa loại bỏ các ion Mg 2+ , Ca 2+ trong nước. B. Hấp thụ các ion Ca 2+ , Mg 2+ và tạo kết tủa , sau đó chúng bị giữ lại trong cột trao đổi ion. C. Hấp. giữ lại trong cột trao đổi ion. C. Hấp thụ các ion Ca 2+ , Mg 2+ trong nước và thế vào đó là NH 4 + , Na + … D. Sử dụng dòng điện để hút các ion vào cột nhựa. Câu 6: Hỗn hợp X gồm Al và Fe 3 O 4 .