TÍNH TẤT YẾU VÀ CHỦ CHƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC TỪ 1996 ĐẾN 20051.1 Phát triển giáo dục và đào tạo, mộ
Trang 1TÍNH TẤT YẾU VÀ CHỦ CHƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC TỪ 1996 ĐẾN 2005
1.1 Phát triển giáo dục và đào tạo, một đòi hỏi tất yếu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
1.1.1 Quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục và đào tạo
Theo nghĩa rộng: Giáo dục bao gồm cả việc dậy lẫn việc học cùng với hệthống sư phạm khác diễn ra ở trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhà trường cũngnhư trong gia đình và ngoài xã hội Đó là một quá trình toàn vẹn hình thành nhâncách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch thông qua các hoạt động
và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm chiếm lĩnhnhững tri thức kinh nghiệm xã hội của loài người
Theo nghĩa hẹp: Giáo dục được hiểu như là quá trình tác động đến thế hệ trẻ
về mặt đạo đức, tư tưởng và hành vi…nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động
cơ, tình cảm, thái độ và những thói quen hành vi cư sử đúng đắn trong xã hội
Như vậy, giáo dục trước hết là sự tác động của những nhân cách này đến nhữngnhân cách khác, tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục, cũng như tácđộng của những người được giáo dục với nhau Chính thông qua những loại hình hoạtđộng của người học, được thực hiện trong những mối quan hệ xã hội nhất định mànhân cách của người học được hình thành và phát triển
Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đólĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… một cách có hệ thốngnhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một phâncông lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì vàphát triển nền văn minh của loài người Về cơ bản đào tạo là giảng dạy và học tập
Trang 2trong nhà trường gắn với giáo dục đạo đức nhân cách Kết quả và trình độ đượcđào tạo (trình độ học vấn) của một người còn do việc tự đào tạo của người đó thểhiện ra ở việc tự học và tham gia các hoạt động xã hội, lao động sản xuất rồi tự rútkinh nghiệm của người đó quyết định Chỉ khi nào quá trình đào tạo biến thành quátrình tự đào tạo một cách tích cực tự giác thì việc đào tạo mới có hiệu quả cao Tùytheo tính chất chuẩn bị cho cuộc sống và cho lao động, người ta nhận biết đào tạochuyên môn và đào tạo nghề Hai loại này gắn bó và hỗ trợ cho nhau với những nộidung do đòi hỏi của sản xuất, của các quan hệ xã hội, của tình trạng khoa học, kỹthuật và văn hóa của đất nước.
Như vậy, khái niệm giáo dục nhiều khi bao hàm cả khái niệm đào tạo Đàotạo chỉ là một trong những chức năng quan trọng, trực tiếp của giáo dục
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn xác định: Cùng với khoahọc và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dântrí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Coi trọng cả ba mặt; mở rộng quy mô,nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục
xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọihoạt động
Chủ nghĩa Mác – Lênin luôn chỉ ra tư tưởng “phát triển con người toàn diện”
đã trở thành tư tưởng chỉ đạo công cuộc giáo dục ngày nay
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là một tác phẩm bất hủ trong di sản vănhóa nhân loại được công nhân và những người lao động, các thế hệ và giới nghiêncứu suốt 15 thập kỷ qua học tập, nghiên cứu, truyền bá, vận dụng Đó là cương lĩnhcủa những người cộng sản phân tích lịch sử của loài người theo quan điểm duy vậtbiện chứng, vạch rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là giai cấp cách mạngnhất, đại diện cho toàn bộ phong trào cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng tiềnphong nhằn mục tiêu giải phóng nhân loại, dân tộc và con người khỏi mọi áp bức
Trang 3bóc lột, tiến tới xây dựng xã hội thành “một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người"[ 14 628 ].
Tư tưởng lớn của chủ nghĩa Mác – Lênin đã trở thành tư tưởng của thời đại ngàynay, trở thành sức mạnh vật chất tạo nên những tiến bộ cực kỳ to lớn trên thế giới
và từng nước
Tư tưởng con người là trung tâm của cuộc sống gắm liền với tiến trình pháttriển văn hóa của loài người, đặc biệt nổi lên trong thời kỳ văn minh cổ đại, vănminh phục hưng… và tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin đã mở đầu cho thời đạimới, đặt ra “phát triển con người toàn diện”
Chủ nghĩa Mác – Lênin còn nhấn mạnh làm sao con người được phát triển tự
do, làm cho mỗi cá nhân người lao động có tính “độc lập và cá tính” làm cho mỗingười thành một đơn vị chủ thể của đội ngũ nhân lực, là nguồn vốn quyết định tạo
ra sản phẩm, chất lượng, hiệu quả, làm cho lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuấtđạt trình độ phát triển mới
Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga mở ra thời đại mới – quá độ lênchủ nghĩa xã hội Một trong những sản phẩm đặc biệt của cuộc cách mạng vĩ đạinày góp phần vào kho tàng văn hóa nhân loại là những tư tưởng, quan điểm vềgiáo dục và đào tạo Tại diễn đàn Đại hội giáo dục toàn Nga lần thứ nhất ngày28/3/1918, Lênin đã khẳng định vai trò to lớn của công tác giáo dục, coi đó là mộtđiều kiện đảm bảo thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng CNXH Lênin cho rằng:Người mù chữ là người đứng ngoài chính trị
Sau cách mạng tháng mười Nga việc xóa mù chữ được công bố là một trongnhững nhiệm vụ quốc gia quan trọng nhất Năm 1920, ủy ban xóa mù chữ đượcthành lập Trong vòng mười năm, 40 triệu người đã thoát nạn mù chữ, biến nướcNga thành một nước có học vấn và bắt đầu đi vào công tác phổ cập giáo dục Lênincoi giáo dục là một bộ phận trong kết cấu hạ tầng xã hội
Một tư tưởng giáo dục hết sức có ý nghĩa đối với thời kỳ CNH, HĐH là tư
Trang 4tưởng về giáo dục tổng hợp Cuối năm 1920, khi xem xét về “đề cương báo cáo vềgiáo dục” của Crúp xkaia, Lênin đã viết: Bất cứ trong hoàn cảnh nào chúng ta phảimau chóng từng bước chuyển sang giáo dục kỹ thuật tổng hợp… để mang lại chohọc sinh một kỹ thuật tầm nhìn tổng hợp và các tri thức cơ bản ban đầu của kỹthuật giáo dục tổng hợp…, cụ thể là có các bài giảng về điện, điện khí hóa, về nônghọc, hóa học kết hợp với thăm quan nhà máy, nhất là nhà máy điện, nông trường
…, bảo tàng kỹ thuật…Tư tưởng này thể hiện trong thực tế nguyên lý giáo dục kếthợp với lao động sản xuất do Mác tổng kết thời kỳ đầu cách mạng công nghiệp,Lênin và các nhà giáo dục Nga đưa lên thành nguyên tắc cơ bản của giáo dục, chỉđạo việc tổ chức nhà trường và tiến hành hoạt động giáo dục, giảng dạy Từ đó tất
cả các trường phổ thông đều mang tính chất: Giáo dục phổ thông , giáo dục lao
động và giáo dục kỹ thuật tổng hợp Khẩu hiệu nổi tiếng của Lênin: “ Học, học nữa, học mãi” đã trở thành phương châm của hàng triệu, hàng triệu các thế hệ.
Những tư tưởng giáo dục trên đây rất gầm gũi với chúng ta
Trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin, tiếp thu và vận dụng sáng tạo tinhhoa của dân tộc và thời đại, chủ tịch Hồ Chí Minh coi giáo dục và đào tạo có vaitrò rất to lớn đối với sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam.Trong đó tưtưởng Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến xây dựng và hoàn thiện con người thông quahoạt động giáo dục và tự giáo dục Người khẳng định: Giáo dục có vai trò chỉ đạotrong việc hình thành phát triển nhân cách của con người Đối với Người, nhân tốcon người, với những tinh hoa hiểu biết, năng lực, đạo đức là yếu tố then chốt, cótính quyết định đối với thành công của cách mạng, tiến bộ của xã hội, tiền đồ của
dân tộc và hạnh phúc của nhân dân Người nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” và “Muốn xây dựng chủ nghĩa
xã hội trước hết phải có những con người mới xã hội chủ nghĩa"[ 17, 310 ] Trước lúc đi xa Người còn dặn: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [19, 510] Tư tưởng này không những nói lên mong
Trang 5muốn tột bậc của Hồ Chí Minh mà còn phản ánh yêu cầu vừa cấp thiết vừa lâu dàicủa nước ta trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước Sự vận động và pháttriển của đất nước tất yếu đòi hỏi nền giáo dục phải đem lại chất lượng mới chotừng con người, cho cả dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giáo dục là đào tạo
ra những con người mới đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế – xã hội: Không cógiáo dục, không có cán bộ thì không có kinh tế văn hóa Trong đó việc đào tạo cán
bộ giáo dục là bước đầu Về mối quan hệ giữa giáo dục với cách mạng; giữa giáodục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước Hồ Chí Minh khẳngđịnh:
“ Muốn giữ vững nền độc lập,
Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,
Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” [15, 36 ] Muốn cho dân mạnh,
nước giàu thì dân trí phải cao, phải da dạng hóa các loại hình đào tạo, mở trườngvừa học vừa làm để tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ, chiến sĩ được đi học.Khi dân trí đã cao thì xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước Hồ ChíMinh đã chỉ cho chúng ta con đường thoát khỏi cảnh yếu hèn, đó là con đường
phát triển giáo dục Người nói: “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”[ 15, 36 ].
Người kêu gọi mọi người phải thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dântộc “thông thái”
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, giáo dục được coi là nền tảng,
là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội Nhận thức được tầm quan trọng
đó Hồ Chí Minh khẳng định: Giáo dục là mặt trận đặc biệt quan trọng trong côngcuộc xây dựng CNXH ở nước ta mà mỗi thầy giáo, cô giáo là một chiến sỹ cáchmạng trên mặt trận đó Người luôn tin tưởng và mong muốn các thế hệ học sinhluôn cố gắng học tập và rèn luyện tốt để mai sau trở thành những người có ích cho
Trang 6tổ quốc
Bác thường nhắc nhở các em học sinh nhiệm vụ chủ yếu của các cháu là học
tập, nhưng Bác yêu cầu: “ Học phải đi đôi với lao động” [13, 43] Bác phân tích rất sâu sắc ý nghĩa và tác dụng của lao động Bác nói: “Trước nói lao động là vẻ vang, nhưng các cháu hiểu: anh lao động tôi vẻ vang Nay hiểu mình lao động mình vẻ vang” [13, 43].
Người đặt ra: Học để làm gì? Và Người chỉ rõ: Học để sửa chữa tư tưởng;học để tu dưỡng đạo đức; học để tin tưởng; học để hành Mục đích của giáo dục làtruyền thụ kiến thức lý luận, áp dụng vào thực tiễn để làm việc Do vậy lý luậnkhông đưa vào thực tiễn cũng chỉ là lý thuyết xuông, Người khẳng định: Thựchành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến tới lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành
Trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụngvào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã gắn cuộc đấu tranh chống chínhsách “ngu dân” với cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân đế quốc.Trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo được Đảng ta tiếp tục phát triển và
khẳng định: “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” [4, 107] “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”[5,108] Tư tưởng xuyên xuốt của
Đảng ta trong công cuộc đổi mới là giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và côngnghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội; đầu tư cho giáodục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, đầu tư cơ bản quan trọng nhất cho sự pháttriển toàn diện Coi trọng giáo dục và đào tạo là yếu tố cơ bản, là khâu đột phá nhằmphát huy yếu tố con người, năng lực quý báu nhất và quyết định nhất đối với sựnghiệp CNH, HĐH; chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo chính là nhằm giữ gìn vàphát huy truyền thống; “Nhân – Trí – Dũng”, nhân lên giấp bội sức mạnh của cả dân
Trang 7tộc trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, xóa bỏ lạc hậu, nghèo nàn thực hiện dângiàu, nước mạnh… biến mục tiêu, lý tưởng XHCN thành hiện thực.
Như vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta đềukhẳng định giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức quan trọng đối với việc xây dựng,hình thành và hoàn thiện nhân cách con người, là động lực thúc đẩy phát triển kinh
tế – xã hội Muốn đất nước phát triển không thể không phát triển giáo dục và đàotạo
1.1.2 Mục tiêu, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.
Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành mộtnước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan
hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đờisống vật chất tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giầu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưanước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Để thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của sự nghiệp CNH,HDH đặt ra chotoàn Đảng toàn dân ta phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tạo nên một
xã hội học tập để góp phần to lớn thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH màĐảng ta khởi xướng
Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bề vững” [15,108,109] Đây là sự
kế thừa, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, sự khẳng định mạnh mẽ quan điểm cơbản của Đảng ta về vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển xã hội tronggiai đoạn tiến hành CNH, HĐH đất nước
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách con người, trên
Trang 8cơ sở đó, phát triển giáo dục nhằm thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạonhân lực và bồi dưỡng nhân tài Nói cách khác, phát triển giáo dục nhằm phát triểncon người bền vững để phát triển kinh tế – xã hội Những năm kết thúc thế kỷ XX– mở đầu thế kỷ XXI đánh dấu một mốc phát triển cực kỳ quan trọng, mở ra thời
kỳ đảy mạnh CNH, HĐH đất nước Để bảo đảm thành công sự nghiệp này, phảilấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanhbền vững
Thực tiễn phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta những năm gần đây chothấy, mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo là nhằm phát triển trí lực, thể lực, tạo
ra nguồn nhân lực và đội ngũ nhân tài phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đấtnước và trong thời gian qua chúng ta luôn cố gắng phấn đấu thực hiện muc tiêu đó.Tính đến những năm cuối thế kỷ, cả nước có khoảng 16,9 triệu người (chiếm 46,5%tổng số người lao động) đã tốt nghiệp trung học cơ sở, 5 triệu người tốt nghiệp phổthông trung học, 3 triêu công nhân kỹ thuật, gần một triệu người có bằng đại học,cao đẳng, gần 10 nghìn người có học vị tiến sĩ Rõ ràng là, từ sự quan tâm phát triểngiáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta trong những năm qua
đã có bước tiến đáng kể
Phát triển nguồn nhân lực là một mục tiêu lớn, cực kỳ quan trọng đối với sựphát triển đất nước, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH Quá trình này sẽlàm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu giai tầng xã hội Giáo dục phảiđáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước Do đó, cơ cấu nội dung,chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch đào tạo, cơ cấu bậc học, cấp học phải bámsát cơ cấu lao động, phục vụ sự chuyển dịch cơ cấu lao đông từ một xã hội nôngnghiệp sang một xã hội công nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực là phát triển con người như là một đơn vị động lựccủa nguồn nhân lực, là thức tỉnh, tích tụ, phát huy, sử dụng tiềm năng thành sức laođộng xã hội tạo ra giá trị cho mình và cho người Phát triển nguồn nhân lực con
Trang 9người trước hết là đào tạo con người có năng lực lao động, làm mỗi người tự tạo vàphát triển bản thân thực sự là chủ thể của lao động đủ trách nhiệm phát huy nănglực, tạo ra sản phẩm lao động; trên cơ sở các chính sách sử dụng lao động, sự vậnhành của thị trường lao động, thị trường việc làm, vào chế độ quản lý nguồn nhânlực Nội dung phát triển nguồn nhân lực còn phải tập chung vào việc chuyển dịch
cơ cấu phân công lao động, giải quyết việc làm, phân bổ nguồn nhân lực, đào tạolại (bồi dưỡng), đào tạo mới, chính sách công nghệ, quản lý vĩ mô nguồn nhân lực
Tuy nhiên cũng trên phương diện này chúng ta đang đứng trước mâu thuẫngay gắt giữa quy mô phát triển giáo dục đào tạo với yêu cầu đào tạo nguồn nhânlực đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Có thể thấy rằng nguồn nhân lựcđược đào tạo ra trong những năm qua có sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề, cảtrình độ và vùng lãnh thổ Về ngành nghề, do không kiểm soát nổi, do vậy một sốngành nghề “bung ra” mạnh mẽ theo nhu cầu tự phát, tiêu biểu như ngành tin học,quản trị kinh doanh, luật…có một số ngành như nông nghiệp, cơ khí, giao thông,mỏ… ngày càng chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu ngành, nghề Về trình độ đào tạo, dokhông phân luồng nổi, nên hiện nay diễn ra tình trạng số người tuyển vào đại họchàng năm quá đông, gấp tới ba lần số người tuyển vào học ở các trường nghề Rõràng ngành giáo dục và đào tạo còn phải nỗ lực phấn đấu điều chỉnh, đổi mới rấtnhiều để giải quyết tốt các mâu thuẫn, vượt qua những thách thức trên con đườngđạt tới mục tiêu “Đào tạo nhân lực” đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đấtnước
Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, có nghĩa là giáo dục và đàotạo trở thành một yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh vàbền vững Phát triển giáo dục và đào tạo phải được xem là một bộ phận cấu thànhquan trọng của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Đầu tư cho giáo dục là đầu tưcho phát triển, giáo dục cùng với cơ sở hạ tầng khác như điện lực, giao thông…cần phải đi trước một bước trong chương trình phát triển kinh tế – xã hội, nhất là ở
Trang 10những miền vùng khó khăn Mặt khác, trong các chương trình phát triển kinh tế –
xã hội cần phải có quy hoạch phát triển nguồn lực tương ứng, các cơ sở sản xuấtdịch vụ, cac doanh nghiệp… phải giành một phần đầu tư phát triển cho đào tạo, bồidưỡng đội ngũ nhân lực của mình Cần phải khắc phục quan niệm cho rằng, giáodục chỉ là một phúc lợi xã hội đơn thuần Ngày nay, càng tăng thêm vai trò đặc biệtquan trọng của giáo dục đối với sự tiến bộ xã hội Trong sự phát triển của kinh tếtri thức, chúng ta có thể nhìn thấy dấu ấn của giáo dục trên những sản phẩm thôngqua hàm lượng trí tuệ cần thiết để tạo ra những sản phẩm đó Vì vậy, các nhà kinh
tế, giáo dục cho rằng, cuộc chạy đua về phát triển ngày nay bắt nguồn từ chạy đua
về giáo dục
Đẩy mạnh CNH, HĐH với phát triển giáo dục có quan hệ chặt chẽ với nhau.Muốn nền kinh tế ngày càng phát triển nhanh, bền vững thì phải có những conngười biết sử dụng những máy móc phương tiện hiện đại để tạo ra cơ sở vật chấtcho thời kỳ CNH, HĐH Muốn vậy, những con người đó phải có tri thức làm chủkhoa học – có nghĩa là họ phải được giáo dục và đào tạo chuyên môn kỹ thuật
1.1.3 Thực trạng công tác giáo dục và đào tạo trước năm 1996.
Trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, côngtác giáo dục - đào tạo đã đạt được những thành tựu cơ bản:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI và lần thứ VII của Đảng và Nghịquyết lần thứ IV (khóa VII), trong thời gian trước năm 1996 công tác giáo dục -đào tạo có những tiến bộ:
- Mạng lưới trường học phát triển rộng khắp Hầu hết các xã trong cả nước,
kể cả các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã có trường, lớp tiểuhọc Phần lớn các xã ở đồng bằng có trường trung học cơ sở Hầu hết các huyện cótrường trung học phổ thông Các tỉnh và nhiều huyện đồng bào dân tộc đã có hệthống trường dân tộc nội chú
- Đã ngăn chặn được sự giảm sút quy mô và có bước tăng trưởng khá Cả
Trang 11nước có hơn hai mươi triệu học sinh Giáo dục mầm non, nhất là mẫu giáo 5 tuổi,
đã có bước phát triển, công cuộc chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đượctriển khai trong cả nước Đã có 16 tỉnh, thành phố, trong đó có 3 tỉnh miền núi,57% huyện, 76% số xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổcập giáo dục tiểu học So với năm 1991 - 1992, trong năm 1995 – 1996 số học sinhphổ thông tăng 1,25 lần, sinh viên đại học tăng 2,7 lần Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏhọc đã giảm nhiều Giáo dục sau đại học đã đào tạo được số lượng đáng kể, cán bộ
có trình độ cao mà trước đây phải chủ yếu dựa vào nước ngoài Giáo dục và đào tạo đãgóp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ học vấntrung học và đội ngũ cán bộ đông đảo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và anninh, quốc phòng Trong nông nghiệp, công nghiệp và các ngành khác, đội ngũ cán bộ
và công nhân nước ta có khả năng nắm bắt và ứng dụng nhanh chóng một số công nghệmới
Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ bước đầu trên một số mặt về cácmôn khoa học tự nhiên và kỹ thuật, ở bậc phổ thông và bậc đại học hệ tập chung
Số học sinh khá, giỏi, số học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế ngàycàng tăng
Trong giáo dục và đào tạo đã xuất hiện một số nhân tố mới, ở nhiều nơi đãhình thành phong trào học tập sôi nổi của cán bộ và nhân dân nhất là thanh niên.Các loại hình trường, lớp, từ phổ thông đến đại học đa dạng hơn tạo thêm cơ hội họctập cho nhân dân đã phát động thêm được các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước
để phát triển giáo dục và đào tạo Các gia đình, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xãhội đã chăm lo cho giáo dục nhiều hơn trước…
Nguyên nhân của những thành tựu nói trên là:
Do đường lối giáo dục - đào tạo đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, chínhsách đổi mới, trực tiếp là chính sách đổi mới trong giáo dục - đào tạo, thể hiện tậpchung ở Nghị quyết TW 4 (khóa VII)
Trang 12Truyền thống hiếu học của dân tộc ta được phát huy, nhu cầu học tập củanhân dân không ngừng tăng lên Nhân dân đóng góp rất nhiều công, của xây dựngtrường, lớp và chăm lo sự nghiệp giáo dục.
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và một số đông học sinh, sinhviên có những cố gắng rất lớn; đại bộ phận thầy, cô giáo có tâm huyết, gắn bó vớinghề Các giáo viên ở các vùng cao, vùng xa nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ,
hy sinh
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nhận thức rõ hơn vaitrò của giáo dục đối với tương lai đất nước, đã khắc phục khó khăn, tích cực tổchức thực hiện các chủ chương chính sách của Đảng vá nhà nước về phát triển giáodục
Những thành quả phát triển kinh tế, ổn định chính trị, nâng cao đời sốngnhân dân qua mười năm đổi mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục
Bên cạnh thành tựu đạt được sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong những nămnày đã bộc lộ một số yếu kém:
Giáo dục - đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém bất cập cả về quy mô, cơ cấu,nhất là chất lượng và hiệu quả; chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càngcao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ tổquốc thực hiện CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Nước ta còn 9% dân số mù chữ; chưa phổ cập được giáo dục tiểu học; tỷ lệsinh viên trên dân trí còn thấp; tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt được hơn 10%,nền kinh tế quốc dân còn thiếu nhiều lao động và cán bộ có tay nghề, trình độ kỹthuật, nghiệp vụ cao
Cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu xã hội và cơ cấu vùng của độingũ sinh viên, học sinh các trường đại học và chuyên nghiệp chưa hợp lý
Đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo còn thấp.Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học, trình độ