1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY HANOTEX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

19 382 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 106,65 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY HANOTEX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. I. Quá trình hình thành phát triển của doanh nghiệp HANOTEX Được thành lập ngày 01/12/1998 theo quyết định của bộ thương mại Công ty HANOTEX – Tên giao dịch quốc tế là HANOTEX COMPANYLIMITED. Tên viết tắt:HANOTEX CO, LTD Trụ Sở chính: Ngõ 583 Đường Láng – Quận Đống Đa – Hà Nội Được thành lập vào cuối năm 1998 đến đầu năm 1999 công ty đi vào hoạt động. Vì mới thành lập nên tình hình sản xuất kinh doanh của công ty còn nhiều hạn chế, thị trường hàng dệt may trong nước lại phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc tràn ngập nhiều vào thị trường. Tuy sản phẩm của công ty đáp ứng đáp ứng được về chất lượng song giá cả lại cao hơn so với đối tác, vì vậy ban giám đốc đã quyết định tạo việc làm đầy đủ cho công nhân bằng cách mở rộng làm ăn với nước ngoài. Cụ thể là công ty đã có đối tác mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Công ty HANOTEX chuyên sản xuất hàng may mặc, găng tay da, thảm dệt len dưới các hình thức gia công (CMP), mua nguyên liệu, bán thành phẩm (FOB). Mổt hàng chủ đạo của công ty là sản phẩm may mặc được sản xuất trên dây truyền hiện đại, tiên tiến nhập từ các nước phát triển như Nhật Bản, CHLB Đức, Hồng Kông. Sản phẩm may của công ty đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ (là thị trường khó tính nhất được đánh giá cao). Công ty HANOTEX được thành lập cuối năm 1998 khởi đầu tổng nhân sự chỉ có 150 người kẻ cả khối lao động sản xuất nhân viên quản lý. Cho đến nay nhân sự của công ty là 1250 (năm 2000) trong đó nhân viên quản lý là 70 người chiếm 5.6% tổng số lao động của toàn công ty. Cán bộ nhân viên của công ty là những người có năng lực tâm huyết với nghề nghiệp của mình, do đó hàng năm số nhân viên ngày càng khẳng định được vai trò của mình, là đội ngũ trẻ, năng động, thích ứng nhanh với công việc được giao. II. Các đặc điểm chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Loại hình kinh doanh: Công ty HANOTEXcông ty chuyên sản xuất kinh doanh hàng măy mặc, găng tay da, thảm len dưới các hình thức gia công (CMP) mua nguyên liệu bán thành phẩm (FOB) Năng lực sản xuất của công ty: Sản phẩm măy mặc: 1.500.000 sp/năm. Găng tay da:3.000.000 sp/năm. Thảm dệt len: 2000 m 2 / năm. 2. Đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp: Sản phẩm măy mặc gồm có: Quần áo dài nam, nữ. Quần soóc nam, nữ. Áo dệt kim nam, nữ. Quần váy nữ. Quần bò nam, nữ. Ngoài ra còn có găng tay gia thảm dệt len. Bảng 1: tình hình xuất khẩu năm 2002. Mặt hàng Sản phẩm ( chiếc ) USD May mặc: - Quần dài - Quần soóc - Áo dệt kim loại - Quần bò - Váy 11.196.615 896.543 1.634.236 228.159 401.356 1.142.007 762.061 4.918.656 205.347 280.881 Găng tay da 348.388 174.194 Thảm dệt kim 62.032 101.529 Sản phẩm nhập khẩu: Là công ty sản xuất xuất khẩu hàng may mặc nên công ty thường xuyên phải nhập khẩu các loại nguyên liệu phụ: sợi, hoá chất, thuốc nhuộm các loại máy móc, thiết bị phụ tùng. Bảng 2: Tình hình nhập khẩu năm 2002 Mặt hàng Dự tính Lượng Trị giá Sợi các loại Tấn,USD 1765 2.857.127 Hoá chất thuốc nhuộm Tấn,USD 388 9.093.200 Máy móc thiết bị USD 5.361.432 Nguyên phụ liệu USD 27.854.073 Hàng khác USD 541.468 3. Các yếu tố thuộc môi trường bểntong doanh nghiệp. 3.1. Đặc điểm tổ chức, nhân sự: 3.1.1.Đặc điểm tổ chức: 3.1.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty BAN GIÁM ĐỐC Phòng hành chính tổng hợpPhòng lao động tiền lươngPhòng xuất nhập khẩu Phòng tài chính kế toánPhòng kỹ thuật Phòng kinh doanh tiếp thị Phòng phục vụ sản xuất Sơ đồ 1: Tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty 3.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. - Ban giám đốc: + Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm cho toàn công ty, từ việc tìm hiểu thị trường, tìm đối tác liên doanh, tiêu thụ sản phẩm quản lý các hoạt động của công ty. + Phó giám đốc 1: là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách về mảng kỹ thuật của công ty, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, kiểm tra hàng hoá quy cách đóng gói. +Phó giám đốc 2: là người giúp việc cho giám đốc, chuyên môn tìm hiểu nghiên cứu thị trường tìm các đầu mối cung cấp nguyên liệu đầu vào tìm kiếm các đối tác tiêu thụ. - Phòng hành chính tổng hợp: + Quản lý công tác hành chính quản trị hành chính pháp chế quản lý công tác kiến thiết cơ bản. + Giúp giám đốc tổng hợp tình hình chung của công ty công tác theo dõi tổng hợp phong trào thi đua của công ty. - Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương: + Giúp giám đốc quản lý các mặt hàng thuộc phạm vi tổ chức nhân sự thực hiện các chính của Đảng nhà nước, chấp hành nội quy của công ty. + Quản lý hồ sơ kế hoạch CBCNV, giúp lãnh đạo soạn thảo các quyết định thuộc phạm vi tổ chức nhân sự, sản xuất, các quyết định quản lý của công ty. - Phòng xuất nhập khẩu: + Giúp giám đốc xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, lập kế hoạch tiến độ sản xuất, kiểm tra phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuấtcông ty. + Lập kế hoạch tư vấn nguyên phụ liệu theo kế hoạch sản xuất. Lập báo cáo về việc thực hiện hạn ngạch đã được phân bổ cho lãnh đạo công ty hàng tháng. - Phòng kỹ thuật công nghệ: + Giúp giám đốc quản lý thực hiện các nhiệm vụ về kỹ thuật nghiên cứu chế thử mặt hàng mới, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật tiêu chuẩn sản phẩm nghiên cứu cải tiến áp dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm không ngừng phát triển sản xuất của công ty. + Quản lý thiết bị cũ giá lắp, hệ thống điện nước mà có kế hoạch sửa chữa thay thế. - Phòng tài chính kế toán: + Giúp giám đốc thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế, thống kê thông tin qua tiền tệ giúp giám đốc quản lý sử dụng tiết kiệm vật tư, thiết bị tiền vốn thực hiện chỉ tiêu tích luỹ hiệu quả cao nhất. + Thực hiện chế độ báo cáo thống kê kế toán theo quy định của nhà nước. - Phòng phục vụ sản xuất: + Bám sát kế hoạch phục vụ sản xuất kịp thời cung ứng nguyên phụ liệu, quản lý điều độ phương tiện vận tải, quản lý kho nguyên phụ liệu, thành phẩm xuất khẩu, kho cơ khí, thu gom vật tư phế liệu, thành phẩm xuất khẩu, kho cơ khí, thu gom vật tư phế liệu định hình phân loại. + Tổ chức giao nhận vận chuyển, cấp phát cấp phát vật tư hàng hoá, tổ chức mau nguyên liệu, bao bì, phụ tùng thiết bị viết phiếu xuất nhập hang hoá. + Tổ chức thống kê hàng hoá vật tư trong kho. + Cung ứng vật tư nguyên phụ liệu cho sản xuất. + Quản lý kho nguyên liệu, thành phẩm sản xuất công nghiệp - Phòng kinh doanh tiếp thị: + Theo dõi thị trường, nhu cầu khách hàng ký kết các hợp đồng. + Tổ chức tiếp thị thị trường để khai thác kinh doanh hàng may mặc vật tư hàng hoá. + Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. 3.1.2. Đặc điểm lao động tiền lương. Do đặc thù công ty là sản xuất hàng may mặc nên số lao động nữ chiếm 70% trong tổng số 1.250 lao động trong toàn doanh nghiệp. Thành phần lao động của công ty được sử dụng trực tiếp gián tiếp trong các lĩnh vực khác nhau như lao động trong lĩnh vực nhuộm, may mặc thời trang. Để đứng vững trong cơ chế thị trường, một yếu tố chủ động đúng mức là phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt trong mấy năm tới vấn đề này lại càng trở nên bức xúc. Hầu hết các cán bộ quản lý trong công ty có trình độ đại học trở nên. Tuy nhiên công nhân hầu hết có trình độ thấp chỉ quen làm thủ công, chưa qua đào tạo huấn luyện, chính vì vậy công ty phải đào tạo lại để nâng cao năng lực cũng như trình độ của công nhân. Thu nhập bình quân của toàn công ty là 680 ngàn đồng / tháng, tăng 10,7 % năm 1999 năm 2001 đạt 868 ngàn đồng / tháng tăng 27,6 % so với năm 2000 năm 2002 đạt 936 ngàn đông/ tháng. Có được kết quả trên là do HANOTEX đã tổ chức một cách khoa học, hợp lý trong quá trình quản lý từ đó đạt hiệu quả cao trong công việc nên đã nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó công ty thường xuyên có đủ công việc cho công nhân có chế độ khen thưởng phù hợp để khuyến khích công nhân tích cực làm việc, đồng thời doanh nghiệp tổ chức kinh doanh tốt để thúc đẩy quá trình sản xuất, từ đó tạo động lực để thúc đẩy sản xuất từ đó tạo động lực để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. 3.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty. Công ty HANOTEX là một doanh nghiệp hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo đơn vị đặt hàng các mặt hàng may mặc, thảm len nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong ngoài nước. Đồng thời công ty phải làm tròn nhiệm vụ bảo tồn phát triển, thực hiện phân phối theo kết quả lao động, chăm lo không ngừng cải thiện đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên chức. Với nhiệm vụ đó, công ty sẽ thực hiện như thế nào trong điều kiện kinh tế kỹ thuật mà công ty đang có. Những điều kiện này tác động như thế nào đến hoạt động của công ty. Đặc trưng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Là một công ty thuộc ngành dệt may, công ty HANOTEX cũng thực hiện một số đặc trưng nổi bật. Những đặc trưng nổi bật đó là: - Thứ nhất là đặc trưng quá trình sản xuất phụ thuộc vào đơn đặt hàng. Đấy là đặc trưng nổi bật nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty HANOTEX. - Thứ hai là đặc trưng mùa của sản phẩm. Đặc trưng mùa của sản phẩm không thể hiện trên cả bốn mùa của năm mà chỉ phân biệt giữa mùa nóng mùa lạnh. - Thứ ba là đặc trưng thay đổi của sản phẩm. Sản phẩm may được sản xuất ra là để tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người nên tiên quyết cho sự tồn tại của một doanh nghiệp may là biết sản xuất ra nhưng sản phẩm phù hợp với mong muốn thị hiếu của người tiêu dùng, mà thị hiếu của người tiêu dùng lại thường xuyên thay đổi liên tục. - Đặc trưng thứ tư là đặc trưng về nhân sự: là công ty thuộc ngành dệt may tức là công ty cần những lao động có sự khéo léo chăm chỉ, cần mẫn trong công việc nên lao động trong công ty phần lớn là nữ. Điều này cho thấy công ty phải có trách nhiệm thực hiện tốt chế độ chính sách đối với lao động nữ như đau ốm, thai sản chính điều này nhiều khi lại tác động rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Tóm lại, với bốn đặc trưng trên tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó tác động tới lợi nhuận của công ty. Tác động này thể hiện trên cả hai góc độ là tính cực tiêu cực. Nếu như công ty nắm bắt tốt tình hình có đầy đủ thông tin về các vấn đề xử lý chúng một cách khoa học thì công ty dễ dàng đạt được mục tiêu của mình. Ngược lại thì chính các đặc trưng này sẽ tác động tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ của công ty. 3.3. Đặc điểm của thiết bị công nghệ: Với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường công ty tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất đổi mới thiết bị công nghệ đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới trong nước. Trang bị gần 700 máy may hiện đại nhằm nâng cao các mặt hàng quần áo dệt kim, quần sooc …có mới khoảng 95% máy móc hiện đại nên chất lượng giá cả có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Tuy nhiên công đoạn chuẩn bị sản xuất, chủ yếu vẫn dùng phương pháp thủ công. Công đoạn may thì các máy móc được sử dụng hiện nay mang tính hiện đại cao từ 4000 đến 5000 vòng/phút có bơm dầu tự động đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Công đoạn hoàn tất sản phẩm hầu hết là dùng hệ thống là hơi dùng bàn là theo phun nước để đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị nhăn chân chim, hệ thống là hơi vừa cho năng xuất cao vừa cho chất lượng tốt. 3.4. Tiềm lực tài chính của công ty. Khi thành lập công ty vốn điều lệ của công ty là 600.000.000 VNĐ tính đến cuối năm 2002 quy mô vốn của công ty như sau tổng vốn kinh doanh: 10.349.000 VNĐ. Tuy được thành lập chưa lâu xong lãnh đạo công ty đã xác định rõ xu hướng phát triển của thị trường nói chung thị trường may mặc nói riêng, công ty HANOTEX đã tích cực tập trung vào việc hiện đại hoá thiết bị máy móc, nâng cấp dần các cơ sở sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhằm tăng doanh thu của công ty từ đó công ty có khả năng tăng tiềm lực tài chính của mình. Đấy chính là biểu hiện rõ nét của việc đầu tư đúng hướng của công ty HANOTEX. 3.5. Thị trường sản phẩm tiêu thụ Thị trường chính mà sản phẩm của công ty có mặt nhiều nhất là thị trường Mỹ. Là một thị trường không hạn ngạch, là thị trường nhập khẩu hàng dệt măy lớn nhất thế giới; chỉ bằng hai phần ba dân số EU (~264 triệu dân) nhưng mức tiêu thụ vải (27kg/người/năm ) của người Mỹ gấp 1,5 lần EU. Công ty đã chuẩn bị tương đối tốt cho việc thâm nhập vào thị trường này khi hiệp định thương mại được ký kết giữa hai bên được hưởng quy chế thương mại thông thường. Bên cạnh đó sản phẩm của công ty còn được bán ở thị trường EU, thị trường Nhật Bản, thị trường Hồng Kông nhưng với số lượng nhỏ. Còn ở thị trường trong nước: dân số nước ta khoảng 80 triệu người năm 2000, dự tính năm 2005 là 88 triệu người bà năm 2010 sẽ là 100 triệu người mặc dù mức sống của người dân chưa cao nhưng lấy mức tiêu dùng của mỗi người là 5m vải các loại mỗi năm thì khả năng tiêu dùng của cả nước lên tới 400 triệu mét vải. Tuy nhiên do công ty mới thành lập, khả năng cạnh tranh còn chưa cao so với các công ty bạn đặc biệt là sản phẩm tràn ngập của Trung Quốc, do đó trên thị trường nội địa, sản phẩm của công ty không có nhiều. III. Đánh giá tổng quan. 1. Hiệu quả kinh doanh. Trong cơ chế thị trường nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp kinh doanh dều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa lợi nhuận. Có lợi nhuận mới có khả năng đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao năng suất lao động chất lượng sản phẩm. Hơn thế nữa, doanh nghiệp phải đặt mục tiêu – hiệu quả xã hội lên hàng đầu. Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường giải quyết công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi xã hội, nâng cao mức sống đời sống hoá tinh thần cho người lao động, cải thiện điều kiện làm, đảm vệ sinh môi trường … Đó cũng chính là mụ c tiêu phấn đấu của công ty HANOTEX. Với số lượng công nhân hiện đang làm việc, công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho 1250 người, góp phần làm ổn định kinh tế chính trị xã hội. HANOTEX có các chính sách về lương bổng, bảo hiểm xã hội, nghỉ ốm đau do bệnh tật, thai sản phù hợp … Khuyến khích người lao động làm việc hăng say. Hiệu quả kinh doanh làm phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguần lực sản xuất ( lao động máy móc thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn ) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp. Do mới thành lập vào cuối năm 1998 nên trong năm 1999, mặc dù ban giám đốc của công ty đã có rất nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm bạn hàng để tăng năng lực sản xuất của công ty. Song công ty không tránh khỏi bị lỗ trong năm đầu hoạt động. Sang năm 2000, cán bộ nhân viên công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tạo đầu ra cho sản phẩm cải tiến chất lượng nên bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Từ năm 2001 đến năm 2002 công ty liên tục làm ăn có hiệu quả. Bảng 3: Hiệu sản xuất kinh doanh từ năm 2000 đến năm 2002 Đơn vị: vòng Tỷ suất Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Doanh thu/tổng tài sản 1,708 1,217 1,48 Lợi nhuận/vốn kinh doanh 0,1385 0,1730 0,1988 Lợi nhuận/doanh thu 0,0117 0,059 0,168 Doanh thu/tổng tài sản: phản ánh sức sản xuất của vốn kinh doanh. Chỉ số này ngày càng tăng lên. Năm 2000 là 1,078 vòng, năm 2001 là 1,217 vòng, năm 2002 là 1,48 vòng. - Lợi nhuận/vốn kinh doanh: là chỉ tiêu đo lường sức sinh lời của đồng vốn. Năm 2000 con số này là 0,1385 vòng, tức là một đồng vốn bỏ ra được 0,1385 đồng lợi nhuận. Năm 2001 là 0,173 vòng tiếp tục tăng trong năm 2002 là 0,1988 vòng. Điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả. - Tỷ xuất lợi nhuận/doanh thu: Năm 2000 là 0,0117 nghĩa là một nghìn đồng doanh thu có 11,7 đồng lợi nhuận, năm 2001 là 0,059 có nghĩa là 1000 đồng doanh thu có 1,59 đồng lợi nhuận, năm 2002 là 0,0168 có nghĩa là 1000 đồng doanh thu có 1,68 đồng lợi nhuận tăng thêm so với năm 2001 là 0,9 đồng. Qua các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh đã phân tích có thể kết luận rằng xu hướng phát triển của công ty là tốt, đây là dấu hiệu đáng mừng trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. 2. Tình hình tài chính của công ty HANOTEX trong những năm qua. Tuy được thành lập chưa lâu nhưng lãnh đạo công ty đã xác định rõ xu hướng phát triển của thị trường nói chung thị trường may mặc nói riêng, công ty HANOTEX đã tích cực tập trung vào việc hiện đại hoá máy móc thiết bị, nâng cấp dần các cơ sở sản xuất. Đây chính là biểu hiện rõ nét của việc đầu tư đúng hướng của công ty HANOTEX. Từ năm 2000 đến năm 2002 công ty tăng mức đầu tư vào tài sản cố định rất nhiều. Mua xắm mới xây dựng mới tăng lên, đặc biệt là đầu tư tài sản trong năm 2002. Bảng 4: bảng tổng hợp tăng giá TSCĐ qua các năm Đơn vị: Đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Nguyên giá TSCĐ 45.789.624 47.303.326.05 3 56.971.595.15 7 - Mua xắm mới 733.274.674 752.907.645 16.680.436.80 7 - Xây dựng mới 167.725.636 153.229.196 986.966.207 2. Giá trị đã hao mòn 1.705.130.518 21.092.672.25 8 19.430.157.31 0 3. Giá trị còn lại 28.732.583.51 8 23.210.653.79 5 37.541.437.84 7 (Nguồn bảng thuyết minh báo cáo tài chính các năm 2000, 2001, 2002 công ty HANOTEX ). Mua sắm máy móc thiết bị tăng từ 733.274.674 đồng năm 2000 lên 16.680.436.807 đòng năm 2002, tăng 15.947.162.133 đồng hay gấp 23 lần so với năm 2000. Đây là khoản đầu tư lớn biến động với tỷ lệ lớn nhất. Như vậy, trong các năm qua tình hình tăng giảm tài sản của công ty có xu hướng tốt, là điều kiện tốt để công ty thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Chỉ dựa vào con số tuyệt đối mà bên cạnh đó còn phải sử dụng linh hoạt các chỉ tiêu tương đối bởi vì các chỉ tiêu này phản ánh phần nào trung thực hơn hiệu quả thực hiện của một doanh nghiệp. Bảng 5: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình của công ty. Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Bố chí cơ cấu vốn - Hệ số cơ cấu TSCĐ - Hệ số cơ cấu TSLĐ 61,63 38,37 62,64 37,04 59,16 36,13 2. Tình hình tài chính -Vốn CSH/Tổng nguồn vốn - Hệ số nợ tổng tài sản - khả năng thanh toán + Thanh toán ngắn hạn + Thanh toán nhanh - Tỷ xuất lợi nhuận doanh thu 27,39 72,61 102,07 60,27 1,17 30,3 69,7 53,65 43,03 1,59 17,70 82,30 111,11 81,14 1,68 (Nguồn bảng được trích từ “ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2000, 2001, 2002; Báo cáo tình hình sản xuất các năm của công ty”). Đối với các chỉ tiêu về tình hình tài chính lại có sự biến đổi ngược chiều. Như thấy ở trên, năm 2001 là năm công ty đạt được chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận rất cao, cao nhất trong các năm 2000 – 2002 nhưng ở đây các chỉ tiêu về khả năng thanh toán lại chưa tốt, mặc dù tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản cao. Điều này cho thấy năm 2002 công ty thực hiện hoạt động kinh doanh theo hướng linh hoạt nhưng lại chứa đựng sự mạo hiểm lớn; nếu công ty quản lý tốt thì đây là một điều kiện để đạt được hiệu quả hoạt động của công ty. Đặc biệt đối với chỉ tiêu tỷ xuất lợi nhuận doanh thu ta thấy có sự tăng trưởng rõ nét qua các năm. Năm 2000 tỷ lệ này ở mức 1,17% nhưng đến năm 2001 tỷ lệ này đã tăng lên đến 1,59% cao hơn năm 2000 là 0,42% đến năm 2002 đạt đến 1,69% cao hơn doanh thu năm 2001 là 0,9%. Điều này chứng tỏ rằng lợi nhuận doanh thu của năm 2002 giảm nhưng có sự tăng trưởng tương đối so với năm 2001, phụ thuộc vào tình hình sử dụng vốn tài sản của công ty. Trong thời kỳ mở cửa hiện nay, thời kỳ tự do hoá toàn cầu thương mại cùng với xu hướng thế sát nhập của các tập đoàn có ảnh hưởng lớn đến thị trường thế giới. Thêm vào đó, hiện nay thị trường Việt Nam cũng đang trong thời kỳ bùng nổ về các loại sản phẩm may mặc, nhiều doanh nghiệp may mặc cũng sản xuất các loại sản phẩm cạnh tranh với công ty. Vì vậy, công ty không thể tránh khỏi sự cạnh tranh với các đối thủ có vốn lớn, công nghệ sản xuất tiên tiến. Thời gian qua, ngoài nhiệm vụ sản xuất, công ty còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức xuất phát từ công ty cũng như khó khăn của thời đại để đi lên làm tiền để cho bước phát triển tiếp theo. Kết quả của những nỗ lực trên chính là sự gia tăng trong sản xuất, là việc thực hiện tốt các chỉ tiêu tài [...]... tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2001-2002 tại Hội nghị công nhân viên chức Công ty HANOTEX) IV Thực trạng hoạch định thực hiện chiến lược Marketing của Công ty HANOTEX xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ A Thực trạng hoạch định chiến lược Marketing của công ty HANOTEX 1 Nhiệm vụ, mục tiêu của công ty đối với thị trường Mỹ Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt... đốc công ty đã xác định rõ nhiệm vụ mục tiêu cho công ty trong những năm tiết theo khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ, một thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều thành công a b c d e a 1.1 Mục tiêu dài hạn đối với thị trường Mỹ Các doanh nghiệp sản xuất, các công ty siêu thị, chuyên doanh, bán lẻ … cũng người tiêu dùng Mỹ biết đến sản phẩm của công ty HANOTEX thông qua các hoạt động Marketing. .. dùng để kiểm soát việc xuất khẩu hàng dệtmay sản phẩm từ hàng dệt từ nước ngoài vào Hoa Kỳ hoặc dùng để ngăn cấm việc nhập lậu mặt hàng này vào Hoa Kỳ Một visa hàng dệt may có thể bao gồm hàng có hạn ngạch hoặc không hạn ngạch Hàng dệt có hạn ngạch có thể cần hoặc không cần một visa tuỳ thuộc vào nước xuất xứ Một visa hàng dệt may không bảo đảm cho việc nhập khẩu hàng vào Hoa Kỳ Nếu thời gian... động Marketing Cải thiện vị thế cạnh tranh bằng cách thâm nhập vào đoạn thị trường mới của Mỹ Từng bước vươn lên tới tốp 10 của các doanh nghiệp trong nước trong việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ Tạo được một thương hiệu, một hình ảnh riêng cho doanh nghiệp trên thị trường Mỹ Có điều kiện để liên doanh, liên kết với các nhà sản xuất Mỹ để ngày càng tiến sâu hơn vào thị trường đầy tiềm năng... khách hàng ( các nhà bán buôn, bán lẻ hàng dệt maythị trường Mỹ) biết đến tên tuổi cũng như nhãn hiệu của công ty tăng từ 5% lên 30% năm 2005 Hạ giá thành sản phẩm từ 10 ÷ 20% Chính sách hậu mãi được công ty chú ý đến nhiều hơn Công ty cũng cần phải có hệ thống phân phối của mình khi hệ thống phân phối Mỹ chưa chấp nhận hàng Việt Nam Sản phẩm của công ty bán ra khách hàng có thể đem trả lại được Công. .. định về hoá đơn nhập, các qui định về nhãn hàng hoá tuân theo các qui định về hàng dễ cháy Các sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng được các qui định của chính phủ Hoa Kỳ sẽ bị giữ lại có thể bị phạt hay bị tịch thu Ngoài việc phải tuân theo các qui định trên, người xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ còn phải tìm hiểu tuân theo các hạn chế của Hoa Kỳ về nhập khâu hàng dệt may Khi được hưởng NTR, HANOTEX. .. mà visa cho hàng dệt may được cấp sau đó bởi chính phủ nước ngoài hãng đã nhập vào Hoa Kỳ, lô hàng nhập này sẽ không được giải phóng cho nhà nhập khẩu cho đến khi hạn ngạch mới được cấp phép Khi hiệp định về hàng dệt may được ký kết thì những vấn đề cơ bản cho việc nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ cần tuân theo là: tuân thủ các qui định về hạn ngạch visa, nộp bản kê khai xuất xứ hàng hoá, tuân... nuôi cá Basa của Việt Nam là thuận lợi do đó giá thành sản xuất là thấp giá bán sản phẩm sẽ thấp Các nhà xuất khẩu Việt Nam luân cố gắng để chứng minh cho bộ thương mại Mỹ thấy điều đó là đúng sự thật Sau một thời gian điều tra xem xét, bộ thương mại Mỹ vẫn quyết định cho nhập cá da trơn của Việt Nam vào thị trường Mỹ nhưng có ba công ty xuất khẩu của Việt Nam bị đánh thuế cao, có công ty bị đánh... ngừng chiếm ưu tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu (đứng thứ 2 sau dầu thô ) Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 55 về chiến lược tăng tốc ngành dệt may đến năm 2010, mà bộ công nghiệp là cơ quan soạn thảo, chiến lược này có ba mục tiêu Thứ nhất là nội địa hoá các sản phẩm xuất khẩu, từ mức 25% hiện nay lên 50% vào năm 2005 75% - 80% vào năm 2010 Thứ hai là đưa kim ngạch xuất khẩu ngành... với quyết định trên của bộ thương mại Mỹ Như vậy rút kinh nghiệm trên, các nhà xuất khẩu khi muốn làm ăn ở thị trường Mỹ phải hiểu nắm thật chắc luật pháp của nước này Mới đây, Chính phủ đã phê chuẩn 3 hiệp định thương mại quan trọng nhằm tăng cường an ninh kinh tế mở cửa thị trường, đó là hiệp định mậu dịch tự do với Gioocđani, Hiệp định thương mại song phương với Việt Nam Lào.Thêm vào đó , . THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY HANOTEX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. I. Quá trình hình thành và phát. lược Marketing của Công ty HANOTEX xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ. A. Thực trạng hoạch định chiến lược Marketing của công ty HANOTEX. 1. Nhiệm

Ngày đăng: 08/10/2013, 00:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: tình hình xuất khẩu năm 2002. - THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY HANOTEX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
Bảng 1 tình hình xuất khẩu năm 2002 (Trang 2)
+ Giúp giám đốc tổng hợp tình hình chung của công ty và công tác theo dõi tổng hợp phong trào thi đua của công ty. - THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY HANOTEX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
i úp giám đốc tổng hợp tình hình chung của công ty và công tác theo dõi tổng hợp phong trào thi đua của công ty (Trang 3)
2. Tình hình tài chính của công ty HANOTEX trong những năm qua. Tuy được thành lập chưa lâu nhưng lãnh đạo công ty đã xác định rõ xu hướng phát triển của thị trường nói chung và thị trường may mặc nói riêng, công ty HANOTEX đã tích cực tập trung vào việc  - THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY HANOTEX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
2. Tình hình tài chính của công ty HANOTEX trong những năm qua. Tuy được thành lập chưa lâu nhưng lãnh đạo công ty đã xác định rõ xu hướng phát triển của thị trường nói chung và thị trường may mặc nói riêng, công ty HANOTEX đã tích cực tập trung vào việc (Trang 8)
Bảng 6: Báo cáo tình hình thực hiện sản xuất năm 2001 – 2002 - THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY HANOTEX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
Bảng 6 Báo cáo tình hình thực hiện sản xuất năm 2001 – 2002 (Trang 12)
Bảng 7: Những mặt hàng ăn khách - THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY HANOTEX XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
Bảng 7 Những mặt hàng ăn khách (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w