ngành kinh tế thời kỳ 2006 - 2010
1. Quan điểm
1.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành gắn liền với tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước. đất nước.
Các mốc quan trọng cho việc mở rộng cửa kinh tế và tự do hoá thương mại ở Việt Nam và bước chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là vào năm 2006, 2010 và 2020. Các mốc này phù hợp với kế hoạch 5 năm đầu thế kỷ 21, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và mục tiêu đưa đất nước cơ bản trở thành công nghiệp hoá vào năm 2020.
1.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải dựa trên hiệu quả và lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc dân toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Để diều chỉnh ngành kinh tế phù hợp với xu thế hội nhập sẽ có những ngành, những doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. Ngược lại cũng có những ngành những doanh nghiệp phải thu hẹp hoặc chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Trong mọi trương hợp cần đặt lợi ích của tổng thể nền kinh tế lên trên lợi ích của từng ngành, từng địa phườn khi đưa ra những quyết định. Nhà nước cần giữ vai trò là người điều hoà các nguồn lợi có trong quá trình hội nhập để có những hỗ trợ cần thiết cho các ngành, các doanh nghiệp phải cần thiết điều chỉnh cơ cấu.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, trước mắt có ngành cần bảo hộ. Nhưng việc bảo hộ phải đảm bảo nguyên tắc. Bảo hộ có thời hạn, có điều kiện, có định hướng; cần yêu cầu các ngành hàng, các doanh nghiệp được bảo hộ phải có những chương trình, biện pháp cụ thể để từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh và có thể đứng vững trên thị trường khi chấm dứt bảo hộ.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hòi phải tiến hành từng bước với sự nỗ lực đồng bộ của các ngành, các cấp và cả người lao động trong việc huy động sức người, sức của vào tổ chức thực hiện. Trước mắt cần khẩn trương triển khai đưa vào nội dung của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch 5 năm và hàng năm. Hội nhập kinh tế và chuyển dịch cơ cấu cần được tiến hành theo các chương trình kế hoạch với các bước đi vững chắc.
1.3 Chuyển dịch cơ cấu ngành cần kết hợp với cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng – lãnh thổ vùng – lãnh thổ
Cơ cấu ngành kết hợp với cơ cấu thành phần thể hiện ở việc sử dụng các chính sách, biện pháp động viên sự phát triển của các thành phần kinh tế để thu hút tối đa và sử dụng có hiều quả các nguồn lực của đất nước. Cơ cấu ngành gắn với cơ cấu vùng – lãnh thổ thông qua việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm công nghiệp, vừa tạo động lực cho phát triển kinh tế, vừa tạo điều kiện để đô thị hoá nông thôn; cần chú ý phát triển công nghiệp trung ương với phát triển công nghiệp địa phương và công nghiệp nông thôn theo hướng phát huy thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương, thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động tại chỗ.
2. Nội dung
2.1 Mục tiêu chung
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thu nhập thấp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ cải thiện một bước đáng kể trình độ công nghệ trong nền kinh tế quốc dân. Nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục và đào tạo và nguồn năng lực. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác có hiều quả các quan hệ kinh tế đối ngoại. Phát triển văn hoá, xã hội đông bộ với tăng trưởng kinh tế. Không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, tiếp tục thực hiện xoá đối giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, giảm rõ rệt các tệ nạn xã hội. Phát triển và hoàn thiện từng bước kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trậ tự an toàn xã hội, bào vệ vững chắc độc lập chủ quyến, toàn vẹn lãnh thổ và an nnh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
2.2 Các chỉ tiêu kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2006 – 2010
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cao hơn kế hoạch 5 năm trước và có chuẩn bị cho 5 năm tiếp theo. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng cộng nghệ trong sản phẩm.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 5 năm 2006 – 2010 đạt 7,5 – 8% trong đó nông, lâm, ngư ngiệp tăng 3 – 3,2%, công nghiệp và xây dựng tăng 10 – 10,2%, dịch vụ tăng 7,7 – 8,2%.
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010 dự kiến: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản khoảng 15 – 16%; công nghiệp và xây dựng khoảng 42 – 43%; dịch vụ khoảng 41 – 42%.