1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ÁP DỤNG MARKETING TRỰC TIẾP NHẰM NÂNG CAO HIỆU KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY NƯỚC KHOÁNG CÚC PHƯƠNG TẠI HÀ NỘI

13 292 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 23,75 KB

Nội dung

ÁP DỤNG MARKETING TRỰC TIẾP NHẰM NÂNG CAO HIỆU KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY NƯỚC KHOÁNG CÚC PHƯƠNG TẠI NỘI. Chi nhánh công ti nước khoáng cúc phương tại Nội có địa chỉ tại số 94 - Hoàng Văn Thái - Nội. Mới đi vào hoạt động tháng 4 năm 2000 nhưng đến tháng 5 năm 2000 đã đi vào ổn định, doanh số bán không ngừng tăng lên. Lượng bán trung bình một tháng ( từ tháng 5/2000 đến tháng 2/2001) +Bình 5 gallons: 1500 bình/tháng. +Hộp giấy 24 chai 0.5 lít: 300 thùng/tháng( bán cho công ty xe khách chất lượng cao). +Hộp giấy 20 chai ( mặn ): 20 thùng/tháng. +Hộp giấy 12 chai 1.5 lít : 30 thùng/tháng. Công ty xác định thị trường Nội là thị trường quan trọng số 1 của công ty bởi đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước, có mật độ dân số cao, mức thu nhập cao và có trình độ văn hoá cũng như trình độ về mặt khoa học kĩ thuật rất cao. I. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING TRỰC TIẾP Mức cạnh tranh thị trường,thực tế của ngành hàng, chiến lược của công ty, lòng tin vào các phương tiện truyền thông là cơ sở để đề xuất các hoạt động marketing trực tiếp. Việc nhận thức mức độ hoạt động cạnh tranh là rất quan trọng trong việc thiêt kế một chiến lược Marketing phù hợp . Xây dựng chiến lược này đòi hỏi phải có một đánh giá về những hoạt động mà các đối thủ cạnh tranh đang thực hiện và dự đoán những gì mà đối phương có thể làm. Song đây không phải là một công việc dễ dàng nhưng Ban quản trị sẽ khôn ngoan hơn nếu như thực hiện dự đoán này trước khi dự thảo ngân sách trong năm . Ban quản trị cũng phải tự hỏi: Làm cách nào để đối phó với các chiến thuật tiếp thị rầm rộ của các đối thủ cạnh tranh cả mới lẫn cũ. Để đọ sức với các áp lực này, khuynh hướng có thể là tăng cường các hoạt động khuyến mại,các biện pháp marketing trực tiếp, đặc biệt là tạo ra các hiệu quả trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng, duy trì một sự phối hợp các hoạt động Marketing thật đúng đắn và không nên tập trung hết mọi nỗ lực vào một hoạt động nào đó. Khi tất cả hay hầu hết các đối thủ cạnh tranh đều đang sử dụng một hình thức khuyến mại hay một biện pháp Marketing trực tiếp nào đó thì một vấn đề khác lại nảy sinh:Người tiêu dùng có thể bị hoang và từ chối mọi lời thuyết phục. Đối đầu với một chiến dịch cạnh tranh sẽ mất nhiều thời gian, không thể tiến hành một cách vội vã nếu không muốn liều lĩnh. Người làm Marketing phải xem xét kỹ lưỡng chương trình cạnh tranh để xác định điểm mạnh và điểm yếu của nó. Chỉ bằng cách đó người làm Marketing mới có thể triển khai các chương trình Marketing trực tiếp của mình một cách thông minh. Như đã được trình bày ở trên, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực nước khoáng trên thị trường Nội là rất quyết liệt, song các bịên pháp marketing mà các công ty đang áp dụng chưa phong phú và có sự sáng tạo riêng. Chính vì vậy, việc đề xuất các biện pháp marketing trực tiếp phù hợp là rất cần thiết II. NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÁN HÀNG TRỰC TIẾPCHI NHÁNH CÔNG TY TẠI NỘI. Bán hàng trực tiếp là một hình thức giao tiếp mang tính trọn lọc cao cho phép nhà tiếp thị đưa các thông điệp có tính thuyết phục đến các nhu cầu cụ thể của từng người mua hoặc người ảnh hưởng đến các quyết định mua. nó thich nghi với những thay đổi hoàn cảnh của cả người mua và người bán, nó thúc đẩy sự tương tác giữa hai phía để dẫn tới một giải pháp hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho người mua. Nhiều nhà tiếp thị đã thừa nhận tầm quan trọng của bán hàng trực tiếp đối với họ. Đó là một nỗ lực tích cực để giao tiếp trực tiếp ,mặt đối mặt với các khách hàng rất có khả năng. Mặt khác một số nhà quan sát đã không nhận ra được tầm quan trọng của bán hàng trực tiếp đối với khách hàng. Nhân viên bán hàng là nguồn thông tin chủ yếu đối với các khách hàng đang dự định mua . Bán hàng trực tiếp gắn liền với môi trường kinh doanh nơi mà nó thường xuyên xuất hiện. 1. QUẢN LÝ LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG . a. TUYỂN TRỌN CÁC ĐẠI DIỆN BÁN HÀNG. Việc tuyển trọn các đại diện bán hàng làm việc với hiệu suất là yếu tố quyết định hoạt động thành công của lực lưoựng bán hàng. Chênh lệch thành tích giữa một đại diện bán hàng trung bình với một đại diện bán hàng xuất sắc có thể rất lớn. ngoài sự chênh lệch về năng suất bán hàng ra, việc thuê nhầm người còn gây lãng phí rất lớn. khi một nhân viên bán hàng nghỉ việc, chi phí để tìm kiếm và huấn luyện một nhân viên bán hàng mới cộng thêm chi phí do hụt mức tiêu thụ có thể là rất lớn. Việc tuyển chọn các đại diện bán hàng sẽ rất đơn giản, nếu ta biết được là cần phải tìm kiếm những đặc điểm gì. Một điểm xuất phát tốt là hỏi khách hàng xem họ muốn và ưa thích những đặc điểm như thế nào ở các nhân viên bán hàng . hầu hết các khách hàng họ đều muốn các nhân viên bán hàng phải là người trung thực, đáng tin cậy , hiểu biết nhiều và có thái độ ân cần. Chi nhánh cần phải tìm kiếm những đặc điểm này khi tuyển trọn các ứng cử viên. Một phương pháp khác là tìm kiếm những đặc điểm chung của những nhân viên bán hàng thành công nhất trong công ty. Một nhân viên bán hàng đắc lực cần có hai phẩm chất cơ bản : khả năng đồng cảm, tức là khả năng thong cảm được với khách hàng, và có lòng tự ái cao, một nhu cầu cá nhân mạnh mẽ cần phải hoàn thành chỉ tiêu bán hàng . Khi xác định những yêu cầu mong muốn đối với nhân viên bán hàng công ty phải tính đến những đặc điểm của công việc bán hàng cụ thể : có nhiều công việc giấy tờ không , công việc đó có đòi hỏi phải đi lại nhiều không, nhân viên bán hàng có phải đối phó với tình trạng tỷ lệ từ chối cao không ? Sau khi xây dựng xong tiêu chuẩn tuyển trọn của mình ban lãnh đạo phải tuyển trọn nhân sự cho vị trí này. Phòng nhân sự tìm kiếm những người có nguyện vọng xin việc bằng nhiều cách khác nhau, như đề nghị các đại diện bán hàng hiện có giới thiệu tên, sử dụng các trung tâm giới thiệu việc làm , đăng thông báo tuyển người và liên hệ với sinh viên các trường đại học. Về sinh viên đại học , thực tế rất khó tbuyết phục họ đi bán hàng . chỉ có một số ít sinh viên muốn theo đuổi sự nghiệp bán hàng. Những người miễn cưỡng phải làm đã nêu ra những lý do như “ bán hàng là một công việc chứ không phải một nghề”. để tháo gỡ vướng mắc này công ty tuyển mộ phải nhấn mạnh lương khởi điểm, những cơ hội có thu nhập . b. HUẤN LUYỆN CÁC ĐẠI DIỆN BÁN HÀNG. Nhiều công ty đã cử những đại diện bán hàng mới của mình đi chào hàng ngay sau khi vừa tuyển dụng. Họ được trang bị mẫu hàng, sổ đăng kí đơn đặt hàng và những chỉ dẫn cần thiết về địa bàn hoạt động của họ. Phần lớn trong số họ bán hàng không có hiệu quả, những nhân viên bán hàng không chuẩn bị chu đáo không giải đáp được những câu hỏi cơ bản, không biết chắc chắn mình phải làm gì trong một chuyến viếng thăm khách hàng. họ nghĩ rằng mỗi cuộc viếng thăm đòi hỏỉ phải nghiên cứu trước nghệ thuật giới thiệu hàng. Họ không có ý niệm về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Ngày nay các khách hàng không thể chấp nhận những nhân viên bán hàng ngờ nghệch. Họ có những đòi hỏi khắt khe hơn và có nhiều người cung ứng hơn để lựa chọn. Khách hàng kỳ vọng nhân viên bán hàng có hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, có thể góp ý để cải tiến hoạt động của khách hàng, và làm việc có hiệu suất cao hơn, đáng tin cậy hơn. Điều này đòi hỏi phải đầu tư lớn hơn cho việc huấn luyện lực lượng bán hàng. Các chương trình huấn luyện có một số mục đích như sau: +Các đại diện bán hàng cần hiểu biết và hoà đồng với công ty: Công ty giành ra phần đầu tiên của chương trình huấn luyện để giới thiệu về lịch sử công ty và mục tiêu, tổ chức và các hệ thống quản lý, cơ cấu tài chính và cơ sở vật chất của công ty, những sản phẩm chủ chốt cũng như khối lượng tiêu thụ +Các đại diện bán hàng cần hiểu biết các sản phẩm của công ty: Nhân viên bán hàng được giới thiệu quá trình sản xuất ra các sản phẩm và các chức năng của chúng. +Các đại diện bán hàng cần hiểu biết những đặc diểm của khách hàng và các đối thủ cạnh tranh: Những nhân viên bán hàng được tìm hiểu về các kiểu khách hàng khác nhau và nhu cầu của họ, những động cơ và thói quen mua sắm của khách hàng. Các học viên cũng được tìm hiểu về các chiến lược và chính sách của công ty cũng như của các đối tủ cạnh tranh +Các đại diện bán hàng cần biết cách chào hàng có hiệu quả: Các đại diện bán hàng được huấn luyện những nguyên lý cơ bản của nghệ thuật bán hàng. Ngoài ra, công ty cũng giới thiệu những luận cứ chủ yếu khi chào bán những sản phẩm cụ thể và có thể cung cấp một giàn bài mẫu của việc chào hàng +Các đại diện bán hàng cần hiểu rõ và nắm được những thủ tục quy định về trách nhiệm khi chào hàng: Nhân viên bán hàng trực tiếp được tìm hiểu cách phân chia thời gian cho các khách hàng hiện có và các khách hàng tiềm ẩn, cách sử dụng công tác phí, làm báo cáo và hoạch định lộ trình có hiệu quả tốt nhất. Những phương pháp huấn luyện mới liên tục xuát hiện. Trong số đó, có phương pháp sắm vai, rèn luyện sự nhạy cảm, băng ghi âm, ghi hình, học theo chương trình trên máy tính, và phim ảnh về hoạt động bán các sản phẩm của công ty. 2-XÂY DỰNG BẢN MÔ TẢ CHI TIẾT CÔNG VIỆC BÁN HÀNG Bản mô tả công việc chính xác là cần thiết để đảm bảo rằng tất cả các bên tham gia ( Nhân sự triển vọng cho bộ phận bán hàng cũng như các cá nhân trong quá trình tuyển dụng và chọn lựa ) hiểu rõ bản chất đúng đắn của nhiệm vụ và trách nhiệm của một chức vụ bán hàng. Nếu không sẽ nhầm lẫn và xung đột sẽ xảy ra, điều đó sẽ ngăn chặn quá trình tuyển dụng nhân sự bán hàng, ảnh hưởng đến tinh thàn của lực lượng bán hàng, và cuối cùng là ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả bán hàng. Bản mô tả công việc cho vị trí bán hàng bao gồm những nội dung sau đây: 1, Chức vụ công việc 2, Phát biểu mục tiêu công việc 3, Mối quan hệ của chức vụ công vịêc này với các chức vụ khác trong tổ chức 4, Mô tả chi tiết nhiệm vụ và trách nhiệm bao gồm việc xác định các hoạt động cụ thể phải thực hiện 5, Tính chất quyền lực 6, Xác định các cá nhân sẽ giám sát nếu có 7, Tính chất của dự kiến thù lao với các mức lương nếu thích hợp 8, Đo lường kết quả thực hiện công việc 9, Cơ hội thăng tiến * Bản mô tả quản lý bán hàng theo khu vực; Đại diện bán hàng khu vực đóng góp vào doanh thu bán hàng và lợi nhuận của bộ phận bằng cách: -Đạt được mục tiêu bán hàng đã được xây dựng cho khu vực -Liên lạc một cách hiệu quả với Ban quản trị, bộ phận kinh doanh và khách hàng -Phát triển kiến thức và kỹ năng để cải tiến kết quả thực hiện của bản thân Trách nhiệm cụ thể: A. Thực hiện mục tiêu bán hàng trong khu vực: 1. Đạt được hay vượt chỉ tiêu khu vực về +Doanh số bán trên chi phí chiêu thị ( so với mục tieu đã ấn định ) +Tổng doanh số bán tính bằng tiền ( so với chỉ tiêu được giao ) +Phân phối các sản phẩm mới và các sản phẩm quen thuộc 2. Thiết lập các mục tiêu về doang thu, phân phối, và hỗ trợ chiêu thị như quảng cáo, giá cả, trưng bày và triển lãm cho từng sản phẩm chủ yếu 3. Chuẩn bị, trình bày và đạt được sự chấp thuận về kế hoạch chiêu thị đối với từng sản phẩm nhằm đạt được mục tiêu đề ra 4. Giám sát thực hiện kế hoạch đối với từng sản phẩm và theo dõi chúng tại văn phòngchính và tại các cửa hàng bán lẻ để đảm bảo: +Thực hiện kế hoạch chiêu thị +Duy trì diện tích trưng bày tại các cửa hàng bán lẻ, vị trí, giá và hàng tồn kho đầy đủ để tránh hết hàng tại các cửa hàng 5. Xây dựng và thực hiện các mục tiêu của hoạt động ghé thăm trực tiếp và gián tiếp các khách hàng; lập thời gian biểu và chế độ thực hiện để đạt được hiệu quả tối đa của thời gian đầu tư B. Duy trì tiếp xúc có hiệu quả 1. Cố vấn cho Ban quản trị về các điều kiện thị trường,vị thế nhãn hiệu, và tình huống quản lý ảnh hưởng bán hàng tại các khu vực 2. Thông tin cho những người trung gian về các hoạt động trong cửa hàng, các điều kiện cạnh tranh, xu hướng thị trường ảnh hưởng đến việc bán sản phẩm chăm sóc sức khoẻ 3. Chia xẻ kiến thứcvới các nhân viên bán hàng khác C. Phát triển kiến thức kỹ năng 1. Xem xét và hiểu được hoạt động tiếp thị nhãn hiệu, mục tiêu và kế hoạch chiêu thị 2. Nghiên cứu hoạt động và kết quả thực hiện các loại sản phẩm chủ yéu và phân tích hoạt động cạnh tranh 3. Duy trì hồ sơ theo dõi theo khu vực và theo các mặt hàng chủ yếu 4. Thiết lập ( cùng với các quản trị viên ) công việc và mục tiêu phát triển, và thực hiện các kế hoạch để đạt được mục tiêu này 5. Cùng với ban quản trị xem xét sự tiến bộ của bản thân và sửa đổi mục tiêu khi cần thiết Nhân viên bán hàng trực tiếp ngắn hạn: đây là đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp ngắn hạn không được đào tạo một cách bài bản mà chỉ sử dụng có tính chất mùa vụ. Lực lượng này chủ yếu là học sinh-sinh viên, họ làm việc dưới sự quản lý trực tiếp của nhân viên quản lý cấp khu vực. 3- NHỮNG NGUYÊN TẮC BÁN HÀNG TRỰC TIẾP Bán hàng trực tiếp là một nghệ thuật lâu đời, nó đã đẻ ra rất nhiều tài liệu và nguyên tắc. Những nhân viên bán hàng có hiệu quả không chỉ cần có trực giác mà họ còn phải được huấn luyện phương pháp phân tích và cách cư xử với khách hàng. Ngày nay, bán hàng là một nghề đòi hỏi phải nắm vững và vận dụng một loạt những nguyên tắc. Có nhiều phong cách bán hàng trực tiếp khác nhau, có phong cách thì thống nhất với quan niệm marketing, và có những cách thì chống lại tinh thần của quan niệm Marketing. Tất cả các phương pháp huấn luyện bán hàng đều cố gắng biến một nhân viên bán hàng từ chỗ là người tiếp nhận đơn đặt hàng một cách thụ động thành một người chủ động nhận đơn đặt hàng. Những người tiếp nhận đơn đặt hàng làm việc với những giả thiết sau: Khách hàng biết nhu cầu của mình, họ rất khó chịu trước những cố gắng muốn gây ảnh hưởng và họ ưu những người nhân viên bán hàng nhã nhặn và khiêm nhường. Khi huấn luyện những nhân viên bán hàng để trở thành những người chủ động giành đơn đặt hàng, có 2 phương pháp cơ bản là phương pháp hướng về bán hàng và phương pháp hướng về khách hàng. Phương pháp thứ nhất huấn luyện cho nhân viên bán hàng những thủ thuật bán hàng bằng sức ép mạnh. Những thủ thuật này gồm việc tán dương ích lợi của sản phẩm, phê phán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, sử dụng cách trình diễn khôn kheo, bán rẻ, và chấp nhậnnhan nhượng về giá để giành cho được đơn đặt hàng ngay tức thì. Hình thức bán hàng này giả thiết rằng chưa chắc người tiêu dùng đã mua, trừ khi có sự thúc ép, tức là họ bị ảnh hưởng của cách trình diễn khôn khéo cùng cách lấy lòng, và họ sẽ không ân hận sau khi ký đơn đặt hàng, hay nếu họ có ân hận thì điều đó không quan trọng Phương pháp thứ hai huấn luyện các nhân viên bán hàng cách tháo gỡ vấn đề của khách hàng. Nhân viên bán hàng học cách lắng nghe và hỏi để phát hiện ra những nhu cầu của khách hàng và tìm ra sản phẩm có thể giải quyết tốt. Kỹ năng trình diễn được đặt sau kỹ năng phân tích nhu cầu của khách hàng. Phương pháp này giả thiết rằng khách hàng có những nhu cầu tiềm ẩn tạo ra cơ hội cho công ty, và họ đánh giá cao những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, họ sẽ trung thành với những đại diện bán hàng thực sự quan tâm tới quyền lợi lâu dài của họ Không có phương pháp nào thích hợp cho mọi tình huống. Tuy nhiên, các chương trình huấn luyện bán hàng đều giống nhau về những bước chủ yếu liên quan đến bất kỳ quá trình bán hàng có hiệu quả nào Bước đầu tiên trong quá trình bán hàng là phát hiện ra các khách hàng triển vọng. Mặc dù công ty sẽ cố gắng cung cấp danh sách các khách hàng, các đại diện bán hàng vẫn cần xây dựng một bản danh sách khách hàng riêng của mình. Danh sách có thể xây dựng theo những cách sau: +Hỏi khách hàng hiện có tên của những khách hàng triển vọng +Tranh thủ những nguồn tham khảo khác, như những người cung ứng, đại lý, các đại diện bán hàng, các ngân hàng và những người lãnh đạo các hiệp hội thương mại. +Tham gia các tổ chức có thành viên là các khách hàng triển vọng +Tham gia các hoạt động nói và viết để thu hút sự chú ý +Nghiên cứu các nguồn dữ liệu (báo chí, các niên giám) để tìm kiếm khách hàng triển vọng +Sử dụng điện thoại và thư từ để tìm khách hàng +Đến thăm không chính thức các văn phòng Các đại diện bán hàng cần có kỹ năng sàng lọc bớt những khách hàng yếu kém. Có thể sàng lọc bằng cách xem xét khả năng tài chính, khối lượng kinh doanh, những yêu cầu đặc biệt, địa điểm và khả năng kinh doanh liên tục của họ. Nhân viên bán hàng có thể gọi điện thoại hay viết thư cho các khách hàng triển vọng trước khi quyết định xem có nên viếng thăm họ không. Bước thứ hai nhân viên bán hàng cần tiếp cận sơ bộ với khách hàng. Nhân viên bán hàng cần tìm hiểu càng nhiều càng tốt về khách hàng (họ cần những gì, ai tham gia quyết định mua sắm) và những người mua của mình (các đặc điểm cá nhân, phong cách mua sắm ). Nhân viên bán hàng cần đề ra mục tiêu của cuộc viếng thăm, như có thể là để sàng lọc khách hàng triển vọng hay thu thập thông tin, hay bán hàng ngay tức thì. Một nhiệm vụ nữa là quyết định cách tiếp cận tốt nhất, có thể là viếng thăm trực tiếp, gọi điện thoại hay gửi thư. Cần cân nhắc kỹ cách bố trí thời gian bởi vì nhiều khách hàng triển vọng rất bận vào những thời gian nhất định trong ngày. Cuối cùng, nhân viên bán hàng cần hoạch định một chiến lược bán hàng chung đối với khách hàng đó Nhân viên bán hàng cần biết cách chào hỏi người mua để có được bước mở đầu cho mối quan hệ sau này. Vấn đề này bao gồm biểu hiện bề ngoài,những lời mở đầu và cách nhận xét trong câu chuyện của nhân viên bán hàng, tỏ ra lịch sự và chú ý đến người mua, tránh những cử chỉ làm cho người khác khó xử. Lời vào đầu phải rõ ràng, sau đó có thể nêu ra những câu hỏi then chốt và chăm chú lắng nghe để hiểu được người mua và nhu cầu của họ. III. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ KHÁC. Công ty có thể đồng thời áp dụng một số biện pháp khác như: trưngbày tại nơi mua hàng, điện thoại trực tiếp, thư gửi trực tiếp, quà tặng trực tiếp, hàng mẫu [...]... vật chứa hàng Thư gửi trực tiếp: thư gửi trực tiếp có ưu điểm chính là chọn lọc đối tượng, trực tiếp hoá giao tiếpđúng lúc song nó có nhược điểm là, chi phí cao và khả năng chấp nhận thư của đối tượng thấp Khi sử dụng thư trực tiếp cần chú ý tới cơ cấu giá bởi vì thư trực tiếpphương tiện có thể dể dàng tuỳ biến bởi nhà chi u thị nên không có giá chuẩn nào chi phí thư trực tiếp bao gồm chi phí... tạo lập danh sách, chi phí sản xuất thư, chi phí phân phối thư và cước bưu chính KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì việc áp dụng các biện pháp marketing đóng vai trò rất quan trọng Trong thời gian thực tập tại chi nhánh công ty nước khoáng Cúc Phương tại Nội, tác giả đã có những đánh giá thực trạng hoạt động ứng dụng marketing và phát... và phát hiện ra những tồn tại, tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó Bằng những kiến thức tiếp thu được, người viết mạnh dạn đưa ra một số biện pháp Marketing trực tiếp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh công ty Song do trình độ còn hạn chế, và thời gian không cho phép nghiên cứu sâu và rộng nên còn nhiều thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn độc... phẩm trên các phương tiện truyền thông Nó có thể tận dụng khuynh hướng mua hàng đột suất không chỉ định của khách hàng Trưng bày tại nơi mua hàng có những ý nghĩa nhất định đối với người trung gian và đối với người tiêu dùng Quà tặng trực tiếp đi thẳng tới tay người mua hàng, cho không vào thời điểm bán hàng, có 4 loại chính là: +Quà kẹp vào gói hàng +Quà để trong gói hàng +Quà để gần gói hàng +Quà tặng...Trưng bày tại nơi mua hàng: công ty có thể sử dụng hình thức trưng bày tại nơi mua hàng để thu hút sự chú ý người tiêu dùng trong các của hàng vá nếu có thể kích thích việc mua sản phẩm Nói một cách cụ thể hình thức liên quan đến việc sử dụng các vật liệu trưng bày như áp phích, giá để hàng, bảng hiệu, băng zôn, khung để đặt giá và nó được sủ dụng như một cách để nhắc nhở lại... nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn độc giả khác Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo-Tiến sĩ TRƯƠNG ĐÌNH CHI N và các thầy cô giáo trong khoa Marketing trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp Nội ngày7tháng5năm 2001 Sinh viên PHẠM VĂN HIỂN . ÁP DỤNG MARKETING TRỰC TIẾP NHẰM NÂNG CAO HIỆU KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY NƯỚC KHOÁNG CÚC PHƯƠNG TẠI HÀ NỘI. Chi nhánh công ti nước khoáng cúc phương. các biện pháp marketing trực tiếp phù hợp là rất cần thiết II. NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÁN HÀNG TRỰC TIẾP Ở CHI NHÁNH CÔNG TY TẠI HÀ NỘI. Bán hàng trực tiếp là

Ngày đăng: 07/10/2013, 19:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w