1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khả năng ứng dụng ở Việt Nam. Phân tích hệ thống các chính sách tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.doc

24 2,2K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 182,5 KB

Nội dung

Các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khả năng ứng dụng ở Việt Nam. Phân tích hệ thống các chính sách tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thứclớn Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầuhết các lĩnh vực vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng cường sức ép cạnh tranh và tínhtùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế Trong bối cảnh đó, Đảng và nhà nước tađã khẳng định cần phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinhthần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và khu vực, bảo vệlợi ích dân tộc và an ninh quốc gia Đồng hành với việc hội nhập kinh tế thì việcxây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý cũng là một trong những vấn đề hết sức quantrọng.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cơ cấu kinh tế nước ta đã có sựchuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh và chiếm tỷtrọng lớn Những chuyển biến đó đã góp phần tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởngnhanh và ổn định.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển dịch kinh tế đối với sự phát

triển của quốc gia, em đã chọn đề tài “Các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinhtế Khả năng ứng dụng ở Việt Nam Phân tích hệ thống các chính sách tácđộng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam”

Trong giới hạn bài viết này nhóm em đi vào nghiên cứu xu hướng chuyểndịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay cũng như những giải pháp chuyển dịchcơ cấu kinh tế theo hướng tích cực thời gian tới.

Trang 2

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤUKINH TẾ

1.1 Cơ cấu kinh tế

1.1.1 Khái niệm và phân loại:

Cơ cấu kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế quốcdân, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chấtlượng giữa các ngành với nhau Các mối quan hệ này được hình thành trongnhững điều kiện kinh tế xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vàonhững mục tiêu cụ thể Theo quan điểm này, cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinhtế, là nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội.

Cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mởrộng, đáp ứng các điều kiện: phù hợp với các điều kiện khách quan, phản ánhđược khả năng khai thác sử dụng nguồn lực kinh tế trong nước và đáp ứng đượcyêu cầu hội nhập với quốc tế và khu vực, nhằm tạo ra sự cân đối, phát triển bềnvững Đồng thời cơ cấu kinh tế hợp lý là phải phù hợp với xu thế kinh tế, chính trịcủa khu vực và thế giới.

Khi phân tích cơ cấu kinh tế, ta xét trên hai phương diện:

- Phương diện thứ nhất, về mặt vật chất kỹ thuật, cơ cấu kinh tế bao gồm: * Cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế phản ánh số lượng, vị trí, tỷtrọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế.

* Cơ cấu theo quy mô, trình độ kỹ thuật, công nghệ của các loại hình tổchức sản xuất phản ánh chất lượng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nềnkinh tế.

* Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ, phản ánh khả năng kết hợp, khai tháctài nguyên, tiềm lực kinh tế- xã hội của các vùng phục vụ cho mục tiêu phát triểnnền kinh tế quốc dân thống nhất.

Trang 3

- Phương diện thứ hai, xét cơ cấu kinh tế theo các mặt kinh tế xã hội, baogồm:

* Cơ cấu theo các thành phần kinh tế, phản ánh khả năng khai thác năng lựctổ chức sản xuất kinh doanh của mọi thành viên xã hội.

* Cơ cấu kinh tế theo trình độ phát triển của quan hệ hàng hóa tiền tệ Nóphản ánh khả năng giải quyết mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các ngành,lĩnh vực và các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân thống nhất.

1.1.2 Tính chất.

- Tính chất khách quan: nền kinh tế có sự phân công lao động, có các

ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế và sự phát triển của lực lượng sản xuất nhất địnhsẽ hình thành một cơ cấu kinh tế với tỉ lệ cân đối tương ứng với các bộ phận, tỉ lệđó được thay đổi thường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quancủa nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng nhu cầu đó Cơ cấu kinh tế là biểu hiệntóm tắt, cô đọng nội dung chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của từng giai đoạnphát triển nhất định Nhưng không vì thế mà áp đặt chủ quan, tự đặt cho cácngành những tỷ lệ và vị trí trái ngược với yêu cầu và xu thế phát triển của xã hội.Mọi sự áp đặt chủ quan, nóng vội nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế theo ý muốn,thường dẫn tới tai họa không nhỏ, bởi sai lầm về cơ cấu kinh tế là sai lầm chiếnlược, khó khắc phục, hậu quả lâu dài.

- Tính chất lịch sử xã hội: Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với

sự thay đổi không ngừng của lực lượng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và đặc điểmchính trị, xã hội của từng thời kỳ Cơ cấu kinh tế được hình thành khi quan hệngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế được xác lập một cách cân đối và sự phân cônglao động diễn ra một cách hợp lý.

Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng phổ biến củamọi quốc gia Song mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tựnhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia

Trang 4

lại có sự khác nhau Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan hệ sản xuất, bởi cácđặc trưng văn hóa xã hội, bởi các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc Các nước cóhình thái kinh tế- xã hội giống nhau, song có sự khác nhau trong hình thành cơcấu kinh tế, vì điều kiện kinh tế, xã hội và quan điểm chiến lược mỗi nước khácnhau.

1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.2.1 Khái niệm và phân loại:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộphận cấu thành nền kinh tế Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự pháttriển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng Xu hướng chuyểndịch cơ cấu kinh tế thể hiện mặt chất kinh tế trong quá trình phát triển.

Căn cứ vào các loại hình cơ cấu kinh tế, ta có thể phân ra các hình thứcchuyển dịch như sau:

* Chuyển dịch cơ cấu ngành: là quá trình phát triển của các ngành kinh tế,

dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành kinh tế và làm thay đổi mốiquan hệ tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó Quá trình thay đổicơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn,phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển.

Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành,tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất của mốiquan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trêncơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạchậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hòan thiện và bổ sungcơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ mới hiện đại và phù hợp hơn.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phản ánh mặt chất về kinh tế của quátrình phát triển Đây là một quá trình diễn ra liên tục,gắn liền với quá trình công

Trang 5

nước đang phát triển Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành với sự pháttriển chung của nền kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng vì gắn với nó là cả mộtđộng thái về phân bố các nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia trong những thờiđiểm nhất định vào những hoạt động sản xuất riêng.

Chuyển dịch cơ cấu ngành là một quá trình mang tính khách quan, dưới sựtác động của các yếu tố phát triển: lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội,thị trường, quan hệ cung- cầu hàng hóa.

* Chuyển dịch cơ cấu vùng:

Là quá trình phát triển của các khu vực vùng lãnh thổ dẫn đến sự tăng trưởngkhác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ tương quan giữa chúng vàvới tổng thể nền kinh tế so với một thời điểm trước đó.

Chuyển dịch cơ cấu vùng, một mặt phụ thuộc vào các nhân tố địa lý- chínhtrị, tài nguyên thiên nhiên…mặt khác, còn phụ thuộc vào sự tác động chủ quancủa con người Tác động của chuyển dịch cơ cấu vùng hầu như là mặt tích cực, sựchênh lệch giàu nghèo giữa các vùng giảm đi nhanh chóng, nhất là ở những nướcđang phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật ở các vùng cải thiện đáng kể, dẫn đến cảithiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân Tuy nhiên quá trình này diễnra cần một thời gian dài, mới có thể khắc phục được đối với các vùng đặc biệt khókhăn, xa xôi, miền núi, phương tiện giao thông khó khăn.

* Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:

Là quá trình phát triển thành phần kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng kinh tếkhác nhau giữa các thành phần và làm thay đổi mối quan hệ tương quan giữachúng và với tổng thể nền kinh tế so với thời điểm trước đó.

Nếu sự chuyển dịch về cơ cấu thành phần kinh tế đi đúng hướng, sẽ hìnhthành nên một nền kinh tế nhiều thành phần sôi động, giải quyết việc làm, nângcao đời sống của nhân dân, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước Ngược lại, sẽ

Trang 6

dẫn đến sự yếu kém trong cạnh tranh, giảm sự hấp dẫn của các nhà đầu tư nướcngoài.

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

* Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội: Nhân tố thị trường

và nhu cầu xã hội là người đặt hàng cho tất cả các ngành, lĩnh vực, bộ phận trongtòan bộ nền kinh tế Nếu như xã hội không có nhu cầu nào thì tất nhiên sẽ khôngcó bất kỳ một quá trình sản xuất nào Cũng như vậy, không có thị trường tiêudùng thì không có kinh tế hàng hóa Thị trường và nhu cầu xã hội còn quy địnhchất lượng sản phẩm và dịch vụ, nên tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ pháttriển của các cơ sở kinh tế, đến xu hướng phát triển và phân công lao động xã hội,đến vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.

* Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất là động

lực phát triển của xã hội Nhu cầu xã hội là vô tận và mỗi ngày một cao Muốnđáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội thì trước hết phải phát triển lực lượng sản xuất.Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu lao động và con người có khả năng sử dụngtư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao đọng, tạo ra sản phẩm hàng hoá vàdịch vụ, đáp ứng nhu cầu xã hội Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ làm thayđổi quy mô sản xuất, thay đổi công nghê, thiết bị, hình thành các ngành nghề mới,biến đổi lao động giản đơn thành lao động phức tạp, từ ngành này sang ngànhkhác Sự phát triển đó phá vỡ cân đối cũ, hình thành một cơ cấu kinh tế với một vịtrí, tỉ trọng các ngành và lĩnh vực phù hợp hơn, thích ứng được yêu cầu phát triểncủa lực lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu xã hội Quá trình đó diễn ra một cáchkhách quan và từng bước tạo ra sự cân đối hợp lý hơn, có khả năn khai thácnguồn lực trong nước và nước ngoài Sự phát triển của lực lượng sản xuất ảnhhưởng trực tiếp đến sự hình thành cơ cấu kinh tế Lực lượng sản xuất phát triểnkhông ngừng, nên cơ cấu kinh tế luôn luôn thay đổi, song sự biến đổi của cơ cấukinh tế diễn ra chậm chạp, không mang tính đột biến như chính sách, cơ chế quảnlý.

Trang 7

* Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước trongmỗi giai đoạn nhất định: Cơ cấu kinh tế là biểu hiện tóm tắt những nội dung,

mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Mặc dù cơ cấu kinhtế mang tính chất khách quan và lịch sử xã hội, nhưng các tính chất đó cảu cơ cấukinh tế lại có sự tác động, chi phối của nhà nước Nhà nước tuy không trực tiếpsắp đặt các ngành nghề, quy định các tỉ lệ của cơ cấu kinh tế, nhưng vẫn có sự tácđộng gián tiếp bằng cách định hướng phát triển, để thực hiện mục tiêu đáp ứngnhu cầu xã hội Định hướng phát triển của nhà nước không chỉ nhằm khuyếnkhích mọi lực lượng sản xuất xã hội đạt mục tiêu đề ra, mà còn đưa ra các dự ánđể thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia, nếu không đạt được thì nhà nước phảitrực tiếp tổ chức sản xuất, đảm bảo sự cân đối giữa các sản phẩm, các ngành, lĩnhvực trong nền kinh tế Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội là địnhhướng chung cho mọi thành phần, mọi nhà doanh nghiệp trong cả nước, phấn đầuthực hiện dưới sự điều tiết của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp và các quyđịnh, thể chế chính sách của nhà nước Sự điều tiết của nhà nước gián tiếp dẫn dắtcác ngành, lĩnh vực và thành phâầ kinh tế phát triển, đảm bảo tính cân đối, đồngbộ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế.

* Cơ chế quản lý ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơcấu kinh tế: Mọi sự hoạt động của nền kinh tế đều có sự điều tiết của nhà nước,

song không phải nhà nước can thiệp trực tiếp vào qúa trình sản xuất kinh doanhcủa các đơn vị kinh tế Nhà nước điều hành thông qua hệ thống pháp luật và cácchính sách kinh tế Những sản phẩm nào, ngành nào cần khuyến khích thì nhànước giảm thuế, hoặc quy định thuế suất thấp để người sản xuất có lợi nhuận cao,còn đối với những ngành hàng cần hạn chế thì đánh thuế cao, người sản xuất thuđược ít lợi nhuận, tất nhiên họ sẽ hạn chế đầu tư phát triển Những ngành hànghoặc lĩnh vực không ai muốn đầu tư sản xuất, nhưng sản phẩm của nó lại rất cầncho xã hội thì nhà nước tự đầu tư, tự tổ chức sản xuất Nhà nước cũng có thểkhuyến khích lao động chuyển đến các nơi có tài nguyên, có nhu cầu lao độngthông qua các chính sách kinh tế, xã hội; ngược lại, muốn hạt chế di dân thì phải

Trang 8

đầu tư phát triển các thị xã, thị trấn, thị tứ để có điều kiện sinh hoạt vật chất vàtinh thần tương đương như các đô thị lớn Sự tác động của cơ chế quản lý sẽ thựchiện được cơ cấy sản xuất, cơ cấu dân cư, tạo ra sự cân đối lực lượng lao động vàthu nhập giữa các vùng và giảm bớt khoảng cách thành thị và nông thôn.

* Xu thế chính trị, xã hội trong khu vực và thế giới ảnh hưởng đến sựhình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sự biến động về chính trị, xã hội của

một nước hay một số nước, nhất là nước lớn, sẽ tác động mạnh đến các hoạt độngngoại thương, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ…của các nước kháctrên thế giới và khu vực Do đó, thị trường và nguồn lực nước ngoài cũng thayđổi, buộc các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển và chuyển dịch cơcấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế nước mình ổn định và phát triển.

* Xu thế toàn cầu hoá kinh tế, quốc tế hoá lực lượng sản xuất: Các thành

tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, sự bùng nổ thông tin, tạo điều kiệncho các nhà sản xuất-kinh doanh nắm bắt thông tin, hiểu thị trường và hiểu đối tácmà mình muốn hợp tác Từ đó giúp họ định hướng sản xuất, kinh doanh, thay đổicơ cấu sản xuất, kinh doanh phù hợp với xu thế hợp tác đan xen vào nhau, khaithác thế mạnh của nhau, cùng nhau phân chia lợi nhuận.

Trang 9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ỞNƯỚC TA

2.1 Những thành tựu đạt được:

Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngcông nghiệp hoá- hiện đại hóa chính là con đường tất yếu để Việt Nam nhanhchóng thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển để trở thành một quốc gia vănminh, hiện đại Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ởnước ta theo hướng này, chính là tăng nhanh tỷ trọng trong GDP của các ngànhcông nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại- dịch vụ (gọichung là thương mại), đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDPcủa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nôngnghiệp) Và điều tất yếu là đi cùng với quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế sẽdẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạihoá của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao độngxã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại Sau hơn 20 năm theođịnh hướng cơ bản trên, chúng ta đã đạt được những kết quả nổi bật sau đây:

* Về cơ cấu ngành kinh tế: cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của

GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực.

Bảng 2.1 Cơ cấu ngành kinh tế từ năm 1990- 2010:

Trang 10

Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu ngành kinh tế từ năm 1990 – 2010:

Biểu đồ cơ cấu ngành kinh tế từ năm 1990 - 2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo bảng số liệu 2.1 ta thấy, tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đãgiảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống 27,2% năm 1995; 24,5% năm 2000;20,9% năm 2005, và đến năm 2008 tuy tỷ trọng này tăng lên đến 22,1% nhưngmà sang đến 2009 thì chỉ còn 20,91%, còn đến năm 2010 thì tiếp tục giảm xuốngcòn 20,3% Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%;năm 1995 tăng lên 28,8%; năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đến năm 2010 là41,1% Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,6%;năm 1995: 44,0%; năm 2000: 38,7%; năm 2005: 38,1%; năm 2010 là 38,6%.Nhìn vào tỷ trọng đóng góp của các ngành trong GDP ta đã thấy được sự chuyểndịch mạnh mẽ trong cơ cấu ngành kinh tế, từ một nước chủ yếu phụ thuộc vàonông nghiệp giờ nước ta đã và đang trở thành một nước có nền kinh tế côngnghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xuhướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Số lao động trong các ngành công nghiệp

Trang 11

và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngàycàng giảm đi.

Bảng 2.2 Sự thay đổi cơ cấu ngành và cơ cấu lao động từ 1990- 2008(%)

* Về cơ cấu các thành phần kinh tế: Kinh tế tư nhân được phát triển không

hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luậtkhông cấm Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạothuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu,bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động vàsử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

* Về cơ cấu vùng kinh tế: Trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều

thành tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế Trên bình diệnquốc gia, đã hình thành 6 vùng kinh tế: vùng trung du miền núi phía Bắc, vùngđồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng TâyNguyên, vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long Trong đó, có 3

Trang 12

vùng kinh tế trọng điểm là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước Cácđịa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các khucông nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nôngnghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuấthàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng Điều nàytạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướngchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng vềxuất khẩu.

* Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng mở cửa, hội nhập kinh tế toàncầu Điều đó thể hiện ở chỗ, tỷ lệ xuất khẩu/GDP (XK/GDP) ngày càng tăng,

nghĩa là hệ số mở cửa ngày càng lớn, từ 34,7% năm 1992 lên 47% năm 2001, vàđến năm 2005 là trên 50% Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001 – 2005 đã đạt111 tỉ USD, tăng bình quân 17,5%/năm (kế hoạch là 16%/năm), khiến cho năm2005, bình quân kim ngạch xuất khẩu/người đã đạt 390 USD/năm, gấp đôi năm2000 Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt mức cao – 40 tỉ USD, tăng24% so với năm 2005; năm 2007 đạt gần 50 tỉ USD, tăng 21,5% so với năm

2006; năm 2008 tăng 29,5% so với năm 2007, đưa tỷ lệ XK/GDP đạt khoảng

70% Năm 2009, tỷ lệ này là 75,6% và đến năm 2010 là 85,9%.

Nhiều sản phẩm của Việt Nam như gạo, cao su, may mặc, giày dép, hải sản… đãcó sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới Các hoạt động kinh tế đối ngoạikhác như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức(ODA) cũng đều tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vốn FDI đã có bước phát triểntích cực, tăng mạnh từ năm 2004 đến nay Năm 2001, vốn FDI vào Việt Nam là3,2 tỉ USD; tiếp theo, năm 2002: 3,0 tỉ USD; 2003: 3,2 tỉ USD; 2004: 4,5 tỉ USD;2005: 6,8 tỉ USD; 2006: 10,2 tỉ USD; và năm 2007 vừa qua đã là năm thứ hainước ta liên tục nhận được các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạtcon số kỷ lục: 20,3 tỉ USD, tăng gấp đôi so với năm 2006, bằng tổng mức thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của cả giai đoạn 5 năm 2001-2005, chiếm

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w