Hoạt động tiêu thụ, chuyển giao công nghệNGKC khoai tây của

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường ứng dụng công nghệ nhân giống khí canh cây khoai tây của viện sinh học nông nghiệp tại miền bắc việt nam (Trang 75 - 76)

Viện SHNN

Hiện nay trên địa bàn Miền Bắc Việt Nam, Viện SHNN đã chuyển giao thành công công nghệ nhân giống khí canh khoai tây cho 6 đơn vị hành chính sự nghiệp là các trung tâm khuyến nông – khuyến ngư, trung tâm giống cây trồng, trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Nông nghiệp và Sở Khoa học và Công nghệ tại các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ với thời hạn chuyển giao là 02 năm. Có thể thấy rằng số lượng công nghệ NGKC khoai tây của Viện chuyển giao chưa được nhiều nhưng những đánh giá phản hồi của các đơn vịđã ứng dụng công nghệ này đa số rất tích cực. Đây là bước đệm thuận lợi để Viện phát huy và từng bước hoàn thiện công nghệ hơn nữa giúp phát triển thị trường cho công nghệ này.

Qua bảng số liệu trên ta thấy ở những địa phương có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp,diện tích trồng khoai tây lớn thì tổng diện tích đầu tư cho hệ thống công nghệ NGKC lớn hơn những địa phương khác do nhu cầu về củ giống sạch bệnh bức thiết hơn. Với tổng diện tích 5400m2 đầu tư cho hệ thống khí canh, Lào Cai và Nam Định đang là hai tỉnh đi đầu trong việc cung cấp củ giống khoai tây sạch bệnh cho bà con nông dân trồng khoai tây của tỉnh.

Bảng 4.1. Quy mô hệ thống công nghệ NGKC được chuyển giao tại các

địa bàn miền Bắc Việt Nam Diện tích Nam Định Lào Cai Phú Thọ Bắc Giang Thái Bình Tổng diện tích (m2) 5400 5400 1000 2440 3400 Diện tích nhà khí canh (m2) 400 400 400 400 400 Diện tích nhà lưới (m2) 5000 5000 600 2000 3000 Dung tích kho lạnh (m3) 200 150 100 200 200 Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra,2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 Miền Bắc có tổng diện tích trồng khoai tây lớn nhất cả nước, do vậy nhu cầu ứng dụng công nghệ NGKC khoai tây để tạo ra củ giống sạch bệnh phục vụ cho sản xuất là rất bức thiết, so với mức đầu tư hệ thống công nghệ NGKC của Viện thìnhiều tỉnh thành có điều kiện đầu tư nhưngdo nguồn thông tin còn chưa đủ thuyết phục nên quyết định đầu tư vẫn còn ngần ngại. Trong thời gian tới Viện cần đẩy mạnh công tác truyền thông và hoàn thiện công nghệ hơn nữa để thu hút nhiều khách hàng.

Những thuận lợi, khó khăn trong chuyển giao công nghệ NGKC khoai tây của Viện SHNN

Thuận lợi:

- Viện có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các đề tài, dự áncủa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ, do đó có nhiều cơ hội để chuyển giao công nghệ trong các đề tài, dự án do nhà nước cấp kinh phí.

- Nhân lực của Viện có kinh nghiệm, chuyên môn, nên thuận lợi cho việc tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật khi chuyển giao công nghệ.

Khó khăn:

- Khi thực hiện chuyển giao công nghệ trong các đề tài, dự án do nhà nước cấp kinh phí thì việc định giá công nghệ không do Viện định giá mà phải theo quy định của nhà nước.

- Hoạt động hỗ trợ thị trường công nghệ này như: hệ thống thông tin, quảng bá dịch vụ còn nhiều hạn chế nên chưa tiếp cận được với các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường ứng dụng công nghệ nhân giống khí canh cây khoai tây của viện sinh học nông nghiệp tại miền bắc việt nam (Trang 75 - 76)