Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc
Trang 1MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC 5
1.1 Khái quát về Kiểm toán BCTC 5
1.1.1 Khái niệm về kiểm toán BCTC 5
1.1.2 Đặc điểm của kiểm toán BCTC 6
1.1.3 Quy trình kiểm toán BCTC 7
1.2 Lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC 8
1.2.1 Lập kế hoạch chiến lược 9
1.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 10
1.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán 25
PHẦN 2 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC VỚI VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN 28
2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc 28
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 29
2.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty 31
PHẦN 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY 33
3.1 Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 35
3.1.1 Gửi thư mời kiểm toán 35
3.1.2 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán 36
3.1.3 Lựa chọn nhóm kiểm toán 36
3.1.4 Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán 37
3.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 39
3.2.1 Thu thập các thông tin về khách hàng 40
3.2.2 Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng 42
3.2.3 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 48
3.2.4 Xác định mức trọng yếu 51
3.2.5 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán 53
3.3 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 55
3.3.1 Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng 56
3.3.2 Xác định phương pháp kiểm toán 57
3.3.3 Xác định các thử nghiệm kiểm soát 58
Trang 23.3.4 Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết 59
3.3.5 Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán 62
3.4 Nhận xét, dánh giá về công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty 63
3.4.1 Các công việc chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 63
3.4.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 64
3.4.3 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 64
3.5 Điều kiện và khả năng hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán 65
PHẦN 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC 67
4.1 Biện pháp 1 Xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán theo thang điểm 67
4.2 Biện pháp 2 Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 69
4.3 Biện pháp 3 Bổ sung phân tích các tỷ suất tài chính 71
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 76
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 77
Trang 3Lời mở đầu
Kiểm toán là thuật ngữ nghề nghiệp và là hoạt động nghiệp vụ đã xuất hiện từ lâutrên thế giới và được chấp nhận ở Việt Nam từ những năm đầu đổi mới (1990) Ở ViệtNam hiện nay, kiểm toán là một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ Lịch sử hình thành vàphát triển của kiểm toán Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 90,xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường: đòi hỏi các hoạtđộng kinh tế - tài chính diễn ra một cách bình đẳng, minh bạch, công khai Vì thế thịtrường kiểm toán Việt Nam hiện nay đang phát triển một cách nhanh chóng với nhiềuloại hình khác nhau trong đó nổi bật là Kiểm toán độc lập Rất nhiều các công ty kiểmtoán độc lập được thành lập và đi vào hoạt động đóng góp một phần công sức vào sựnghiệp phát triển đất nước
Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng được thực hiện theo trình tự thống nhất trong
đó kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên của quy trình kiểm toán Kế hoạch kiểm toánđược lập một cách đầy đủ và chu đáo có vai trò quan trọng, là cơ sở để KTV và công tykiểm toán bao quát được hết các khía cạnh trọng yếu kiểm toán, phát hiện rủi ro và gianlận đồng thời thu thập bằng chứng có giá trị góp phần đưa ra nhận xét chính xác về hoạtđộng của đơn vị được kiểm toán, tiết kiệm thời gian, chi phí cuộc kiểm toán
Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán
Âu Lạc, được sự giúp đỡ của Công ty và thầy giáo hướng dẫn, em đã mạnh dạn chọn đề
tài “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu
Lạc”.
Nội dung đồ án tốt nghiệp của em gồm 4 phần:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết về lập kế hoạch kiểm toán
Phần 2: Công ty với vấn đề hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán Phần 3: Phân tích tình hình công tác lập kế hoạch kiểm toán ở Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc
Phần 4: Một số biện pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc
Do còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên Đồ án của em khôngtránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô, cácanh chị KTV ở Công ty Kiểm toán Âu Lạc và các bạn để em có thể hoàn thiện Đồ ánnày
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Văn An, người đã nhiệt tình chỉbảo, hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này Đồng thời em cũng xin
Trang 4gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc
đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty
Trang 5PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC 1.1 Khái quát về Kiểm toán BCTC
1.1.1 Khái niệm về kiểm toán BCTC
Kiểm toán tài chính (Kiểm toán BCTC) là cách phân chia kiểm toán theo đối tượng
cụ thể của kiểm toán “Kiểm toán tài chính là việc kiểm tra và xác nhận tính trung thực và hợp lý của BCTC cũng như xem xét BCTC có phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực kế toán và các yêu cầu của chuẩn mực hay ko”.
Với kiểm toán tài chính có hai cách cơ bản để phân chia đối tượng kiểm toán:
- Phân theo khoản mục: là cách chia máy móc từng nhóm khoản mục hoặc nhóm
các khoản mục trong các bảng khai vào một phần hành Cách chia này đơn giản song cóthể bị hạn chế do tách biệt những khoản mục ở vị trí khác nhau song có liên hệ chặt chẽvới nhau
- Phân theo chu trình: là cách chia thông dụng hơn căn cứ vào mối liên hệ chặt
chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành các yếu tố trong một chutrình chung của hoạt động tài chính Bản thân mỗi chu trình này chứa đựng nhiều mốiliên hệ qua lại lẫn nhau Tuy nhiên cũng có những khoản mục có tính độc lập tương đối
và bản thân nó đã chứa đựng những nhiệm vụ đa dạng và phong phú như tiền mặt, hàngtồn kho nên mỗi loại nghiệp vụ này cần được kiểm toán theo một phần hành độc lập.Mục tiêu của kiểm toán tài chính là nhằm xác định độ tin cậy của BCTC, làm căn cứ
để doanh nghiệp quyết toán thuế đối với Nhà nước và để các đối tượng sử dụng thôngtin đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ Vì thế, kiểm toán BCTC hướng tớiviệc bày tỏ ý kiến trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán Để có được những bằng chứngnày, KTV cần vận dụng các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể nhằm đạt được mụctiêu kiểm toán đặt ra
Các phương pháp kiểm toán được chia ra làm hai phân hệ, đó là phương pháp kiểmtoán chứng từ (kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic) và phương phápkiểm toán ngoài chứng từ (kiểm kê, điều tra, trắc nghiệm) Trong kiểm toán BCTC, cácphương pháp kiểm toán cơ bản này được triển khai theo hướng chi tiết hoặc tổng hợp,tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể trong suốt quá trình kiểm toán Mặt khác, đối tượng cụthể của kiểm toán tài chính là các Bảng khai tài chính, trong đó vừa phản ánh các mốiquan hệ kinh tế tổng quát, vừa phản ánh cụ thể từng loại tài sản, nguồn vốn Vì vậy,kiểm toán tài chính phải sử dụng liên hoàn các phương pháp kiểm toán cơ bản để đưa ra
ý kiến nhận xét chính xác về các tài liệu này
Trang 61.1.2 Đặc điểm của kiểm toán BCTC
Một cách chung nhất, mối quan hệ giữa kiểm toán tài chính với toàn bộ hệ thốngkiểm toán là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung: cái riêng nằm trong cái chungnhưng cái chung không bao trùm toàn bộ cái riêng
Kiểm toán tài chính có những đặc điểm riêng ngay trong cái chung và từ cái chung
về chức năng, đối tượng, phương pháp đến tổ chức kiểm toán
Về chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến có thể thấy: kiểm toán tài chính hướng tớicông khai tài chính giữa các bên có lợi ích khác nhau và từ đó thu thập bằng chứng đầy
đủ và tin cậy được quán triệt trong suốt quá trình thực hiện chức năng chung của kiểmtoán
Về đối tượng kiểm toán, kiểm toán tài chính có đối tượng trực tiếp là các bảng khaitài chính với những thông tin tổng hợp phản ánh nhiều mối quan hệ kinh tế, pháp lý cụthể Tất nhiên các thông tin tài chính này có liên quan đến các hoat động, đến tình hìnhthực hiện hệ thống pháp lý thuộc phạm vi nghiên cứu Tuy nhiên bản thân các hoạtđộng cũng như tình hình thực hiện các văn bản pháp lý không phải là đối tượng trựctiếp của kiểm toán tài chính Do vậy, việc xem xét các mặt, các yếu tố này trong thựctrạng tài chính chỉ trên góc độ liên quan đến các thông tin trên bảng khai tài chính vàđược chọn lọc qua điều tra, đối chiếu, phân tích thực tế tại khách thể kiểm toán
Về phương pháp kiểm toán, do đặc điểm của đối tượng và của quan hệ chủ thể khách thể kiểm toán, kiểm toán tài chính thường sử dụng tổng hợp các phương phápkiểm toán cơ bản để hình thành các trắc nghiệm kiểm toán nhằm tìm hiểu và đánh giátình hình hoạt động cùng hiệu lực của hệ thống KSNB Trên cơ sở đó, phải cụ thể hoácác phương pháp cơ bản này trong việc hình thành các bằng chứng kiểm toán
-Về quan hệ chủ thể với khách thể, kiểm toán tài chính thường được thực hiện bởikiểm toán độc lập hoặc kiểm toán nhà nước và trong trường hợp đặc biệt có thể cả kiểmtoán nội bộ của các đơn vị có quy mô lớn với nhiều bộ phận thành viên là đơn vị cơ sở.Trong mọi trường hợp, quan hệ chủ thể với khách thể đều mang đặc tính của quan hệngoại kiểm với nội kiểm Do đó, việc xem xét và đánh giá hệ thống KSNB luôn là mộttrong những khâu cơ bản trong quá trình kiểm toán
Về trình tự kiểm toán, bảng khai tài chính mang tình tổng hợp, tính công khai, tínhthời điểm và do quan hệ nội kiểm – ngoại kiểm, nên trình tự cụ thể trong mỗi bướckiểm toán cơ bản đều được triển khai phù hợp với những đặc điểm của đối tượng, củaquan hệ chủ thể - khách thể kế hợp tổng quát với chi tiết hoá các phương pháp kiểmtoán
Trang 71.1.3 Quy trình kiểm toán BCTC
Quy trình kiểm toán tài chính được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
Sơ đồ 1.1 Trình tự kiểm toán tài chính
Lập kế hoạch tổng quát
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về nghĩa vụ
pháp lý Đánh giá trọng yếu và rủi ro Thẩm tra và đánh giá HT KSNB
Thư hẹn hoặc hợp đồng (kế hoạch chung) kiểm toán
Bằng chứng kiểm toán
Độ tin cậy của HT KSNB
Trắc nghiệm đạt yêu cầu
Trắc nghiệm vững chãi Khả năng sai phạm
Thủ tục phân tích Xác minh khoản then chốt
Thẩm tra sự kiện bất ngờ Thẩm tra sự kiện tiếp theo
II.1
Trắc nghiệm công việc
Trắc nghiệm vững chãi
Bằng chứng kiểm toán
II.2
Trắc nghiệm phân tích
và trực tiếp số dư
Xác minh chi tiết bổ sung
Bằng chứng kiểm toán
Có
Khôn g
Dựa vào HT KSNB không?
Báo cáo kiểm toán
Trang 8Bước I Chuẩn bị kiểm toán: Từ thư mời (hoặc lệnh) kiểm toán, KTV tìm hiểu
khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng hoặc kế hoạch chung cho cuộc kiểmtoán Tiếp đó, KTV cần thu thập các thông tin về khách hàng, tìm hiểu và đánh giá hệthống KSNB của khách thể kiểm toán để xây dựng kế hoạch cụ thể và chương trìnhkiểm toán cho từng phần hành, đồng thời chuẩn bị các phương tiện cùng lực lượng giúpviệc (nếu cần) cho việc triển khai kế hoạch và chương trình kiểm toán đã xây dựng
Bước II Thực hiện công việc kiểm toán: Đây là quá trình sử dụng các trắc
nghiệm, chủ yếu là trắc nghiệm cơ bản vào việc xác minh các thông tin phản ánh trênBảng khai tài chính Trình tự kết hợp giữa các trắc nghiệm này trước hết tuỳ thuộc vàokết quả đánh giá hệ thống KSNB ở Bước I Nếu hệ thống KSNB được đánh giá làkhông có hiệu quả thì các trắc nghiệm độ tin cậy sẽ được thực hiện ngay với số lượnglớn Ngược lại, nếu hệ thống KSNB được đánh giá có hiệu lực thì trước hết trắc nghiệmmức đạt yêu cầu được sử dụng để xác định khả năng sai phạm và tiếp đó các trắcnghiệm độ tin cậy sẽ được ứng dụng với số lượng ít để xác minh những sai sót có thể
có Nếu trắc nghiệm mức đạt yêu cầu lại cho kết quả là hệ thống KSNB không có hiệulực thì trắc nghiệm độ tin cậy sẽ lại thực hiện với số lượng lớn
Quy mô cụ thể của các trắc nghiệm cũng như trình tự và cách thức kết hợp giữachúng phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và khả năng phán đoán của KTV với mụcđích có được bằng chứng đầy đủ và tin cậy với chi phí kiểm toán thấp nhất
Bước III Hoàn tất công việc kiểm toán: Kết quả các trắc nghiệm trên phải được
xem xét trong quan hệ hợp lý chung và kiểm nghiệm trong quan hệ với các sự việc bấtthường, những nghiệp vụ phát sinh sau ngày lập Bảng khai tài chính Chỉ trên cơ sở đómới đưa được kết luận cuối cùng và lập Báo cáo kiểm toán
1.2 Lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC.
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi
cuộc kiểm toán nhằm tạo ra điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác chokiểm toán Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tình hiệu lực của từng cuộc kiểmtoán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kếtluận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC, công việc lập kếhoạch kiểm toán cho các cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình sau:
Trang 9Sơ đồ 1.2 Quy trình lập kế hoạch kiểm toán
1.2.1 Lập kế hoạch chiến lược
Theo CMKT số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán - “Kế hoạch chiến lược là định
hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán
do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán”.
Theo đó, kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô,tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán BCTC của nhiều năm Tuy nhiên, theoyêu cầu quản lý của mình, công ty kiểm toán có thể lập kế hoạch chiến lược cho cáccuộc kiểm toán không có những đặc điểm nêu trên
Kế hoạch chiến lược phải do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giám đốchoặc người đứng đầu công ty kiểm toán phê duyệt Kế hoạch chiến lược là cơ sở để lập
kế hoạch kiểm toán tổng thể, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét chất lượng, kết quảcủa cuộc kiểm toán Kế hoạch chiến lược phải được lập thành một văn bản riêng hoặclập thành một phần riêng trong kế hoạch kiểm toán tổng thể
Tại phụ lục số 01, Mẫu kế hoạch chiến lược, CMKT số 300, nội dung và các bướccông việc của kế hoạch chiến lược bao gồm:
- Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng (Tổng hợp thông tin về lĩnh vực
hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị) đặc biệt lưu ý đến những nội dung chủ
yếu như: Động lực cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của doanh nghiệp cũngnhư các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bánhàng…
- Xác định những vấn đề liên quan đến BCTC như chế độ kế toán, chuẩn mực kếtoán áp dụng, yêu cầu về lập BCTC và quyền hạn của công ty;
- Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới BCTC
(đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát);
- Đánh giá hệ thống KSNB;
- Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán;
Lập kế hoạch chiến lược Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát Thiết kế chương trình kiểm toán
Trang 10- Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia: chuyên gia tư vấn pháp luật,kiểm toán nội bộ, KTV khác và các chuyên gia khác như kỹ sư xây dựng, kỹ sư nôngnghiệp…
- Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện;
- Giám đốc phê duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán Căn
cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểmtoán tổng thể và chương trình kiểm toán
1.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Theo CMKT số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán – “Kế hoạch kiểm toán tổng quát là
việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng quát là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến”.
Kế hoạch kiểm toán tổng quát phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tảphạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán tổngthể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán Hình thức và nội dungcủa kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tuỳ theo qui mô của khách hàng, tính chấtphức tạp của công việc kiểm toán, phương pháp và kỹ thuật kiểm toán đặc thù do KTV
sử dụng
Kế hoạch kiểm toán tổng quát được lập theo các bước sau:
Sơ đồ 1.3 Các bước lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Tìm hiểu hệ thống KSNB
và đánh giá rủi ro kiểm soát Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Các thủ tục phân tích Chuẩn bị kế hoach kiểm toán
Trang 11a Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán.
Một quy trình kiểm toán bắt đầu khi KTV thu nhận một khách hàng Thu nhận kháchhàng là quá trình gồm 2 bước: thứ nhất phải có sự liên hệ với khách hàng tiềm năng màkhách hàng này yêu cầu được kiểm toán và khi có yêu cầu kiểm toán, KTV phải đánhgiá liệu có chấp nhận yêu cầu đó không Còn đối với những khách hàng hiện tại, KTVphải quyết định liệu có tiếp tục kiểm toán hay không? Trên cơ sở xác định được đốitượng khách hàng có thể phục vụ trong tương lai, KTV được phân công phụ trách kháchhàng này sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch bao gồm: đánhgiá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán và đạt được một hợpđồng kiểm toán
Sơ đồ 1.4 Các bước chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán.
KTV phải đánh giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toáncho một khách hàng cũ có làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV hay làm hại đến uytín của Công ty kiểm toán hay không? Để làm điều đó KTV phải tiến hành các côngviệc như sau:
- Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng:
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 220 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Công ty kiểm toán nên thiết lập các chính sách và thủ tục để quyết định có hay khôngviệc chấp nhận hoặc tiếp tục quan hệ với khách hàng và để quyết định liệu có lập mộthợp đồng cụ thể cho khách hàng đó hay không Và các chính sách và thủ tục đó phảiđảm bảo thích đáng rằng khả năng chấp nhận một khách hàng có Ban quản lý thiếu liêmchính là nhỏ nhất
-Để đưa ra quyết định chấp nhận hay duy trì một khách hàng thì KTV phải xemxét tính độc lập, khả năng phục vụ tốt khách hàng và tính liêm chính của ban quản trịkhách hàng
Lập hợp đồng kiểm toán
Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán
Trang 12- Tính liêm chính của Ban quản trị
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 400 – Đánh giá rủi ro và KSNB - Tính liêm chínhcủa ban quản trị là bộ phận cấu thành then chốt của môi trường kiểm soát, đây là nềntảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ thống KSNB Vì vậy, tính liêm chính của Banquản trị rất quan trọng đối với quy trình kiểm toán bởi lẽ Ban quản trị có thể phản ánhsai các nghiệp vụ hoặc dấu diếm các thông tin dẫn tới các sai sót trọng yếu trên BCTC
Nếu Ban quản trị thiếu liêm chính, KTV không thể dựa vào bất kỳ bản giải trìnhnào của Ban quản trị cũng như không thể dựa vào các sổ kế toán Thêm vào đó Banquản trị đứng hàng đầu trong việc tạo ra một môi trường kiểm soát vững mạnh Nhữngnghi ngại về tính liêm chính của Ban quản trị có thể nghiêm trọng đến nỗi KTV kết luậnrằng cuộc kiểm toán không thể thực hiện được
- Liên lạc với KTV tiền nhiệm
Đối với những khách hàng tiềm năng, nếu khách hàng này trước đây đã đượckiểm toán bởi 1 công ty kiểm toán khác thì KTV mới (KTV kế tục) phải chủ động liênlạc với KTV cũ (KTV tiền nhiệm) vì đây là nguồn thông tin đầu tiên để đánh giá kháchhàng KTV kế tục phải liên lạc với KTV tiền nhiệm về những vấn đề liên quan đến việcKTV kế tục quyết định có chập nhận hợp đồng kiểm toán hay không, bao gồm: nhữngthông tin về tính liêm chính của Ban quản trị; những bất đồng giữa Ban quản trị vớiKTV tiền nhiệm về các nguyên tắc kế toán, thủ tục kiểm toán hoặc các vấn đề quantrọng khác, và lý do khách hàng thay đổi KTV Ngoài ra KTV có thể xem xét hồ sơkiểm toán của KTV tiền nhiệm để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kiểm toán
Đối với các khách hàng cũ, hàng năm KTV cập nhật các thông tin về khách hàng
và đánh giá xem liệu có rủi ro nào khiến KTV phải ngừng cung cấp các dịch vụ kiểmtoán cho họ hay không KTV có thể ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàngtrong trường hợp hai bên có những mâu thuẫn về các vấn đề như phạm vi thích hợp củacuộc kiểm toán, loại báo cáo kiểm toán phải công bố, tiền thù lao hoặc giữa hai bên cónhững vụ kiện tụng hoặc trong trường hợp KTV cho rằng khách hàng thiếu liêm chính
từ những thông tin thu thập được
- Ngoài ra KTV phải xem xét thoả thuận phí kiểm toán với khách hàng, phần lớn cáccông ty kiểm toán đều muốn lập hoá đơn dựa theo tỷ lệ chuẩn ngày hoặc giờ làm việccủa các cấp bậc của KTV khác nhau trong sự kiểm toán và mức phí này sẽ thay đổi theotiến trình của cuộc kiểm toán Những khách hàng thường đòi hỏi đi kiểm toán được ấnđịnh trước khi hợp đồng kiểm toán được thực hiện
- Điều cân nhắc cuối cùng nhưng quan trọng nhất của KTV khi đánh giá khả năngchấp nhận khách hàng hay không chính là việc xác định khả năng có thể kiểm toánkhách hàng
Trang 13 Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng.
Thực chất của việc nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng là việcxác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ
Để biết được điều đó, KTV có thể phỏng vấn trực tiếp Ban giám đốc khách hàng(đối với khách hàng mới) hoặc dựa vào kinh nghiệm của cuộc kiểm toán đã được thựchiện trước đó (đối với khách hàng cũ) Và trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán saunày, KTV sẽ thu thập thông tin để hiểu biết thêm về lý do kiểm toán của công ty kháchhàng
Việc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ là hai yếu
tố chính ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng phải thu thập và mức độ chính xác củacác ý kiến mà KTV đưa ra trong báo cáo kiểm toán Cụ thể, nếu các BCTC cần được sửdụng rộng rãi thì mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin trên BCTC được đòi hỏicàng cao và do đó số lượng bằng chứng kiểm toán sẽ càng tăng lên Điều này lại càngđòi hỏi phải có một số lượng và cơ cấu KTV thích hợp để thực hiện cuộc kiểm toán.Thông qua việc nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, Công ty kiểm toán cầnước lượng được quy mô phức tạp của công việc kiểm toán cần thực hiện, từ đó tạo điềukiện thuận lợi cho việc lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp để thực hiện cuộc kiểmtoán ở bước tiếp theo
Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán.
Xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán và định lượng khối lượng công việc kiểmtoán sẽ phải thực thi để chuẩn bị nhân sự cho cuộc kiểm toán, đặc biệt là chọn ngườiphụ trách cuộc kiểm toán Khâu chọn và chỉ định người phụ trách kiểm toán đòi hỏiphải thích hợp với vị trí, yêu cầu và nội dung công việc, đồng thời đặc biệt chú ý đếntrình độ chuyên môn và năng lực tổ chức hoạt động Biên chế nhân sự phụ thuộc chủyếu vào khối lượng công việc kiểm toán, yêu cầu về thời gian cuộc kiểm toán và trình
độ, năng lực của đội ngũ KTV
Việc lựa chọn này được tiến hành trên yêu cầu về số người, trình độ, khả năng vàyêu cầu chuyên môn kỹ thuật và thường do Ban giám đốc công ty kiểm toán trực tiếpchỉ đạo
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 210 - Hợp đồng kiểm toán - “Hợp đồng kiểm toán
phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng và của công ty kiểm toán”.
Trang 14Hợp đồng kiểm toán bao gồm các nội dung sau:
+ Mục đích và phạm vi kiểm toán: Mục tiêu của cuộc kiểm toán là cái đích cần đạt
tới đồng thời là thước đo kết quả của mỗi cuộc kiểm toán cụ thể Phạm vi kiểm toán là
sự giới hạn về không gian, thời gian của đối tượng kiểm toán, thường được xác địnhcùng với việc xác định mục tiêu của cuộc kiểm toán
+ Trách nhiệm của Ban giám đốc công ty khách hàng và KTV: Ban giám đốc có
trách nhiệm trong việc lập và trình bày trung thực các thông tin trên BCTC, KTV cótrách nhiệm đưa ra ý kiến độc lập về BCTC dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán Vàtrách nhiệm của công ty khách hàng là cung cấp các tài liệu và thông tin liên quan đếncông việc kiểm toán
+ Hình thức thông báo kết quả kiểm toán: Kết quả kiểm toán thường được biểu
hiện cụ thể dưới một báo cáo kiểm toán và có kèm theo một thư quản lý trong đó nêu rõnhững khuyết điểm của hệ thống KSNB hoặc những gợi ý sửa chữa những khuyết điểmnày
+ Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán: Thời gian kiểm toán sơ bộ, kiểm toán chính
thức, thời điểm kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán
+ Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán phí kiểm toán
thường được xác định căn cứ vào thời gian làm việc của các cấp bậc KTV khác nhautrong cuộc kiểm toán
+ Xác định rằng KTV không chịu trách nhiệm những sai sót do bản chất và hạnchế vốn có của hệ thống kế toán, KSNB và kiểm toán
Hợp đồng kiểm toán là cơ sở pháp lý để KTV thực hiện các bước tiếp theo của cuộckiểm toán
b Thu thập thông tin cơ sở.
Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, KTV sẽ thu thập các hiểu biết ngành nghề, côngviệc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống KSNB và cácbên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn này KTVđánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá ban đầu về mức trọngyếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểmtoán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán khác
- Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Trong CMKT số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh - đã quy đinh “Để thực
hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo KTV có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm
Trang 15tra của KTV hoặc đến báo cáo kiểm toán” Điều này rất cần thiết khi KTV thực hiện
kiểm toán với tính thận trọng nghề nghiệp đúng mức
Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh còn bao gồm những hiểu biết chung vềnền kinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị và sự hiểu biết cụ thể hơn về tổ chức và hoạtđộng của đơn vị được kiểm toán KTV còn phải hiểu cả những khía cạnh đặc thù củamột tổ chức cụ thể như cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn, dây chuyền và các dịch vụ sản xuất,chức năng và vị trí của KSNB để hiểu rõ các sự kiện, các nghiệp vụ và các hoạt động
có thể tác động đến các BCTC và để thực hiện quá trình so sánh khách hàng này với cácđơn vị khác trong ngành đó
- Xem xét lại kết quả kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung.
Các hồ sơ kiểm toán năm trước thường chứa đựng rất nhiều thông tin về khách hàng,
về công việc kinh doanh, cơ cấu tổ chức và các đặc điểm hoạt động khác Ngoài ra đaphần các công ty kiểm toán đều duy trì hồ sơ kiểm toán thường xuyên đối với mỗikhách hàng Hồ sơ này có các bản sao của các tài liệu như: sơ đồ tổ chức, điều lệ công
ty, các bảng kê, chính sách tín dụng, chính sách kế toán Qua đó KTV sẽ tìm thấynhững thông tin hữu ích về công việc kinh doanh của khách hàng
Việc cập nhật và xem xét các sổ sách của công ty là rất cần thiết vì qua đó KTV cóthể xác định được liệu các quyết định của nhà quản lý có phù hợp với luật pháp của Nhànước, với các chính sách hiện hành của công ty hay không mà còn giúp KTV hiểu đượcbản chất của các số liệu cũng như sự biến động của chúng trên các BCTC được kiểmtoán
- Tham quan nhà xưởng.
Việc tham quan nhà xưởng, quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh củakhách hàng sẽ cung cấp cho KTV những điều mắt thấy tai nghe về quy trình sản xuấtkinh doanh của khách hàng, cho phép KTV gặp các nhân vật chủ chốt và có một cáinhìn tổng thể về công việc kinh doanh của khách hàng Điều này tạo điều kiện cho việcthuyết minh số liệu kế toán, phát hiện những vấn đề cần quan tâm như sản xuất trì trệ,sản phẩm ứ đọng, máy móc lạc hậu không sử dụng hết công suất Do đó KTV dự đoánđược những tài khoản trọng yếu trên BCTC
Ngoài ra KTV cũng có được những nhận định ban đầu về phong cách quản lý củaBGĐ, tính hệ thống trong việc tổ chức, sắp đặt công việc
- Nhận diện các bên liên quan.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần xác định tất cả các bên có liênquan với khách hàng Theo cách hiểu thông thường, các bên có liên quan là các tổ chứchoặc cá nhân có tác động ảnh hưởng tới khách hàng Theo CMKT số 550 - Các bên liên
quan – “Các bên liên quan có thể được hiểu là các bộ phận trực thuộc, các chủ sở hữu
Trang 16chính thức của công ty khách hàng hay bất kỳ công ty chi nhánh, một cá nhân hay tổ chức nào mà công ty khách hàng có quan hệ và các cá nhân, tổ chức đó có khả năng điều hành, kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các chính sách kịnh doanh hoặc chính sách quản trị của công ty khách hàng”.
Để nhận diện các bên có liên quan, KTV có thể thông qua các hình thức như phỏngvấn BGĐ, xem sổ theo dõi cổ đông, sổ theo dõi khách hàng , từ đó bước đầu dự đoáncác vấn đề có thể phát sinh giữa các bên liên quan để có thể hoạch định một kế hoạchkiểm toán phù hợp
- Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài.
Thuật ngữ “Chuyên gia” chỉ một người hay một văn phòng có năng lực, hiểu biết vàkinh nghiệm cụ thể trong một lĩnh vực riêng ngoài lĩnh vực kế toán và kiểm toán KTV
có thể thấy rằng không ai trong nhóm kiểm toán có chuyên môn hoặc kinh nghiệm vềlĩnh vực nào đó để thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết nhất đinh
CMKT số 620 - Sử dụng tư liệu của chuyên gia - hướng dẫn KTV khi nào cần sửdụng tư liệu của chuyên gia bên ngoài Khi sử dụng chuyên gia, KTV phải đánh giá khảnăng chuyên môn, hiểu mục đích và phạm vi công việc của họ cũng như sự phù hợp củaviệc sử dụng tư liệu đó cho các mục tiêu nhất định KTV cũng cần xem xét mối quan hệgiữa chuyên gia với khách hàng, những yếu tố có thể ảnh hưởng tới tính khách quan củachuyên gia đó
c Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Nếu các thông tin cơ sở nêu trên được thu thập giúp KTV hiểu được về các mặt hoạtđộng kinh doanh của khách hàng thì việc thu thập thông tin về pháp lý của khách hàng
sẽ giúp KTV nắm bắt được những quy trình mang tính chất pháp lý có ảnh hưởng đếncác mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng này Các thông tin về nghĩa vụ pháp lýbao gồm:
- Giấy phép thành lập và điều lệ công ty
Việc nghiên cứu những tài liệu này giúp KTV hiểu được về quá trình hình thành,mục tiêu hoạt động và các lĩnh vực kinh doanh hợp pháp của đơn vị cũng như nắm bắtđược những vấn đề manh tính nội bộ của doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, chức năng,nhiệm vụ các phòng ban, thủ tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu
- Các BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hoặc trong vài năm trước
Các BCTC cung cấp dữ liệu về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của đơn vị,giúp cho KTV nhận thức được tổng quát về vấn đề đó, trên cơ sở đó áp dụng các kỹthuật phân tích các báo cáo này và từ đó nhận thức được xu hướng phát triển của đơn vịkhách hàng Đây là tài liệu quan trọng nhất trong một cuộc kiểm toán BCTC Ngoài ra,
Trang 17việc xem xét các báo cáo kiểm toán, các biên bản thanh tra, kiểm tra sẽ còn giúp KTVnhận thức rõ hơn về thực trạng hoạt động của đơn vị khách hàng và dự kiến các phươnghướng kiểm tra.
- Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Đây là những tài liệu chính thức và tóm lược về những vấn đề quan trọng nhất đãđược thảo luận và quyết định chính thức trong các cuộc họp đó Các biên bản nàythường chứa đựng những thông tin quan trọng như: Công bố về cổ tức, phê chuẩn việchợp nhất hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc, xét duyệt mua bán, chuyển nhượng nhữngtài liệu quan trọng
Qua việc nghiên cứu các biên bản này, KTV sẽ xác định được những dữ kiện có ảnhhưởng quan trọng đến việc hình thành và trình bày trung thực các thông tin trên BCTC Trước khi cuộc kiểm toán hoàn thành, KTV cần phải kiểm tra, đối chiếu các kết quảthu được trong quá trình kiểm toán với các quyết định đưa ra trong các cuộc họp để đảmbảo là BGĐ đã tuân thủ các biện pháp đã được HĐQT và các cổ đông đề ra, yêu cầuBGĐ cung cấp thư giải trình trong đó cam kết là đã gửi đầy đủ các biên bản của cáccuộc họp trên cho KTV
- Các hợp đồng và cam kết quan trọng.
Các hợp đồng và các cam kết quan trọng như Hợp đồng mua bán hàng luôn là mốiquan tâm hàng đầu của KTV trong các chu trình kiểm toán, đặc biệt là trong suốt cácgiai đoạn khác nhau của cuộc khảo sát chi tiết
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, việc xem xét sơ bộ các hợp đồng đó sẽ giúpKTV tiếp cận với các hoạt động chính của khách hàng, hình dung những khía cạnh pháp
lý có ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị khách hàng
d Các thủ tục phân tích.
CMKT số 520 - Quy trình phân tích - quy định: “KTV phải thực hiện quy trình phân tích (thủ tục phân tích) khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán”.
Thủ tục phân tích, theo CMKT số 520: là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷsuất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ
có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị
đã dự kiến Các thủ tục phân tích được áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán và thườngđược thực hiện trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán
Các thủ tục phân tích sử dụng cho việc lập kế hoạch kiểm toán nhằm vào các mụctiêu:
- Thu thập hiểu biết về nội dung các BCTC và những biến đổi quan trọng về kếtoán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra kể từ lần kiểm toántrước
Trang 18- Tăng cường sự hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của khách hàng vàgiúp KTV xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng.Như vậy qua việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểmtoán, KTV có thể xác định được nội dung cơ bản cần thực hiện trong cuộc kiểm toánBCTC Mức độ, phạm vi và thời gian thực hiện các thủ tục phân tích tại các đơn vịkhách hàng khác nhau thay đổi tuỳ thuộc vào quy mô và tính phức tạp trong hoạt độngkinh doanh của khách hàng.
Các thủ tục phân tích được KTV sử dụng bao gồm hai loại cơ bản
- Phân tích ngang (phân tích xu hướng) là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh
các trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC, như
+ So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau, nhờ đóKTV thấy được những biến động bất thường và xác định những vấn đề cần quan tâm
+ So sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính của KTV + So sánh dữ kiện của công ty khách hàng với dữ liệu chung của ngành
- Phân tích dọc (phân tích tỷ suất) là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ
tương quan của các chỉ tiêu và các khoản mục khác nhau trên BCTC Các tỷ suất tàichính thường dùng trong phân tích dọc có thể là các tỷ suất về khả năng thanh toán, các
tỷ suất về khả năng sinh lời
e Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro.
Nếu như ở các bước trên, KTV mới chỉ thu thập được các thông tin mang tính kháchquan về khách hàng thì ở bước này, KTV sẽ căn cứ vào các thông tin đã thu thập được
để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một chiến lược, kế hoạch kiểm toán phù hợp
Đánh giá tính trọng yếu.
Trọng yếu là khái niệm để chỉ tầm cỡ và bản chất của các sai phạm của các thông tintài chính là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thôngtin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc là sẽ rút ra những kết luận sai lầm.Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu đểước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộckiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất,thời gian và phạm vi các khảo sát (thử nghiệm) kiểm toán trên cơ sở xác định phạm vicủa cuộc kiểm toán, xác định nội dung và trình tự thực hiện các thử nghiệm kiểm toán
Ở đây, KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá
đó cho từng khoản mục trên BCTC
- Ước tính ban đầu về mức trọng yếu là giá trị tối đa mà KTV tin rằng ở đó các
BCTC có thể bị sai nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của những người sửdụng thông tin tài chính, hay nói cách khác đó chính là mức sai sót có thể chấp nhận
Trang 19được đối với toàn bộ BCTC Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho KTVlập kế hoạch để thu thập bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và thích hợp.
- Phân bổ ước lượng ban đầu cho các khoản mục: Sau khi KTV có được ước
lượng ban đầu về tính trọng yếu, KTV cần phải phân bổ mức ước lượng này cho từngkhoản mục trên BCTC Đó chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoảnmục
Với mục đích của việc phân bổ này nhằm giúp KTV xác định được số lượng bằngchứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấpnhất có thể mà vẫn bảo đảm được tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt qua ướclượng ban đầu về tính trọng yếu Các khoản mục có mức trọng yếu được phân bổ càngthấp thì số lượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập càng nhiều và ngược lại
Do hầu hết các thủ tục kiểm toán thường tập trung vào các tài khoản trên bảng cânđối kế toán (BCĐKT) nên KTV thường phân bổ mức trọng yếu cho các tài khoản trênBCĐKT thay vì các tài khoản trên báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) Và việcphân bổ được thực hiện theo cả hai chiều hướng mà các sai phạm có thể diễn ra đó làcác tình trạng khai khống hoặc khai thiếu Cơ sở chủ yếu để tiến hành phân bổ là bảnchất của các khoản mục; đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát; kinh nghiệmcủa KTV và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục
Trong thực tế, rất khó dự đoán về khả năng xảy ra sai sót cũng như chi phí kiểmtoán đối với từng khoản mục nên công việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọngyếu thường mang tính chủ quan và đòi hỏi xét đoán nghề nghiệp KTV Do vậy công tykiểm toán thường phân công các KTV có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm
để thực hiện công việc này
Đánh giá rủi ro.
Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC cũng như đối với từngkhoản mục, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở mức độ toàn bộBCTC cũng như đối với từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểmtoán và xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp Công việc này gọi là đánh giá rủi rokiểm toán
- Đánh giá rủi ro kiểm toán.
Theo CMKT số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB – “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do
KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu” Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro
tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện
+ Rủi ro tiềm tàng: là khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trong bản thân các
đối tượng kiểm toán (chưa tính đến sự tác động của bất cứ hoạt động kiểm toán nào kể
Trang 20cả KSNB) KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát rủi ro tiềm tàng, họ chỉ có thểđánh giá chúng.
Rủi ro này liên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh của khách hàng,khi đưa rủi ro tiềm tàng vào mô hình rủi ro kiểm toán là một trong những khó khăn củaKTV vì nó ngụ ý là KTV phải cố gắng dự đoán nơi nào trên các BCTC có nhiều khảnăng sai sót nhất hay có ít khả năng sai sót nhất Và ảnh hưởng đến tổng số bằng chứng
mà KTV cần thu thập
Để đánh giá rủi ro tiềm tàng, KTV dựa vào các yếu tố ảnh hưởng sau:
√ Bản chất công việc kinh doanh của khách hàng
√ Tính liêm chính của BGĐ
√ Kết quả của các lần kiểm toán trước
√ Hợp đồng kiểm toán lần đầu hay là hợp đồng kiểm toán gia hạn
√ Các nghiệp vụ kinh tế bất thường
√ Các ước tính kế toán
√ Số lượng tiền của các số dư tài khoản
KTV cần phải đánh giá lần lượt các yếu tố trên và quyết định mức rủi ro tiềmtàng thích hợp đối với từng khoản mục trên BCTC
+ Rủi ro kiểm soát: là khả năng hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán
không phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu KTV khôngtạo ra rủi ro kiểm soát và cũng không kiểm soát chúng Họ chỉ có thể đánh giá hệ thốngkiểm soát của đơn vị được kiểm toán và từ đó đưa ra mức rủi ro kiểm soát dự kiến
Rủi ro kiểm soát được KTV đánh giá đối với từng khoản mục trên BCTC thườngqua việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng đối với khoản mục này Rủi ro kiểmsoát sẽ luôn xuất hiện và khó tránh khỏi do những hạn chế cố hữu của bất kỳ hệ thốngKSNB nào
+ Rủi ro phát hiện là khả năng mà các thủ tục kiểm toán không phát hiện đượccác sai phạm trọng yếu Ngược lại với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV phải cótrách nhiệm thực hiện các thủ tục thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý vàkiểm soát đối với rủi ro phát hiện Trong quá trình kiểm toán có thể rủi ro phát hiện doảnh hưởng các các nhân tố sau đây:
√ Các bước kiểm toán không thích hợp
√ Phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thức được sai sót đó nênthường đưa ra kết luận sai về phần hành đó cũng như về BCTC
√ Hoàn toàn không phát hiện ra sai sót do có sự thông đồng
Đây là rủi ro được xác định từ ba loại rủi ro: rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát Vì ba loại rủi ro này thay đổi đối với từng khoản mục trênBCTC nên rủi ro phát hiện và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cũng thayđổi theo
Trang 21Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định rủi ro kiểm toán mongmuốn (DAR) Mức rủi ro này được xác định phụ thuộc vào hai yếu tố:
+ Yếu tố 1: Mức độ mà theo đó người sử dụng thông tin bên ngoài tin tưởng vào
BCTC Một số yếu tố chỉ ra mức độ mà theo đó các BCTC được người sử dụng bênngoài tin tưởng (là ảnh hưởng nhiều hoặc ảnh hưởng lớn đến xã hội) đó là: Quy mô củacông ty khách hàng, tính độc quyền trong kinh doanh, tính độc quyền trong viêc phânphối hàng hoá và dịch vụ
+ Yếu tố 2: Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi BCKT
được công bố (chủ nợ sẽ đòi nợ trước hạn, người ta sẽ rút vốn, không cho vay nợ ).Việc dự đoán sự thất bại về mặt tài chính trước khi điều đó xảy ra là điều khó khăn,nhưng KTV có thể dựa vào các yếu tố sau để phán đoán khả năng tăng lên của sự kiệnnày đó là khả năng chuyển hoá thành tiền mặt, các khoản lãi (lỗ) trong các năm trước,các biện pháp làm gia tăng quá trình tài trợ, bản chất hoạt động của công ty khách hàng,năng lực của ban quản trị
Căn cứ vào hai yếu tố nêu trên KTV sẽ xác định một mức rủi ro kiểm toán mongmuốn cho toàn bộ các BCTC đang được kiểm toán
- Mô hình rủi ro kiểm toán
Mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện được thề hiệnqua mô hình rủi ro kiểm toán như sau:
- Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Theo CMKT số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán - “Trong một cuộc kiểm toán,
mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều nghĩa là nếu mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại”.
KTV phải cân nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình và phạm
vi của các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp, như: khi lập kế hoạch kiểm toán, nếu
Trang 22KTV xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tănglên Trường hợp này KTV có thể:
+ Giảm mức độ rủi ro kiểm soát đã được đánh giá bằng cách mở rộng hoặc thựchiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc giảm rủi ro kiểm soát; hoặc
+ Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vi củanhững thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến
Xác định trọng yếu, rủi ro kiểm toán là thủ tục phức tạp đòi hỏi trình độ cũng nhưkinh nghiệm phán đoán của KTV Do vậy trong CMKT Việt Nam, vấn đề này chưađược đề cập Trên thực tế, chỉ một số hãng kiểm toán quốc tế tại Việt Nam mới xâydựng được quy trình ước lượng trọng yếu và rủi ro, còn nhiều công ty trong nước vẫnchưa xây dựng quy trình cụ thể Ở các công ty kiểm toán Việt Nam, quá trình này chủyếu dựa trên kinh nghiệm của KTV và sự hướng dẫn của các chuẩn mực, nguyên tắc chỉđạo kiểm toán quốc tế
f Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát.
f1 Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng
Hệ thống KSNB là hệ thống bao gồm chính sách và thủ tục được thiết lập tại đơn
vị nhằm bảo đảm hợp lý cho các nhà quản lý đạt được các mục đích sau: Bảo vệ tài sản
và sổ sách, bảo đảm độ tin cậy của hệ thống thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế
độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý
Hệ thống KSNB bao gồm bốn yếu tố cấu thành: Môi trường kiểm soát, hệ thốngthông tin, các thủ tục kiểm soát và bộ máy kiểm toán nội bộ
Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị có tínhmôi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hìnhKSNB Môi trường kiểm soát thường bao gồm sáu mặt chủ yếu sau:
- Đặc thù về quản lý: Các đặc thù về quản lý đề cập tới quan điểm khác nhau trong
điều hành hoạt động doanh nghiệp của các nhà quản lý
- Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên
xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đó cũng nhưkiểm tra giám sát việc thực hiện các quyết định đó trong toàn bộ doanh nghiệp Một cơcấu tổ chức hợp lý còn góp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai sóttrong hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp
- Chính sách nhân sự: Đội ngũ nhân viên là nhân tố quan trọng trong môi trường
kiểm soát cũng như chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục kiểm soát trong hoạt độngcủa đơn vị Nếu nhân viên có năng lực và đáng tin cậy thì nhiều qúa trình kiểm soát cóthể không cần thực hiện mà vẫn đảm bảo được mục tiêu đề ra của KSNB Ngược lại dùdoanh nghiệp có thiết kế và vận hành một hệ thống KSNB chặt chẽ nhưng với đội ngũ
Trang 23nhân viên kém năng lực trong công việc và thiếu trung thực về phẩm chất đạo đức thì
hệ thống KSNB cũng sẽ không phát huy hiệu quả
- Công tác kế hoạch: Nếu việc lập và thực hiện kế hoạch được tiến hành khoa học
và nghiêm túc thì hệ thống kế hoạch và dự toán đó sẽ trở thành công cụ kiểm soát rất
hữu hiệu
- Ủy ban kiểm soát
Ủy ban kiểm soát là những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất đơn vị nhưthành viên của HĐQT nhưng không kiêm nhiệm các công việc quản lý và các chuyêngia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát
- Môi trường bên ngoài
Môi trường kiểm soát chung của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố bênngoài Các nhân tố này tuy không phụ thuộc vào sự kiểm soát của các nhà quản lýnhưng có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều hành của các nhà quản lý cũng như thiết kế
và vận hành của các quy chế và thủ tục kiểm soát
Hệ thống kế toán
Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán của đơn vị, bao gồm hệ thốngchứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổnghợp, cân đối kế toán Trong đó, quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quantrọng trong công tác KSNB của doanh nghiệp
Mục đích của hệ thống kế toán của một tổ chức là sự nhận biết, thu thập, phân loại,ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính của tổ chức đó, thoả mãn chức năngthông tin và kiểm tra của hoạt động kế toán
Như vậy hệ thống kế toán không những có tác dụng cung cấp thông tin cho quản lý
mà còn có tác dụng kiểm soát nhiều mặt hoạt động của đơn vị Do đó việc tìm hiểu hệthống kế toán sẽ giúp KTV nhận biết có hữu hiệu không thông qua kiểm tra về tính cóthực, sự phê chuẩn, tính đầy đủ, sự đánh giá, sự phân loại, tính đúng kỳ và quá trìnhchuyển sổ và tổng hợp chính xác
Các thủ tục kiểm soát
Các thủ tục kiểm soát do các nhà quản lý xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản:
- Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Theo nguyên tắc này, trách nhiệm và công
việc cần được phân chia cụ thể cho nhiều bộ phận và cho nhiều người trong bộ phận.Việc phân công phân nhiệm rõ ràng tạo sự chuyên môn hoá trong công việc, sai sót ítxảy ra và khi xảy ra thường dễ phát hiện
- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp về
trách nhiệm trong các nhiệm vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vilạm dụng quyền hạn
Trang 24- Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn: Theo sự uỷ quyền của các nhà quản lý, các
cấp dưới được giao cho quyết định và giải quyết một số công việc trong một phạm vinhất định Quá trình uỷ quyền được tiếp tục mở rộng xuống các cấp thấp hơn tạo nênmột hệ thống phân chia trách nhiệm và quyền hạn mà vẫn không làm mất tính tập trung
của doanh nghiệp Bên cạnh đó, để tuân thủ tốt các quá trình kiểm soát, mọi nghiệp vụ
kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn
Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị để tiến hànhcông việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị.Kiểm toán nội bộ là một yếu tố của hệ thống KSNB, cung cấp một sự quan sát đánhgiá thường xuyên về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả củaviệc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục về KSNB
f2 Đánh giá rủi ro kiểm soát.
Theo CMKT số 400 – Đánh giá rủi ro và KSNB - “Sau khi tìm hiểu được hệ thống
kế toán và kiểm toán nội bộ, KTV phải thực hiện đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát theo các cơ sở dẫn liệu cho số dư của mỗi tài khoản trọng yếu”.
Rủi ro kiểm soát được đánh giá thông qua những hiểu biết về hệ thống KSNB Nếu
hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá
là thấp và ngược lại
Sau khi thu thập được một sự hiểu biết về cách thiết kế và sự vận hành của hệ thốngKSNB, KTV sẽ đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát cho từng mục tiêu kiểmsoát chi tiết Công việc này được làm riêng rẽ cho từng loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếutrong từng chu trình nghiệp vụ theo các bước sau đây:
- Nhận diện các mục tiêu kiểm soát mà theo đó quá trình đánh giá vận dụng: Trong
bước này KTV sẽ vận dụng các mục tiêu KSNB cụ thể cho từng loại nghiệp vụ chủ yếucủa Công ty
- Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù: Ở bước này KTV không cần thiết phải
xem xét mọi quá trình kiểm soát mà chỉ cần nhận diện và phân tích các quá trình kiểmsoát dự kiến có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thoả mãn mục tiêu kiểm soát mà sẽ manglại tính hiệu quả cho cuộc kiểm toán
- Nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống KSNB: Nhược điểm được
hiểu là sự vắng mặt của quá trình kiểm soát thích đáng mà điều này sẽ làm tăng khảnăng rủi ro của việc tồn tại các sai phạm trên BCTC
- Đánh giá rủi ro kiểm soát: khi đã nhận diện được quá trình kiểm soát và các nhược
điểm của hệ thống KSNB, KTV tiến hành đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với
Trang 25từng mục tiêu kiểm soát của từng loại nghiệp vụ kinh tế KTV có thể được đánh giá rủi
ro theo yếu tố định tính: là mức “cao”, “thấp”, “trung bình” hoặc theo tỷ lệ phần trăm
1.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán
Theo CMKT số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán - “Chương trình kiểm toán là toàn
bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành”.
Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành ba phầngồm: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích, trắc nghiêm trực tiếp số dư Mỗi phầnđược chia nhỏ thành các chu kỳ nghiệp vụ và khoản mục trên BCTC Việc thiết kế cáctrắc nghiệm kiểm toán trên đều gồm bốn nội dung: xác định thủ tục kiểm toán, quy môchọn mẫu, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện
a Thiết kế trắc nghiệm công việc
Các thủ tục kiểm toán: Việc thiết kế các thủ tục kiểm toán của trắc nghiệm công
việc thường tuân theo phương pháp luận bốn bước sau:
- Cụ thể hoá các mục tiêu KSNB cho các khoản mục đang được khảo sát
- Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù mà có tác dụng làm giảm rủi ro kiểmsoát của từng mục tiêu KSNB
- Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc thù nóitrên
- Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo từng mục tiêu KSNB có xét đến nhượcđiểm của hệ thống KSNB và kết quả ước tính của thử nghiệm kiểm soát
Quy mô mẫu chọn: trong trắc nghiệm công việc, để xác định quy mô mẫu chọn
người ta thường dùng phương pháp chọn mẫu thống kê được sử dụng để ước tính tỷ lệcủa phần tử trong một tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc thuộc tính được quan tâm
Khoản mục được chọn: Sau khi xác định quy mô mẫu chọn, KTV phải xác định các
phần tử cá biệt mang tính đại diện cao cho tổng thể
Thời gian thực hiện: Các trắc nghiệm công việc thường được tiến hành vào thời
điểm giữa năm (nếu hợp đồng kiểm toán dài hạn) hoặc vào thời điểm kết thúc năm Cáctrắc nghiệm giữa năm được thực hiện để giúp kết thúc cuộc kiểm toán ngay sau ngàylập BCĐKT vì đó cũng là mong muốn của khách hàng, và để giúp Công ty kiểm toándàn đều công việc suốt trong năm Với trắc nghiệm được thực hiện vào giữa năm, cáckhảo sát bổ sung sẽ được thực hiện ngay sau đó đối với các nghiệp vụ từ ngày giữa nămđến ngày kết thúc năm
Trang 26b Thiết kế trắc nghiệm phân tích
Trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các số dưtài khoản đang được kiểm toán Trên cơ sở kết quả của việc thực hiện các trắc nghiệmphân tích đó, KTV sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp các trắc nghiệm trực tiếp số dư.Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, quy trình phân tích còn bao hàm nhữngthủ tục phân tích chi tiết đối với số dư các tài khoản và được thực hiện qua các bướcsau:
- Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra
- Tính toán giá trị ước tính của tài khoản cần được kiểm tra
- Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được
- Xác định số chênh lệch trọng yếu cần được kiểm tra
- Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu
- Đánh giá kết quả kiểm tra
c Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư
Việc thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư cho từng khoản mục trên BCTC được tiếnhành theo phương pháp luận trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.5: Quy trình thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục đang kiểm toán
Thông qua việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ước lượng nàycho từng khoản mục trên BCTC, KTV xác định mức sai số có thể chấp nhận cho từng
Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro tiềm tàng với khoản mục đang kiểm toán
Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu trình kiểm toán đang được thực hiện
Thiết kế, dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm phân tích
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư của khoản mục được xét để thoả
mãn các mục tiêu kiểm soát đặc thù
Trang 27khoản mục Sai số chấp nhận được của khoản mục càng thấp đòi hỏi số lượng bằngchứng kiểm toán thu thập càng nhiều và do đó các trắc nghiệm trực tiếp số dư và nghiệp
vụ sẽ được mở rộng và ngược lại
Rủi ro tiềm tàng cho từng khoản mục càng cao thì số lượng bằng chứng kiểm toánphải thu thập càng nhiều và vì thế trắc nghiệm số dư sẽ được mở rộng thêm và ngược lại
Đánh giá rủi ro kiểm soát với chu trình kiểm toán được thực hiện
Quá trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát đối với chu trình, do đó
số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệm trực tiếp số dư vànghiệp vụ sẽ giảm xuống, theo đó chi phí kiểm toán giảm xuống và ngược lại
Thiết kế, dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích.
Các hình thức trắc nghiệm kiểm toán này được thiết kế với dự kiến sẽ đạt đượcmột số kết quả nhất định Các kết quả này theo dự kiến của KTV sẽ ảnh hưởng đến việcthiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư tiếp theo
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của khoản mục đang xem xét
Các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thiết kế dựa trên kết quả ước tính của trắcnghiệm kiểm toán trước đó và chúng được thiết kế làm các phần:
- Các thủ tục kiểm toán: Đây là phần khó nhất của toàn bộ quá trình lập kế hoạch
kiểm toán, việc thiết kế các thủ tục này đòi hỏi những phán xét nghề nghiệp quan trọng
- Quy mô chọn mẫu: Quy mô mẫu chọn dùng cho các khảo sát chi tiết số dư được
xác định theo các phương pháp chọn mẫu thống kê để ước tính sai số bằng tiền trongtổng thể đang được kiểm toán, từ đó chọn ra quy mô mẫu thích hợp
- Khoản mục được chọn: Sau khi đã xác định được quy mô mẫu, các KTV thường
chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu nhiên, chương trình máy tính hoặc dùngphương pháp chọn mẫu hệ thống để xác định các phần tử đại diện
- Thời gian thực hiện: Phần lớn các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thực hiện
vào thời điểm cuối kỳ (kết thúc niên độ kế toán) Tuy nhiên, đối với các khách hàngmuốn công bố BCTC sớm ngay sau khi lập bảng cân đối tài sản, thì những trắc nghiệmtrực tiếp số dư tốn nhiều thời gian sẽ được làm từ giữa kỳ và KTV sẽ thực hiện các thủtục kiểm toán bổ sung vào cuối năm để cập nhật các số dư đã kiểm toán giữa kỳ thành
số dư cuối kỳ Trên thực tế khi đã được thiết kế, các thủ tục kiểm toán ở các hình thứctrắc nghiệm trên sẽ được kết hợp và sắp xếp lại theo một chương trình kiểm toán
PHẦN 2 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC VỚI VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
Trang 282.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc
Tên giao dịch: AULAC AUDITING Co., Ltd.
Số nhân viên: 30 nhân viên bao gồm 7 KTV và 23 trợ lí kiểm toán
Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc (AULAC) là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính và thuế Công ty được thành lập và hoạt độngtheo Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các Nghị định số 105/2004/NĐ-CP và Nghị định
số 133/2006/NĐ-CP về Kiểm toán độc lập của Chính phủ, giấy phép đăng ký kinhdoanh số 0102028127 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày19/08/2006
Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc là một đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhânđầy đủ, có con dấu riêng và có tài khoản mở tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam -Chi nhánh Thành Công, với số vốn điều lệ ban đầu là 100.000.000 VNĐ
Mục tiêu của AULAC là phát triển trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụchuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam thông qua uy tín, chuyên môn và vị thế trên thịtrường AULAC luôn xác định các nhiệm vụ chiến lược của mình trong mọi hoạt độngdịch vụ là:
- Cam kết cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với chất lượng cao theo phongcách chuyên nghiệp
- Luôn luôn tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạtđộng chuyên môn, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp và sáng tạo
- Phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn và năng lực giỏi để phục vụ kháchhàng trong tiến trình phát triển và hội nhập toàn cầu
- Tạo sự khác biệt trong các dịch vụ bằng việc đem thêm giá trị gia tăng và xâydựng quan hệ ấn tượng với khách hàng, hỗ trợ khách hàng gặt hái thành công trong mọimôi trường kinh doanh
Hiện nay AULAC cung cấp các dịch vụ sau:
- Dịch vụ kiểm toán
- Dịch vụ kế toán
Trang 29- Dịch vụ tư vấn tài chính và thuế
- Dịch vụ tư vấn đầu tư và quản trị kịnh doanh
- Dịch vụ định giá
- Dịch vụ hệ thống thông tin quản lý
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
Trong 2 năm qua đã có rất nhiều Công ty kiểm toán được thành lập, điều này đãđánh dấu sự phát triển của ngành Kiểm toán ở nước ta, đồng thời cũng đặt ra cho Công
ty kiểm toán Âu Lạc một thách thức to lớn Vì vậy Công ty phải luôn học hỏi, rèn luyên
để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
Mặc dù mới thành lập được gần 2 năm nhưng với sự cố gắng và nỗ lực của Bangiám đốc Công ty và các nhân viên trong Công ty, Công ty luôn đảm bảo chất lượngcủa dịch vụ cung cấp, đảm bảo điều kiện thanh toán tốt nhất nên Công ty đã thực hiệnđược khá nhiều các hợp đồng và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụcủa mình
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Âu Lạc luôn gặp phải những sựcạnh tranh quyết liệt của các đối thủ là các Công ty kiểm toán khác, đặc biệt là cácCông ty có cùng quy mô tương tự như mình và các Công ty kiểm toán mới gia nhậpngành
Công ty tiến hành cung cấp các dịch vụ kiểm toán trên địa bàn cả nước nhưng chủyếu vẫn là thị trường Miền Bắc, và trong đó phần lớn là các công ty TNHH và các công
ty Cổ phần Điều đó có thể thấy rõ trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Bảng doanh thu theo khách hàng năm 2007
Đơn vị tính:VNĐ
Trung tâm
D vụ -Tư Vấn
Trang 30Tuy nhiên sang năm 2007 với chất lượng dịch vụ của mình, Công ty TNHH Kiểmtoán Âu Lạc đã thu hút được ngày càng nhiều khách hàng và giá trị của các bản hợpngày càng lớn Chính vì vậy và doanh thu trong năm 2007 của Công ty đã lên tới2,954,127,921 VNĐ.
Cùng với sự tăng lên của doanh thu cũng là sự tăng lên về quy mô Công ty, điều đóđuợc thể hiện qua 2 bảng BCTC sau:
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán năm 2007
II Đầu tư tài chính ngắn hạn
II Bất động sản đầu tư
III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007
Trang 311 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,954,127,921 69,090,900
2 Các khoản giảm trừ doanh thu
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 457,596,328 (41,372,995)
11 Chi phí khác
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 457,596,328 (41,172,488)
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 329,469,356 (41,172,488)
Công ty xác định thị trường trong nước là thị trường tiềm năng và cũng là thị trườngchính của Công ty Hiện nay ở Việt Nam cùng với sự phát triển của nền kinh tế thịtrường, hàng loạt các Công ty TNHH, các Công ty Cổ phần được thành lập, cùng với sự
ra đời và phát triển của của Thị trường chứng khoán, các dịch vụ kiểm toán ngày càngcần thiết, nhu cầu ngày càng nhiều, do đó nghề kiểm toán là một nghề đầy triển vọng.Tuy nhiên khi Việt Nam đã gia nhập WTO, cũng như các ngành nghề khác thì ngànhKiểm toán cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức từ những doanh nghiệp nước ngoàitham gia vào thị trường Việt Nam Vì vậy Công ty Kiểm toán Âu Lạc cần phải nỗ lựcnhiều hơn nữa để có thể cạnh tranh và khẳng định mình trên thị trường
2.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty
Âu Lạc
Đối với các Công ty kiểm toán, một trong những vũ khí lợi hại trong cạnh tranh là
uy tín về chất lượng của dịch vụ mà các Công ty cung cấp cho khách hàng Chất lượngcủa cuộc kiểm toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố đầu tiên có ảnh hưởngquan trọng nhất chính là kế hoạch kiểm toán
Các chuẩn mực trực tiếp liên quan đến lập kế hoạch kiểm toán là CMKT Việt Nam
số 300:”Lập kế hoạch kiểm toán” Bên cạnh đó là những chuẩn mực khác liên quan đến
từng phần công việc trong lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính như CMKT
Việt Nam số 210: “Hợp đồng kiểm toán”; số 220: “Kiểm soát chất lượng hoạt động
Trang 32kiểm toán”, số 240: “Gian lận và sai sót”, số 310: “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”,
số 320: “Tính trọng yếu trong kiểm toán”, số: 400 “Đánh giá rủi ro và KSNB”, số 520 :
“Quy trình phân tích”, số 600 : “Sử dụng tư liệu của KTV khác” Việc xây dựng
CMKT tuy còn mang những nét hạn chế và chưa thực sự phù hợp với các chuẩn mựcquốc tế nhưng là những hướng dẫn và khung pháp lý ban đầu cho công tác lập kế hoạchkiểm toán ở Việt Nam
CMKT do Bộ Tài chính ban hành và mang tính quy phạm bắt buộc Kế thừa nhữngkinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động kiểm toán trên thế giới và ở Việt Nam trongnhững năm qua, cùng với xu thế hướng tới chuẩn quốc tế, Việt Nam cũng dần hoànthiện những CMKT riêng cho mình trong những điều kiện riêng về thị trường ViệtNam
Hiện nay, tại các Công ty kiểm toán hàng đầu Thế giới ở Việt Nam, giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán trở thành một quy trình chuẩn và thực sự giữ đúng vị trí là kim chỉnam xuyên suốt, chỉ đạo toàn bộ cuộc kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả, chấtlượng và tiết kiệm Thế nhưng hầu hết các Công ty kiểm toán ở Việt Nam chưa thực sựchú trọng đến công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC Đây là hạn chếrất đáng tiếc của các Công ty kiểm toán trong nước
Trải qua gần 2 năm hoạt động, Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc đã và đang ngàycàng khẳng định vai trò của mình trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.Công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho kháchhàng, chính vì vậy mà số lượng khách hàng của Công ty tăn lên nhanh chóng Tuy vậy
vì mới đi vào hoạt động nên kinh nghiệm cọ xát chưa thực nhiều nên Công ty còn gặpnhiều khó khăn và thách thức
Do công ty bị hạn chế nguồn nhân lực, do quy mô công ty còn nhỏ với đội ngũ nhânviên chưa nhiều, số lượng KTV còn hạn chế, do sức ép về thời gian, khối lượng côngviệc hoàn thành và do yêu cầu của khách hàng phải hoàn thành công việc nhanh chóngcho nên khâu lập kế hoạch không được quan tâm thích đáng, không thực hiện đầy đủ và
kỹ lưỡng
Do vậy việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toánBCTC sẽ là nhu cầu tất yếu cho sự tồn tại vững chắc của Công ty Nhận thức được vấn
đề này, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc, được sự giúp đỡ
của Công ty và thầy giáo hướng dẫn, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện công
tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc”.
PHẦN 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC
Trang 33Mặc dù đối tượng trực tiếp của kiểm toán tài chính là các BCTC nhưng khách thể cụthể của mỗi một cuộc kiểm toán tài chính lại là khác nhau, với quy mô và tính chất củacác cuộc kiểm toán khác nhau Vì vậy, kiểm toán tài chính không phải lúc nào cũng cótrình tự như nhau, đặc biệt là đối với những đối tượng và khách thể phức tạp Từ đó,Công ty đã hết sức sáng tạo và linh hoạt trong việc xây dựng trình tự kiểm toán tàichính căn cứ trên những gì mà Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực Kiểmtoán Quốc tế đã quy định Tuy vậy quy trình chung của kiểm toán tài chính tại Công tyAULAC vẫn bao gồm 3 bước:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán.
Bước 2: Thực hiện công việc kiểm toán kiểm toán.
Bước 3: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo.
Trong đó, quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC của Công ty Âu Lạc gồm 3 giaiđoạn: Giai đoạn chuẩn bị trước kiểm toán, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
và giai đoạn lập kế hoach kiểm toán chi tiết
Quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC được cụ thể trong sơ đồ sau :
Trang 34Sơ đồ 3.1 :Quy trình Lập kế hoạch kiểm toán BCTC của Công ty AULAC
Gửi thư mời kiểm toán
Lựa chọn nhóm kiểm toán
Thiết lập các điều khoản của hợp đồng
Đánh giá khả năng chấp nhân kiểm toán
Chuẩn bị kế hoạch
kiểm toán
Lập kế hoạch
Kiểm toán tổng quát
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán
Thu thập thông tin về khách hàng
Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng
Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Xác định mức trọng yếu
Lập kế hoạch
kiểm toán chi tiết
Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán
Tổng hợp rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và
sai sót tiềm tàngXác định phương pháp kiểm toán
Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiếtXác định các thử nghiệm kiểm soát
Trang 35Để thấy được công tác lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC đãđược các KTV Công ty AULAC thực hiện như thế nào, em xin được trình bày về việclập kế hoạch kiểm toán BCTC năm 2007 cho khách hàng của Công ty AULAC là Công
ty CP XD & DVTM Vạn Niên
Công ty CP XD & DVTM Vạn Niên là Công ty Cổ phần hoạt động trong lĩnh vựcxây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông; mua, bán, đại lý hànglương thực, nông, lâm sản, vật liệu xây dựng, đồ dùng cá nhân và gia đình, văn hoáphẩm, rượu, bia, thuốc lá; dịch vụ ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí; cho thuê máymóc thiết bị xây dựng, nhà ở, văn phòng; kinh doanh địa ốc Công ty CP XD &DVTM Vạn Niên được thành lập năm 1999 theo giấy phép thành lập công ty cổ phần số597/GP – TLCTCP ngày 04/02/1999 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An về việc thànhlập Công ty Cổ phần Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
055962 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Nghệ An cấp ngày 06/12/1999 và thay đổi bổsung lần thứ 9 ngày 09 tháng 12 năm 2004 Công ty Vạn Niên chưa từng được Công tykiểm toán nào kiểm toán
3.1 Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
3.1.1 Gửi thư mời kiểm toán
Thị trường kiểm toán tại Việt Nam tuy còn mới mẻ nhưng đã có sự cạnh tranh gaygắt của các hãng kiểm toán nước ngoài như Price Water House and Cooper, KPMG,Ernst and Young với các Công ty kiểm toán của Việt Nam như AASC, VACO, Trong một thị trường có tính cạnh tranh cao như vậy thì việc có và giữ được khách hàng
là việc không phải đơn giản Có nhiều cách để có được khách hàng, trong đó cách chắcchắn nhất là chủ động tìm đến với khách hàng và giới thiệu về những dịch vụ mà Công
ty có thể cung cấp, về sự đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như khẳng định được vớikhách hàng về những gì mà khách hàng trông đợi ở một Công ty kiểm toán
Đối với tất cả các khách hàng của Công ty Âu Lạc, dù là khách hàng thường xuyênhay khách hàng tiềm năng, hàng năm AULAC đều gửi thư mời kiểm toán Thư mờikiểm toán cung cấp cho khách hàng các thông tin về các loại hình dịch vụ mà AULAC
có khả năng cung cấp cũng như quyền lợi mà khách hàng được hưởng từ các dịch vụcủa AULAC
Nếu khách hàng chấp nhận lời mời cung cấp dịch vụ của AULAC thì họ sẽ ký vàothư mời kiểm toán và gửi lại cho AULAC một bản sao của thư mời kiểm toán đó Saukhi nhận được bản sao do khách hàng gửi lại có kèm theo sự chấp thuận lời mời kiểmtoán của AULAC thì AULAC sẽ thực hiện các công việc của một cuộc kiểm toán, màgiai đoạn đầu của cuộc kiểm toán chính là việc lập kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểmtoán đó
Trang 36Trước khi lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng đã chấp nhận dịch vụ kiểm toáncủa mình, AULAC thực hiện một số công việc trước kiểm toán như sau:
- Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán (rủi ro chấp nhận hợp đồng).
- Lựa chọn nhóm kiểm toán
- Thiết lập các điều khoản của hợp đồng
3.1.2 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Do kiểm toán là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, không phải bất cứ doanhnghiệp nào cũng đều có sự nhận thức và hiểu biết thấu đáo về kiểm toán Mặt khác,trong mỗi cuộc kiểm toán, luôn có khả năng KTV không lường hết được mọi yếu tốtiềm tàng có thể xảy ra Do vậy, việc đánh giá ban đầu về rủi ro khi chấp nhận một hợpđồng kiểm toán là một bước công việc mà các KTV luôn tiến hành trong mọi cuộc kiểmtoán
Việc đánh giá này được thực hiện trên cơ sở thu thập các thông tin chung nhất vềkhách hàng như lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, khả năng tài chính, môi trường hoạtđộng, tính liêm chính của Ban lãnh đạo để quyết định xem có nên chấp nhận kiểmtoán cho khách hàng hay không
Kết luận này sẽ được đưa ra sau khi KTV sẽ tiền hành trả lời các câu hỏi trong Bảng
Khảo sát, đánh giá khách hàng theo mẫu có sẵn tại Công ty Bảng này sẽ gồm 7 phần:
- Nhu cầu của khách hàng
- Thông tin chung
- Cơ cấu tổ chức hoạt động
- Tình hình kinh doanh
- Hệ thống kế toán và hệ thống KSNB
- Hoạt động của khách hàng trong năm có BCTC
- Đánh giá của KTV về khả năng chấp nhận khách hàng
Việc đánh giá về khách hàng phụ thuộc vào thực tế và khả năng suy đoán dựa trên
sự đánh giá tổng thể và kinh nghiệm của KTV
Đối với Công ty Vạn Niên, sau khi trả lời bảng câu hỏi - Khảo sát, đánh giá kháchhàng – và phỏng vấn trực tiếp Ban giám đốc Công ty khách hàng, KTV đã quyết địnhchấp nhận kiểm toán cho Công ty
3.1.3 Lựa chọn nhóm kiểm toán
Sau khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, căn cứ vào quy mô của Công tykhách hàng, khối lượng, tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán, AULAC quyết định sốlượng nhân viên tham gia thực hiện cuộc kiểm toán
Trang 37Nhóm kiểm toán tại AULAC thường gồm từ 3 đến 5 người, bao gồm: một thànhviên của Ban Giám đốc (thường là Phó Giám đốc), là một người có trình độ chuyênmôn cao và nhiều kinh nghiệm; một KTV cao cấp và 3 trợ lý kiểm toán Nhóm kiểmtoán thường được một thành viên của Ban Giám đốc tự chỉ định hoặc giao cho mộttrưởng phòng nghiệp vụ (hoặc trưởng phòng đào tạo) lựa chọn Khi lựa chọn nhómkiểm toán AULAC thường chú ý lựa chọn những KTV có kiến thức và kinh nghiệm vềngành nghề kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là tránh sự thay đổi KTV trong cáccuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm.
Đối với khách hàng mới như Công ty Vạn Niên, nhóm kiểm toán được lựa chọn lànhóm có KTV đã có kinh nghiệm trong việc kiểm toán khách hàng hoạt động trên lĩnhvực kinh doanh tương tự, do đó sẽ có kiến thức và kinh nghiệm hơn về ngành nghề kinhdoanh này Thành viên của nhóm kiểm toán gồm có:
Bên cạnh đó, Ban Giám đốc AULAC còn thường xuyên giám sát chặt chẽ cuộc kiểmtoán để giải quyết giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện kiểmtoán
3.1.4 Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán.
Sau khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, đồng thời với việc lựa chọn nhómkiểm toán, Ban Giám đốc sẽ tiến hành thảo luận trực tiếp với khách hàng về các điềukhoản trong hợp đồng kiểm toán Sau khi hai bên đã đi đến thống nhất về các điềukhoản ghi trong hợp đồng, AULAC sẽ soạn thảo một hợp đồng
Cụ thể như Hợp đồng kiểm toán với Công ty Vạn Niên bao gồm một số nội dungchủ yếu sau:
- Luật lệ và chuẩn mực áp dụng: Cuộc kiểm toán được tiến hành theo các CMKT
Việt Nam, các CMKT quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam và Quy chế về kiểm toánđộc lập hiện hành tại Việt Nam
- Nội dung dịch vụ: Bên B (Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc) sẽ cung cấp cho
bên A (Công ty Cổ phần XD & DVTM Vạn Niên) dịch vụ kiểm toán BCTC kết thúcngày 31/12/2007
- Trách nhiệm của Bên A: Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ cho Bên B các thông
tin cần thiết có liên quan đến cuộc kiểm toán; việc lập BCTC và công bố các thông tinkhác là trách nhiệm của Bên A; chịu trách nhiệm về tính chính xác trung thực của cácthông tin đã cung cấp cho Bên B; Cử nhân viên tham gia, phối hợp với Bên B và tạo điều
Trang 38kiện thuận lợi để Bên B có thể xem xét tất cả các chứng từ, sổ kế toán và các thông tinkhác cần thiết cho cuộc kiểm toán; Thanh toán cho Bên B phí kiểm toán đúng thời hạn
- Trách nhiệm của Bên B: Tuân thủ các CMKT hiện hành, xây dựng và thông báo
cho bên A nội dung, kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch theo đúng nguyên tắc: độclập, khách quan và bí mật; Lập và bàn giao Báo cáo cho Bên A
- Báo cáo: Sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán, Bên B sẽ cung cấp cho Bên A :
+ Báo cáo kiểm toán về BCTC cho năm 2007
+ Thư quản lý và ý kiến đề xuất của KTV nhằm cải tiến hệ thống kế toán và
hệ thống KSNB (nếu có)
- Thời gian thực hiện hợp đồng
i) Khảo sát và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết tại
Quý Công ty
01-02/04/2008
ii) Thực hiện kiểm toán các số liệu và thông tin
được trình bày trên BCTC năm 2007 của Côngty
03-11/04/2008
iii) Tổng hợp và thống nhất số liệu kiểm toán của
iv) Dự thảo và phát hành Báo cáo kiểm toán về
BCTC năm 2007 của Công ty
15/04/2008
- Phí dịch vụ và phương thức thanh toán
+ Bên A sẽ thanh toán 50% giá trị của hợp đồng cho Bên B, ngay sau khi kýkết Hợp đồng này
+ Phần còn lại sẽ được thành toán sau khi hai bên nghiệm thu thanh lý hợpđồng
Sau khi thực hiện xong các công việc trên, kiểm toán viên sẽ lập kế hoạch về thờigian và nhân sự cho cuộc kiểm toán và thông báo kế hoạch này cho nhóm kiểm toán vàcho Công ty khách hàng