Như đã trình bày ở trên, đối với từng khoản mục chương trình kiểm toán được lập theo chương trình kiểm toán mẫu. Tuy nhiên, không phải mọi khách hàng các KTV cũng thực hiện tất cả các thủ tục trong mẫu. Tùy thuộc vào khách hàng mà các KTV có thể linh động lược bỏ hay thêm vào một vài thủ tục. Tùy theo nhận định của KTV.
Qua đánh giá ban đầu về ABC các KTV nhận định. Nhìn chung tình hình hoạt động của công ty tốt, HTKSNB hoạt động có hiệu quả. Trình độ của
nhân viên trong công ty nói chung và bộ phận kế toán nói chung là đạt yêu cầu, tình hình chấp hành pháp luật của nhà nước cũng như chấp hành chuẩn mực kế toán là tốt. Cuối cùng các KTV của công ty tiến hành thiết lập chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng cho công ty ABC. Cụ thể, chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu tại ABC được tiến hành như sau:
• Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát: Công việc này được thực hiện để
đánh giá hiệu quả của các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng và độ tin cậy của thông tin. Nếu kết quả của các thử nghiệm kiểm soát đem lại độ tin cậy cho kiểm toán viên về HTKSNB của đơn vị thì kiểm toán viên sẽ sử dụng những bằng chứng này để đánh giá và giảm các thủ tục kiểm tra chi tiết. Kiểm toán viên chỉ lựa chọn một số thử nghiệm chủ yếu đảm bảo những kiểm soát này tác động đến hầu hết các rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng. Công việc đánh giá này bao gồm:
Bảng 4: Bảng thực hiện các thủ tục kiểm soát Mục tiêu
kiểm toán chung
Mục tiêu kiểm toán khoản phải thu
Công việc kiểm soát nội bộ Người thực hiện Tham chiếu Tính đầy đủ của thông tin - Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản phải thu khách hàng đã được ghi sổ và đúng niên độ kế toán
- Đối chiếu sổ sách kế toán với các hóa đơn chứng từ.
Tính có thật
- Xem xét mức độ trung thực, mức độ tuân theo các quy định của các nghiệp vụ liên quan đến khoản nợ phải thu.
- Các nghiệp vụ liên quan đến khoản nợ phải thu đã được phê chuẩn
- Phân tách nhiệm vụ của người thu tiền và người hạch toán
- Xem xét quy định tài chính của công ty, kiểm tra hóa đơn về khoản nợ phải thu.
Tính chính xác
Các khoản phải thu được ghi sổ có đúng giá trị thật của nó.
- Cách ly trách nhiệm giữa người lập hóa đơn và người vào sổ.
Định giá - Số liệu đưa vào khoản phải thu được tính toán một cách chính xác.
- Kiểm tra sự chính xác về mặt con số bằng cách cộng lại.
Việc ghi các khoản phải thu trên BCTC là gần đúng với giá trị thu hồi được
- Kiểm tra các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, các căn cứ để trích lập khoản đó.
Trình bày và khai báo
- Các nghiệp vụ phát
sinh phải được phản ánh đúng đối tượng, đúng tài khoản kế toán
- Soát xét đối chiếu nội bộ việc phân loại cần chú ý các nghiệp vụ đặc biệt.
Qua việc đánh giá ở trên, các KTV của DCPA đã đưa ra nhận xét: các công việc tại ABC được phân chia tách bạch có sự phân chia, phân nhiệm rõ ràng giữa các cá nhân thực hiện. Mỗi bộ phận lại có một quản lý trực tiếp riêng. Cơ cấu kiểm tra chéo lẫn nhau trong công ty đã tạo lập được một môi trường làm việc hiệu quả, nghiêm túc và khoa học. Đội ngũ nhân viên kế toán có kiến thức vững chắc, có trình độ, có kinh nghiệm làm việc lâu năm.
• Thiết kế thủ tục phân tích: Sau khi tiến hành tìm hiểu HTKSNB và
thực hiện các thủ tục kiểm soát của ABC, KTV tiến hành thực hiện
thủ tục phân tích đối với khoản phải thu khách hàng.
Các công việc cần làm mà các KTV cần thực hiện trong bước này bao gồm:
Bảng 5: Các thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán
Thủ tục phân tích Người thực hiện Tham chiếu
Yêu cầu các kế toán viên cung cấp các thông tin về các khoản phải thu khách hàng, sau đó đối chiếu với sổ chi tiết, BCTC tại thời điểm khóa sổ kế toán.
Dựa vào những hiểu biết của KTV phân tích sự biến động của các số liệu giữa kỳ này với kỳ trước và giữa các chỉ tiêu trong kỳ để thấy được khả năng thanh toán của khách hàng.
Sau đó, dựa trên những tài liệu thu thập được như sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối số phát sinh, KTV tiến hành tổng hợp lên
giấy tờ làm việc của mình những số liệu về số dư cuối kỳ, số dư đầu kỳ sau đó tiến hành đối chiếu số liệu đã thu thập với các sổ sách chứng từ liên quan.
Sau khi tiến hành tổng hợp các số liệu của các khoản phải thu trên giấy tờ làm việc chung, KTV tiến hành thu thập danh sách chi tiết các khoản phải thu khách hàng.
Thông thường, đối với bất cứ khoản mục nào, KTV cũng tiến hành thực hiện tổng hợp các khoản mục cùng tính chất trên Leadsheet, sau đó mới tiến hành phân tích chi tiết tới từng khoản mục (được thực hiện trên các giấy tờ làm việc có đuôi 40,41,42..). Trên cơ sở đó tiến hành chọn mẫu, kiểm tra chi tiết nhằm khẳng định tính đầy đủ, hợp lý, trọn vẹn, đúng kỳ và tính giá của khoản mục.
• Thiết kế thủ tục kiểm tra chi tiết: Trong bước này kiểm toán viên cũng
tiến hành thu thập tổng hợp các đối ứng phát sinh và kiểm tra chứng từ một vài nghiệp vụ phát sinh để xác định số dư các khoản phải thu bằng các bước sau:
Bảng 6: Thủ tục kiểm tra chi tiết thực hiện
Mục tiêu Phương pháp thực hiện
Người thực hiện Tham chiếu Xác định số dư các khoản phải thu
- Kiểm tra danh mục tài khoản nhằm phát
hiện những nghiệp vụ bất thường.
- Thực hiện kiểm tra đối với khoản nợ phải
thu khách hàng có số dư có.
Thực hiện gửi thư xác nhận đối với khoản phải thu khách hàng. Kiểm tra chứng từ. sổ kế toán toán tại thời điểm khóa sổ.
Xác định tính trung
thực của thông tin
- Chọn mẫu khách hàng, thực hiện kiểm tra
các chứng từ sổ sách kế toán
Kiểm tra các bút toán bất thường, các hóa đơn chứng từ tồn đọng lâu chưa được xử lý Kiểm tra
việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi
- Kiểm tra căn cứ, quy định của công ty
cũng như quy định của nhà nước đối với quá trình trích lập dự phòng của công ty.
- Điều tra về khách hàng không trả được
nợ dẫn đến việc lập dự phòng của công ty.
Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán để đánh giá ảnh hưởng của nó tới việc thanh toán nợ của công ty.
Đánh giá ngoại tệ
Xem xét việc quy đổi ngoại tệ có phù hợp với tỷ giá tại thời điểm đó hay không
Sau đó các KTV tại DCPA tiến hành lập bảng tổng hợp đối ứng nhằm phát hiện các khoản mục bất thường xảy ra trong công ty.