Đặc điểm hoạt động của viện SHNN

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường ứng dụng công nghệ nhân giống khí canh cây khoai tây của viện sinh học nông nghiệp tại miền bắc việt nam (Trang 54 - 57)

3.1.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện SHNN

Nhiệm vụ:

- Tổ chức nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực : Công nghệ cao sử dụng trong nông nghiệp, công nghệ sinh học, bảo quản, chế biến và đánh giá phẩm chất nông sản phẩm, ô nhiễm môi trường đất, nước nông nghiệp.

- Nghiên cứu chọn tạo và sản xuất một số giống cây trồng mới, các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp, các chế phẩm phân bón và các sản phẩm thực phẩm.

- Dịch vụ cung ứng giống cây trồng và hoa có chất lượng (Khoai tây, cẩm chướng, đồng tiền…).

- Dịch vụ khoa học và công nghệ : Thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, tổ chức hội thảo, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ chuyên môn

- Đào tạo kỹ thuật viên chuyên ngành, tham gia đào tạo kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ trong lĩnh vực nông học và công nghệ sinh học.

- Hợp tác với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước về nghiên cứu, đào tạo và sản xuất.

- Quản lý và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ có lãi

- Chịu sự kiểm tra và giám sát của Học viện, có nghĩa vụ đóng góp tài chính theo quy định của Học viện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

Quyền hạn:

- Được tự chủ về kinh phí hoạt động, chủ động giao dịch, đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ. Đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Viện SHNN trước Học Viện, trước Pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước để mở rộng hoạt động theo quy chế và pháp luật hiện hành.

- Tham gia hoạt động và triển lãm, quảng cáo cho sản phẩm của Viện SHNN tại các hội trợ trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Viện nhằm mục đích mở rộng thị trường ở khắp mọi nơi.

3.1.2.2. Mục tiêu và phạm vi hoạt động của Viện SHNN

Thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, các dịch vụ khoa học công nghệ, Viện sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, vật tư, nhân lực,… để góp phần vào việc phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.

Mục tiêu chung

- Thứ nhất: Thực hiện tốt cơ chế hoạt động theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ: Chuyển đổi hoàn toàn hoạt động của đơn vị theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học công nghệ.

- Thứ hai: Giữ vững và phát huy thế mạnh, trường phái riêng của Viện là công nghệ tế bào thực vật, đẩy mạnh áp dụng các phương pháp CNSH trong chọn tạo giống cây trồng, chuyển giao công nghệ. Phấn đấu để từ kết quả nghiên cứu sẽ có 2-3 bài báo/năm, trong giai đoạn 2012-2016 sẽ có 1-2 tiến bộ kỹ thuật/giống mới.

- Thứ ba:Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ , kỹ thuật cao. Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu của Viện có trình độ sau đại học đạt 75 %. Mỗi nhóm nghiên cứu trong Viện ít nhất có 01 tiến sỹđể có thể chủ trì hướng nghiên cứu của nhóm.

-Thứ tư: Tìm kiếm nguồn đầu tưđể tu bổ, nâng cấp cơ sở vật chất của Viện nhằm chuẩn hoá phòng thí nghiệm, nhà kính, nhà lưới và vườn thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu nhằm tăng doanh thu và thu nhập cho CBCNV.

Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất: Đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển thị trường trong nước, tìm kiến các hợp đồng, đề tài, dự án để bổ sung cho kế hoạch sản xuất trong năm 2015 và các năm tiếp theo.

Thứ hai: Phối hợp công nghệ tế bào với các công nghệ cao trong nông nghiệp, công nghệ thân thiện với môi trường để tạo sản phẩm mới phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Hoàn thiện sản xuất và mở rộng thương mại hóa một số chế phẩm có nguồn gốc vi sinh vật, thực vật đã có của Viện trong trồng trọt, chăn nuôi và xử lý môi trường: khoai tây giống, cây giống hoa, chế phẩm sinh học EMINA....

Thứ ba:Kết hợp với các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất của công nghệ khí canh để tiến tới chủđộng hoàn toàn việc sản xuất và cung ứng củ giống khoai tây chất lượng cao, giá thành phù hợp ở trong nước, thay thế cho nhập khẩu giống từ nước ngoài.

- Thiết kế, sản xuất các bộ khí canh nhỏ để cung ứng cho nhu cầu sử dụng của các hộ gia đình ở thành thị (nơi không có điều kiện về trồng trọt) để sản xuất rau sạch tại gia đình.

- Có thể chuyển giao (bán công nghệ) cho các công ty, doanh nghiệp làcác đơn vị có tiềm lực về kinh tế đểđầu tư, phát triển và khai thác được tối đa những ưu việt, hiệu quả của công nghệ khí canh mang lại

Thứ tư:Xây dựng kế hoạch tài chính giai đoạn 2012/2016

- Kinh phí cho hoạt động của Viện phấn đấu đạt ≥ 3 tỷ/năm từ các nguồn: + Đề tài, dự án KH-CN các cấp (70% tổng kinh phí hoạt động)

+ Chuyển giao công nghệ cho các đơn vị, địa phương (10% tổng kinh phí hoạt động) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm dựa trên các kết quả nghiên cứu KH-CN của Viện (20% tổng kinh phí hoạt động)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

Phạm vi hoạt động

Với lĩnh vực hoạt động của mình Viện đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Số lượng dự án, đề tài nghiên cứu ở các cấp là rất lớn và không ngừng tăng lên, thu được nhiều kết quả có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn, được ứng dụng rộng rãi trong phạm vi cả nước và tiến tới cả thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường ứng dụng công nghệ nhân giống khí canh cây khoai tây của viện sinh học nông nghiệp tại miền bắc việt nam (Trang 54 - 57)