Viện SHNN
4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường CNNGKC khoai tây của Viện SHNN của Viện SHNN
4.2.1.1.Các thể chế kinh tế của Nhà nước
Để thúc đẩy thị trường công nghệ phát triển Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về Sở hữu công nghệ và chuyển giao công nghệ bao gồm: Bộ luật hình sự năm 1999 và sửa đổi, bổ sung năm 2009, luật cạnh tranh năm 2004, Bộ Luật dân sự năm 2005; Luật Đầu tư năm 2005; Luật Thương mại năm 2005;Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006; LuậtCông nghệ cao năm 2008…Các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hànhcũng được ban hành khá kịp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 thời.Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành như nêu ở trênđã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động KH&CN nói chungcũng như cho việc xây dựng và phát triển TTCN nói riêng.
4.2.1.2.Các chính sách điều tiết, hỗ trợ của Nhà nước
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, đặc biệt ở một đất nước có thế mạnh về nông nghiệp như Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương lớn trong việc phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để trở thành lĩnh vực mũi nhọn, cụ thể là thông qua các chính sách lớn như Đề án Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020; Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 hình thành và phát triển gần 300 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại mỗi vùng sinh thái nông nghiệp và 3 - 5 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại mỗi tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm.
Theo Luật Công nghệ cao, các doanh nghiệp công nghệ cao, trong đó có doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao sẽ nhận được nhiều hỗ trợ về lãi suất, ưu tiên vốn vay. Song trên thực tế, các chính sách này chưa được cụ thể hoá do chưa có hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ. Thậm chí, Luật quy định doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao được hỗ trợ lãi suất ngân hàng nhưng Chính phủ chưa bố trí nguồn kinh phí để “trả” cho các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, hiện tại chúng ta vẫn chưa có quy hoạch tổng thể các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Điều này khiến cho việc xây dựng chính sách, lập đề án phát triển còn nhiều bất cập, lúng túng. Do đó Viện cũng chưa nhận được nhiều ưu đãi từ những chính sách này.
Ngày 17/10/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2014/NĐ- CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 nghệ. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2014, Nghị định mới được đánh giá là có nhiều đổi mới nhằm giải quyết bất cập để thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Trong mỗi giai đoạn, cơ chế chính sách và sựđầu tư cho phát triển KH&CN được Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ KH&CN ban hành đều bám sát yêu cầu thực tiễn. Trong giai đoạn 2003-2013, hàng năm NSNN luôn ưu tiên bố trí đủ 2% tổng chi NSNN dành cho KH&CN (tương đương 0,5 - 0,6% GDP), tốc độ tăng chi bình quân hàng năm là 18,6%, tương đương với tốc độ tăng tổng chi NSNN. Đến nay, NSNN vẫn là nguồn lực chủ đạo, chiếm 65- 70% tổng đầu tư toàn xã hội cho hoạt động KH&CN. Cùng với mức chi 2% tổng chi NSNN dành cho KH&CN, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tài chính ưu đãi phù hợp với đặc thù của KH&CN. Ngoài ra, các cơ chế, chính sách về dự toán và sử dụng ngân sách KH&CN cũng được đổi mới theo hướng: Xây dựng định mức và quy định bố trí kinh phí hoạt động thường xuyên của các tổ chức KH&CN công lập trong dự toán các nhiệm vụ KH&CN và nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng; Hoàn thiện cơ chế khoán kinh phí (khoán theo sản phẩm cuối cùng); Đơn giản hóa thủ tục thanh quyết toán; Điều chỉnh và bổ sung các nội dung chi cũng nhưđịnh mức kinh phí theo từng nội dung chi của nhiệm vụ KH&CN.
Các chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân, đặc biệt là doanh nghiệp (DN) đầu tư để đổi mới công nghệ trong sản xuất và kinh doanh; DN được trích một tỷ lệ tối thiểu thu nhập tính thuế thu nhập DN để lập Quỹ phát triển KH&CN; DN ngoài nhà nước được khuyến khích trích thu nhập tính thuế để thành lập Quỹ phát triển KH&CN của mình (tối đa 10% theo quy định tại Luật thuế thu nhập DN) hoặc đóng góp vào Quỹ phát triển KH&CN của ngành, địa phương và được hưởng quyền lợi theo quy định của Quỹ cũng đã được triển khai mạnh mẽ.
- Thành phố Hà Nội và Huyện Gia Lâm cũng có rất nhiều chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp công nghệ cao phát triển. Theo đó
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 chính sách ưu đãi sẽđược áp dụng cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước là chủđầu tư dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Bộ khoa học và công nghệ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận. Ngài ra còn áp dụng với tổ chức cá nhân trong và ngoài nước là chủđầu tư dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án ứng dụng công nghệ cao được UBND tỉnh, thành phố công nhận; áp dụng cho chủđầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Cũng theo chính sách này, thành phố sẽ hỗ trợ về xây dựng cơ sở hạ tầng, như san lấp mặt bằng, đường giao thông, hỗ trợ vềđiện, hạ tầng thông tin và viễn thông, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thiết bị, xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông nghiệp....
Những chính sách này đã có tác động tích cực giúp nâng cao năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng tiếp cận vốn và khả năng mở rộng thị trường của Viện nói riêng.
Bên cạnh những chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội, Viện còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo Học viện. Viện đã được đầu tư hệ thống khá tiến tiến, đồng bộ và liên hoàn từ phòng thí nghiệm, nhà kính, nhà lưới đến vườn, ruộng thực nghiệm phục vụ cho các nghiên cứu về công nghệ sinh học thực vật và sinh học phân tử một cách có hiệu quả. Viện được giao quản lý và sử dụng: 01 hội trường (54m2), 05 phòng làm việc (150m2), 04 phòng thí nghiệm (300m2)và 2 ha vườn thực nghiệm.
Tuy nhiên, còn một số chính sách chưa thực sự mang lại hiệu quả như đổi mới chính sách tài chính cho KH&CN được cho là khá linh hoạt nhưng trong quá trình thực hiện đã nảy sinh những bất cập, vướng mắc trong thực hiện. Vướng mắc không phải vì không có tiền mà các đề tài, nhiệm vụ khoa học phải qua rất nhiều khâu, từ lựa chọn, thẩm định cho đến phê duyệt đề tài.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 Cơ chế tài chính chi theo dự toán, các nhà khoa học muốn rút tiền phải nộp đầy đủ chứng từ… Nhiều cơ chế, chính sách đã được thực hiện theo hướng hỗ trợ thuận nhất cho hoạt động KH&CN nhưng với quy trình xét duyệt như hiện nay dù có giải ngân ngay thì thời điểm giao kinh phí cũng cách thời điểm đề xuất nhiệm vụ hàng năm. Chưa kể, ngành KH&CN còn phải áp dụng thêm quy trình thẩm định lại một lần nữa đề tài đã được phê duyệt khi tiến hành giải ngân, khiến việc cấp kinh phí nghiên cứu đã chậm càng thêm chậm.
4.2.1.3.Ảnh hưởng của ĐTCT, công nghệ thay thế
Hiện nay, tại miền Bắc Việt Nam thị trường công nghệ NGKC khoai tây của Viện SHNN là thị trường độc quyền bán, tuy Viện chưa được chủ động quyết định giá. Ở thị trường này Viện không có đối thủ cạnh tranh, nhưng công nghệ thay thế lại rất nhiều như công nghệ nuôi cấy mô, công nghệ thủy canh, bán thủy canh,...Những công nghệ này đã được ứng dụng ở Việt Nam trong thời gian dài, các tính ưu việt của công nghệ đã được kiểm định và phát huy, những đơn vị đã ứng dụng công nghệ này có đầu tư cơ sở vật chất nhất định nên không dễ dàng chuyển sang công nghệ khác. Do vậy công nghệ NGKC sẽ rất khó khăn để thay thế các công nghệ này. Tuy nhiên mỗi công nghệ đều có những ưu nhược điểm, công nghệ NGKC có thể kết hợp được với công nghệ nuôi cấy mô để khắc phục những nhược điểm của công nghệ này.
4.3.1.4. Tiềm lực tài chính của Viện SHNN
Viện SHNN là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, vốn điều lệ ban đầu là 4 tỷđồng, với 29 nhân viên, được đầu tư trang thiết bị thí nghiệm tương đối hiện đại, với hệ thống liên hoàn từ phòng thí nghiệm, nhà kính, nhà lưới đến đồng ruộng, Viện có 320m 2 phòng thí nghiệm và 2.2 ha vườn thực nghiệm. Tuy nhiên sau 13 năm nghiên cứu và hoạt động với sản phẩm khoa học của Viện đã lớn mạnh rất nhiều thì quy mô hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu cho nghiên cứu thực nghiệm, nhưng với số vốn ít ỏi Viện cũng không thể mở rộng đầu tư. Các hoạt động xúc tiến thương mại vì thế cũng bị nhiều hạn chế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 Chính vì vậy trong đề án phát triển, Viện cũng có nhiều đề xuất, kiến nghị với Học Viện để được hỗ trợ về cơ sở vật chất và đầu tư cho con người để Viện có thể phát triển nhanh và mạng hơn nữa.