1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN giải pháp giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học tập làm văn ở lớp 5

13 88 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 99 KB

Nội dung

Mấy năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm, kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức trong một tiết học Tập làm văn để tạo hứn

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số……….

1 Tên sáng kiến: “Giải pháp giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học Tập làm văn ở lớp 5”.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Tiếng Việt (Phân môn Tập

làm văn)

3 Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1.Tình trạng giải pháp đã biết:

Để bắt nhịp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thế kỉ 21, đáp ứng được mục tiêu giáo dục đào tạo của nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mĩ,… Hơn lúc nào hết, người thầy cần phải kích thích ham muốn học tập của học sinh Horaceman

đã từng nói: “Một ông thầy mà không dạy cho học sinh được ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi.” Muốn vậy người giáo viên cần

Trang 2

phải đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả nhất

Tập làm văn là một phân môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở trường tiểu học Thông qua môn học này, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các đoạn văn, bài văn điển hình Các em có dịp hướng tới cái chân, thiện, mĩ Từ đó, làm nảy nở tình yêu thiên nhiên, gắn

bó với thiên nhiên, với người và việc xung quanh mình Tâm hồn, tình cảm càng thêm phong phú Đó là những nhân tố góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ

Mấy năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm, kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức trong một tiết học Tập làm văn để tạo hứng thú cho học sinh đã mang lại hiệu quả đáng kể như:

* Đối với giáo viên:

- Trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng cơ bản của phân môn Tập làm văn, phù hợp với trình độ nhận thức và phát triển của lứa tuổi học sinh từng khối lớp Trên cơ sở đó, giáo viên đã tạo điều kiện để mọi học sinh đều đạt được chuẩn kiến thức và kĩ năng;

- Luôn chuẩn bị tốt nội dung bài dạy bao gồm mục tiêu từng bài học, nội dung trọng tâm của tiết học, linh hoạt áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp như : phối hợp giữa học cá nhân, học theo nhóm nhỏ, học theo lớp,

Trang 3

… Kết hợp với trò chơi học tập, các phương tiện dạy học hiện đại như: tiết dạy có kết hợp trình chiếu Power Point…;

- Giáo viên hoàn thành tiết dạy và cung cấp đủ kiến thức cho học sinh

* Đối với học sinh:

- Thông qua các hoạt động học tập, học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới theo

sự hướng dẫn hợp lí của giáo viên và biết khai thác các bài tập trong sách giáo khoa theo khả năng của mình;

- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài học;

- Biết vận dụng kiến thức đã học vào bài tập thực hành;

- Các em có một môi trường học tập thân thiện, biết tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, của bạn một cách khách quan, trung thực, khiêm tốn

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Vẫn còn học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thiếu tập trung do sử dụng các hình thức hỗ trợ dạy học chưa phù hợp hoặc sử dụng trò chơi lặp đi lặp lại nhiều lần gây nhàm chán dẫn đến tình trạng học sinh không hứng thú, thiếu tập trung hoặc lo ra trong giờ học Trong tiết học trả bài viết, các em chỉ thích xem lời nhận xét cho bài viết của mình, còn đến phần sửa các lỗi đã mắc, các em thường tỏ ra lúng túng và rất “ngại” sửa lỗi;

- Hoạt động nhóm thường còn khô khan, mang nặng tính hình thức, chỉ một em hoạt động rồi đại diện trả lời, những em khác thụ động nghe Nguyên

Trang 4

nhân là do nội dung cần bàn bạc không phù hợp với khả năng nhận thức của từng em trong nhóm nên không tạo cho các em hứng thú hoặc do ít khi được thảo luận nhóm nên các em không có thói quen hợp tác thảo luận;

- Tiết dạy có kết hợp Power point nhưng hiệu quả chưa cao do giáo viên sử dụng chưa phù hợp gây cho học sinh sự nhàm chán, thụ động, không tạo được hứng thú cho học sinh

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

a Mục đích của giải pháp:

Nghiên cứu giải pháp này nhằm để góp phần nâng cao hiệu quả của đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh Tạo được sự say mê, hứng thú học tập phân môn Tập làm văn cũng như môn Tiếng Việt cho học sinh, giúp các em tự tin trong việc lĩnh hội tri thức, củng cố và khắc sâu các tri thức đó, góp phần cùng các môn học khác phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh Đồng thời, giúp cho giáo viên có nhiều tiết dạy đạt hiệu quả như mong muốn

b Nội dung giải pháp:

b.1 Tính mới của giải pháp:

- Tìm ra các hình thức dạy học phù hợp, sử dụng trò chơi hợp lí để giúp học sinh tập trung hơn trong giờ học Tập làm văn, chủ động tiếp thu kiến thức và sửa chữa những sai sót trong tiết trả bài viết;

Trang 5

- Giao việc vừa sức, phù hợp với từng đối tượng học sinh để giúp các em tích cực tham gia thảo luận, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động nhóm;

- Thường xuyên kết hợp Power point một cách hợp lí, đúng lúc, giúp các em hứng thú hơn trong học tập

Qua việc tạo được hứng thú học tập, các em sẽ không còn thấy sợ sệt mà tự tin hơn trong giao tiếp, có khả năng phát triển tư duy, mở rộng hiểu biết của mình qua phân môn Tập làm văn nói riêng, góp phần bồi dưỡng tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, biết yêu cái đẹp, cái thiện và thêm yêu Tiếng Việt

b.2 Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:

“ Việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh” là công việc mà nhiều giáo viên ở nhiều nơi đã làm Tuy nhiên, vấn đề về: “Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Tập làm văn ở lớp 5” được xây dựng trên cơ sở tìm ra biện pháp khắc phục những hạn chế ở trên, góp phần giúp học sinh giảm bớt khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức là điểm mới trong giải pháp này

b.3 Cách thức thực hiện sáng kiến:

Tìm đọc tài liệu, ghi nhận các công việc đã thực hiện trong thực tế, thu thập

số liệu để dẫn chứng cùng các trò chơi học tập phù hợp, phân loại đối tượng học sinh, chia tổ, nhóm, kết hợp với cán bộ thiết bị hỗ trợ máy chiếu,…

b.4 Các bước thực hiện của sáng kiến (giải pháp mới):

Trang 6

Để có một tiết học đạt hiệu quả cao, giáo viên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú học tập Từ đó, các em sẽ dễ dàng nắm vững được nội dung bài học Qua một năm nghiên cứu, tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm chủ yếu sau:

b.4.1 Bước 1: Sử dụng kết hợp nhiều hình thức học tập với tăng cường trò chơi tích cực một cách hợp lí, có sáng tạo, phù hợp với từng nội dung bài học:

Để khắc phục tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thiếu tập trung hoặc lo ra trong giờ học, giáo viên cần lựa chọn phù hợp các phương pháp

và hình thức dạy học Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi, giáo viên cần thay đổi hình thức để tạo sự hứng thú, lấy lại tâm lý, trạng thái vui tươi, có thể chơi một số trò chơi nhỏ

Chọn trò chơi để gây sự hứng thú cho học sinh cũng là một nghệ thuât, bởi

vì có sắp xếp hợp lí: “Học mà chơi, chơi mà học” thì hiệu quả tiết dạy sẽ cao hơn Đối với dạng bài “Hình thành kiến thức mới”, để tạo hứng thú cho học sinh, trước khi vào phần cơ bản của tiết học nên cho các em tham gia trò chơi như: cho lớp vỗ tay hát chung một bài để tạo sự thoải mái phấn khởi trước khi vào bài, cho chơi một trò chơi “Phóng viên” mang tính chất gợi mở để đi vào bài mới hoặc

“Trò chơi đi học” để kiểm tra bài cũ,…

Đối với tiết Trả bài viết, tôi rất quan tâm đến tiết học này ngay từ việc giới thiệu tiết học là hoạt động tưởng như rất nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng Một tiết học có thành công hay không, bên cạnh việc chuẩn bị công phu, kĩ lưỡng

Trang 7

của giáo viên còn phụ thuộc rất lớn vào học sinh Chính vì vậy, việc kích thích hứng thú học tập ban đầu cho các em là vô cùng cần thiết Cổ nhân có câu “Vạn

sự khởi đầu nan”, việc làm này sẽ giúp các em tạo được hứng khởi trong các hoạt động tiếp theo Chính vì vậy, tôi đã suy nghĩ cách tổ chức để tạo ra một không khí vui, gây hứng thú cho các em trong tiết học Chúng tôi đã tìm ra được khá nhiều cách mở bài thú vị như:

Cách 1: Cho các em hát một bài hát gắn với một đề gần gũi nhất trong

tiết trả bài, sau đó gợi mở cho các em nhớ và nhắc lại đề đó rồi nối tiếp nêu các

đề còn lại

Ví dụ: Khi dạy tiết Tập làm văn trả bài “Tả người”, trong đó có đề: “Tả

một người thân (ông, bà, cha, mẹ,…) của em”, chúng tôi cho các em hát bài “Tổ

ấm gia đình” rất sôi nổi, rất hay Sau đó, khen ngợi và gợi lại cho các em: Ai cũng có một tổ ấm gia đình Đó là nơi ta được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của mỗi người thân Tiết trước, các em cũng viết một bài văn về người thân Đó là đề nào?

Sau khi học sinh nêu đề: “Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ,…) của

em”, chúng tôi yêu cầu một vài em khác nối tiếp nêu những đề còn lại.

Cách 2: Cho học sinh xem một số hình ảnh liên quan đến các vấn đề có

trong tiết trả bài và yêu cầu học sinh nhớ lại từng đề Khi dạy bài Tập làm văn

trả bài “Tả cảnh”, chúng tôi cho học sinh xem một số hình ảnh về một buổi sáng

ở công viên, một cơn mưa, một ngôi nhà và hỏi: “Những hình ảnh này gợi cho

em nhớ đến những đề văn nào trong tiết kiểm tra viết trước?”,…

Trang 8

Cách 3: Cũng có thể mở đầu tiết học bằng một trò chơi để tạo hứng thú

cho học sinh học tập Ví dụ: Trong tiết trả bài “Tả con vật” tôi cho học sinh giải

đáp một số câu hỏi về con vật có trong các bài làm của các em như: lợn, gà

trống, mèo, chó,…Sau đó chúng tôi giải thích: “Chó, mèo, lợn, gà,… là những

con vật rất gần gũi với chúng ta Các em hãy nhớ lại và nêu đề bài trong tiết tả con vật tiết trước?”,…

Với những cách giới thiệu khác nhau, không tiết nào giống tiết nào, các

em không bị nhàm chán, rất thích thú, hào hứng phát biểu, tạo không khí học tập vui, nhẹ nhàng ngay từ hoạt động đầu tiên

Ở phần viết đề bài, tôi cũng tiến hành theo nhiều cách khác nhau sao cho phù hợp và hiệu quả nhất Với những tiết chỉ có một đề bài như tiết trả bài “Tả

con vật” chỉ có một đề: “Hãy tả một con vật mà em yêu thích” tôi chọn hình thức viết bảng, nhưng với những tiết như tiết trả bài: “Tả người”; “Tả cảnh” có

từ 3 đến 4 đề, tôi có thể dùng bảng phụ hoặc thiết kế 1 slide trên Powerpoint Tạo được không khí học tập vui vẻ, thoải mái như vậy các em sẽ tập trung sửa những lỗi sai của mình mắc phải và nghiêm túc khắc phục ở những bài viết sau

b.4.2 Bước 2: Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động nhóm hiệu

quả:

Tăng cường cho học sinh hoạt động nhóm để có cơ hội bàn bạc, nói lên ý kiến của mình Tuy nhiên không phải lúc nào tổ chức học nhóm cũng là tốt Chỉ tổ chức học nhóm khi câu hỏi đặt ra khá rộng, khó, cần sự hợp tác của nhiều người thì hoạt động nhóm mới thật sự cần thiết và hiệu quả

Trang 9

Để có một hoạt động nhóm đạt hiệu quả thì khâu chuẩn bị của giáo viên là rất quan trọng Đối với mỗi tiết dạy, chúng tôi đều nghiên cứu xem có nội dung nào cần phải tổ chức hoạt động nhóm và phù hợp với nhóm mấy? Tiếp theo là phải xây dựng nội dung cần thảo luận vừa sức và vừa có tính tò mò, gây sự hấp dẫn học sinh Có một số câu hỏi gợi ý dự trù cho những nhóm ngẫu nhiên chỉ là học sinh trung bình mà không có học sinh khá giỏi Với tính vừa sức và mới, học sinh sẽ rất hứng thú khi thảo luận

Cần lưu ý:

Để tạo hứng thú trong tiết học Tập làm văn có hoạt động nhóm, giáo viên cần phải có khâu chuẩn bị chu đáo, phải tổ chức thường xuyên để rút kinh nghiệm

và tạo cho học sinh có thói quen làm việc hợp tác

Trong hoạt động nhóm không nhất thiết phải theo quy định khuôn khổ mà luôn thay đổi thêm vào một số tình tiết mới để gây hứng thú cho học sinh như thi đua giữa các bạn trong nhóm, khen thưởng,…

Ví dụ: Khi dạy bài “Lập chương trình hoạt động” Để giúp học sinh hứng

thú trong việc tìm ra kiến thức mới, giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm theo

số thứ tự của từng hoạt động rồi thực hiện yêu cầu thảo luận và trình bày kết quả Dựa vào kết quả của học sinh đã tìm được, giáo viên chốt lại kiến thức Như thế học sinh sẽ rất hào hứng vì các em nghĩ rằng tự mình đã tìm ra kiến thức Hoặc khi dạy các bài có nội dung ôn tập kiến thức cũ, giáo viên cũng nên

tổ chức cho các em các hình thức như: Đố vui, hái hoa học tập,… Việc thay đổi

Trang 10

hình thức tổ chức trong giờ học Tập làm văn cũng góp phần giúp các em hứng thú, tự tin và nhớ kiến thức lâu hơn

b.4.3 Bước 3: Phát huy tối đa và có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết học Tập làm văn:

Công nghệ thông tin trong dạy học cũng rất quan trọng vì nó dễ tạo hưng phấn cho học sinh trong tiết học Việc sử dụng công nghệ thông tin trong giờ học phải đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mĩ, tính sư phạm thì mới đạt hiệu quả

Để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tập làm văn, giáo viên cần nghiên cứu trước để lựa chọn bài dạy phù hợp, từng hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh Trong tiết học, cần hướng học sinh đến việc tự làm bài và tự đánh giá nhận xét bài làm của nhau, tức là phải biết phối hợp các hoạt động dạy

và học từ máy chiếu và các hoạt động thực hành của học sinh, tránh để xảy ra tình trạng ôm đồm kiến thức trong một tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin, làm học sinh “ngộp”, không tập trung vào kiến thức chính của bài dạy

Mỗi bài dạy, chúng tôi luôn lựa chon thật kĩ từ những hình ảnh đến con chữ, ngay cả hình ảnh nền cho toàn bộ bài học để học sinh tiếp nhận lượng kiến thức vừa đủ, các em sẽ hứng thú với tiết học

Ví dụ: Khi dạy các bài ôn tập về tả cảnh, tả người, tả cây cối,… Giáo

viên nên sử dụng hình ảnh giúp học sinh trực quan để lập nên dàn bài chi tiết và tin tưởng vào kết quả vừa tìm được Từ đó, giúp cho các em tập trung và nhớ lâu hơn những kiến thức đã học Giáo viên thay đổi các hình ảnh phù hợp để

Trang 11

tránh làm học sinh quen mắt và nhàm chán, giúp các em hứng thú hơn trong tiết học Nhưng khi đã lập xong dàn bài thì không nên lạm dụng máy chiếu nữa mà nên để học sinh thao tác thực hành, dùng từ, đặt câu hoàn chỉnh Khi đó các em

sẽ không cảm thấy mệt mỏi vì phải ngồi nhìn, ngồi nghe quá lâu

Tạo không gian lớp học sạch sẽ, thoáng mát, đẹp Thỉnh thoảng thay đổi không gian học tập

Ví dụ: Xếp bàn theo hình chữ U, tổ chức tiết học ngoài trời để quan sát cây

cối,…

Tóm lại: Cả ba bước trên, chúng tôi luôn sử dụng phối hợp một cách hợp lí

tuỳ vào nội dung mỗi bài học chứ không phải cứng nhắc theo thứ tự từng bước Nói chung, chương trình dạy học Tập làm văn cả năm của một lớp rất phong phú, đa dạng Chúng tôi nghiên cứu cho mỗi tiết dạy, tạo mọi điều kiện sử dụng phương pháp và hình thức phù hợp với lứa tuổi các em, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn tạo nên sự hứng thú, kích thích các em say mê học tập Có hứng thú, say mê học tập thì các em mới tiếp thu bài tốt

3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:

Từ những kinh nghiệm mà bản thân chúng tôi đã thực hiện và qua việc phân tích những biện pháp trên đã được áp dụng cho bậc Tiểu học từ lớp 4 đến lớp 5 ở trường Tiểu học mà chúng tôi đang công tác nói riêng và các trường Tiểu học khác trong huyện Tuỳ tình hình, điều kiện thực tế từng trường, giáo viên cần linh hoạt trong vận dụng sáng kiến để đạt hiệu quả tốt nhất

Ngày đăng: 09/06/2020, 21:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w