Nội dung phát triển thị trườngcông nghệ

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường ứng dụng công nghệ nhân giống khí canh cây khoai tây của viện sinh học nông nghiệp tại miền bắc việt nam (Trang 28 - 33)

2.1.3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường công nghệ

Nghiên cứu thị trường công nghệ là để tìm hiểu thêm về nhu cầu của thị trường, những thay đổi mới trên thị trường công nghệ để đápứng kịp thời những công nghệ, chiến lược kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời cũng tìm hiểu các khách hàng tiềm năng và sự kết hợp giữa yếu tố này với các đối thủ canh tranh sẽ như thế nào?

Thông qua các phương pháp nghiên cứu thị trường, đơn vị sẽ nhận ra vị trí của mình trên thị trường, nhận ra phần thị trường cần chiếm lĩnh hay cần phát triển, tổng cung và cầu về hàng hóa công nghệ. Từ đó cho phép đơn vị ra quyết định cần bán cái gì? Tập trung vào ai? Bán ở đâu? Định giá như thế nào? Sử dụng những người cung cấp ra sao? Đối thủ cạnh tranh là ai? Đơn vị sẽ gặp những khó khăn gì và làm thế nào để xác định những cơ hội mới hoặc những lỗ hổng trên thị trường?...

Để tiến hành nghiên cứu thị trường công nghệ cần thực hiện các nội dung sau:

+ Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu thị trường công nghệ là gì? + Những thông tin nào cần thu thập?

+ Xử lý thông tin thu thập được bằng cách nào? + Đưa ra những quyết định gì?

2.1.3.2. Hoạt động phát triển công nghệ

Phát triển công nghệ là sáng tạo ra sản phẩm hay công nghệ mới hoặc đổi mới công nghệ một cách căn bản công nghệ đã có nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường.

Có thể phát triển công nghệ theo các hướng sau:

+ Phát triển công nghệ theo chiều sâu hay phát triển về chất lượng công nghệ, nhằm sáng tạo ra công nghệ mới hay làm cho công nghệ cũ trở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 thành có tính năng tốt hơn, sản phẩm của công nghệ có chất lượng tốt hơn bằng cách thay đổi có tính căn bản công nghệ đã có.

+ Phát triển công nghệ theo chiều rộng hay phổ cập công nghệ (phát triển về lượng) nhằm mở rộng công nghệ, nhân bản công nghệ để có số lượng nhiều hơn.

2.1.3.3. Hoạt động tiêu thụ, chuyển giao công nghệ

Hoạt động tiêu thụ, chuyển giao công nghệ được biểu hiện ở số lượng công nghệđượcbán, chuyển giao cho khách hàng, doanh thu, lợi nhuận của đơn vị từ hoạt động này. Nghiên cứu vấn đề này giúp cho đơn vị biết được quy mô thị trường và những điểm mạnh, điểm yếu trong tiêu thụ, chuyển giao công nghệ, đây là cách tốt nhất để nắm được tình hình phát triển thị trường của đơn vị.

Hoạt động chuyển giao công nghệ có thể có những hình thức sau: + Hoạt động triển khai công nghệ dưới dạng dự án sản xuất thử nghiệm + Triển khai thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ

+ Hoạt động tư vấn khoa học

2.1.3.4. Định giá công nghệ

Theo truyền thống, việc định giá phản ánh chi phí lịch sử, được điều chỉnh do khấu hao, và giá trị tài sản liên quan trực tiếp đến khả năng tạo lợi nhuận kỳ vọng của chúng. Tuy nhiên, việc định giá công nghệ không được áp dụng một cách tự động như vậy do những đặc điểm khác biệt của công nghệ so với các loại hàng hóa thông thường. Công nghệ là một tài sản vô hình. Chủ sở hữu một tài sản, người mua tiềm năng, nhà tài chính và công ty bảo hiểm sẽ định giá khác nhau cho cùng một công nghệ, cho dù công nghệ đó có thể xác định được bằng một đồng tiền chung. Do vậy, có thể thấy rằng việc định giá một tài sản vô hình thậm chí còn khó hơn nhiều và mang tính chủ quan hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 a/ Phương pháp so sánh

Nếu ta biết một người đã mua một mặt hàng tương tự mặt hàng ta định mua với giá bao nhiêu thì ta sẽ biết được gía tối đa mà ta phải trả khi mua mặt hàng này.

Hàn Quốc đã sử dụng chính xác kỹ thuật này trong việc định giá trần cho phí kỳ vụ trong chuyển giao công nghệ. Họ sử dụng phí kỳ vụ mà các công ty Nhật Bản đã trả cho các nhà cung cung cấp Châu Âu và Mỹ khi mua công nghệ.

Việt Nam cũng hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này. Nếu một tỉnh nào đó tiến hành lập danh mục công nghệ trên địa bàn tỉnh thì một đơn vị kinh doanh trong tỉnh muốn biết giá một công nghệ tương tự mà một đơn vị kinh doanh khác đã mua thì có thể tham khảo Danh mục công nghệ của tỉnh. Nếu danh mục công nghệ được mở rộng pham vi trong toàn quốc thì bất cứ đơn vị nào trong nước muốn định giá công nghệ nào đó đều có thể tra cứu trong danh mục này một cách nhanh chóng.

Phương pháp này có những ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm: Đơn giản, dễ vận dụng, cho kết quả nhanh chóng và ít tốn kém Nhược điểm: Phải có đơn vị đã từng mua công nghệ này và thông tin phải được phổ cập để đơn vị khác cần mua công nghệ có thể truy cập được.

b/ Phương pháp “giá trần”

Một số chính phủ công bố những giớ hạn chuẩn mà nó được gọi bằng “quy tắc ngón tay cái” cho phí kỳ vụ và những khoản trả tiền khác.

Phương pháp này có những ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm: Có thể biết được giá tối đa của công nghệ từ đó làm cơ sở để chuẩn bị cho thương thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Nhược điểm: nếu bị khống chế giá tối đa thì bên giao công nghệ chưa chắc đã đồng ý chuyển giao công nghệ cao, công nghệ mới theo yêu cầu của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 bên nhận. Còn khi bỏ gía trần thì kết quả lại phụ thuộc nhiều vào năng lực soạn thảo và thương thảo hợp đồng của bên nhận công nghệ.

c/ Phương pháp phân chia lợi nhuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc phân chia lợi nhuận trước tiên phụ thuộc vào giao đoạn phát triển của công nghệ đó. Một công nghệ đã phát triển đầy đủ, được chứng minh qua quá trình thương mại, nghĩa là đã ở giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường và thu lợi nhuận thì tỷ lệ phân chia lợi nhuận sẽ khác với một công nghệ chưa qua quá trình thử thách, nghĩa là ở giai đoạn chưa hoặc mới đưa ra thị trường.

Để xác định tỷ lệ chia lợi nhuận cung cần xác định đến thị trường mà ở đó các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ chuyển giao sẽ được bán.

Phương pháp này có những ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm: Là phương pháp lý tưởng cho bên nhận công nghệ. Tất nhiên phải thống nhất tỷ lệ phân chia hợp lý để hai bên cùng có lợi.

Nhược điểm: Không phải lúc nào bên giao công nghệ cũng chấp nhận phương pháo này.

d/ Phương pháp chi phí

Nghĩa là dựa vào chi phí phải bỏ ra để tạo thành công nghệ (hoặc một tài sản nào khác) giống hoặc tương đương. Mọi người thường cho rằng giá trị của công nghệ bằng giá của nó cộng với giá trị thương mại, nhưng thực tế lại cho thấy điều này thường không đúng.

Phương pháp định giá theo chi phí không tính đến giá trị thương mại của công nghệ, cả giá trị thương mại thực tế mà công nghệ đã có cũng như giá trị thương mại tiềm năng mà nó có thể có. Phương pháp định giá theo chi phí có thể hữu dụng trong viẹc xác định xem có nên mua công nghệ hay tự nghiên cứu phát triển công nghệ, có tính cả việc chi phí cho đăng ký bảo hộ độc quyền công nghệ. Ngoài ra phương pháp này còn được bên bán công nghệ sử dụng để hỗ trợ cho việc xác định giá sàn có thể chấp nhận được trong các điều khoản của hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 Như vậy theo phương pháp này, giá chuyển giao công nghệ sẽ bằng tổng của kết quả tính được cộng với các khoản chi phí rủi ro khác trong đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ

Phương pháp này có những ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm: Hữu ích cho việc đánh giá chi phí sáng tạo và triển vọng của bên giao công nghệ.

Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, khó xác định, chi phí cho việc tạo ra công nghệ không phải lúc nào cũng phản ánh được giá trị của công nghệ.

Ngoài ra có thể định giá công nghệ theo một số phương pháp khác như phương pháp thị trường, phương pháp đấu giá, phương pháp xếp hạng, phương pháp thu nhập và phương pháp Monte – Carlo, với mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy vào lựa chọn và thỏa thuận của bên giao và bên nhận công nghệ.

2.1.3.5.Hoạt động xúc tiến thương mại

Các công cụ này nhằm hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho khả năng bán được công nghệ của đơn vị thông qua việc tạo dựng hình ảnh, uy tín của đơn vị nói chung cũng như công nghệ của đơn vị nói riêng đối với khách hàng tiềm năng. Kế hoạch bán hàng cần được liên kết chặt chẽ với các chương trình xúc tiến bán hàng cụ thể. Tuỳ theo đặc điểm của đơn vị và đặc điểm công nghệ cần có sự lựa chọn đúng các công cụ như quảng bá, quan hệ công chúng, tham gia hội trợ triển lãm khoa học công nghệ hay tiến hành xây dựng mô hình trình diễn, sản xuất thử tại các địa phương.

*Quảng bá: Có thể tiến hành quảng bácông nghệ của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng như internet, báo chí, truyền thanh, truyền hình, áp phích…Tùy loại công nghệ, tiềm lực tài chính của đơn vị mà lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

*Quan hệ công chúng:

Quan hệ công chúng là một công cụ PTTT quan trọng. Đơn vị không những phải có quan hệ tốt với khách hàng, người cung ứng của mình, mà còn phải có quan hệ với đông đảo công chúng có quan tâm. Có năm hoạt động cơ bản của quan hệ công chúng dưới đây:

-Quan hệ với báo chí.

-Tuyên truyền về SP, công nghệ. -Truyền thông của đơn vị.

-Vận động hành lang. -Tham mưu.

* Hội chợ, triển lãm:

Thông qua hội chợ, triển lãm khoa học, hội nghị đầu bờđơn vị giới thiệu được công nghệ mình đang có, đặc biệt là công nghệ mới; giới thiệu tên tuổi của mình. Việc thiết lập những quan hệ làm ăn mới cũng rất hiệu quả khi tham gia hội chợ, triển lãm.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường ứng dụng công nghệ nhân giống khí canh cây khoai tây của viện sinh học nông nghiệp tại miền bắc việt nam (Trang 28 - 33)