Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng do Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ
PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA THỰC HIỆN 3 1.1 Khái quát về tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện 3
1.1.1 Tổ chức cuộc kiểm toán tại công ty kiểm toán DCPA 31.1.2 Tổ chức các phần hành trong kiểm toán và mối quan hệ giữa các phầnhành trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán DCPA thực hiện .12
1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty kiểm toán DCPA 14
1.2.1 Khái quát trình tự lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểmtoán báo cáo tài chính của Công ty kiểm toán DCPA 141.2.2 Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu kháchhàng tại Công ty kiểm toán DCPA 15
1.3 Thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công ty ABC
do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện 20
1.3.1 Kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán khoảnmục phải thu khách hàng đối với công ty ABC 201.3.1 Kế hoạch kiểm toán tổng quát tại ABC 211.3.2 Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 261.3.3 Thực hiện chương trình kiểm toán trong kiểm toán khoản mục nợ
Trang 2phải thu khách hàng tại công ty khách hàng ABC 32
1.3.4 Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán 42
CHƯƠNG 2 NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA THỰC HIỆN 45
2.1 Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện 45
2.1.1 Ưu điểm trong thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 45
2.1.2 Những vấn đề còn tồn tại trong thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 47
2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện 49
2.2.1 Hoàn thiện việc đánh giá HTKSNB của công ty 49
2.2.2 Hoàn thiện thủ tục phân tích 49
2.2.3 Hoàn thiện chọn mẫu trong kiểm tra chi tiết 50
2.2.4 Hoàn thiện về chương trình kiểm toán mẫu 50
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 3DANH M C CÁC T VI T T T ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ừ VIẾT TẮT ẾT TẮT ẮT
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
Trang 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Mối quan hệ của phần hành tiền và các phần hành khác
trong kiểm toán BCTC 13
Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa phần hành nợ phải thu khách hàng và các phần hành khác trong kiểm toán BCTC 14
Sơ đồ 3: Mối quan hệ giữa khoản phải thu và các khoản mục khác 19
Bảng 1: Chương trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng 16
Bảng 2: Danh sách các tài liệu phục vụ kiểm toán 23
Bảng 3: Câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát .25
Bảng 4: Bảng thực hiện các thủ tục kiểm soát 28
Bảng 5: Các thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán 29
Bảng 6: Thủ tục kiểm tra chi tiết thực hiện 31
Bảng 7: Trích giấy tờ làm việc tại DCPA 33
Bảng 8: Bảng tổng hợp các khoản phải thu……… 35
Bảng 9: Bảng tổng hợp chi tiết khoản phải thu khách hàng theo từng khách hàng 36
Bảng 10: Bảng tổng hợp đối ứng tài khoản………37
Bảng 11: Mẫu thư xác nhận tại công ty DCPA 38
Bảng 12: Phải thu khách hàng – chi tiết 40
Bảng 13: Trang kết luận kiểm toán 41
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ công cụ quản lý kinh tế,kiểm toán ngày càng trở nên hết sức quan trọng và cần thiết không chỉ đối vớicác cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, mà còn đối với các nhà quản lýdoanh nghiệp, các nhà đầu tư Những thông tin do kiểm toán cung cấp sẽ lànhững căn cứ đáng tin cậy giúp cho Nhà Nước nhìn nhận, đánh giá, xử lýđúng đắn các vấn đề kinh tế nảy sinh, đồng thời làm cơ sở cho các nhà đầu tư,các nhà quản lý khi đưa ra quyết định kinh doanh mới
Trong đó, kiểm toán báo cáo tài chính là một loại hình đặc trưng nhấtcủa kiểm toán Qua những thông tin mà quá trình kiểm toán thu được, chúng
ta có thể biết được tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình nợ, thanhtoán nợ của công ty Với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảngkhai tài chính, kiểm toán BCTC không chỉ có chức năng xác minh tính trungthực của các thông tin trên BCTC mà còn giúp các nhà đầu tư, nhà quản lý racác quyết định phù hợp
Đặc biệt, nợ phải thu khách hàng là một khoản mục lớn trên BCĐKT Nên
nó rất quan trọng trong quá trình kiểm toán Nó cho chúng ta biết về tình hình tàichính của công ty, khả năng thanh toán, cũng như tình hình chiếm dụng vốn củacông ty Để từ đó có thể đưa ra quyết định công ty làm ăn có hiệu quả hay không.Nhận thấy được tầm quan trọng của khoản mục nợ phải thu khách hàng như thếnên trong quá trình thực tập tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA em đã
chọn đề tài: “ Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng do công
ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện’’.
Trang 6Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, báo cáo chuyên đề thực tập cuối khóa của em gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu
khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện.
Chương 2: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản
mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính
do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện.
Em xin chân thành cảm ơn TS Phan Trung Kiên cùng toàn thể cán bộcông nhân viên trong công ty đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình em hoànthành bản báo cáo này
Do điều kiện thời gian cũng như trình độ nhận thức còn hạn chế nên bàiviết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sựđóng góp của thầy giáo cũng như tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
VÀ TƯ VẤN DCPA THỰC HIỆN
1.1 Khái quát về tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính do
công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện
1.1.1 Tổ chức cuộc kiểm toán tại công ty kiểm toán DCPA
Cũng như các công ty kiểm toán khác, cuộc kiểm toán của công ty TNHH kiểm toán DCPA cũng bao gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán
Quy trình kiểm toán được bắt đầu từ khi hai bên ký kết hợp đồng kiểm toán.Đầu tiên, công ty tiến hành gửi thư chào hàng tới các công ty khách hàng.Thông qua Thư mời kiểm toán, khách hàng có thể nắm bắt được những thôngtin ban đầu về Công ty như địa chỉ, điện thoại liên lạc, các loại hình dịch vụcung cấp, phương pháp làm việc, giá phí và một số thông tin khác liên quanđến uy tín thương hiệu của DCPA Sau khi được khách hàng liên hệ để chuẩn
bị ký kết hợp đồng kiểm toán, ban giám đốc công ty tiến hành đánh giá kháiquát tình hình kinh doanh của công ty Ở giai đoạn này, các KTV tiến hànhtìm hiểu về loại hình kinh doanh, HTKSNB, phạm vi kiểm toán, thời giankiểm toán,… của công ty khách hàng Qua đó ban giám đốc của DCPA đánhgiá khả năng thu thập bằng chứng kiểm toán của công ty khách hàng Sau khithực hiện các công việc trên, nếu xét thấy có thể chấp nhận hợp đồng kiểmtoán được thì ban giám đốc công ty tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán
Trang 8Trong hợp đồng kiểm toán ghi rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên Trong hợpđồng ghi rỏ dịch vụ mà Công ty sẽ cung cấp cho khách hàng, thời gian thựchiện dịch vụ, thời điểm phát hành báo cáo và thư quản lý (nếu có), phươngthức phát hành Báo cáo, giá phí …Về phía khách hàng, thì quy định rõ tráchnhiệm của Công ty khách hàng là phải cung cấp đầy đủ các tài liệu kế toánliên quan đến cuộc kiểm toán, thời hạn và phương thức thanh toán phí dịch vụcho DCPA, và một số nội dung khác.
Sau đó, ban giám đốc công ty tiến hành bố trí nhân sự cho cuộc kiểmtoán, Việc lựa chọn nhân sự cho cuộc kiểm toán được thực hiện nhằm đảmbảo tuân theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và đảm bảo cuộckiểm toán được thực hiện một cách hiệu quả nhất Trên cơ sở đó, ban giámđốc công ty lựa chọn nhóm kiểm toán phù hợp với yêu cầu của hợp đồngkiểm toán Các thành viên trong nhóm kiểm toán phải đủ tiêu chuẩn về cácđiều kiện sau:
- KTV có kiến thức, kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của kháchhàng nói chung và khoản mục mà họ trực tiếp thực hiện nói riêng
- Nhóm kiểm toán có những người có khả năng giám sát, quản lý nhânviên mới một cách chặt chẽ
- Trong quá trình kiểm toán một khách hàng, công ty kiểm toán cần tránhthay đổi KTV của khách hàng đó Sở dĩ như vậy vì qua quá trình kiểm toáncác KTV tích lũy được nhiều kinh nghiệm và giúp họ có được những hiểu biếtsâu sắc về công ty khách hàng Qua đó, giúp DCPA có nhiều thuận lợi trongquá trình phân công công việc trong các cuộc kiểm toán tiếp theo
Để đảm bảo và khẳng định tính độc lập của các cá nhân trước khi tiếnhành cuộc kiểm toán các KTV phải ký vào Bên bản xác nhận tính độc lập.Điều này thể hiện tính kỹ luật luôn chấp hành luật pháp của công ty và cácKTV trong công ty
Trang 9Sau khi ký hợp đồng kiểm toán, các KTV của công ty sẽ tiến hành liên hệvới khách hàng và gửi cho khách hàng danh sách tài liệu cần thiết để phục vụcho quá trình kiểm toán Việc làm này nhằm đảm bảo rút gắn thời gian củacuộc kiểm toán và tiết kiệm chi phí kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán: Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, KTV
bắt đầu tiến hành lập kế hoạch kiểm toán Tại DCPA kế hoạch kiểm toán dongười phụ trách kiểm toán lập ra và giám đốc là người phê duyệt kế hoạch đó.Theo Chuẩn mực kiểm toán số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán, “Kế hoạchkiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán phảiđược lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọngyếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; vàđảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn Kế hoạch kiểm toántrợ giúp các kiểm toán viên phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phốihợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán”
Những vấn đề chủ yếu KTV phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán gồm:
- Tìm hiểu về hoạt động của đơn vị được kiểm toán:
+ KTV cần tìm hiểu về các đặc điểm kinh doanh cơ bản của khách hàngnhư: Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, mục tiêu kinh doanh, những sai phạm
dễ phát sinh nhất đối với hoạt động kinh doanh đó,…
+ KTV còn cần tìm hiểu thêm về năng lực quản lý của ban giám đốc.trong trường hợp này, đối với những khách hàng mà DCPA mới thực hiệnkiểm toán lần đầu thì các KTV của DCPA sẽ tìm hiểu và xem xét một cách kỹlưỡng về năng lực của ban giám đốc Còn đối với những khách hàng quenthuộc của DCPA thì các KTV sẽ tiến hành một cách nhanh chóng để tiết kiệmthời gian cho cuộc kiểm toán Qua đó, làm hạ giá phí của cuộc kiểm toán
- Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ:
Trang 10+ Các chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng.
+ Đánh giá tính hiệu lực của HTKSNB, qua đó tìm ra các phương pháptiếp cận kiểm toán đối với HTKSNB
- Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu:
Đánh giá rủi ro và mức trọng yếu có thể chấp nhận được từ đó xác địnhcác công việc cần thiết sẽ thực hiện để xác định rủi ro và các công việc xuyênsuốt cuộc kiểm toán Thông thường các công việc cần làm của KTV bao gồm:+ Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác định những vùngkiểm toán trọng yếu
+ Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán
+ Khả năng có những sai sót trọng yếu theo kinh nghiệm của những nămtrước và rút ra từ những gian lận và sai sót phổ biến
+ Xác định các nghiệp vụ và sự kiện kế toán phức tạp, bao gồm cả nhữngước tính kế toán
+ Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán
+Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với công việc kiểm toán;
Đánh giá rủi ro:
Từ khi được khách hàng đề nghị thực hiện kiểm toán thì ngay lập tứcDCPA phải tìm hiểu đến mức độ rủi ro trong cuộc kiểm toán Một điều chắcchắn rằng trong tất cả các cuộc kiểm toán các sai sót, gian lận cũng như cácrủi ro luôn có thể xảy ra Do đó, Trong mọi cuộc kiểm toán KTV phải luônchú ý đánh giá mức trọng yếu và rủi ro Mức rủi ro tùy thuộc vào từng công ty
và được xác định ở các mức: cao, trung bình và thấp
Để đánh giá mức độ rủi ro của công ty khách hàng, KTV của DCPA phảitìm hiểu về tình hình hoạt động của ban giám đốc, trình độ của nhân viên kếtoán cũng như tính hiệu lực của HTKSNB trong công ty Tại DCPA nhữngthông tin mà các KTV thu thập được về mức độ rủi ro được đưa vào hồ sơkiểm toán trong mục 0140 - Tìm hiểu về khách hàng
Trang 11 Đánh giá tính trọng yếu:
Sau khi đánh giá mức độ rủi ro các KTV của DCPA tiến hành đánh giámức độ trọng yếu trong công ty Công việc này giúp KTV xác định được cácvấn đề sau:
+ Giúp các KTV xác định được các thủ tục kiểm toán cần áp dụng trongquá trình kiểm toán
+ Giúp KTV đánh giá được mức độ tổn thất trong quá trình ra quyết địnhcủa những người sử dụng thông tin
Do đặc điểm của việc đánh giá tính trọng yếu là tương đối khó khăn, nêntại DCPA công việc đánh giá tính trọng yếu được giao cho những người cókinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán
Trong quá trình kiểm toán, các KTV của DCPA luôn hết sức lưu ý đếnkhông chỉ các sai sót, gian lận ở trên khoản mục nợ phải thu khách hàng màcòn lưu ý đến các khoản mục khác có mối quan hệ với nhau được trình bàytrên BCTC Mặt khác, mức độ rủi ro cũng như mức độ trọng yếu chịu sự ảnhhưởng của nhiều yếu tố khác nữa như: pháp luật của nhà nước, lĩnh vực kinhdoanh của công ty,…
Tại DCPA, việc đánh giá tính trọng yếu luôn tuân theo một quy định cụ thể:+ Đối với công ty đăng ký trên thị trường chứng khoán: những khách hàng làcông ty cổ phần hóa mức độ trọng yếu là 5%-10% của thu nhập sau thuế
+ Đối với công ty không đăng ký trên thị trường chứng khoán:
2% tổng tài sản ngắn hạn hoặc vốn chủ sở hữu
10% lợi nhuận sau thuế
0,5%-3% doanh thu
Đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng, công việc đánh giá mức độtrọng yếu là rất quan trọng vì đây là một khoản mục thường chứa nhiều rủi ro
Trang 12Do đó, các KTV của DCPA luôn thận trọng mỗi khi thực hiện đánh giá mức
độ trọng yếu của khoản mục này
- Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra:
+ Các KTV luôn trao đổi các thông tin với khách hàng và trao đổi lẫnnhau giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán
+ Trong quá trình kiểm toán các KTV luôn chịu sự chỉ huy giám sát từchủ nhiệm kiểm toán, ban giám đốc công ty và luôn có sự giám sát kiểm tralẫn nhau giữa các kiểm toán viên trong công ty Từ đó làm hạn chế tới mứctối đa các sai sót có thể xảy ra trong quá trình kiểm toán
+ Trong trường hợp cần thiết các KTV có thể có sự giúp đỡ tư vấn củacác chuyên gia bên ngoài công ty
- Ngoài những công việc cần được tiến hành trên trong quá trình kiểm toáncác KTV cũng cần thu thập các thông tin khác về khách hàng thông qua việc xemxét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung, tiến hành thamquan nhà xưởng, nhận diện các bên liên quan hay các KTV cũng có thể liên hệ vớicác KTV tiền nhiệm để có thể có thêm những hiểu biết về khách hàng
Đối với quá trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu nói riêng và cáckhoản mục khác nói chung, việc thu thập những thông tin trên là vô cùngquan trọng Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các công việc mà các KTV cần làmcũng như có thể ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán
Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, ban giám đốc công ty tiếnhành thiết kế chương trình kiểm toán
Thiết kế chương trình kiểm toán
Quy trình kiểm toán chung được tiến hành gồm 3 giai đoạn: Thiết kếchương trình kiểm toán; thực hiện kiểm toán; và Kết luận Theo IAS 300: Lập
kế hoạch kiểm toán, “Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho
Trang 13KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán”
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểmtoán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động của cácKTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng vàthu thập Một chương trình kiểm toán thường có các phần:
- Tài liệu khách hàng chuẩn bị
+ Các tài khoản kế toán liên quan đến chu trình bán hàng thu tiền, chutrình tiền lương – nhân viên,… TK Doanh thu 511, TK Nợ phải thu kháchhàng 131, TK Dự phòng khoản phải thu khó đòi 139, TK Tiền mặt 111, TKTiền gửi ngân hàng 112…
+ Chứng từ , tài liệu liên quan đến kiểm toán các khoản mục:
Các tài liệu ở bộ phận kế toán: số lượng tiền tồn quỹ, số hàng tồn kho,doanh thu thu được trong kỳ kiểm toán, Biểu giá bán, biểu tỉ lệ chiết khấu, cácđơn đặt hàng, hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng; Nhật kí bán hàng, …
Tài liệu ở bộ phận kế toán: Sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, các hóa đơnbán hàng; các văn bản phê duyệt bán chịu, bảng kê đối chiếu, các chứng từphê chuẩn xóa bỏ nợ phải thu không thu được, bảng kê trích lập và hoàn nhậpcác khoản dự phòng; báo cáo hàng tháng các nghiệp vụ bán hàng, phải thu vàthu tiền;
Tài liệu ở các bộ phận liên quan: thẻ kho, biên bản giao nhận, nhật kíbảo vệ, các biên bản giao nhận sản phẩm hàng hóa
- Thủ tục kiểm toán
+ Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
+ Thực hiện thủ tục phân tích
+ Thủ tục kiểm toán chi tiết
Chương trình kiểm toán của Công ty được thiết kế cho từng khoản mục
Trang 14và Công ty có một chương trình kiểm toán sẵn Khi tiến hành kiểm toán,kiểm toán viên thường dựa chủ yếu vào chương trình kiểm toán đó Tuynhiên, tùy vào đặc điểm cụ thể của từng đối tượng kiểm toán mà kiểm toánviên có thể bổ sung hoặc thay đổi một phần nào đó của chương trình kiểmtoán cho phù hợp.
Thực hiện kiểm toán
Là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng đốivới từng khoản mục cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán Bằng chứngkiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin liên quan do KTV thu thập được liênquan đến cuộc kiểm toán và dựa vào các thông tin này KTV hình thành nên ýkiến của mình Bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo hai yêu cầu đó là tínhthích hợp và tính đầy đủ Tại DCPA việc thực hiện kiểm toán được chia ralàm hai giai đoạn: giai đoạn kiểm toán tại công ty khách hàng và giai đoạntổng hợp tại văn phòng công ty kiểm toán
Một số công việc trong giai đoạn này là:
- Thu thập tài liệu, tiến hành đối chiếu số liệu từ các tài liệu trên
- Tổng hợp số liệu trên sổ cái của đơn vị được kiểm toán
- Phỏng vấn ban giám đốc, bộ phận kế toán và các cá nhân có liên quan
- Kiểm tra ngẫu nhiên một số nghiệp vụ nhằm xác minh tính có thật củathông tin
- Gửi thư xác nhậ tới các đơn vị khách hàng để xác minh tính chính xáccủa các số dư trên các sổ
- Tiến hành tổng hợp và có những ý kiến ban đầu về các thông tin tàichính trên BCTC
Sau các công việc trên, các KTV thực hiện các phần hành tiến hành họp
và tổng hợp các ý kiến Cuối cùng các KTV tiến hành lập báo cáo kiểm toán
Trang 15 Kết thúc kiểm toán
Sau khi tiến hành kiểm toán và đưa ra các phát hiện KTV tổ chức cuộcthảo luận với Ban Giám đốc công ty khách hàng để có thể bàn bạc về các búttoán điều chỉnh và tìm được sự nhất quán giữa hai bên Báo cáo kiểm toán sẽphụ thuộc rất nhiều vào việc bên khách hàng có chịu điều chỉnh theo ý kiếncủa KTV hay không Sau đó KTV sẽ tiến hành lập biên bản cuộc họp Biênbản cuộc họp này sẽ là bằng chứng chứng minh cho việc hoàn thành côngviệc kiểm toán và được lưu giữ trong file kiểm toán của công ty DCPA
Cuối cùng các KTV tiến hành lập báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toánthể hiện đánh giá của KTV về sự trung thực của các thông tin tài chính cũngnhư sự tuân thủ các chuẩn mực, hoặc chế độ kế toán hiện hành của các thông
tin được trình bày trong BCTC Tùy thuộc vào kết quả của cuộc kiểm toán mà
KTV có đưa ra trên báo cáo kiểm toán một trong bốn loại ý kiến sau:
- Ý kiến chấp nhận toàn phần: được đưa ra trong trường hợp KTV chorằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tìnhhình tài chính của đơn vị được kiểm toán
- Ý kiến chấp nhận từng phần: được đưa ra trong trường hợp KTV chorằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếutình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tùy thuộc
mà KTV đã nêu trong báo cáo kiểm toán
- Ý kiến từ chối: được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạnphạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan tới một khốilượng lớn các khoản mục
- Ý kiến không chấp nhận: được đưa ra trong trường hợp không thốngnhất với ban giám đốc những vấn đề quan trọng
Báo cáo được lập tại văn phòng của công ty kiểm toán Sau khi lập xong trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành soát xét lại lần cuối báo cáo và tiến hành
Trang 16gửi cho khách hàng Ở DCPA, Báo cáo kiểm toán được phát hành cả tiếng Việt và tiếng Anh, số lượng báo cáo phát hành phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, trong đó lưu tại DCPA một bộ (cả tiếng Anh và tiếng việt).
Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, các KTV của công ty luôn giữ liên lạc với ban giám đốc của công ty khách hàng Qua đó nắm bắt tình hình của công ty
1.1.2 Tổ chức các phần hành trong kiểm toán và mối quan hệ giữa các phần hành trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán DCPA thực hiện
Tại DCPA công việc thực hiện kiểm toán được chia theo từng khoảnmục Do đặc điểm trong lĩnh vực kiểm toán, một nghiệp vụ phát sinh có thểảnh hưởng tới cùng lúc nhiều khoản mục Do đó, trong quá trình kiểm toáncác KTV của DCPA luôn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau
Trên cơ sở chương trình kiểm toán mẫu đã được xây dựng sẵn các KTVphụ trách các phần hành sẽ xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thựchiện kiểm toán phần hành đó
Ví dụ: Việc tổ chức phần hành kiểm toán tiền Cũng như các khoản phảithu tiền cũng có ảnh hưởng rất nhiều tới các khoản mục khác Tiền có liênquan đến tiền lương nhân viên, chu trình bán hàng – thu tiền, chu trình muahàng thanh toán,… Tại DCPA việc tổ chức kiểm toán khoản mục tiền đượcthể hiện qua sơ đồ:
Trang 17Sơ đồ 1: Mối quan hệ của phần hành tiền và các phần hành khác
trong kiểm toán BCTC.
Cũng tương tự như vậy, đối với khoản mực nợ phải thu khách hàng.Một nghiệp vụ phải thu phát sinh cũng ảnh hưởng tới rất nhiều các khoản mụckhác Nó có thể làm ảnh hưởng tới tới các khoản mục như tiền, tiền lươngnhân viên, doanh thu của đơn vị, … Cụ thể mối quan hệ giữa các phần hànhđược thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 18Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa phần hành nợ phải thu khách hàng
và các phần hành khác trong kiểm toán BCTC.
1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty kiểm toán DCPA
1.2.1 Khái quát trình tự lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty kiểm toán DCPA
Tại các công ty nói chung và DCPA nói riêng kế hoạch kiểm toán được lậpcho từng cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán, giúp KTV thu thập được cácbằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị cao Từ đó giúp KTV hạn chế đượccác sai sót trong quá trình kiểm toán, nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán
Cụ thể, kế hoạch kiểm toán tổng quát tại DCPA được xây dựng theo trình tự như sau:+ Tìm hiểu hoạt động kinh doanh , mục tiêu kinh doanh, hình thức sởhữu vốn,… nhằm tăng thêm các hiểu biết về công ty khách hàng
+ Bố trí nhân sự, dự kiến thời gian, địa điểm kiểm toán, cho cuộc kiểm toán.+ Dự kiến tài liệu cần công ty khách hàng cung cấp
+ Quan sát, phỏng vấn, điều tra để tìm hiệu về HTKSNB của công ty
Phải thu khách hàng
Hàng hóa
Doanh thu bán hàng
Lương
Thanh toán tiền mua hàng Bán
chịu
Trang 19ro kiểm toán mong muốn cho từng khoản mục.
+ Kế hoạch thực hiện một số công việc khác
1.2.2 Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại Công ty kiểm toán DCPA
1.2.2.1 Các công việc thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch
Cũng như các khoản mục khác, kiểm toán nợ phải thu khách hàng cũngnằm trong kế hoạch kiểm toán của công ty
Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này liên quan đến nợ phảithu khách hàng bao gồm:
- Xem xét chính sách kế toán áp dụng và những ảnh hưởng của nó tớikhoản mục nợ phải thu khách hàng
- Tìm hiểu đặc điểm ngành, nghề kinh doanh của khách hàng Qua đó,tìm hiểu về những nguy cơ xảy ra sai phạm đối với ngành nghề kinh doanhcủa khách hàng
- Tìm hiểu về HTKSNB của công ty khách hàng về khoản mục nợ phảithu khách hàng
- Ước tính mức trọng yếu cho khoản mục phải thu khách hàng
- Đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm toán nợ phải thu
- Thực hiện một số công việc khác
1.2.2.2 Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách
Trang 20hàng tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Như đã trình bày ở trên, sau khi tìm hiểu đặc điểm kinh doanh, HTKSNB,
… của công ty khách hàng Các KTV của công ty dựa vào chương trình kiểmtoán mẫu xây dựng lên chương trình kiểm toán cho các khoản mục Cụ thể,đối với khoản phải thu thì chương trình kiểm toán như sau:
Bảng 1: Chương trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng
Ngày thực hiện
Người thực hiện
Tham chiếu
- Kế hoạch gặp gỡ khách hàng để tìm hiểu
thông tin về khách hàng
- Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản
nợ phải thu khách hàng gồm: số dư đầu kỳ,
phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ Thực hiện
đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết
công nợ với số kế toán tổng hợp, sổ kế toán
chi tiết, và BCTC
- Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi
tiết cuối kỳ năm trước
- Kiểm tra tính chính xác về trình bày các
khoản nợ phải thu khách hàng trên BCĐKT
- Phân tích sự biến động giữa số dư cuối kỳ
này với số dư cuối kỳ trước và các khoản phải
thu khách hàng trong kỳ với kỳ trước, nếu có
những biến động bất thường cần giải thích
nguyên nhân của những biến động trên
Trang 21- So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên
tổng doanh thu của năm nay so với năm
trước, nếu có biến động lớn thì trao đổi với
khách hàng về nguyên nhân của sự biến động
này(sự thay đổi trong chính sách bán hàng,
khả năng thanh toán của khách hàng…)
Công việc này cũng phụ thuộc vào việc đánh
giá sự hoạt động của HTKSNB của công ty
Nếu các KTV đánh giá rằng HTKSNB của
công ty hoạt động tốt thì số lượng mẫu được
chọn tăng lên và ngược lại Các KTV của
DCPA xem xét số lượng nghiệp vụ xảy ra
trong kỳ kế toán Sau đó, các KTV phân
luồng các nghiệp vụ xảy ra để có những đánh
giá chính xác về số lượng các nghiệp vụ cần
chọn ra tiến hành kiểm toán
3 Các mẫu cần chọn
- Khi đã quyết định được số lượng mẫu cần
chọn KTV của DCPA tiến hành chọn các
mẫu đại diện để kiểm toán Các mẫu cần chọn
này phải đảm bảo có tính đại diện cao Ngoài
ra, các nghiệp vụ xảy ra bất thường hay có giá
trị lớn thường được các KTV ưu tiên chọn để
kiểm tra tính chính xác của thông tin
Trang 224 Thời gian thực hiện kiểm toán
- Là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực
hiện cuộc kiểm toán cho tới lúc kết thúc cuộc
kiểm toán Thông qua việc thăm dò tình hình
khách hàng và lựa chọn quy mô mẫu chọn
cần kiểm toán mà các KTV của DCPA ước
lượng thời gian hoàn thành cuộc kiểm toán.
1.2.2. 3 Mối liên hệ giữa kế hoạch kiểm toán tổng quát và việc xây dựng
kế hoạch kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng
Kế hoạch kiểm toán là cơ sở mà tại đó các KTV có thể định hình chomình một cách làm cụ thể Thông qua kế hoạch kiểm toán các KTV sẽ tiếnhành thu thập thông tin Từ đó, các KTV sẽ có một cách hiểu chính xác nhất
về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, cũng như các vấn đề khác vềcông ty Qua đó, các KTV sẽ xây dựng, thiết kế nên từng chương trình kiểmtoán cụ thể cho từng khoản mục việc phân công KTV đảm nhận từng khoảnmục sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm và hiểu biết của KTV về khoản mục đó.Đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng Dựa trên kế hoạch kiểmtoán, các KTV sử dụng nghiệp vụ kiểm toán cũng như kinh nghiệm và xétđoán nghề nghiệp của mình đánh giá về tình hình biến động của khoản phảithu, đánh giá hoạt động KSNB của khoản phải thu, đánh giá mức trọng yếu
và rủi ro của khoản phải thu Qua đó các KTV của công ty tiến hành xây dựngchương trình kiểm toán cho khoản mục nợ phải thu khách hàng
Đối với các khoản mục khác, trình tự áp dụng kế hoạch kiểm toán tổngquát và xây dựng chương trình kiểm toán riêng cho từng khoản mục cũngđược áp dụng tương tự
Trang 231.2.2.4 Mối quan hệ giữa kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng với các khoản mục khác trong quy trình kiểm toán BCTC do công ty kiểm toán DCPA thực hiện
Như đã trình bày ở trên nợ phải thu khách hàng là một khoản mục cóliên rất nhiều đến các khoản mục khác Một nghiệp vụ xảy ra có thể liên quanđến các khoản mục khác như: doanh thu, tiền,… Do vậy, nó có mối quan hệrất chặt chẽ với các khoản mục khác trong kiểm toán BCTC
Mối quan hệ giữa khoản phải thu với các khoản khác được thể hiện qua
sơ đồ sau: ( các khoản mục được minh họa bằng các tài khoản tương ứng)
Sơ đồ 3: Mối quan hệ giữa khoản phải thu và các khoản mục khác
Chênh lệch tỷ giá cuối kỳ
Khách hàng thanh toán tiền
Bù trừ nợ
Nợ khó đòi chưa lập
dự phòng
Trang 241.3 Thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công
ty ABC do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện
1.3.1 Kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng đối với công ty ABC
Đánh giá khả năng chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Công ty ABC là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lậptại Việt Nam theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 219/GP-HN do
ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp ngày 18/07/2005
Trụ sở giao dịch chính của công ty là tại lô 21, TT4 Mỹ Đình – khu đô thịSông Đà, Mễ Trì, TP Hà Nội, Việt Nam ABC là một doanh nghiệp có tư cáchpháp nhân có con dấu riêng và có tài khoản tại ngân hàng theo quy định củapháp luật nước CHXHCN Việt Nam
Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất, chế tạo, lắp ráp và gia côngcác loại sản phẩm liên quan đến bình nóng lạnh trong giới hạn dây chuyền sảnxuất của tập đoàn
Công ty ABC là một khách hàng thường xuyên của công ty kiểm toánDCPA DCPA đã thực hiện kiểm toán cho ABC trong nhiều năm liên tiếp.Giữa ABC và DCPA có mối quan hệ rất tốt, trong kiểm toán của các nămtrước DCPA và ABC không có mâu thuẫn gì, ABC luôn tạo điều kiên thuậnlợi cho DCPA tiến hành công việc kiểm toán Chính vì thế DCPA phần nàohiểu rõ được khách hàng ABC cũng như các chính sách kế toán và hiệu quảhoạt động kiểm soát nội bộ tại ABC So với các năm trước đây ABC không
có nhiều thay đổi về ban quản lý Do vậy, các KTV không cần phải thu thậpthêm thông tin về năng lực quản lý của ban giám đốc công ty
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Đây là bước quan trọng cần thiết đối với mỗi cuộc kiểm toán Thông quanhững hiểu biết này kiểm toán viên có được thông tin phục vụ cho quá trình
Trang 25kiểm toán cũng như đưa ra kết luận kiểm toán Đây là căn cứ quan trọng đầutiên để DCPA có thể phân công những kiểm toán viên thích hợp và dự kiếnchuyên gia bên ngoài Đối với khách hàng ABC do đây là khách hàng quenthuộc của DCPA nên công việc này thực hiện bằng cách xem xét hồ sơ kiểmtoán năm trước, thu thập những thông tin thay đổi của công ty thông qua traođổi với Ban Giám đốc, qua mạng Internet.
- Thiết kế kỹ thuật và sản xuất bình nước nóng gia dụng bao gồm: bìnhnước nóng gián tiếp, bình nước nóng trực tiếp và bình năng lượng mặt trời
- Thiết kế kỹ thuật và sản xuất nồi hơi công ngiệp
- Thiết kế kỹ thuật và sản xuất các loại điều hòa nhiệt độ
- Tư vấn thiết kế sản phẩm tự động
- Tư vấn thiết kế hệ thống nóng lạnh công nghiệp và gia dụng
- Tư vấn thiết kế phòng tắm
1.3.1 Kế hoạch kiểm toán tổng quát tại ABC
Sau khi tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của ABC và chấp nhận hợpđồng kiểm toán, hai bên tiến hành ký hợp đồng kiểm toán: Khi hợp đồngđược ký kết thì điều đó cũng có nghĩa là công ty kiểm toán đã trở thành chủthể kiểm toán chính thức của khách hàng
Đối tượng kiểm toán là toàn bộ BCTC của Công ty ABC cho năm tàichính kết thúc ngày 31.12.2009
Phạm vi công việc: Kiểm toán BCTC của Công ty ABC cho năm tàichính kết thúc 31/12/2009 phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam, các chuẩnmực kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành Ngoài ra cũng tiến hànhsoát xét HTKSNB của công ty
Tại DCPA, kế hoạch kiểm toán được lập ra rất chặt chẽ nhằm mục đíchcung cấp cho khách hàng dịch vụ kiểm toán tốt nhất
Trang 26Kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch các buổi gặp gỡ với khách hàng
để thu thập thông tin, trao đổi với khách hàng, kế hoạch phục vụ khách hàng.Ngay từ khi chấp nhận kiểm toán bất kỳ một khách hàng nào DCPA cũng lập
ra kế hoạch cẩn thận Từ việc tổ chức gặp mặt trao đổi với khách hàng, thuthập thông tin cơ sở, chuẩn bị tài liệu cho đến chuẩn bị các điều kiện phục vụkhách hàng như cơ sở vật chất, phân công công việc cho các kiểm toán, trợ lýkiểm toán Các KTV được phân công công việc dưới sự sắp xếp của KTVchính dựa trên cơ sở năng lực, chuyên môn của mỗi người về phần hành đượcgiao và có sự soát xét lẫn nhau trong quá trình làm việc Cuối cùng để ra đượcgiấy tờ làm việc thì tất cả đều phải qua sự soát xét của cấp cao hơn Ở DCPA,
hệ thống WP sử dụng bao gồm WP tổng hợp (Leadsheet), WP chi tiết(Breakdown & Movement) Các WP đều được KTV thực hiện trên máy tính
và được đánh tham chiếu thích hợp như đã đề cập ở trên
KTV đưa ra danh sách những tài liệu yêu cầu bên khách hàng cung cấp.Công việc này giúp cho công việc của KTV diễn ra được thuận lợi hơn, tiếtkiệm thời gian kiểm toán hơn Sau đây là danh sách tài liệu mà DCPA cầnABC cung cấp phục vụ quá trình kiểm toán:
Trang 27Bảng 2: Danh sách các tài liệu phục vụ kiểm toán
Nội dung
Người cung cấp
+ Bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC …
+ Kế hoạch SXKD trong ngắn hạn và dài hạn của
công ty, bảng đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
Khi bắt đầu làm việc
Đối với khoản mục phải thu khách hàng
Chi tiết các khoản phải thu khách hàng tại ngày
31/12/2009
Kế toánviên
Khi bắt đầu làm việcBiên bản xác nhận (đối chiếu) công nợ với khách
hàng tại thời điểm 31/12/2009 ( nếu có )
Kế toánviên
Khi bắt đầulàm việc Sau khi ký hợp đồng kiểm toán, ban giám đốc công ty sẽ tiến hành phâncông công việc cụ thể cho từng KTV trong đoàn kiểm toán Tại DCPA việc
Trang 28phân công công việc cho các nhân viên luôn dựa vào tính độc lập và trình độchuyên môn của các KTV.
Đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát của công ty
DCPA tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát nhằmđánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB của công ty khách hàng Thông qua đóKTV có thể có những quyết định cần thiết trong bước công việc tiếp theo.Nhìn chung môi trường kiểm soát của ABC năm 2009 không có nhiều thayđổi so với năm 2008
KTV có thể đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát thôngqua việc đánh giá:
- Tính chính trực, năng lực quản lý của Ban giám đốc
- Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty ABC
- Cam kết của khách hàng về tính trung thực, hợp lý của các tài liệu cung cấp
- Hoạt động của hệ thống kế toán, HTKSNB
Từ những đánh giá trên, KTV đưa ra những kết luận thích hợp về rủi rokiểm soát và môi trường kiểm soát của công ty khách hàng
Để đánh giá được, KTV có thể tiến hành bằng nhiều cách Đối vớikhách hàng ABC, DCPA đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soátbằng phương pháp phỏng vấn Ban Giám đốc và nhân viên công ty thông quabảng câu hỏi
Trang 29Bảng 3: Câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát
Không
Ban lãnh đạo công ty có độc lập trong hoạt
Việc quản lý của ban giám đốc có tập trung
Đơn vị có áp dụng chính sách kế toán không
Trình độ của các kế toán viên có đáp ứng yêu
Có tách bạch giữa kế toán công nợ và thủ quỷ
Có đánh số thứ tự của các chứng từ trong quá
Qua những thông tin thu được ở trên KTV đánh giá môi trường kiểm soátcủa công ty ABC là khá tốt Điều này làm công ty giảm bớt được một số thủtục kiểm toán không cần thiết
Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán khoản mục nợ phải thu tạikhách hàng ABC:
Sau khi thu thập các thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng,các thông tin về nghĩa vụ pháp lý cũng như đánh giá hệ thống kiểm soát nộibộ…KTV cần tiến hành đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Mức trọng yếu được đánh giá cho các khoản mục trên Báo cáo tài chínhcủa công ty ABC phụ thuộc vào tình hình cụ thể tại Công ty và tùy thuộc vào xétđoán nghề nghiệp của các KTV thực hiện kiểm toán khoản mục đó Đối vớikhoản mục nợ phải thu cũng không phải là ngoại lệ, mức trọng yếu và rủi ro tại
Trang 30ABC được các KTV của DCPA xác định dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp củamình Tại DCPA, mức trọng yếu được đánh giá đối với các khoản phải thukhách hàng được xác định theo tổng doanh thu hàng năm.
Đối với ABC mức trọng yếu được xác định trên tổng doanh thu của công tylà: 231.600.000 Sau khi DCPA xác định được mức trọng yếu, các KTV cần tiếptục tiến hành xác định mức rủi ro mong muốn đối với khách hàng ABC mức rủi
ro mong muốn là: 231.600.000/2 =115.800.000 Do đó, khoản mục nợ phải thukhách hàng được đánh giá là không trọng yếu Mặt khác, như đã đánh giá ở trênHTKSNB của công ty hoạt động khá hiệu quả nên công việc kiểm toán khoảnmục nợ phải thu khách hàng được đánh giá là tương đối thuận lợi
Phối hợp, chỉ đạo giám sát và kiểm tra:
Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc kiểm toán Các kiểm toán viên đã tiếnhành thảo luận rất nhiều với các nhân viên cũng như ban quản lý của công tyABC Họ gặp nhau trao đổi về các vấn đề mà các KTV còn chưa rõ về công ty.ABC đã luôn có ý thức hợp tác và trả lời những câu hỏi mà các KTV đưa ra Đồng thời, cũng trong quá trình đó, các KTV của DCPA luôn chịu sựgiám sát của ban lãnh đạo công ty Dù ban lãnh đạo công ty không trực tiếpxuống tận ABC nhưng bằng những cuộc điện thoại hay qua internet ban lãnhđạo đã chỉ huy các thành viên trong nhóm một cách nghiêm túc nhất có thể
1.3.2 Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng
Như đã trình bày ở trên, đối với từng khoản mục chương trình kiểm toánđược lập theo chương trình kiểm toán mẫu Tuy nhiên, không phải mọi kháchhàng các KTV cũng thực hiện tất cả các thủ tục trong mẫu Tùy thuộc vàokhách hàng mà các KTV có thể linh động lược bỏ hay thêm vào một vài thủtục Tùy theo nhận định của KTV
Qua đánh giá ban đầu về ABC các KTV nhận định Nhìn chung tình hìnhhoạt động của công ty tốt, HTKSNB hoạt động có hiệu quả Trình độ của