Tình hình Kinh tế Việt Nam sau 1 năm hội nhập WTO
Trang 1Đặt vấn đề :
Việt Nam chính thức là thành viên của WTO.
Ngày 12/12/2007 tại Geneva, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tuyên bốViệt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 vào ngày 11/1/2007 Đâychính là thời điểm các nội dung thỏa thuận
bắt đầu có hiệu lực.
Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam đã bắtđầu từ năm 1995 khi Việt Nam gửi đơn gianhập Trong quá trình 11 năm, Việt Namđã vượt qua các đàm phán với WTO cũngnhư đàm phán song phương với tất cả cácthành viên của tổ chức này
Đến cuối tháng 11/2006 thì toàn bộ các văn kiện thỏa thuận được thống nhất Lễký kết văn kiện thỏa thuận đã được tổ chức ngày 7/11 tại Geneva
Ngày 29/11, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn kết quả thỏa thuận, và đã ủyquyền cho Chính phủ gửi đến WTO bản Nghị định thư gia nhập Hiệp định thànhlập WTO của Việt Nam
Ngày 6/12/2006, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Lệnh công bố Nghịquyết phê chuẩn Nghị định thư.
Ngày 11/12/2006, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêmđã gửi Ban thư ký WTO thư thông báo Việt Nam hoàn thành thủ tục phê chuẩnNghị định thư nêu trên Thư thông báo này đã được đại diện Phái đoàn thườngtrực của Việt Nam bên cạnh Cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế kháctại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ) chuyển cho Chủ tịch Đại hội đồng WTO, Đại sứ EirikGlenn, nguyên Chủ tịch Ban công tác gia nhập WTO của Việt Nam Cùng cómặt trong buổi lễ tiếp nhận thư thông báo của Việt Nam còn có Phó Tổng Giámđốc WTO Rufus Yerxa
Chủ tịch Đại hội đồng và Phó Tổng Giám đốc WTO một lần nữa chúc mừngViệt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO và đánh giá cao việc Quốc hộiViệt Nam đã nhanh chóng phê chuẩn Nghị định thư gia nhập.
Căn cứ theo qui định của WTO, một tháng sau khi nhận được văn bản này, ViệtNam sẽ chính thức trở thành một thành viên WTO, và đây cũng là thời điểm cácnội dung trong thỏa thuận gia nhập bắt đầu có hiệu lực.
Trang 2Tình hình Kinh tế Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO.
Nhiều nhà quản lý và chuyên gia kinh tế đều chung nhận định tác động đối vớinền kinh tế Việt Nam là rất lớn, khi nhìn lại một năm Việt Nam gia nhập Tổchức Thương mại Thế giới (WTO)
Trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Việt Nam nhân dịp này, ông Ngô Quang
Xuân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nguyên trưởng pháiđoàn đại diện Việt Nam bên cạnh WTO cho rằng, những kết quả Việt Nam đạtđược trong năm qua là những hiệu ứng rất tốt do WTO mang lại “Việt Nam đãgặp nhiều thuận lợi hơn khó khăn, thách thức”, ông Xuân nhận xét
Hiệu ứng của WTO đối với nền kinh tế Việt Nam có thể thấy rõ qua kim ngạchxuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức cao kỷ lục, sự quan tâm của giớidoanh nghiệp nước ngoài dành cho Việt Nam cũng lớn hơn bao giờ hết.
Về Xuất nhập khẩu :
Tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng ước đạt 43,68 tỷ USD và bình quân 1 thángđạt xấp xỉ 4 tỷ USD, thì tháng 12 ước đạt 4,7 tỷ USD, cao hơn mức bình quântháng trong 11 tháng trước đó, cao nhất từ đầu năm đến nay.
Kết quả trong tháng 12 đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm 2007 lên 48,38 tỷUSD.
Theo ước tính, nếu tính bằng USD tổng kim ngạch xuất khẩu so với GDP đạt67,9%, thuộc loại cao ở châu Á và thế giới Tổng kim ngạch xuất khẩu bìnhquân đầu người đạt khoảng 568 USD, cao nhất từ trước tới nay So với nămtrước, xuất khẩu tăng 21,5% so với năm 2006.
Năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu củakhu vực kinh tế trong nước cao hơn tốc độ tăng chung, chứng tỏ khu vực này đãtận dụng được cơ hội do vị thế mới của thành viên WTO Nếu không kể dầu thôbị sút giảm thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác của khu vực có vốn đầutư nước ngoài (FDI) còn tăng cao hơn khu vực kinh tế trong nước.
Điều đó cho thấy, khu vực FDI đã tận dụng tốt hơn cơ hội WTO Xuất khẩu tăngở hầu hết các mặt hàng, trong đó có những mặt hàng có kim ngạch tăng khá cao:dệt may, điện tử máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, dây điện và cáp điện, sảnphẩm nhựa, gỗ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều Đã có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuấtkhẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử
Trang 3máy tính, cà phê, gạo và cao su với kim ngạch đạt 33 tỷ USD, chiếm 68,2% tổngkim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 60,83 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ trướctới nay, tăng tới 35,5% so với năm trước Đã có 13 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1tỷ USD trở lên Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD,xăng dầu đạt trên 7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tửmáy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ USD.
Do tốc độ tăng nhập khẩu cao gấp rưỡi tốc độ tăng xuất khẩu, nên nhập siêu đãgia tăng so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (12,45 tỷ USD sovới gần 5,1 tỷ USD) và cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (25,6% so với 12,7%) Mặc dù nhập siêu tăng chủ yếu so nhập thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệutăng cao, một phần do giá nhập tăng: xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo,giấy sợi, dệt, bông, nhưng có ba vấn đề đáng lưu ý.
Một, mức nhập siêu như thế là rất cao, vượt xa so với năm trước và cao gấp hơnhai lần so với kế hoạch, có những lĩnh vực không thể coi là hợp lý hay cần thiết,bởi có nhiều loại mà trong nước có thể sản xuất được.
Hai, do hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước, nên nhiều mặt hàngđã thua ngay trên sân nhà.
Ba, trong khi xuất siêu với Mỹ, EU nhưng lại nhập siêu lớn đối với các nướctrong khu vực, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan
Vốn đầu tư trực tiếp ( FDI) và gián tiếp :
Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2007, Việt Nam đãthu hút được 20,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng gần 70% so với cùng kỳ
năm trước, vượt 56% kế hoạch dự kiến.
Đây là mức cao nhất kể từ khi thực hiện Luật đầu tư nước ngoài (năm 1988) đếnnay Trong số này, hơn 17,6 tỷ USD là tổng vốn đầu tư của 1.500 dự án đầu tưmới, phần còn lại là vốn bổ sung của 314 lượt dự án đang triển khai.
Cục Đầu tư Nước ngoài cho biết điểm nhấn trong hoạt động đầu tư nước ngoài
Trang 4tại Việt Nam năm 2007 là việc phân cấp mạnh mẽ về cho các địa phương Tínhđến nay, có 60 địa phương trong cả nước đã thực hiện việc cấp giấy phép đầu tưcho các dự án FDI theo các điều kiện phân cấp tại địa bàn.
Năm 2007 còn là năm được mùa của các lĩnh vực công nghệ cao và bất độngsản, trong đó phải kể đến Tập đoàn uỷ thác Trustee Suisse (Thụy Sĩ) đầu tư 2 tỷeuro vào dự án Hòn ngọc châu Á tại Phú Quốc; Thành phố Hồ Chí Minh cũngđã ký biên bản ghi nhớ với nhà đầu tư Berjaya Land Berhad, Malaixia xây dựngdự án Khu đô thị đại học quốc tế có quy mô vốn 3,5 tỷ USD.
Cùng với sự gia tăng nguồn vốn FDI, sự tham gia sâu rộng của các nhà đầu tưnước ngoài vào thị trường chứng khoán đã khiến nguồn vốn gián tiếp vào ViệtNam thời gian gần đây tăng đáng kể Đây được coi là một trong những lĩnh vựcđược hưởng lợi nhiều nhất từ “hiệu ứng gia nhập WTO”, theo lời các chuyên giakinh tế
Trong một bài viết nhân dịp này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởngViện Nghiên cứu Kinh tế trung ương nhận định: “Có thể thấy rõ sau khi gianhập WTO, đã có một làn sóng nhà đầu tư đổ vào Việt Nam làm ăn”
Dưới góc nhìn của cộng đồng quốc tế thì Việt Nam đã tạo được niềm tin trongcác nhà đầu tư nước ngoài đối với những cam kết của mình ngay sau khi gianhập WTO, như đánh giá của Trưởng đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt NamHoung Lee tại một hội thảo hướng dẫn thi hành các cam kết về đầu tư của ViệtNam với WTO tổ chức ở Hà Nội mới đây
Cũng tại đây, ông Jean Pierre Achouche, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại châuÂu nhận xét việc trở thành thành viên của WTO đã giúp Việt Nam ngày càngnổi bật trên bản đồ thu hút đầu tư thế giới.
Tác động đến thị trường
Về những tác động cụ thể của WTO đối với thị trường Việt Nam, ông NgôQuang Xuân cho rằng, người dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân, đượchưởng lợi nhiều hơn do hàng hóa, nhất là nông sản, được tiếp cận bình đẳng ởthị trường mở của các quốc gia thành viên, số lượng và giá xuất khẩu đều tăng.Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường theo nghĩa vụ thành viên cũng khiến thịtrường Việt Nam chịu tác động trực tiếp từ thị trường thế giới Điều đó vừa là cơhội vừa là thách thức
Nhiều người dân khi được hỏi về vấn đề này đều có những đánh giá rất khả quanrằng, sau một năm gia nhập WTO, người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hộilựa chọn vì hàng hóa phong phú hơn
Trang 5Đối với các doanh nghiệp trong nước thì đây quả là một thách thức lớn vì nănglực cạnh tranh còn hạn chế lại phải cạnh tranh trong hoàn cảnh đặc biệt
Theo phân tích của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khi trả lời báo chí hồitháng 6 vừa qua, hoàn cảnh đặc biệt của doanh nghiệp Việt Nam là phải cạnhtranh trong khi cơ cấu kinh tế thế giới đã thay đổi mạnh, kinh tế tri thức-dịch vụđã phát triển rất mạnh mà doanh nghiệp Việt Nam còn yếu Hơn nữa, trong hoàncảnh tất cả các quốc gia thành viên đều đã mở cửa thì năng lực cạnh tranh yếucủa doanh nghiệp Việt Nam càng bộc lộ rõ
Lộ trình cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch vụ ngày càng sâu rộng đang tạo ra sựcạnh tranh rất mạnh trên thị trường Việt Nam
Cùng với tài chính-ngân hàng, bất động sản và dịch vụ phân phối đang nóng lênbởi sự tham gia ngày càng nhiều của nhà đầu tư nước ngoài lớn
Bởi vậy, cũng như nhiều chuyên gia kinh tế khác, ông Vũ Khoan khuyến cáocác doanh nghiệp phải trang bị một vốn kiến thức toàn diện và đặt mình trongbối cảnh liên kết toàn cầu và phải thiết lập các liên kết chuỗi để nâng cao nănglực cạnh tranh
Tuy thế, với những kết quả đạt được trong năm nay, triển vọng của nền kinh tếViệt Nam năm 2008 và những năm tiếp theo được nhận định là rất sáng sủa.“Triển vọng tăng trưởng cao là hiện thực”, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh khẳng định Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam Ayumi Konishi cho rằng, việc gia nhậpWTO tuy chưa đem lại “phép màu” nhưng nền kinh tế Việt Nam đang phát triểnlành mạnh và tiếp tục phát triển nhanh.
Sức ép mở cửa thị trường đang tạo ra những thách thức :
Môi trường kinh doanh thông thoáng, thu hút đầu tư kỷ lục - đó là nhận xétchung sau một năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).Tại "Diễn đàn thương mại đầu tư Việt Nam sau một năm Việt Nam gia nhậpWTO" tổ chức ngày 11/1/2008 tại Hà Nội, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêmnhận xét: "Sau một năm gia nhập WTO, chúng ta ghi nhận những dấu ấn tăngtrưởng ngoạn mục của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực Việt Nam đã tiến hànhđiều chỉnh và ban hành các chính sách, quy định trong nước theo hướng ngàycàng phù hợp hơn với quy tắc, luật lệ thương mại quốc tế và cam kết WTO.Chính vì vậy, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiệntheo hướng thông thoáng hơn và minh bạch, tạo ra được niềm tin đối với các nhàđầu tư nước ngoài"
Tuy nhiên, sức ép mở cửa thị trường đang tạo ra những thách thức lớn đối vớinền kinh tế, đặc biệt là với các doanh nghiệp trong nước khi năng lực cạnh tranhcủa họ còn hạn chế, còn người nông dân cũng gặp nhiều khó khăn khi vẫn với
Trang 6phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún Bên cạnh đó, khả năng tiếp nhận củanền kinh tế đối với đầu tư nước ngoài còn yếu Dù lượng vốn đầu tư nước ngoàivào rất lớn nhưng việc sử dụng vẫn chưa thực sự hiệu quả, giải ngân chậm chạp.
Những thách thức cần giải quyết :
Giá cả tăng cao, không đạt được mục tiêu đề ra Chỉ số giá tiêu dùng ước tăng12,4% so với tháng 12-2006 Đây là tốc độ tăng giá cao nhất trong những nămgần đây, vượt qua tốc độ tăng GDP và không đạt mục tiêu đề ra Nhóm hàngtăng giá cao nhất trong năm qua là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,92%,riêng lương thực tăng 15,4%, giá thực phẩm tăng 21,16%, thứ 2 là nhà ở và vậtliệu xây dựng tăng 17,12%, thứ 3 là đồ dùng và dịch vụ khác tăng 9,02%, thứ 4là dược phẩm, y tế tăng 7,05% và thứ 5 là may mặc, mũ nón, giày dép tăng5,47% ở Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số giá cả ước cả năm tăng trên 12%.Về quản trị nhà nước: Đội ngũ cán bộ quản trị tỏ ra lúng túng, bất cập Khi chúng ta tham gia vào thị trường thế giới ngày càng sâu sắc thì biến động càng nhanh và tác động càng mạnh Nếu chúng ta không có khả năng dự báo và phản ứng chính sách nhanh thì sẽ gây hậu quả Chuyện lạm phát và nhập siêu trong năm 2007 là biểu hiện của thách thức đó.
Nhiều người cho là hiện tượng nhập siêu và tăng giá vì vào WTO Nhưng, nhập siêu tăng cao là do cơ cấu xuất nhập khẩu chuyển dịch chậm, xuất khẩu tăng ít hơn so với nhập khẩu Còn lạm phát chủ yếu do nguyên nhân tiền tệ Lúc đầu, nhiều người cho là do giá cả thế giới tăng cao nên làm cho chi phí đẩy cũng tănglên Nhưng thực chất lạm phát cao ở Việt Nam chủ yếu do lượng tiền lưu thông lớn, mức tín dụng cũng tăng cao (35%) Phải là như vậy mới giải thích được là nhiều nước cũng bị áp lực giá thế giới tác động, nhưng giá cả không tăng cao như Việt Nam Ngay cả Trung Quốc, là nước chịu tác động lớn nhất, giá cả cũngchỉ tăng 6,5%.
Minh bạch và công khai phải là kết quả của cả quá trình, không thể kì vọng thay đổi nhanh chóng trong thời gian ngắn Năm 2007, với tư cách là năm đầu tiên gia nhập WTO, Việt Nam đã có những bước tiến rõ ràng đầu tiên, và là dấu hiệutốt Kết quả này, trước hết liên quan đến cam kết WTO Thứ hai là do quá trình đổi mới của nền kinh tế vừa qua đã có tác dụng thúc đẩy.
Dĩ nhiên vẫn còn nhiều việc tồn tại Chẳng hạn trên diễn đàn Quốc hội, các đại biểu yêu cầu nên công khai hơn về ngân sách Hoặc những phản ứng khác nhau với các hiện tượng đời sống Đặc biệt là có những vụ việc cụ thể mà nhân dân đang kỳ vọng vào Chính phủ nhưng chưa được giải quyết triệt để Ngoài ra, chuyện dịch bệnh, các vấn đề an sinh xã hội cũng cần được công khai minh bạchhơn Chúng ta hoàn toàn có điều kiện cho dân cùng tham gia.
Trang 7Chính môi trường thể chế công khai minh bạch sẽ là cơ hội tốt để thu hút đầu tư nước ngoài Đồng thời khi công khai được khuyết điểm thì chúng ta cũng có thể có cơ hội sửa chữa khuyết điểm đó.
Như vậy có thể thấy, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ của nền kinh tếtrong 1 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, nền kinh tế vẫn bộc lộ nhữngyếu kém và khuyết điểm Nền kinh tế chưa tranh thủ tốt nhất những cơ hội vàthách thức mới; tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa đi liền với cải thiện nhanhvề chất lượng; môi trường đầu tư và kinh doanh, nhất là thể chế kinh tế, thủ tụchành chính, kết cấu hạ tầng xã hội và nguồn nhân lực đang là những khâu cònnhiều yếu kém, bất cập, làm hạn chế sự phát triển nhanh và bền vững của nềnkinh tế đất nước
Vì vậy, để tận dụng tối đa những cơ hội từ việc gia nhập Tổ chức thương mạithế giới, phát huy đà tăng trưởng của nền kinh tế năm 2007, điều quan trọng làphải đảm bảo được môi trường cạnh tranh lành mạnh, vừa thực hiện đúng cáccam kết vừa phải tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển Bên cạnhcác chính sách tạo thuận lợi, các doanh nghiệp cần trang bị vốn kiến thức toàndiện và đặt mình trong bối cảnh liên kết toàn cầu nhằm thiết lập các liên kếtchuỗi nâng cao năng lực cạnh tranh Về phương diện vĩ mô, Nhà nước tiếp tụctạo mọi điều kiện thuận lợi để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, trongđó có việc huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển nhanh vào cơ sở hạ tầng,nguồn nhân lực, tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh Đây là nhữngyếu tố cần được tập trung đẩymạnh để nền kinh tế tăng trưởng bền vững và hộinhập thành công.
Triển vọng năm 2008
Kỳ họp thứ II Quốc hội khóa XII đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội năm 2008, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế: Tốc độ tăng GDP đạttừ 8,5% - 9%; tốc độ tăng giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng GDP; tỷ lệ tổngvốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 42% GDP; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng20 - 22% Các mục tiêu đó tuy có cao hơn năm 2007 nhưng hoàn toàn có thểđạt được vì các lý do sau đây:
- Với kết quả tăng trưởng kinh tế và thu chi ngân sách như năm 2007, thế và lựccủa nền kinh tế Việt Nam khi bước vào năm 2008 đã tăng lên Quy mô nền kinhtế đã đạt mức 1.144 tỉ đồng (giá thực tế) tương đương 71,3 tỉ USD
- Thực ra, nếu không có thiên tai, dịch bệnh lớn gây thiệt hại nặng nề với giá trịước tính gần bằng 1% GDP cả năm 2007 thì mục tiêu tăng trưởng 9% đã đạtđược trong năm nay Các chỉ tiêu khác cũng có xu hướng tương tự Tốc độ tăngtrưởng kim ngạch xuất khẩu cũng đã đạt 21% và tỷ lệ vốn đầu tư phát triển xãhội/GDP năm nay cũng lên tới 42,5% Tuy nhiên gốc so sánh năm 2008 cao hơn
Trang 8năm 2007, nên muốn đạt được mục tiêu đề ra, mức độ phấn đấu của từng ngành,từng doanh nghiệp phải cao hơn
- Nhiều công trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế đang được khẩn trươnghoàn thiện để đưa vào phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ năm 2008 Ngay cảmột bộ phận không nhỏ kim ngạch nhập khẩu tăng cao năm 2007 cũng là đểthực hiện kế hoạch đầu năm 2008, như máy móc, thiết bị nhà máy lọc dầu, muamáy bay, nhập phôi thép, sắt thép, vải sợi.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2008 dồi dào do sự gia tăng vốn FDI đăng kývà bổ sung trong năm 2007 Cùng với vốn FDI, nguồn vốn ODA do các nhà tàitrợ cho Việt Nam năm 2008 là 5,4 tỉ USD, đạt mức kỷ lục sẽ góp phần quantrọng vào quá trình thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội Vốnkiều hối 5,5 tỉ USD năm 2007 của người Việt Nam gửi về cùng với nguồn vốncủa Nhà nước, của các doanh nghiệp và vốn dân cư trong nước sẽ là nguồn lựcrất lớn cho đầu tư phát triển kinh tế.
- Những bài học kinh nghiệm về tổ chức, quản lý kinh tế trong năm 2007 sau 1năm gia nhập WTO cũng rất bổ ích đối với Chính phủ và các bộ, ngành trungương cũng như các địa phương và các doanh nghiệp trong điều hành, chỉ đạophát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo hướng bền vững và hiệu quả Năm2008 là năm thứ 2 Việt Nam thực hiện các cam kết WTO nên thời cơ mở rộngthị trường xuất nhập khẩu và hợp tác bình đẳng với 150 nước thành viên chắcchắn được mở rộng Đó là cơ hội để kinh tế Việt Nam tăng tốc và đạt các mụctiêu đề ra.
Kết Luận :
Sau một năm gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO , Việt Nam đãcó được những thuận lợi và những thành tựu đáng kể , nó thể hiện đúng conđường mà Đảng và Chính Phủ ta đã hướng tới Tuy nhiên , trên con đường hộinhập Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn và thách thức mới Qua đó ,Đảng và Chính Phủ ta cần phải có những phương hướng và biện pháp kịp thờiđể phát huy được hết khả năng , những thuận lợi và những ưu thế của đất nướcphát triển nền kinh tế nói chung và ngành thưong mại nói riêng sánh cùng vớicác nước trong khu vực và các nước trên thế giới , đồng thời cố gắng hòa đồngcùng với tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này để mở rộng và tiếp cận vóinhững nền kinh tế lớn và ngày càng đưa đất nước lên tầm cao mới , có vị thếmới trên trường quốc tế