1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Yêu cầu khách quan và chủ trương của Đảng về phát triển Khoa học và Công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá

31 1,1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 43,13 KB

Nội dung

Yêu cầu khách quan và chủ trương của Đảng về phát triển Khoa học và Công nghệtrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ năm 1996 đến năm20051.1Vai trò của Khoa học

Trang 1

Yêu cầu khách quan và chủ trương của Đảng về phát triển Khoa học và Công nghệtrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ năm 1996 đến năm2005

1.1Vai trò của Khoa học và Công nghệ đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Khoa học :

Khoa học (science) là một hệ thống tri thức bao gồm những quy luật về tự nhiên,

xã hội và tư duy được tích luỹ trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thểhiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết Theo đó bản chất của khoa học là

“hệ thống tri thức ” mang tính quy luật bao gồm cả hai chức năng nhận thức và cải tạothế giới Có những cách hiểu không giống nhau về khoa học

Theo hỏi và đáp những vấn đề then chốt của KH&CN (NXB Thanh niên Hà Nội

1997 ) “Khoa học là toàn bộ sự hiểu biết về bản chất và quy luật vận động của tựnhiên, xã hội và tư duy” [10.8] nó tìm kiếm các quy luật vận động khách quan chi phốiđến các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy Như vậy có thề hiểu khoa học dưới 3góc độ:

– “ Khoa học là hệ thống các tri thức bản chất và quy luật vận động của tự nhiên, xãhội và tư duy

– Khoa học là một hệ thống các thiết chế khoa học, mạng lưới các cơ quan nghiên cứukhoa học và quản lý khoa học

– Khoa học là một hoạt động xã hội đặc biệt sản xuất ra tri thức khoa học” [10.8] Theo sổ tay sơ giải một số từ thông thường khoa học là toàn bộ những tri thức củaloài người về những quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy đã được tích luỹ trong quá trìnhlịch sử và được thực tiễn kiểm nghiệm” [20.140,141] Hình thức biểu hiện chủ yếu củatri thức khoa học là lý luận có khoa học về những quy luật phát triển chung nhất của tựnhiên, xã hội và tư duy (triết học Mác Lê-nin) Có khoa học nghiên cứu những quy luậtvận động và phát triển của một loại vật chất cụ thể hoặc của một bộ phận trong đờisống xã hội Khoa học được chia thành hai lĩnh vực cơ bản là khoa học tự nhiên vàkhoa học xã hội, mỗi lĩnh vực có thể chia thành nhiều bộ phận riêng biệt

Theo “luật KH&CN” Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳhọp thứ 7 thông qua ngày 9 tháng 6 năm 2000 “Khoa học là hệ thống tri thức về các hiệntượng, sự vật, quy luật của tự nhiên và xã hội và tư duy” [19.680]

Với cách đặt vấn đề trên, có thể khái quát: Khoa học là hệ thống tri thức của loài người

về các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm đạt tới những hiểu biết mới và vận dụng cáchiểu biết đó vào thực tiễn

Khoa học được chia làm 3 loại: khoa học tự nhiên (KHTN); khoa học xã hội và nhânvăn (KHXH&NV) và khoa học kỹ thuật-công nghệ KHTN là các ngành khoa học nghiêncứu về các hiện tượng và quá trình tự nhiên bao gồm các ngành khoa học như: toán học, vật

lý học, hoá học, sinh học…KHXH &NV là các ngành khoa học nghiên cứu các hiện tượng vàquá trình xã hội như kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, luật học, sử học…Khoa học kỹ thuật

Trang 2

-công nghệ gọi là khoa học công nghệ là các ngành khoa học nghiên cứu các quy trình vậnđộng, các kiến thức khoa học và kỹ thuật nhằm mục đích tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu xãhội.

Công nghệ:

Thuật ngữ “công nghệ” (technologi) có xuất xứ từ 2 từ trong tiếng Hylạp cổ “Techno”

có nghĩa là tài năng, nghệ thuật, kỹ thuật, sự khéo léo “Logi” có nghĩa là lời lẽ, ngôn

từ, cách diễn đạt, học thuyết Như vậy ngay từ nghĩa gốc “công nghệ” đã bao hàmtrong đó yếu tố khoa học và yếu tố kỹ thuật

Theo tổ chức phát triển Công nghệ của Liên hợp quốc (UMDO): Công nghệ là việc ápdụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lýmột cách hệ thống, có phương pháp

Định nghĩa này nhấn mạnh tính khoa học là thuộc tính của công nghệ và khía cạnh hiệuquả khi xem xét việc sử dụng công nghệ cho một mục đích nào đó, tuy nhiên, địnhnghĩa này chỉ đề cập trên giác độ của một tổ chức phát triển công nghệ

Theo “Luật KH&CN” Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X kỳhọp thứ 7 thông qua ngày 9 tháng 6 năm 2000” công nghệ là tập hợp các phương pháp,quy trình, khả năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lựcthành sản phẩm” [19.680]

Trong thực tế đặt ra cần phải có một định nghĩa thống nhất khái quát được bản chất vànội dung của công nghệ:

- Một là: Công nghệ là sự ứng dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa họcđáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người

- Hai là: Công nghệ là các phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hoá các tri thứcứng dụng khoa học

- Ba là: Công nghệ là một tập hợp các cách thức, các phương pháp, quy trình có cơ sởkhoa học để tạo ra các sản phẩm Công nghệ có nhiều yếu tố hợp thành, tựu trung làyếu tố con người (tri thức, trình độ, tay nghề, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin) vàcác yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật (công cụ lao động và đối tượng lao động)

Với cách đặt vấn đề như vậy có thể định nghĩa: Công nghệ là quá trình vận dụng cáckiến thức khoa học và kỹ thuật nhằm biến đổi các nguồn nhân lực thành sản phẩm.Theo đó công nghệ được thể hiện thành 4 phần cơ bản như sau:

- Phần trang thiết bị bao gồm máy móc, nhà xưởng…tức là “phần cứng” của côngnghệ

- Phần con người bao gồm kỹ năng, tay nghề của đội ngũ nguồn nhân lực để vận hành,điều khiển nà quản lý dây chuyền công nghệ

- Phần thông tin bao gồm (dữ liệu, tư liệu, dữ kiện) như các lý thuyết, các khái niệm, bíquyết kỹ thuật, các công thức, các quy trình, các phương pháp, các bản thiết kế

- Phần quản lý tổ chức: bao gồm các hoạt động về phân phối nguồn lực tập trung, mạnglưới sản xuất, tuyển dụng và khuyến khích nhân lực…

Trang 3

Các thành phần trên của công nghệ có vị trí khác nhau nhưng bổ sung cho nhau tạo nên

sự biến đổi của công nghệ, trong đó con người là yếu tố trung tâm

Phát triển KH&CN

Hoạt động KH&CN theo định nghĩa của tổ chức khoa học, giáo dục và văn hoá(unesco) của Liên hợp quốc là “toàn bộ các hoạt động có liên quan mật thiết đến sự rađời và phát triển, truyền bá và ứng dụng tri thức KH&CN” [21.34]

Hoạt động KH&CN được dựa vào các yếu tố mà trong các tài liệu quốc tế thường đượcgọi tắt là 5M, đó là nhân lực (Men), máy móc thiết bị (Machine), vật liệu(Matevia),tiền đầu tư (Money) và quản lý (Management)

Theo “luật KH&CN” Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X, kỳhọp thứ 7 thông qua ngày 9 tháng 6 năm 2000 cho rằng: “hoạt động KH&CN bao gồmnghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN, hoạt động phát huy sángkiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triểnKH&CN” [19.680.681]

Theo đó, phát triển KH&CN là: sự biến đổi về số lượng và chất lượng hoạt độngKH&CN trên các mặt, để phát triển KT-XH, tăng chất lượng và khả năng cạnh tranhcủa hàng hoá hằm mục đích phát triển tối ưu các nguồn lực

Phát triển KH&CN ở tầm vĩ mô là các hoạt động nhằm tạo ra tiềm lực KH&CN có sốlượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trong từng giai đoạn phát triển.1.1.2 Yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Phát triển KH&CN là một xu thế khách quan, đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnhCNH,HĐH đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT-XH phấn đấu đưanước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: qua 10 năm đổi mới và phát triển

KT-XH, chúng ta đã cơ bản hoàn thành mục tiêu của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá

độ là tạo ra tiền đề KT-XH (phát triển nông nghiệp, tích luỹ vốn, phát triển nguồn nhânlực…) Nướcta đã có đủ điều kiện để bước sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩymạnh CNH,HĐH đất nước

Trong thời kỳ mới, để thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH,HĐH đất nước, yêu cầu khâchquan đặt ra là chúng ta phải phát triển KH&CN, đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứngdụng các thành tựu của KH&CN vào sản xuất và đời sống Chỉ có phát triển KH&CNthì mới có thể xây dựng nước ta thành một nước có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơcấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất…ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vàonăm 2020 Mục tiêu đó được thực hiện và hoàn thành theo đúng kế hoạch khi chúng tađẩy mạnh phát triển KH&CN, phát huy vai trò “động lực” của KH&CN trong pháttriển KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh Trong điều kiện nước ta vừa bước ra khỏicuộc khủng hoảng KT-XH, sự phát triển còn chưa vững chắc Phát triển KH&CNnhằm “khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của

Trang 4

người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn lạc hậu bằng KH&CN”[6.107] Đưa nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướngXHCN, đồng thời chủ động hội nhập, tranh thủ thời cơ, tiếp thụ KH&CN tiên tiến đểphát triển nhanh lực lượng sản xuất, trên cơ sở đó xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp,đẩy mạnh sự nghiệp CNH,HĐH đất nước.

Vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, hầu như tất cả các nước đều có chiến

lược, chính sách nắm bắt thời cơ, tiếp thu và áp dụng nhanh những thành tựu

của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin để phát

triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ nền kinh tế công nghiệp lên kinh tế

dựa vào tri thức Tri thức ngày càng trở thành yếu tố quyết định đối với tăng

trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân Ở nước ta, phát triển

tri thức là để đẩy nhanh và rút ngắn quá trình CNH,HĐH theo hướng đi, đường

lối đổi mới đã lựa chọn, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh Phát triển kinh tế tri thức là nắm bắt, vận dụng những

tri thức mới, những thành tựu mới nhất về KH&CN, về tổ chức quản lý sản

xuất, kinh doanh… Đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới trên cơ sở tạo dựng

kinh tế tri thức Để thực hiện đẩy nhanh và rút ngắn quá trình CNH,HĐH đất

nước, chúng ta phải quan tâm và thúc đẩy KH&CN phát triển,phát huy vai trò

của KH&CN trong phát triển KT_XH, tạo sự bứt phá trong thời kỳ đẩy mạnh

CNH,HĐH đất nước, thực hiện chính sách phát triển bằng và dựa vào con

người như Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII đã chỉ ra Do đó, phát triển

KH&CN không chỉ là đòi hỏi mà còn là nhu cầu khách quan, biện pháp hữu

hiệu để thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH,HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam XHCN

Trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạnh KH&CN đang phát triển nhanh và

ngày càng tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của nền kinh tế thế

giới.Thành tựu khoa học tiên tiến, công nghệ hiện đại đã và đang giúp nhân

loại hiểu sâu sắc hơn về tự nhiên, về quy luật phát triển của xã hội và con

người Sự phát triển nhanh chóng về tri thức khoa học là động lực thúc đẩy

nhân loại đạt được tiến bộ trong chinh phục thiên nhiên, quản lý hiệu quả các

quá trình xã hội và phát huy tốt hơn vai trò tích cực, sáng tạo của loài người,

đưa nhân loại đến một nền văn minh mới – văn minh trí tuệ Đối với nước ta,

thực hiện CNH,HĐH từ xuất phát điểm thấp, nền nông-công nghiệp lạc hậu,

công nghiệp nhỏ bé, công nghệ lạc hậu Bởi vậy, đòi hỏi chúng ta phảI đi

nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định, thực hiện “tranh thủ tối đa tối đa

Trang 5

công nghệ tiến bộ, từng bước đưa công nghệ nước ta đạt trình độ trung bìnhcủa khu vực”[6.37.38] Đi tắt, đón đầu, thay đổi những công nghệ lạc hậu bằngnhững công nghệ hiện đại như: Công nghệ sinh hoc, công nghệ điện tử, viễnthông, tin học, công nghệ vật liệu mới…lựa chon các lĩnh vực có nhiều khảnăng, thuận lợi nhất để tiếp thu và chuyển giao công nghệ, phát triển nhanh cácngành công nghiệp hiện đại, làm cho CNH phải gắn liền với HĐH đất nước,tránh nguy cơ ngày càng tụt hậu xa hơn về kinh tế và trình độ phát triểnKH&CN, đồng thời không để nước ta rơi vào bãi rác thải công nghệ của cácnước phát triển, góp phần bảo vệ môi trường Để tận dụng những thuận lợi,thời cơ của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại vào thực hiện đẩy mạnhCNH,HĐH đòi hỏi chúng ta phải phát triển tiềm lực KH&CN đất nước, nângcao năng lực nội sinh, trình độ KH&CN, tạo điều kiện để tiếp thu và vận dụngnhững thành tựu KH&CN hiện đại vào phát triển KT-XH, củng cố quốcphòng, an ninh.

Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại “toàn cầu hóakinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước thamgia”[8.13] Xu hướng hiện thực đó là kết quả của phát triển lực lượng sản xuất,

sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại Toàn cầu hóa mở

ra cơ hội giao lưu hợp tác toàn diện giữa các nước, đặc biệt là việc chuyển giao

và ứng dụng thành tựu KH&CN hiện đại vào sản xuất và đời sống Đối vớinước ta, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là thời cơ để chúng ta tham gia hộinhập qua đó mà tận dụng thu hút các nguồn lực bên ngoài như nguồn vốn,KH&CN, kinh nghiệm quản lý …đồng thời tạo điều kiện để phát huy và khaithác các tiềm năng nội sinh Cơ hội để nước ta đi tắt, đón đầu vào nhữngngành, những lĩnh vực công nghệ hiện đại nhằm thực hiện thắng lợiCNH,HĐH đất nước Đồng thời, nâng cao tiềm lực KH&CN, chất lượng vàsức cạnh tranh của hàng hóa, hàm lượng tri thức trong sản phẩm từ đó nâng

Trang 6

cao vị thế đất nước trên thị trường quốc tế Thực hiện đẩy mạnh CNH,HĐH đấtnước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải phát triểnKH&CN gắn KH&CN với phát triển đất nước, thực hiện CNH,HĐH bằngKH&CN, nâng cao trình độ phát triển và chủ động hội nhập vào nền kinh tế thếgiới.

Tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, xu thế quốc tế hóanền kinh tế thế giới đặt ra yêu cầu đối với nước ta là phải đẩy mạnh phát triểnKH&CN, tăng tiềm lực KH&CN và phát huy vai trò của KH&CNtrong pháttriển KT_XH Trong thời gian qua hoạt động KH_CN đã đạt được những thànhtựu to lớn góp phần vào phát triển KT_XH, nâng cao tiềm lực KT_XH, thúcđẩy việc ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống, đưa nước

ta ra khỏi khủng hoảng KT-XH, tạo ra tiền đề cần thiết cho đẩy mạnh HĐH đất nước như: trình độ công nghệ thấp, chậm đổi mới; sản phẩm nghiêncứu khoa học còn ít và tỷ lệ ứng dụng những thành tựu nghiên cứu vào sảnxuất còn thấp; nhiều vấn đề nảy sinh trong công cuộc đổi mới chưa được làmsáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn; thiếu những dự báo khoa học; việc tổng kếtthực tiễn còn chậm và bị coi nhẹ Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực cònthiếu quy hoạch kế hoạch gây ảnh hưởng lớn đến tài nguyên, môi trường vàđiều kiện phát triển đất nước Đội ngũ cán bộ KH&CN tuy có tăng về số lượngnhưng chất lượng, hiệu quả còn thấp, thiếu các chuyên gia đầu ngành, chuyêngia công nghệ hiện đại; Cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm cho nghiên cứu vàứng dụng KH&CN còn nghèo nàn, thông tin thiếu hụt, sự phối kết hợp giữacác ngành khoa học còn hạn chế Hệ thống tổ chức các cơ quan nghiên cứutriển khai tuy đã được sắp xếp một bước nhưng vẫn còn trùng lắp, chưa đồng

CNH-bộ thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu, giảng dạy với thực tiễn sản xuấtkinh doanh Việc ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất đời sống còn hạnchế Thực trạng nền KH&CN trên chỉ rõ “nền KH&CN nước ta phát triển

Trang 7

chậm, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, chưa đáp ứng được nhu cầu pháttriển trong thời kỳ CNH,HĐH đất nước”[7.39] Thực trạng phát triển KH&CNtrên đặt ra yêu cầu phải tăng cường phát triển KH&CN, khắc phục những hạnchế, khuyết điểm còn tồn tại, nâng cao trình độ KH&CN của đất nước, pháthuy vai trò nền tảng “động lực” của KH&CN trong quá trình đẩy mạnhCNH,HĐH đất nứơc.

Phát triển KH&CN không chỉ xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đẩymạnh CNH,HĐH đất nước mà còn xuất phát từ vai trò to lớn, tính cách mạngcủa KH&CN đối với sự phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh

1.1.3 Vai trò của KH&CN đối với sự phát triển KT_XH

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chứng minh: Sự phát triển của cáchình thái KT-XH là quá trình lịch sử tự nhiên Trong hình thái KT-XH, quyluật mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là nội dung củaphương thức sản xuất Phương thức sản xuất là cái mà nhờ đó chúng ta phânbiệt được sự khác nhau của các thời đại KT-XH Các Mác đã viết: “những thờiđại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗchúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào ”[4.269] Trongnội dung của lực lượng sản xuất, lao động của con người và tư liệu lao độngtrước hết là công cụ lao động kết hợp với nhau tạo thành “lực lượng sản xuấthàng đầu của nhân loại là công nhân, là người lao động” [3.42] Lao động củacon người là sự kết hợp giữa lao động trí óc và lao động cơ bắp Ngày nay, laođộng của con người ngày càng trở nên trí tuệ hơn, lao động trí tuệ, hay nói cáchkhác là hàm lượng trí tuệ trong lao động Chính sự phát triển của KH&CN đãgóp phần nâng cao chất lượng, trình độ nguồn lao động, là yếu tố quy định hàmlượng trí tuệ ngày càng tăng trong sản phẩm KH&CN đã làm cho con ngườitrở thành nguồn lực đặc biệt của nền sản xuất xã hội, động lực chủ yếu và trựctiếp tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất Tính cách mạng của

Trang 8

KH&CN là cơ sở của sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trong thờigian vừa qua.

Trước hết, CácMác đã làm nổi bật vai trò của KH&CN trong sự phân tích về

sự khác biệt chủ yếu giữa công cụ lao động (dụng cụ) và máy móc CácMác đãchỉ ra rằng: “Tất cả các máy móc đã phát triển gồm ba bộ phận khác nhau mộtcách căn bản động cơ, cơ cấu truyền lực và cuối cùng là máy công cụ hay máycông tác” [4.538] Sau đó, CácMác đã phân tích chi tiết chức năng từng bộphận của máy móc đã tạo ra năng suất cao hơn người lao động thủ công Tuynhiên, lao động của con người ở giai đoạn đó (thế kỷ XIX) vẫn còn phải gắnchặt vơí máy móc hoặc dây chuyền máy móc Trong cuộc cách mạng KH&CNhiện đại, các máy móc xuất hiện một khâu thứ tư là điều khiển tự động (màthời Các Mác chưa có) làm cho lao động của con người không nhất thiết phảigắn chặt với máy móc hay dây chuyền máy móc của quả trình sản xuất

Các Mác đã phát hiện ra một quy luật quan trọng là “dùng máy móc để sảnxuất ra máy móc” Do đó, trình độ tinh vi và phức tạp cũng như độ chính xác

và chất lượng nói chung của máy móc hay hệ thống máy móc ngày càng phảiđược nâng cao để có thể tạo ra được các máy móc có tính năng, tác dụng còncao hơn nữa, thậm chí có thể mới hẳn về chất Ví dụ: Máy móc chế tạo cơ khísản xuất ra máy phát điện, các máy cơ điện chế tạo ra các linh kiện bán dẫn (vimạch điện tử) và do đó chế tạo ra máy điện toán…Chính trong quá trình nay,mối quan hệ giữa KH&CN đã được hóa thân vào các thế hệ máy móc Ví dụ:Nhờ các kiến thức khoa học về chất bán dẫn do đó hình thành nên công nghiệpđiện tử Ngành công nghiệp điên tử ngược trở lại cung cấp máy tính điện tử –

là công cụ hết sức quan trọng để khoa học tiếp tục nghiên cứu và phát hiện racác quy luật mới về cấu trúc của vật chất

Chính sự phát minh ra quy luật nói trên mà CácMác đã nêu lên tính cách mạngcủa lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở của KH&CN CácMác khẳng định:

Trang 9

“Công nghiệp hiện đại không bao giờ xét về cả hình thức hiệu quả của quátrình sản xuất là hình thức cuối cùng, vì vậy cơ sở vật chất kỹ thuật của nó cótính cách mạng” [4.629] Sự phát triển của KH&CN là yếu tố quyết định tínhnăng động của lực lượng sản xuất, là động lực thúc đẩy KT_XH phát triển.Nhận định về quan hệ giữa khoa học và kỹ thuật và vai trò của nó trong sảnxuất, Ănghen đã chỉ rõ: Nếu kỹ thuật phụ thuộc một phần lớn vào tình trạngcủa khoa học, thì khoa học lại còn phụ thuộc nhiều hơn nữa vào tình trạng vànhững đòi hỏi của kỹ thuật Khi xã hội có nhu cầu về kỹ thuật thì nhu cầu nàythúc đẩy khoa học tiến lên Qua đây ta thấy mối quan hệ chặt chẽ giữaKH&CN đối với sự phát triển KT_XH Khoa học, kỹ thuật và công nghệ pháttriển là động lực, cơ sở để phát triển KT_XH, ngược lại, KT_XH phát triển đặt

ra yêu cầu, đòi hỏi KH&CN phải đáp ứng sự phát triển đó

Những luận điểm trên đã nổi bật mối quan hệ và vai trò to lớn của khoa học,

kỹ thuật và công nghệ với nền sản xiất đại công nghiệp khẳng định vai trò tolớn có ý nghĩa quyết định của KH&CN trong sự phát triển KT_XH, KH&CN

đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của nền KT_XH

Kế thừa và phát triển các quan điểm trên của Mác - Ănghen, Lênin đã chỉ rõvai trò của khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển KT_XH nói chung và sựnghiệp xây dựng CNXH nói riêng

Trước hết, Lênin khẳng định sự cần thiết phải phát triển khoa học kỹ thuật ởnước Nga Sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười đã làm cho nước Ngathay đổi về chất trên lĩnh vực chính trị, chuyển từ nhà nước của giai cấp bóc lộtsang nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; Tuy nhiên trênlĩnh vực KT_XH, văn hóa nước Nga vẫn là nước trong tình trạng lạc hậu, kémphát triển, trong đó có trình độ khoa học, kỹ thuật Trước tình hình đó, Lênin

đã thấy rõ vai trò to lớn của khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển của đấtnước, sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước Nga Xô viết

Trang 10

Lênin đã chỉ rõ: Phát triển khoa học kỹ thuật là cơ sở quan trọng nhất để xâydựng và củng cố nhất để xây dựng và củng cố chế độ KT_XH của các nướcXHCN Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc nội chiến 3 năm (1918-1921)

đã làm cho nền kinh tế nước Nga bị tàn phá nghiêm trọng Trước tình hình đó,Lênin cho rằng: Chỉ có phát triển khoa học- kỹ thuật mới có thể khôi phục nềnkinh tế nước Nga một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất Người nhấn mạnh

“Phải khôi phục công, nông nghiệp trên cơ sở những thành tựu khoa học, kỹthuật hiện đại mới nhất” chấn hưng nền kinh tế cả nước, phải đứng vững trên

cơ sở khoa học, kỹ thuật hiện đại, tiến hành cải tạo khôi phục cả công nghiệp

và nông nghiệp [24.233] Qua đây, người khẳng định vai trò to lớn của khoahọc kỹ thuật, là “vũ khí” quan trọng để khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH.Người còn khẳng định rằng: Phát triển khoa học kỹ thuật là biện pháp quantrọng số một để nước Nga đuổi kịp và vượt các nước TBCN chỉ khi nào CNXH

có năng suất lao động cao hơn năng suất của CNTB thì mới có thể thắng đượcCNTB Để bảo vệ chính quyền Xô Viết - Nhà nước XHCN đầu tiên trên thếgiới và phát triển lực lượng sản xuất XHCN nhằm chiến thắng CNTB, đòi hỏinước Nga phải thực lực, nhất là thực lực về kinh tế Lênin chỉ rõ: Muốn làmđược điều đó, trước hết phải ra sức phát triển phát triển khoa học kỹ thuật, phảithực hiện điện khí hóa và sau đó phải nâng cao năng suất lao động Với tầmnhìn chiến lược, V.I.Lênin cho rằng, năng suất lao động, suy cho cùng là điềuquan trọng nhất, chủ yếu nhất để chế độ XHCN mới giành thắng lợi CNTBcuối cùng có thể bị đánh bại và nhất định bị đánh bại, nếu CNXH có thể sángtạo ra năng suất lao động mới cao hơn năng suất lao động của CNTB

Cùng với việc khẳng định vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định của khoahọc kỹ thuật trong xây dựng CNXH, V.I Lênin còn chỉ rõ biện pháp chủ yếu đểphát triển khoa học kỹ thuật trong điều kiện của CNXH đó là: Thứ nhất, phảitiến hành điện khí hóa toàn quốc; Thứ 2, phải sử dụng đội ngũ chuyên gia tư

Trang 11

sản và đào tạo đội ngũ chuyên gia công nông; Thứ ba, học tập, tiếp thu, kế thừanhững thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước TBCN.

Các quan điểm về vai trò của khoa học, kỹ thuật mà Lênin chỉ ra có ý nghĩaquan trọng đối với các nước đi lên xây dựng CNXH từ một xuất phát điểmthấp Đây là cơ sở, căn cứ quan trọng để Đảng ta xác định chiến lược phát triểnKH&CN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước Thực hiện thắng lợimục tiêu xây dựng CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN

Kế thừa, tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụthể của nước ta, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Khoa học, kỹ thuật có vai trò

to lớn đối với sự phát triển KT_XH Xuất phát từ chủ nghĩa Mác-Lênin và từkinh nghiệm thực tiễn hoạt động phong phú của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minhnhận thức một cách sâu sắc ý nghĩa, vai trò to lớn của khoa học kỹ thuật đốivới sự phát triển của đất nước Người coi: “ Thời đại của chúng ta bây giờ làthời đại vệ tinh nhân tạo, nghĩa là thời đại của khoa học phát triển mạnh, thờiđại XHCN” [11.174] Chính vì thế, Người khẳng định một cách dứt khoát rằng,cách mạng XHCN phải gắn với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật với sựphát triển văn hóa của nhân dân; đồng thời tin tưởng rằng; CNXH cộng vớikhoa học chắc chắn mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho loài người nóichung và nhân dân Việt Nam nói riêng

Đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, theo quan điểm của chủ tịch Hồ ChíMinh, khoa học, kỹ thuật và sự phát triển của nó lại càng chứa đựng ý nghĩaquan trọng đặc biệt Chúng ta đi lên CNXH từ một nền xuất phát điểm thấpkém, nhất là về phương diện KT-XH, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tếcòn nghèo nàn nông nghiệp sản xuất nhỏ là phổ biến, kỹ thuật vô cùng lạc hậu,công nghiệp còn nhỏ bé và lẻ tẻ Mặt khác đối với chúng ta xây dựng CNXH làmột nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ, chưa từng có trong tiền lệ lịch sử phát triểncủa dân tộc Do đó, khi đi lên xây dựng CNXH, chúng ta phải biết kế thừa và

Trang 12

vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của các nước XHCN đi trước, vận dụng cácthành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất và đờisống; chỉ có dựa vào phát triển của một nền khoa học tiên tiến, bao gồm khoahọc xã hội, KHTN, khoa học kỹ thuật và công nghệ Chúng ta mới đủ sứcnghiên cứu, giải quyết một cách đúng đắn, có hiệu quả những vấn đề lý luận vàthực tiễn cấp bách mà sự nghiệp xây dựng CNXH đặt ra Trong thực tế, ngay

từ khi miền Bắc triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, cùng với Banchấp hành trung ương Đảng(BCHTW), Người đã chỉ đạo tiến hành cuộc cáchmạng khoa học và kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, coicách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt

Nói về mối quan hệ biện chứng giữa khoa học, kỹ thuật với sản xuất và đờisống xã hội, trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất củaHội nghị phổ biến khoa học kỹ thuật Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đãkhẳng định: “Khoa học phải xuất phát từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụsản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và khôngngừng cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm cho CNXH thắng lợi”[12.78]Việc áp dụng rộng rãi những thành tựu của khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn sảnxuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân nhằm đưa nước ta trở thành một nướcvăn minh, hiện đại là một công việc rất quan trọng và cần thiết Tuy nhiên, theo

Hồ Chí Minh, công việc ấy không thể tiến hành một cách tùy tiện, thiếu sựkiểm tra, giám sát; Bên cạnh đó, Người đặc biệt quan tâm đến việc tập hợp trithức, trọng dụng nhân tài, chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoahọc kỹ thuật Tư tưởng của Người về vai trò của khoa học kỹ thuật có ý nghĩaquan trọng, làm nền tảng để chúng ta xác định chiến lược khoa học công nghệtrong thời kỳ mới

Hơn nữa thế kỷ qua, nền khoa học, kỹ thuật và công nghệ nước ta đã có nhữngbước chuyển biến tích cực trên mọi phương diện, và do đó có nhiều đóng góp

Trang 13

quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT_XH của đất nước Vận dụng sáng tạochủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của khoa học, kỹ thuậtcoi đó là cơ sở, nền tảng cho việc hoạch định chính sách phát triển KH&CN.

Vị trí, vai trò của KH&CN đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc luônđược Đảng và nhà nước ta đánh giá cao, coi phát triển KH&CN là quốc sáchhàng đầu; đưa KH&CN gắn liền với sản xuất và đời sống KH&CN là động lựcphát triển KT_XH , là động lực của công cuộc đổi mới Đảng ta đã xác định:

“KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển KT_XH, là điều kiệncần thiết để giữ vững độc lập, dân tộc và xây dựng thành công CNXH” [7.46]

Và quan điển này tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI “ Phát triển KH&CN cùng với phát triển giáo dục, đào tạo

là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước”[8.112] Sự phát triển của KH&CN là điều kiện để chúng ta thực hiện thắng lợi

sự nghiệp CNH,HĐH đất nước, là biện pháp chiến lược trong thời đại pháttriển của nền kinh tế tri thức là động lực tiếp thêm sức mạnh, chắp cánh cho đấtnước trên con đường phát triển vươn lên “sánh vai cùng các cường quốc nămchâu”

1.2 Chủ trương của Đảng về phát riển khoa học và công nghệ trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ năm 1996 đến năm 2005.1.2.1 Đại hội VIII của Đảng về Chủ trương phát triển Khoa học và Công nghệtrong thời kỳ mới

Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, nước ta đã bước ra khỏi cuộc khủnghoảng KT_XH, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên Chúng ta đã hoànthành giai đoạn một của sự nghiệp CNH,HĐH trong những năm tiếp theo.Nghị quyết đại hội Đảng đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiêncủa thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoànthành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước ” [6.68]

Trang 14

Với mục tiêu của CNH,HĐH đất nước là xây dựng nước ta thành một nước có

cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bảntrở thành một nước công nghiệp

Trên cơ sở đánh giá những thành tựu đạt được trong hoạt động KH&CN như:KH&CN đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong sựnghiệp đổi mới đất nước, làm cơ sở cho việc hoạt định chủ trương chính sáchcủa Đảng và Nhà nước Các ngành KHTN, KH&CN đã chú trọng nghiên cứu,ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, chuyển giao công nghệ có nhiều tiến bộ.Tuy nhiên, lực lượng sản xuất vẫn còn nhỏ bé, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạchậu, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ chuyển biến chậm và hiệu quả hoạtđộng KH&CN còn nhiều hạn chế… Đó là những cơ sở, căn cứ quan trọng đểĐảng xác định chủ trương pháp triển KH&CN trong giai đoạn mới:

Quan điểm phát triển KH &CN

Quan điểm 1: Cùng với giáo dục đào tạo, KH&CN là quốc sách hàng đầu, làđộng lực phát triển KT-XH, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc

và xây dựng thành công CNXH Đây là khẳng định vị trí, tầm quan trọng củaphát triển KH&CN trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, pháttriển KH&CN là điều kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định để chúng ta thựchiện thắng lợi nghiệp CNH, HĐH đất nước, “CNH, HĐH đất nước phải bằng

và dựa vào KH&CN” [7.46], chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta phải đảmbảo tốt việc hoạch định chính sách đầu tư, khuyến khích, hỗ trợ phát triểnKH&CN, gắn KH&CN với giáo dục và đào tạo

Quan điểm 2: Thực hiện xã hội hóa nhiệm vụ phát triển KH&CN

Phát triển KH&CN không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức cá nhânhoạt động trong lĩnh vực KH&CN mà là “Nội dung then chốt của tất cả cácngành, các cấp… phát triền KH&CN là sự nghiệp cách mạng của toàndân”[7.46.47] Đảng ta đã chỉ rõ lực lượng thực hiện nhiệm vụ phát triển

Trang 15

KH&CN là toàn dân, toàn thể các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị – xãhội và của mỗi công dân, trong đó các cơ quan, tổ chức, viện KH&CN và cácnhà trường là nòng cốt Thực hiện xã hội hóa nhiệm vụ phát triển KH&CNnhằm phát huy cao độ khả năng sáng tạo khoa học của quần chúng nhân dân,của các tập thể KH&CN, của mọi cấp mọi ngành.

Quan điểm 3: Kết hợp chặt chẽ năng lực nội sinh về KH&CN và tiếp thu thànhtựu KH&CN thế giới Nâng cao trình độ KH&CN đất nước Phát huy vai tròđộng lực của KH&CN trong phát triển KT- XH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Quan điểm 4: Phát triển KH&CN gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trườngsinh thái, bảo đảm phát triển KT- XH nhanh và bền vững

Đây là những quan điểm phát triển KH&CN trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩymạnh CNH, HĐH đất nước, quán triệt các quan điểm trên là cơ sở để thực hiệnthắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược về phát triển KH&CN

Mục tiêu phát triển KH&CN

Phát triển KH&CN nhằm nâng cao năng lực KH&CN nội sinh của đất nước vàcoi đó là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định thúc đẩy sự nghiệp CNH,HĐH đất nước KH&CN góp phần vào các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ratrong quá trình đổi mới đất nước xây dựng các luận cứ khoa học cho các địnhhướng phát triển đất nước, các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước[6.187].Đây là mục tiêu quan trọng nhất của phát triển KH&CN, đặc biệt trongthời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay, KH&CN cung cấp cơ sở, căn cứ

để làm sáng tỏ hơn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, góp phầnxây dựng các kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển KTXH, quốc phòng,

an ninh đất nước Nâng cao năng lực nội sinh của đất nước bằng cách phát triểntiềm năng KH&CN trong nước, cải tiến và hiện đại hóa từng bước công nghệtruyền thống, năng cao trình độ KH&CN trong các lĩnh vực sản xuất và đời

Ngày đăng: 06/10/2013, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w