1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.DOC

42 610 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 308 KB

Nội dung

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết Trung Ương lần thứ 9(Khoá IX) đề ra về mục tiêu và nhiêm vụ của nước ta trong thời kì 2006 – 2010 đểđưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển là: “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá “

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triểnkinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong 1 giai đoạn nhấtđịnh, vừa là yếu tố cực kì quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội quốc gia lên 1 trình độ

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung gồm 3 phương diện hợp thành đó là: Cơ

cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ Trong Tiểu luậnnày tôi chú trọng nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, mà cụthể hơn đó là kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt nam thời kì 2006 –

2010 Qua những phân tich này tôi đã mạnh dạn đưa ra những nhận định về kếhoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì kế hoạch 2006 – 2010 và cũngđề xuất một số biện pháp.

Trong quá trình hoàn thành tiểu luận này tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đếnGS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng đẫ giúp đỡ tôi rất nhiều không chỉ về tài liệu mà cònnhững lời góp ý, hướng dẫn tận tình

Dù rất cố gắng chỉnh sửa xong tiểu luận này không thể tránh được những thiếuxót Kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý của thầy cô và bạn bè.

Trang 2

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤUNGÀNH KINH TẾ

I.Vai trò của kế hoạch 5 năm trong hệ thống kế hoạch hoá việt nam1.Hệ thống kế hoạch hoá việt nam gồm

1.1.Công tác dự báo

a Định nghĩa

Dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính xác suất về mức độ, nộidung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứuhoặc về cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất định đã đề ra trong tươnglai.

Chức năng khuyến nghị hay điều chỉnh: Với chức năng này dự báo tiên đoán cáchậu quả có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện các chính sách kinh tế xã hộinhằm giúp các cơ quan chức năng kịp thời điều chỉnh mục tiêu cũng như cơ chế tácđộng quản lí để đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.

Với hai chức năng đó, nếu xét trong quan hệ với kế hoach thì dự báo gồm 2 loại:Dự báo trước kế hoạch và dự báo sau kế hoạch Dự báo trước kế hoạchlà tièn đềkhoa học đảm bảo tính khả thi của kế hoạch, còn dự báo sau kế hoạch giúp cho quátrình chỉ đạo thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao nhất.

Trang 3

1.2.Chiến lược phát triển kinh tế xã hội

a Định nghĩa

Chiến lược phát triển là hệ thống các phân tích, đánh giá và lựa chọn về quan điểm,mục tiêu tổng quát định hưóng phát triển các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hộivà các giải pháp cơ bản trong đó gồm các chính sách về cơ cấu, cơ chế vận hànhkinh tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đạt ra trong một khoảng thời gian dài.

b.Chức năng

Chức năng chủ yếu của chiến lược là định hướng, vạch ra các đường nét chủyếu cho sự phát triển của đất nước trong thời gian dài vì vậy chiến lược mang tínhchất định tính là chủ yếu (như các quan điểm, phương hướng, chính sách…) tuy vậychiến lược cũng phải có tính định lượng ở một mức độ cần thiết Để định hướng,chiến lược cần phải làm tốt cả mặt định tính cũng như định lượng, tức là có cả cáctính toán, các dự báo, các luận chứng cụ thể Trên thế giới, nhiều nước đã đưa ra cácchiến lược phát triển dài hạn theo quan niệm về 1 chiến lược định hướng, chiến lược“mềm” (linh hoạt) có thể hiệu chỉnh trong từng bước cho phù hợp với những biếnđổi của cuộc sống đất nước và hoàn cảnh quốc tế.

1.3.Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

a Định nghĩa

Quy hoạch phát triển thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến lược về thời gian vàkhông gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủ độnghướng tới mục tiêu, đạt hiệu quả cao, phát triển bền vững.

b.chức năng

Chức năng trước hết là sự thể hiện của chiến lược trong thực tiễn phát triển kinhtế - xã hội của đất nước Quy hoạch cụ thể hoá chiến lược cả về mục tiêu lẫn giảipháp Nếu không có quy hoạch sẽ mù quáng, lộn xộn, đổ vỡ trong phát triển, quyhoạch để định hướng, dẫn dắt, điều chỉnh trong đó có cả điều chỉnh thị trường Mặtkhác, quy hoạch còn có chức năng là cầu nối giữa chiến lược, kế hoạch và quản lýthực hiện chiến lược, cung cấp các căn cứ khoa học cho các cấp để chỉ đạo vĩ mônền kinh tế qua kế hoạch, các chương trình dự án đầu tư, bảo đảm cho nền kinh tếphát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả.

Trang 4

1.4.Kế hoạch phát triển

a.Định nghĩa

Kế hoạch là 1 công cụ quản lí và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó là sự cụthể hoá các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển theo từng thời kì bằng hệthống các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng phát triển và hệ thốngcác chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kì kế hoạch.

b.Chức năng

Hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của 1 quốc gia thường bao gồmcác kế hoạch phát triển như: kế hoạch tăng trưởng kinh tế, kế hoạch chuyển dịch cơcấu kinh tế, kế hoạch phát triển vùng kinh tế, kế hoạch nâng cao phúc lợi xã hội;bên cạnh đó kế hoạch phát triển còn thể hiện những cân đối vĩ mô chủ yếu của thờikì kế hoạch: cân đối vốn đầu tư, cân đối ngân sách, cân đôí thương mại, cân đốithanh toán quốc tế.

Chức năng quan trọng của hệ thống kế hoạch là xây dựng hệ thống các chỉ tiêu.Hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển được hiểu là thước đo cụ thể nhiệm vụcần đật được của thời kì kế hoạch Các thước đo này thể hiện cả về số lượng và chấtlượng Nó cho phép xác định nội dung cơ bản của quá trình phát triển kinh tế xãhội, các bộ phận cấu thành cụ thể của nó và được nhà nước sử dụng để thực hiệnquá trình điều tiết nền kinh tế.

1.5.Chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội

a Định nghĩa

Nếu như trong nền kinh tế tập trung, hệ thống kế hoạch thường được cụ thểbằng các chỉ tiêu pháp lệnh thì trong nền kinh tế thị trường, thực hiện các chươngtrình quốc gia giải quyết các vấn đề bức xúc về kinh tế - xã hội là một phương phápkế hoạch hoá được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam cùng với quátrình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, phương pháp kế hoạch hoá quản lý theo cácchương trình quốc gia cũng được áp dụng rộng rãi từ 1992.

Kế hoạch hoá và quản lý theo các chương trình phát triển là việc đưa ra cácchương trình mục tiêu để xử lý những vấn đề nổi cộm về kinh tế - xã hội của đấtnước Đây là một phương pháp quản lý vừa đặc biệt lại vừa mang tính nghệ thuậtcao Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ nó vừa khác hẳn với các phương pháp khác về cơ

Trang 5

chế, chính sách, cách điều hành, kiểm tra, đánh giá kết quả, đối tượng hưởng thụ…Còn tính nghệ thuật là phải làm sao chọn đúng đối tượng các vấn đề cần thiết xử lýbằng các chương trình Tính nghệ thuật này còn thể hiện trong khả năng “lồngghép” các chương trình trong tổ chức chỉ đạo.

b Chức năng

Cụ thể hoá kế hoạch, đưa nhiệm vụ kế hoạch vào thực tiễn cuộc sống Có thể gọiđây là một phương pháp tiến hành của kế hoạch Với chức năng này, một chươngtrình quốc gia phải bao hàm các mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu biện pháp và các giảipháp để thực hiện.

Xử lý các vấn đề gay cấn nhất về kinh tế-xã hội của một quốc gia Các vấn đề cầnđược xây dựng và quản lý bằng các chương trình quốc gia là các vấn đề bức xúc,các khâu đột phá, các mắt xích quan trọng của nền kinh tế.

Hiện nay theo xu hướng đổi mới kế hoạch hoá, các chương trình, dự án pháttriển lại được xem như là cơ sở để thực hiện phân bố nguồn lực như: Vốn đầu tư,ngân sách… thay cho hình thức phân bổ theo đối tượng như trước kia.

Thực hiện kế hoạch hoá theo chương trình quốc gia là biện pháp để khắc phụcnhững mặt trái của cơ chế thị trường, tạo sự ổn định về chính trị xã hội cho nền kinhtế phát triển một cách bền vững.

2.Kế hoạch trung hạn (kế hoạch 5 năm) 2.1.Vị trí trung tâm của kế hoạch 5 năm

Nghị quyết đại hội 9 của đảng cộng sản Việt Nam đã xác định “xây dựng kếhoạch 5 nẳm trở thành công cụ chủ yếu của hệ thống kế hoạch hoá phát triển” Thờihạn 5 năm là thời hạn thường trùng lặp với nhiệm kì làm việc của cơ quan chínhphủ, là thời hạn mà lợi tức đầu tư bắt đầu có sau 1 năm hoặc một vài năm Nhữngkế hoạch trong phạm vi 5 năm thường chính xác hơn, dễ thực thi hơn những kếhoạch có thời gian dài.

Kế hoạch 5 năm là sự cụ thể hoá các chiến lược và quy hoạch phát triển trong lộtrình phát triển dài hạn của đất nước Nó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởngkinh tế, nâng cao phúc lợi trong thời kì 5 năm và xác định các cân đối, các chínhsách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương trình phát triển của khu vực kinh tế

Trang 6

2.2.Nội dung của kế hoạch 5 năm

Xác định nhiệm vụ tổng quát và các mục tiêu , chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong giai đoạn 5 năm như: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động tiết kiệm, các chỉ tiêu về phúc lợi xã hội Xác định các chương trình và kĩnh vực phát triển Các vấn đề chưa được đưavào chương trình và lĩnh vực phát triển có sự lựa chọn, nó thực sự phải là các vấnđề nổi cộm, trọng yếu cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Các chương trìnhphát triển chính là cơ sở để hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của kìkế hoach 5 năm.

Phần các giải pháp lớn của kế hoạch 5 năm sẽ bao gồm 2 nội dung cơ bản:Thứ nhất là xác định các cân đối vĩ mô chủ yếu: Cân đối vốn đầu tư, cân đối xuấtnhập khẩu, cán cân thanh toán quốc tế,cân đối sức mua toàn xã hội;xác định các khảnăng thu hút vốn cả trong và ngoài nước, đồng thời xác định các quan hệ lớn vềphân bổ đầu tư giữa các vùng kinh tế, giữa công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnhvực xã hội, văn hoá; xác định các quan hệ cung cầu một số vật tư hàng hoá chủ yếu.Thứ hai là xây dựng, hoàn thiện những vấn đề cơ chế quản lí, các chính sách kinhtế, về hiệu lực bộ máy quản lí và các vấn đề tổ chức thực hiện.

2.3.Phương pháp xây dựng kế hoạch 5 năm

2.3.1.Phương pháp xây dựng theo thời gian cố định

Đây là phương pháp mà nước ta và các nước đang phát triển đang áp dụng.ví dụnhư kế hoạch 5 năm 1996 - 2000; kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 v v các chỉ tiêu kếhoạch được tính cho cả thời kì 5 năm, bình quân năm hoặc con số năm cuối Đây làphương pháp truyền thống dẽ xây dựng, dễ quản lí và dễ đánh giá.

2.3.2.Phương pháp cuốn chiếu

Là phương pháp kế hoạch 5 năm sẽ xác định các mục tiêu tổng thể, bao gồm kếhoạch chính thức cho 1 năm đầu, kế hoạch thực hiện dự tính cho năm kế thứ hai vàdự báo kế hoạch cho các năm tiếp theo Mức độ chi tiết, cụ thể và chính xác của nộidung kế hoạch cua những năm sau phụ thuộc vào số lượng và độ tin cậy của thôngtin có được Kế hoạch 5 năm sẽ được xem xét vào thời gian cuối mỗi năm Khi cơquan kế hoạch quốc gia hoàn tất năm đầu kế hoạch, họ bổ sung những dự trù, nhữngmục tiêu, những dự án cho những năm tiếp theo Ví dụ, kế hoạch 2001 - 2005 sẽ

Trang 7

được xem xét vào cuối năm 2001 và đề ra kế hoạch mới cho thời kì 2002 - 2006,trên thực tế kế hoạch được đổi mới theo thời gian cuối mỗi năm nhưng số năm vẫnđược giữ nguyên Kế hoạch 5 năm theo phương pháp “cuốn chiếu” sẽ khắc phụcđược tính nhất thời, tuỳ tiện và thậm chí là trái ngược nhau trong các mục tiêu cũngnhư trong các chính sách kinh tế Phương pháp này được đưa ra trong nhiều đề ánđổi mới kế hoạch hoá ở việt nam.

II.SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM VÀ CHUYỂN DỊCHCƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

1.Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1.1.Cơ cấu ngành kinh tế:

Cơ cấu ngành kinh tế là mối quan hệ tỉ lệ giữa các ngành trong toàn bộ nền kinhtế, mối quan hệ này bao hàm cả về số lượng và chất lượng, chúng thường xuyênbiến động và hướng vào những mục tiêu nhất định Cơ cấu ngành là bộ phận rấtquan trọng trong cơ cấu nền kinh tế, sự biến động của nó có ý nghĩa quyết định đếnsự biến động của nền kinh tế.

1.2.Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Trong quá trình phát triển kinh tế của 1 quốc gia, cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngànhkinh tế luôn thay đổi Sự thay đổi của cơ cấu ngành kinh tế từ trạng thái này sangtrạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển gọi là chuyển dịch cơ cấungành kinh tế.

2.Nội dung và xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2.1.Nội dung

2.1.1.Xác định cơ cấu ngành kinh tế

Để xác định được cơ cấu ngành trong kì kế hoạch, phuơng pháp được sử dụngphổ biến là dựa vào mô hình Vào - ra Mô hình này nghiên cứu những mối quan hệtỉ lệ cân đối đặc trưng cho việc phân phối sản phẩm giữa các ngành và mối quan hệgiữa khối lượng sản phẩm và chi phí để sản xuất ra những sản phẩm này

Việc phân phối sản phẩm trong nền kinh tế được đặc trưng bằng quan hệ tỉ lệ: Xi = xi1 + xi2 +…+ xin + yi (i=1,2,….,n) (1)

Trong đó:

Trang 8

Xi:Khối lượng sản phẩm ngành i tiêu dùng cho sản phẩm ngành j với tư cách chi phítrung gian.

Yi:Khối lượng sản phẩm cuối cùng của ngành i.

Tổng số xij phản ánh khối lượng sản phẩm ngành i sẽ tiếp tục chế biến trong cácngành sản xuất, lượng sản phẩm này được gọi là sản phẩm trung gian Sản phẩmcuối cùng (Yi) là những sản phẩm được đưa ra khỏi sản xuất hàng năm được dùngđể bù đắp hao mòn, sử dụng cho tiêu dùng, tích luỹ và khối lượng chênh lệch xuấtnhập khẩu.

Khi xây dựng mô hình Vào - Ra người ta thường giả thiết rằng khối lượng sảnphẩm của ngành i tiêu dùng cho ngành j tỉ lệ thuận với khối lượng sản phẩm củangành j:

xij =aijXi (i,j=1, 2,… , n) (2)

Trong đó: aij là hao phí trực tiếp sản phẩm ngành i để sản xuất ra trong 1 đơn vịsản phẩm ngành j - được gọi là hệ số hao phí trực tiếp Hợp nhất phương trình (1)và (2) sẽ có:

Như vậy, để xác định cơ cấu ngành của nền kinh tế người ta thường dựa vào kếhoạch của sản phẩm cuối cùng của các ngành với hệ số hao phí trực tiếp phù hợpvới trình độ kĩ thuật của từng ngành.

2.1.2.Các yếu tố tác động đến cơ cấu ngành

Sự hình thành cơ cấu ngành thực chất là kết quả của việc phân phối các yếu tố đầuvào và cách thức tổ chức sản xuất Nói chung, trong mỗi ngành càng có nhiều vốn,nhiều lao động, kĩ thuật càng tiên tiến, tổ chức sản xuất càng khoa học thì năng lựcsản xuất càng tăng Do vậy, cơ cấu ngành cũng là mô hình phân bố các yếu tố sảnxuất các ngành Nó vừa là sự phân phối tài nguyên, lao động, vừa là sự phân phối

Trang 9

máy móc thiết bị, các yếu tố trung gian và kĩ thuật Trong mô hình trên, hệ số chiphí trực tiếp aij phản ánh hao phí sản phẩm cần thiết của ngành i để trực tiếp tạo ra 1sản phẩm ngành j Trong thời kì kế hoạch, hệ số này phụ thuộc công nghệ sản xuất,cho nên cũng được gọi là hệ số kĩ thuật Để xem yếu tố tác động của hệ số kĩ thuậtđối với cơ cấu ngành chúng ta giả định rằng cơ cấu các yếu tố đầu vào trung giankhông thay đổi Trong điều kiện đó, nếu tình hình kĩ thuật của các ngành côngnghiệp không thay đổi, hoặc thay đổi theo cùng một hướng, với cùng một tỉ lệ tốcđộ thì hệ số hiệu suất đầu ra của các yếu tố đầu vào giữa các ngành cũng không thayđổi, do đó, cơ cấu năng lực sản xuất đầu ra cũng không thay đổi, còn ở những ngànhkhác vẫn như cũ, hoặc tốc độ thay đổi kĩ thuật các ngành không giống nhau thì hệsố hiệu suất đầu ra của các ngành sẽ thay đổi làm cho năng lực sản xuất của cácngành cũng thay đổi Xét trong thời kì ngắn hạn, có thể có trường hợp thứ nhất,nhưng trong dài hạn thì chỉ có thể xảy ra trường hợp sau:

Như vậy tiến bộ kĩ thuật là yếu tố thúc đẩy hệ số kĩ thuật thay đổi và sự thay đổinày lại là yếu tố quyết định thay đổi cơ cấu ngành Thực tế cho thấy sự tác động củatiến bộ kĩ thuật đến cơ cấu ngành được thể hiện ở chỗ: Tiến bộ kỹ thuật thúc đẩyngành mới ra đời Tiến bộ kỹ thuật làm nâng cao năng suất lao động, tác động đếncơ cấu lao động và tiến bộ kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của sản phẩm,thúc đậy viêc hợp lý cơ cấu ngành Trong trường hợp hệ số kỹ thuật của ngànhkhông thay đổi, nếu thay đổi cơ cấu tài sản cố định và tỷ lệ các yếu tố trung gianđầu vào thì năng lực sản xuất của ngành cũng thay đổi Vì trong trường hợp trình độkỹ thuật không thay đổi, nếu năng lực sản xuất của tài sản cố định gia tăng và theođó gia tăng các sản phẩm trung gian thì các ngành này cũng sẽ tăng sản phẩm đầura Sự thay đổi cơ cấu tài sản cố định và các yếu tố trung gian đầu vào chính là kếtquả của sự thay đổi cơ cấu đầu tư Cơ cấu đầu tư là tỷ lệ phân phối vốn đầu tư vàocác ngành khác nhau Do đó, có thể nói cơ cấu đầu tư là yếu tố quyết định đối vớicơ cấu ngành.

2.2.Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế lại có thể xét thấy trên nhiều góc độ Với việc xem xét cácyếu tố đầu vào là cơ cấu lao động, cơ cấu kỹ thuật Thông thường cơ cấu đầu ra tính

Trang 10

này mang tính quy luật, đó là khi thu nhập đầu người tăng lên thì tỷ trọng nôngnghiệp trong tổng sản phẩm sẽ giảm xuống, còn tỷ trọng của công ngiệp và dịch vụsẽ tăng lên Khi đạt dến trình độ nhất định, tỷ trọng của dịch vụ sẽ tăng nhanh hơntỷ trọng của công nghiệp

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành đã được 2 nhà kinh tế học là E Engel và A.Fisher nghiên cứu khi đề cập đến sụ thay đổi về nhu cầu chỉ tiêu và sự thay đổi cơcấu lao động Ngay từ cuối thế kỷ 19, E Engel đã nhận thấy rằng, khi thu nhập củacác gia đình tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho lương thực, thực phẩm giảm đi nên tất yếusẽ dẫn đến tỷ trọng nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhậptăng lên Quy luật E Engel được nghiên cứu cho sự tiêu dùng lương thực, thựcphẩm, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu tiêu dùng chocác loại sản phẩm khác Các nhà kinh tế gọi lương thực, thực phẩm là sản phẩmthiết yếu, hàng công nghiệp là sản phẩm tiêu dùng lâu bền và việc cung cấp dịch làhàng tiêu dùng cao cấp Thực tế phát triển các nước đã chỉ ra xu hướng chung là khithu nhập tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho hàng tiêu dùng lâu bền tăng phù hợp với tốcđộ tăng thu nhập, còn chi tiêu cho hàng tiêu dùng cao cấp có tốc độ tăng nhanh hơn Cùng với quy luật tiêu thụ sản phẩm E Engel, quy luật tăng năng suất lao độngcủa A.Fisher cũng làm rõ xu hướng chuyển dịch cơ cấu nhành kinh tế qua việc phânbố lao động Trong quá trình phát triển, việc tăng cường sử dụng máy móc và cácphương thức canh tác mới đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động Kết quả là,để đảm bảo lương thực, thực phẩm cho xã hội sẽ không cần đến lực lượng lao độngnhư cũ, có nghĩa là tỷ lệ lao động trong nông nghiệp sẽ giảm Ngược lại, tỷ lệ laođộng được thu hút vào công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng do tính co giãn vềnhu cầu sản phẩm của 2 khu vực và khả năng hạn chế hơn trong việc áp dụng tiếnbộ kỹ thuật để thay thế lao động, đặc biệt là hoạt động dịch vụ.

3 Nhiệm vụ của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Mặc dù xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành là mang tính quy luật, nhưng trongthực tế không có một mô hình chuyển dịch chung nào cho tất cả các nước Trongcông tác kế hoạch những vấn đề thường phải đặt ra như cần ưu tiên cho nôngnghiệp đến mức độ nào so với công nghiệp trong thời kì đầu phát triển, các mối liên

Trang 11

kết kinh tế được phát huy thế nào qua từng thời kì Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho kếhoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là:

Xác định các điều kiện, yếu tố và các quan điểm chi phối sự chuyển dịch cơ cấukinh tế Đây chính là cơ sở để đưa ra các hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nó baohàm các vấn đề về kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, các mối quan hệ kinh tếquốc tế và các nguồn lực của đất nước.

Xác định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cụ thể hoá bằng các quan hệ tỉ lệgiữa các ngành sao cho đảm bảo phù hợp với xu thế biến đổi chung và phản ánhđược dặng trưng của nền kinh tế trong những điều kiện cụ thể.

Xác định hướng huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào dặc biệt là cơ cấu vốnđầu tư và cơ cấu lao động nhằm đảm bảo dựôc cơ cấu đầu ra theo hướng đâ xácđịnh.

Đề xuất các chính sách, biện pháp kinh tế - xã hội cần thiết để hướng dẫn sựhoạt động của nền kinh tế sao cho đáp ứng được yêu cầucủa sự chuyển dịch cơ cấungành kinh tế.

4 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

5 Các yếu tố cơ bản tác động đêb\ns chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 5.1 Công nghệ

5.2 Cơ cấu đầu tư

5.3 Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

5.4 Đường lối, chính sách phát triển của nhà nước 5.5 Lao động

Trang 12

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂNDỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ 2001 - 2005I Các chỉ tiêu kế hoạch đề ra về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Namthời kỳ 2001 2005

1 Mục tiêu chung

Đại hội đảng lần thứ X đã đặt ra mức phấn đấu cao trong kế hoạch 5 năm2001 – 2005 là: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đờisống nhân dân Chuyển dịch mnạh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinhtế Mở rộng kinh tế đối ngoại Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoahọc và công nghệ, phát huy nhân tố con người Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói,giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệvững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia”.

2 Các chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu ngành trong tổng thể nền kinh tế

Nhịp độ tăng trưởng GDP trong nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,0 - 4,3%, côngnghiệp và xây dựng tăng 10,4 - 10,8%, dịch vụ tăng 6,2 – 6,8% Giá trị sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,8%/năm; giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng13%/năm; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 7,5%/năm.

Đến năm 2005 tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP khoảng 20 – 21%; tỷtrọng công nghiệp và xây dựng khoảng 38 – 39%; tỷ trọng các ngành dịch vụkhoảng 41 – 42%.

II Tình hình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam thời kỳ2001 – 2005

1 Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn trong thời kỳ 2001 – 2005 1.1 Thuận lợi

Bước vào thời kỳ 2001 - 2005 tình hình thé giới và trong nước có một số thuậnlợi như môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam từng bướcđược cải thiện; những đổi mới về quan điểm và tư duy phát triển kinh tế thị trườngtạo nền tảng cho sự ra đời của các cơ chế chính sách thông thoáng, huy động thêm

Trang 13

nhiều nguồn lực cho phat triển kinh tế; nhiều cơ chế chính sách đang đi vào cuộcsốngm phát huy tình tích cực đã và đang tạo môi trường và động lực phát triển chocác ngành, các thành phần kinh tế; việc mở rộng quan hệ quốc tế với các nước sẽtạo cơ hội mở rộng thị trưởng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, góp phần thúcđẩy đầu tư

Nguy cơ tiềm ẩn tái phát một số dịch bệnh mang tính toàn cầu còn rất lớn nhưdịch bệnh SARS, dịch cúm gia cầm và có thể ảnh hưởng xấu đến kinh tế ViệtNam.

Tình hình giá cả một số mặt hàng trên thế giới biến động có thể gây khó khăncho Việt Nam trong hoạt động xuất, nhập khẩu.

Vấn đề thiếu hụt năng lượng và nguyên liệu sẽ tác động mạnh đến kinh tế thếgiới và kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đó tình hìh trong nước vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đó lànền sản xuất của ta còn lạc hậu, năng suất chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranhcủa sản phẩm còn thấp; cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưachuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh nhạy của nhu cầu thị trường trongnước và quốc tế.

Các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế còn hạn chế và chưa được khai thac triệtđể, nhất là khu vực dân cư Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu củanền sản xuất hiện đại Chi phí sản xuất một số lĩnh vực còn cao so với các nước trênthế giới và khu vực đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế ViệtNam như: điện, giao thông vận tải, tình trạng bao cấp có xu hướng quay trở lại.

Trang 14

Cơ sở hạ tầng tuy bước đầu đã được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn chua tươngxứng với yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế; tăng trưởng kinh tế chưa ổnđịnh; khả năng thích ứng với các biến động còn yếu kém.

Tiến trình cải cách hành chính còn chậm, nhiều cơ chế, nhiều chính sách chưađồng bộ, thủ tục hành chính còn phiền hà; nạn tham nhũng, tệ quan liêu, suy thoáivề tư tưởng chính trị, đạo đức, lôi sống của một bộ phận cán bộ công chức; chấtlượng đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu của công cuộc đổi mới đang là sựcản trở lớn đối với sự nghiệp phát triển của đất nước

Quá tình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực đem lại nhiều cơhội nhưng cũng là một thách thức lớn đối với nền sản xuất, áp lực cạnh tranh củasản phẩm sẽ ngày cang quyết liệt ngay trên thị trường nội địa.

Những biến động phức tạp của thời tiết và khí hậu cũng gây hiều ảnh hưởng đếnsản xuất và đời sống nhân dân các vùng, nhất là những hộ nghèo nước ta Thiên taihạn hán, lũ lụt xảy ra ở nhiều vùng trên cả nước, gây thiệt hại lớn trong sản xuất vàsinh hoạt của các tầng lớp dân cư Đời sống nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùngthường bị thiên tai còn nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội chưa giảm nhiều; trật tự, anninh ở một số vùng còn nhiều diễn biến phức tạp.

2 Tình hình thực hiện

2.1 Kết quả thực hiện chung của từng ngành

Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 23,2% năm 2001 xuống khoảng20,5% năm 2005 Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 38,1% năm 2001 lênkhoảng 41% năm 2005 Tỷ trọng các ngành dịch vụ khoảng 38,5% trong giai đoạn2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng còn thấp, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tănglên, tạo ra sụ thay đổi đáng kể cơ cấu kinh tế Bước đầu đã hình thành 1 số ngành,lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển như: công nghiệp dầukhí, luyện thép, xin măng, cơ khí đóng tàu,lắp ráp ôtô xe máy

Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã có bưôc tiến đáng kể theo hướng côngnghiệp hoá, từng bước hiện đại hoá, phát huy lợi thế của từng ngành, từng sảnphẩm, gắn sản xuất với thị trường trong nước và quốc tế Cơ cấu sản xuất và cơ cấusản phẩm công nghiệp đã được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng côngnghiệp chế biến trong giá trị tăng thêm.Nghành công nghiệp chế biến đã bước đầu

Trang 15

khai thác được các lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước để nâng caogiá trị sản phẩm xuất khẩu

Các ngành dịch vụ truyền thống như thương nghiệp, vận tải, bưu chính viễnthông, khách sạn, nhà hàng phát triển khá Đặc biệt 1 số ngành có tỷ lệ chi phí trunggian thấp như ngân hàng, bảo hiểm đã phát triển khá nhanh góp phần làm cho giátrị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng cao và làm cho cơ cấu các lĩnh vực dịch vụtrong giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉtrọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao.

2.2 Về tốc độ tăng trưởng của các ngành

a Khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuấttoàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân trong 5 năm khoảng 5,4%, vượtmục tiêu kế hoạch đề ra là 4,8%, trong đó nông nghiệp tăng 4,0%; lâm nghiệp tăng1,3%; ngư nghiệp tăng 10,7% Giá trị tăng thêm của ngành nông,lâm, nghiệp tăngbình quân là 3,6%( mục tiêu đề ra là 4,0 – 4,3%)

Ngành trồng trọt đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, gắn với thịtrường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm Diện tích gieo trồng lương thựctuy giảm khoảng 220 nghìn ha do chuyển đổi cơ cấu, nhưng do năng suát, chấtlượng đều tăng, nên an ninh lương thực quốc gia, khối lượng và kim ngạch xuấtkhẩu vẫn được đảm bảo, sản lượng lương thực tăng bình quân hằng năm 1,1 triệutấn; dự kiến năm 2005 đạt 39,9 triệu tấn Các loại cây công nghiệp có lợi thế xuấtkhẩu như cao su, điều, hồ tiêu đều phát triển Ngành chăn nuôi phát triển mạnh,tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 6,4% năm, chăn nuôi trang trại theo hướngcông nghiệp phát triển.

Ngành lâm nghiệp tiếp tục chú trọng vào bảo vệ và trồng rừng; từng bước chuyểnhướng từ lâm nghiệp do náh nước quản lí là chính sang phát triển lâm nghiệp với sựtahm gia của nhiều thành phần kinh tế Độ che phủ rừng tăng từ 33,7% năm 2000lên khoảng 38% năm 2005, mục tiêu kế hoạch đề ra là 38- 39%

Ngành thuỷ sản phát triển nhanh, nhất là nuôi trồng, Sản lượng thuỷ sản năm 2005ước đạt 3,3 triệu tấn, tăng 1,5 lần so với năm 2000, trong đó nuôi trồng thuỷ sản ướcđạt 1,36 triệu tấn ; khai thác hải sản ước đạt 1.94 triệu tấn Tỷ trọng giá trị sản xuất

Trang 16

trong toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 15,6% năm 2000 lên khoảng 21,1%năm 2005.

b Sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao nhất và ổnđịnh gIá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,7%/năm, cao hơn 2,6% so vớimục tiêu đề ra và cao hơn 1,6% so với 5 năm trước( giá trị sản xuất công nghiệp 5năm 1996- 2000 tăng 13,9%, trong đó kinh tế nhà nước 9,8%; khu vực ngoài quốcdoanh là 11,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 11,7%; khu vực có vốn đầu tưnước ngoài là 22,4%), đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng chung của nền kinhtế, trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 12,1% so với mục tiêu là 9,5%; khu vựcngoài quốc doanh tăng 21,8%; còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,3%.Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng bình quân 10,3%/năm Năng lực sảnxuất của nhiều ngành, nhiều sản phẩm tăng lên đáng kể, 1 số đã cạnh tranh được vớithị trường trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu thiết yếu cơ bản của nền kinh tế vàđóng góp lớn cho xuất khẩu Một số sản phẩm đã hoàn thành mục tieu trước thờihạn Một số ngành công nghiệp mới đã được hình thành và phát triển như: đóngtàu, chế tạo thiết bị đồng bộ, sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy, chế biến đồ gỗ Tỷ lệ sửdụng nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị chế tạo trong nước ngày càng tăng Cơ cấusản phẩm và công nghệ chuyển dịch theo hướng tiến bộ, gắn sản xuât với thị trưòng.Quá trình nghiên cứu , thiết kế mới sản phẩm ngày càng được chú trọng và có xuhướng phát triển Tỷ lệ công nghiệp chế tác, công nghiệp cơ khí chế tạo và tỉ lệ nộiđịa hoá sản phẩm công nghiệp tăng lên.

c.Các ngành dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực, thoe hướng đáp ứng tốt hơncác nhu cầu về sản xuất , kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư, Đã bắt đầu quátrình bình đẳng giá dịch vụ giữa nguời nước ngoài và trong nước Giá trị sản xuấtcủa các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm khoảng 7,6%, đạt mục tiêu kếhoạch đề ra Giá trị tăng thêm của ngnàh dịch vụ tăng bình quân 7,0% so với mụctiêu kế hoạch là 6,2- 6,8% Đây là khu vực kinh tế duy nhất có tăng trưởng đạt vàvượt mức kế hoạch Tình hình 1 số lĩnh vực cụ thể như sau:

Ngành thương mại hoạt động sôi nổi, khối lượng hàng hoá lưu thông tăng liêntục với tốc độ cao Mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng được nhu cầucơ bản của sản xuất, tiêu dùng trong nước, đmr bảo dự trữ và dành khối lượng lớn

Trang 17

cho xuất khẩu Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ bình quân 5 năm tăng khoảng14,8% vượt mcụ tiêu kế hoạch là 11- 12%.

Ngành du lịch có bước phát triển khá nhanh Lượng khách du lịch quốc tế đếnViệt Nam tăng từ 2,1 triệu lượt khách năm 2000 lên 3,2 triệu lượt năm 2005, đạtmục tiêu đề ra Du lịch nội địa cũng được chú trọng phát triển Lượng khách du lịchnội địa đã tăng từ 11,2 triệu lượt năm 2000 lên 15,5 triệu lượt năm 2005 Thị trườngdu lịch được mở rộng Các loại hình du lịch phát triển đa dạng với các sản phẩm dulịch phong phú và hấp dẫn hơn để khai thác tiềm năng du lịch Thu nhập từ du lịchtăng mạnh, góp phần tạo thêm nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơcấu kinh tế Cơ sở hạ tầng du lịch được cải thiện , môi truờng pháp lí cho hoạt độngdu lịch từng bước được hoàn thiện, liên kết du lịch, vận tải và các ngành được tăngcường, tạo tiền đề cho phát triển du lịch giai đoạn 2006- 2010.

Du lịch vận tải hành khách và hàng hoá tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng đượccác nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân với nhièu loại phương tiệnđa dạng và phương thức thuận tiện Cơ sở vật chất và chất lượng dich vụ vận tảităng lên đáng kể Khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng bình quân khoảng 9,2%;khối lượng luân chuyển hành khách tăng 9,8% Khối lượng hành hoá thông quacảng biẻn tăng bình quân 9,8%

Dịch vụ bưu chính - viễn thông phát triển nhanh; mạng lưới viễn thông tiếp tụcđược hiện đại hoá Tỏng 5 năm 2001- 2005, phát triển mới trên 10,9 triệu máy điệnthoại Dự kiến đến cuối năm 2005, mật độ điện thoại đạt 17,1 máy/100 dân so vớimục tiêu là 7-8 máy/100 dân; phổ cập dịch vụ điện thoại đến 100% số xã trong cảnước, đạt mục tiêu kế hoạch; dịch vụ internet được mở rộng Doanh thu toàn ngànhtăng bình quân 17,7%

Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn pháp luật, dịch vụtrí tuệ và tin học, dịhc vụ kĩ thuật, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao đềucó bước phát triển khá và tién bộ Đến nay đã hình thành được thị trường các dịchvụ bảo hiểm với sự tham gia của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

2.3 Sự thay đổi tỷ trọng các ngành trong GDP

Sự thay đổi tỷ trọng các ngành trong GDP được thể hiện qua bảng số liệu của 5 năm

Trang 18

STT Chỉ Tiêu Đơnvịtính

MụctiêuĐại hộiIX

TH2002 TH2003

sản xuất

-Nông,lâm, ngưnghiệp

% 20 - 21 23,2 23,0 22,5 21,8 20,5

-Công nghiệp,xâydựng

% 38 - 39 38,1 38,5 39,5 40,1 41,0

Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu tư

3 Đánh giá kết quả thực hiện 3.1 Những thành tựu đạt được

Trong 5 năm qua, đã có sự chuyển dịch đáng kể tỷ trọng của các ngành kinh tếtrong GDP theo chiều hướng tích cực và hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởngkinh tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP liên tục giảm, từ 24,5% năm 2000 xuống còn20,5% năm 2004 và ước 19% năm 2005 Tỷ trọng công nghiệp liên tục tăng từ36,7% năm 2000 lên 41,2% năm 2004 và khoảng 42% năm 2005 Tỷ trọng cácngành dịch vụ trong GDP duy trì ở mức khoảng 39%, giảm so với năm 1995 do tốcđộ tăng trưởng thấp hơn tăng trưởng kinh tế.

Cơ cấu kinh tế công nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trungvào nâng cao chất lượng phát triển Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong giá trị giatăng toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã tăng từ 80,1% năm 2000 giảm xuống còn75% năm 2005; tỷ trọng ngành thuỷ sản tăng từ 15,6% lên 21%; tỷ trọng ngành lâmnghiệp giảm từ 4,2% xuống còn 3,7% Trong nông nghiệp thuần, tỷ trọng ngànhchăn nuôi trong giá trị sản xuất đã tăng từ 16,5% năm 2000 lên 19,3% năm 2003

Trang 19

Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã có bước tiến đáng kể theo hướng công nghiệphoá, từng bước hiện đại hoá, phát huy lợi thế của từng ngành, từng sản phẩm, gắnsản xuất với thị trường trong nước và quốc tế Cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩmcông nghiệp đa x được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chếbiến trong giá trị gia tăng toàn ngành Ngành công nghiệp chế tác đã bắt đầu khaithác được các lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước để nâng cao giá trịgia tăng của sản phẩm xuất khẩu.

Tỷ trọng công nghiẹp chế tác trong giá trị gia tăng toàn ngành đã tăng từ 80,7%năm 2000 lên 83,5% năm 2005; tỷ trọng các ngành công nghiệp khai thác tươngứng giảm từ 13,8% năm 2000 xuống còn 10,1%; tỷ trọng các ngành công nghiệpđiện, ga, nước giảm từ 6,5% xuống 6,4%; tỷ trọng ngnàh xây dựng ổn định khoảng14,6%

Cơ cấu các ngành dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đáp ứng tốthơn các nhu cầu ngay càng đa dạng về sản xuất, kinh donah và phục vụ đời sốngdân cư Các ngành dịch vụ truyền thống như thương nghiệp, vận tải, bưu chính-viễn thông, du lịch, khách sạn nhà hàng phát triển khá Đặc biệt một số ngành dịchvụ có tỉ lệ gia tăng trên giá trị sản xuất cao như ngân hàng, bảo hiểm đã phát triểnkhá nhanh, góp phần làm tăng giá trị gia tăng của toàn ngành dịch vụ, Cơ cấu cácngành dịch vụ trong giá trị gia tăng toàn khu vực dịch vụ đã có sự chuyển dịch theohướng tích cực.

Ta có bảng số liệu sau:

STT Cơ cấu ngành kinh tế (đến năm2005)

Đơn vịtính

Ước thựchiện

1 Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp % 20 – 21 20,52 Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng % 38 – 39 41 3 Tỷ trọng dịch vụ % 41 – 42 38,5

Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư

Qua đây chúng ta có thể rút ra được những diều làm được và chưa được trongviệc thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001- 2005 là: -Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp đã hoàn thành yêu cầu kế hoạch (đạt20,5% so với khoảng 20- 21% đề ra)

Trang 20

-Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đã vượt so với kế hoạch (đạt 41% sovới khoảng 38- 39% đề ra)

-Tỷ trọng dịch vụ chưa đạt mức kế hoạch (chỉ đạt 38,5% so với khoảng 42% dề ra)

3.2.Những hạn chế, yếu kém còn tồn tại

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành chưa thực sự diễn ra theo 1 quy hoạch,chiến lược tổng thể có tầm nhìn xa, một lộ trình hợp lí và đảm bảo thực hiện nghiêmtúc Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu trong 5 năm qua vẫn được định hướng bởi cácquy hoạch mang tính cục bộ của riêng các ngành và địa phương; vì thế quy hoạchtổng thể thường bị phá vỡ, hiệu quả đầu tư thấp, cơ cấu chuyển dịch chưa theo quyhoạch phát triển bền vững Việc chuyển dịch cơ cấu ngành chỉ chú trọng tăng tỷtrọng của công nghiêp va dịch vụ, chưa chú ý đến mục tiêu chuyển dịch cơ cấu theohướng hiẹn đại hoá, phát triển mạnh công nghệ và kĩ thuật tiên tiến trong tất cả cácngành, lĩnh vực; dẫn tới phát triển nhiều ngành công nghiệp có công nghệ lạc hậu,chi phí lớn, hiệu quả kinh tế thấp và dòi hỏi bảo hộ cao Trên mộy số mặt còn tưtưởng hướng nội, nhằm vào 1 số ngành được bảo hộ; điều này có nguy cơ giảm khảnăng cạnh tranh dài hạn của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp va nông thôn còn chậm và cónhiều lúng túng, mang nặng tính tự phát, chưa định hướng chiến lược rõ nét và thiếubền vững Chuyển dịch cơ cấu chỉ mới bắt đầu việc chuyển một số diện tích lúanăng suất và giá trị thấp sang nuôi trồng thuỷ sản Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưagắn bó chặt chẽ với công nghiệp chế biến vàg thị trường tiêu thụ; cơ cấu nông thôncòn nặng về nông nghiệp thuần ( chiếm tới 74%) Việc tieu thụ 1 số sản phẩm nôngnghiêp còn khó khăn.

Số ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại còn ít Trong côngnghiệp, tỷ trọng công nghiệp gia công, lắp ráp đang là chủ yếu; tốc độ đổi mới côngnghệ trong hầu hết các ngành công nghiêp còn chậm và đang ở mức trung bình làphổ biến ( tỉ lệ sử dụng công nghệ cao trong công nghiệp ở philippin chiếm 29%,Thái Lan 30,8%, Malaysia 51,1%, Singapo 73%, còn ở Việt Nam chỉ có 20%) Hệthống dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất vừa yếu, vừa thiếu và ke,s hiệu quả, nhất làthiếu hệ thống công nghiệp phụ trợ Tỷ trọng dịch vụ trong GDP vẫn chậm được cải

Trang 21

thiện; cơ cấu nội bộ các ngành trong khu vực dịch vụ thay đổi; đặc biệt, các ngnàhdịch vụ có giá trị gia tăng cao phát triển chậm , chưa tương xứng với tiềm năng vàyêu cầu; nhiều loịa dịch vụ chất lượng cao còn thiếu ; đây là những yếu điểm lớnlàm cho khu vực dịh vụ không phát huy được những tiềm năng to lớn của ngànhvào phát triển đất nước.

4 Nguyên nhân của những thành tựu và yếu kém 4.1 Nguyên nhân của những thành tựu đạt được

Thứ nhất chúng ta đã thực hiên đưông lối đỏi mới kinh tế, thực hiện nhấtquán chủ truơng đổi mới kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chếthị trường, bước đầu hoàn thiện và đồng bộ các cơ chế chính sách quản lý kinh tế -xã hội; nhiều chủ trương về kích cầu đầu tư và tiêu dùng; chính sách về huy độngnội lực và thu hút nguồn vốn nước ngoài; chính sách về phát triển nông nghiệp vàphát triển nông thôn; chính sách về thị trường trong nước và xuất khẩu; các chínhsách về phát triển lĩnh vực xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đã pháthuy tác dụng lớn trong thực tiễn, phát huy tác dụng tích cực đối với quá trình pháttriển đất nước.

Thứ hai, sự phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; sự năng động, sángtạo và quyết tâm rất lớn của các ngành, các cấp phấn đấu hoàn thành thắng lợinhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2001-2005, nhất là các doanh nghiệp đã từng bước trưởngthành trong cơ chế thị trường và tổ chức sản xuất phù hợp và có hiệu quả.

Đó là kết quả của việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần IXthực hiện các Nghị quyết hội nghị TW Đồng thời Chính phủ đã có sự chỉ đạo điềuhành kiên quyết và kịp thời tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi nhất như thu hútnguồn vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư, thực thi luật doanhnghiệp, phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, khắc phục hậu quả hạn hán, thiêntai và giải quyết vấn đề bức xúc về xã hội, nhờ thực hiện các cơ chế chính sách cóhiệu quả nên môi trường sản xuất kinh đã từng bước đạt được hoàn thiện; quá trìnhhội nhập kinh tế được đẩy nhanh

Ba là, kết quả đầu tư của nhiều năm qua, cùng với sự huy động ngày càng caomọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đặc biệt là nội lực vào công cuộc phát triển

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w