1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện

87 1,8K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 549,5 KB

Nội dung

Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán độc lập là xu hướng tấtyếu, khách quan có tính quy luật của kinh tế thị trường Kiểm toán độc lậpchính là công cụ quản lý kinh tế, tài chính quan trọng góp phần nâng cao tínhhiệu quả của nền kinh tế thị trường Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từkế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhànước, kiểm toán đã được hình thành và đi vào hoạt động ở Việt Nam Sự pháttriển nhanh chóng của các công ty kiểm toán độc lập trong những năm qua ởnước ta đã chứng tỏ điều này Một trong những hoạt động chủ yếu mà cácCông ty kiểm toán độc lập cung cấp cho khách hàng là hoạt động kiểm toánBCTC.

Báo cáo tài chính phản ánh kết quả tình hình hoạt động và tài chính củadoanh nghiệp nói chung trên mọi khía cạnh trọng yếu của quá trình kinhdoanh Một trong những vấn đề luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quantâm trên BCTC là vấn đề liên quan đến tình hình nhân sự như: tiền lương, cáckhoản trích theo lương…Tiền lương là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớntrong chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đểhoạt động có hiệu quả cao thì cần bố trí một cơ cấu nhân sự hợp lý và xâydựng một hệ thống tiền lương phù hợp Chính vì thế các vấn đề về tiền lươngthường liên quan đến nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên BCTC.

Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề về tiền lương nên trongthời gian thực tập tại A&C Co em đã đi sâu nghiên cứu đề tài:

“Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáotài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện"

Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý thuyết về kiểm toán, đặcbiệt là kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC vàothực tế công tác kiểm toán tại A&C Co Trên cơ sở đó rút ra được những bàihọc kinh nghiệm và biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toánchu trình tiền lương và nhân viên do A&C Co thực hiện.

Trang 2

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, nội dung của chuyên đề ngoài phần mởđầu và kết luận gồm có các phần sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán chu trình tiền lương và nhân

viên trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Chương 2: Thực trạng kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trongkiểm toán báo cáo tài chính do công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn thực hiện.

Chương 3: Những bài học kinh nghiệm và giải pháp hoàn thiện quy

trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tàichính do A&C Co thực hiện.

Tuy nhiên, kiểm toán là một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam và những hạnchế về kinh nghiệm thực tế, chuyên môn nên bài viết của em không tránh khỏinhững sai sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô,các anh chị kiểm toán viên để em hoàn thiện đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Phan Trung Kiên cùng với

Ban giám đốc, các anh chị kiểm toán trong A&C Co đã quan tâm giúp đỡ,hướng dẫn em hoàn thiện chuyên đề này.

Hà nội, tháng 4 năm 2005.

Sinh viên

Nguyễn Thị Thuỳ Dương

Trang 3

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNGVÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.1.1 TIỀN LƯƠNG VỚI VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN.

Tiền lương và các khoản trích theo lương là một vấn đề rất quan trọngtrong bất cứ một doanh nghiệp nào Tiền lương là yếu tố nhằm đảm bảo tái sảnxuất sức lao động, do đó nó là nhân tố quan trọng thúc đảy sự phát triển vàđem lại nguồn lợi nhuận lớn cho từng doanh nghiệp Nghiên cứu vấn đề về tiềnlương và các khoản trích theo lương là một vấn đề cần thiết và giúp ích cho cácdoanh nghiệp trong việc quản lý nguồn lao động.

1.1.1 Khái niệm chung.

Quá trình sản xuất ra của cải vật chất là sự tác động của con người vàotự nhiên nhằm khai thác hoặc cải biến các vật thể của tự nhiên để tạo ra các sảnphẩm đáp ứng yêu cầu của con người Vì vậy, quá trình sản xuất luôn có sự tácđộng qua lại của ba yếu tố cơ bản là sức lao động, tư liệu lao động và đốitượng lao động Trong đó, sức lao động là yếu tố cơ bản và quan trọng của quátrình sản xuất và tái sản xuất sản phẩm cho xã hội

Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụngtrong quá trình lao động Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra mộtlượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, phần giá trị dôi ra đó so với giátrị sức lao động là giá trị thặng dư Giá trị thặng dư là phần mang lại lợi nhuậncho nhà sản xuất Muốn cho quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệptiến hành thường xuyên liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải bảo đảm táisản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được trảdưới dạng thù lao lao động C.Mác từng nói: “Lao động sáng tạo ra giá trị hànghoá nhưng bản thân nó không phải là hàng hoá và không có giá trị Cái màngười ta gọi là “giá trị lao động” thực tế là giá trị sức lao động” Trong nền

Trang 4

kinh tế hàng hoá, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi làtiền lương

Tiền lương về bản chất là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sốngcần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian hoặc theokhối lượng công việc, lao vụ mà người lao động đã đóng góp cho doanhnghiệp Tiền lương của một doanh nghiệp bao gồm lương nhân viên hànhchính, lương hưởng theo giờ lao động, sản lượng công việc thực tế, các khoảnthưởng, hoa hồng, các khoản phúc lợi, và những khoản trích theo tiền lươngtheo quy định hiện hành của pháp luật hoặc theo sự thoả thuận của người laođộng và chủ lao động.

Các hình thức tiền lương.

Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều lựachọn cho mình hình thức tiền lương phù hợp dựa trên nguyên tắc phân phốitheo lao động nhằm kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của xã hội, lợi ích củadoanh nghiệp và của người lao động Do đó, việc tính và trả lương cho ngườilao động thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo hoạt động kinhdoanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp Nhưng mụcđích của các hình thức này đều nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo laođộng Trên thực tế, các doanh nghiệp thường áp dụng các hình thức tiền lươngsau:

- Tiền lương theo thời gian lao động: là hình thức trả lương căn cứ theothời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ…):

+ Lương tháng: thường áp dụng để trả lương cho nhân viên làmcông tác quản lý kinh tế, hành chính quản trị…

+ Lương ngày: thường áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếphưởng lương thời gian, tính trả lương cho người lao động trong những ngàyhội họp, học tập và làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH.

+Lương giờ: Trả lương cho người lao động trực tiếp trong thờigian làm việc mà không hưởng lương theo sản phẩm.

Trang 5

- Tiền lương theo sản phẩm: là hình thức trả lương cho người lao độngcăn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà họ làm ra Hình thức trả lươngnày quán triệt nguyên tắc “làm theo năng lực hưởng theo lao động”, qua đóngười lao động nhận thức rõ lợi ích của mình nên đã không ngừng nâng caonăng suất, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm là doang nghiệp phảixây dựng được các định mức kinh tế-kỹ thuật, từ đó làm cơ sở xây dựng đơngiá tính lương cho từng loại sản phẩm, từng công việc một cách hợp lý Trảlương theo sản phẩm có nhiều hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụthể của từng doanh nghiệp mà vận dụng cho phù hợp: trả lương theo sản phẩmgián tiếp; hình thức tiền lương theo sản phẩm có thưởng, phạt rõ ràng; hìnhthức tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến… Hình thức lương này thường được ápdụng đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất.

- Tiền lương khoán: là hình thức trả lương cho người lao động căn cứvào số lượng, chất lượng sản phẩm mà họ hoàn thành Hình thức trả lương bắtbuộc người lao động không chỉ quan tâm đến kết quả của bản thân mình màcòn quan tâm đến kết quả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Do đó nó phát huy được sức mạnh tập thể trong tất cả các khâu củaquá trình sản xuất kinh doanh Hình thức trả lương này thường được áp dụngđối với các doanh nghiệp cổ phần.

1.1.2.Vai trò của tiền lương.

Tiền lương và các khoản trích theo lương có ý nghĩa hết sức quan trọngđối với người lao động, doanh nghiệp và xã hội.

Đối với xã hội: Tiền lương là công cụ của chính sách phân phối và táiphân phối thu nhập.

Đối với doanh nghiệp: Tiền lương và các khoản trích theo lương là mộtkhoản chi phí sản xuất lớn, một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm dịch vụdo doanh nghiệp sáng tạo ra Vì vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng sức laođộng sao cho hiệu quả nhất nhằm tiết kiệm chi phí tiền lương, hạ giá thành sảnphẩm – dịch vụ , nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trang 6

Đối với người lao động: Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu củangười lao động Khi người lao động tham gia sản xuất – kinh doanh ở cácdoanh nghiệp thì họ phải nhận được tiền lương Tiền lương chính là đòn bảykinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mốiquan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ.

Nhận thức rõ vai trò của tiền lương trong việc phát triển nền kinh tếquốc dân Tại hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đãkhẳng định: “Tiền lương gắn liền với sự phát triển kinh tế – hội của đất nước,trả lương đúng cho người lao động chính là thực hiện đầu tư cho phát triển;đóng góp phần quan trọng làm lành mạnh, trong sạch đội ngũ cán bộ Bảo đảmgiá trị thực của tiền lương và từng bước cải thiện theo sự phát triển kinh tế xãhội”.

1.1.3 Quỹ tiền lương.

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương cua doanhnghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng.Thành phần quỹ tiền lương bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả chongười lao động trong thời gian thực tế làm việc, tiền lương trả cho người laođộng trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền thưởngtrong sản xuất, các khoản phụ cấp thường xuyên…Trong quan hệ với qúa trìnhsản xuất – kinh doanh, kế toán phân loại quỹ tiền lương của doanh nghiệpthành hai loại cơ bản:

+ Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gianlàm nhiệm vụ chính đã được quy định, bao gồm: lương cấp bậc, các khoản phụcấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất.

+ Tiền lương phụ: Là tiền lương phải trả cho người lao động trong thờigian không làm nhiệm vụ nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy địnhnhư tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đilàm nghĩa vụ xã hội, đi học, hội họp…

Việc phân chia quỹ tiền lương như trên có ý nghĩa quan trọng trong hạchtoán, phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng và trong công tác phân tích tình

Trang 7

hình sử dụng quỹ lương ở các doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần phải quảnlý chặt chẽ quỹ tiền lương theo đúng quy định và đúng mục đích.

Đối với doanh nghiệp chưa có lãi, chưa bảo toàn vốn thì tổng quỹ lươngcủa doanh nghiệp được phép chi không vượt quá tiền lương cơ bản tính theo sốlượng lao động thực tế tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh Đối vớidoanh nghiệp kinh doanh có lãi, đạt được tỷ suất cao thì được chi quỹ lươngtheo hiệu qủa đạt được của doanh nghiệp.

1.1.4 Tổ chức hạch toán tiền lương.

* Hệ thống chứng từ:

Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay việc tính lương, tínhthưởng và các khoản phải trả cho người lao động được thực hiện tập trung tạiphòng kế toán thời gian để tính lương, tính thưởng và các khoản khác là hàngtháng Theo quy định hiện hành, hệ thống chứng từ phát sinh trong việc hạchtoán tiền lương là:

Chứng từ về số lượng lao động: Các chứng từ tuyển dụng, thuyênchuyển công tác, bổ nhiệm, bãi nhiệm…là căn cứ để ghi vào “sổ nhân viên”.Các chứng từ này chủ yếu do phòng nhân sự lập.

Chứng từ về thời gian và kết quả lao động: Bao gồm các chứng từ nhằmxác định các công việc đã được người lao động thực hiện như: Bảng chấmcông, phiếu giao nhận sản phẩm, biên bản kiểm tra chất lượng…

Chứng từ tiền lương, các khoản phải trả và các khoản thanh toán chongười lao động: Bảng thanh toán tiền lương, bảng phân phối thu nhập theo laođộng, chứng từ chi tiền thanh toán lương…

Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán sẽ lập bảng thanh toán lương chotừng bộ phận tương ứng với Bảng chấm công, các chứng từ chi tiền thanh toánlương.

Hệ thống sổ sách kế toán:

Sổ nhân sự: Là loại sổ sách theo dõi các dữ kiện như ngày bắt đầu làm

việc, hồ sơ các nhân, mức lương, các khoản khấu trừ đã phê chuẩn và ngày kếtthúc hợp đồng.

Trang 8

Các sổ kế toán chi tiết các TK chi phí như: TK622, TK627, TK641,TK642.

Sổ nhật ký tiền lương: Dùng để chi sổ các phiếu chi tiền lương, trong đó

ghi rõ tổng tiền lương, các khoản trích theo lương và mức lương thực lĩnh Cácsố liệu trên là căn cứ để ghi vào sổ cái TK 334.

Sổ chi tiết và sổ cái TK338: Theo dõi các khoản trích theo lương

(BHXH, BHYT, KPCĐ) và theo dõi việc trích nộp thuế thu nhập cá nhân.

* Tổ chức hạch toán tổng hợp tiền lương:

Tài khoản sử dụng để hạch toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng và tìnhhình thanh toán với người lao động là TK334 – Phải trả công nhân viên Nộidung của TK này như sau:

Dư nợ: Số trả thừa cho người lao động.

Dựa vào bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các chứng từ gốckèm theo, kế toán phân loại tiền lương cho từng bộ phận và ghi nhận các búttoán chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Sau đó thủ quỹ tiến hành thanh toánlương cho từng bộ phận, từng người lao động, đồng thời tiến hành ghi sổ kếtoán.

Trang 9

Sơ đồ 01: Quy trình hạch toán tổng hợp tiền lương

1.1.5 Tổ chức hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ và thuế TNCN.

Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và thuế TNCN có mối quan hệ chặt chẽ vớiquỹ lương và chi phí tiền lương của doanh nghiệp vì đây đều là các khoản tríchtrên lương theo một tỷ lệ nhất định do cơ quan chức năng quy định.

- Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động, hưu trí, mấtsức Quỹ này được hình thành bằng cách trích lập theo tỷ lệ quy định hiệnhành 20% trên tổng quỹ luương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyêncủa người lao động thực tế trong kỳ hạch toán Người sử dụng lao động phải

Các khoản khấu trừ v o thu ào thu nhập của công nhân viên

Phần đóng góp choQuỹ BHXH, BHYT

Thanh toán lương, thưởng, BHXH, v các khoào thu ản khác cho công nhân viên bằng tiền mặt

Thanh toán cho công nhân viên bằng hiện vật

Tiền lương tiền thưởng và các khoản phụ cấp phải trả công nhân sản xuất, nhân viên phân xưởng, bán hàng, quản lý

TK 4311

TK 3383Tiền thưởng v khoào thu ản

khác phải trả công nhân viên

BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên

TK 622, 6271 641, 642

TK 3383,3384

TK 111

TK 512

Trang 10

nộp 15% trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh, còn5% trên tổng quỹ lương thì do người lao động nộp (trừ vào thu nhập của ngườilao động) Những khoản trợ cấp cho người lao động tại doanh nghiệp trong cáctrường hợp họ bị ốm đau, tai nạn lao động, nữ công nhân nghỉ đẻ… được tínhtoán trên cơ sở mức lương ngày của họ, thời gian nghỉ và tỷ lệ trợ cấp BHXH.Khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉhưởng BHXH cho từng người và lập bảng thanh toán BHXH để làm cơ sởthanh toán với quỹ BHXH.

- Quỹ BHYT là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người tham giađóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh Theo quy định hiện hành,các doanh nghiệp phải thực hiện trích 3% tiền lương của nhân viên thực tếphát sinh trong kỳ, trong đó doanh nghiệp chịu 2%, người lao động chịu 1%trừ vào thu nhập của họ Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý vàtrợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế Vì vậy khi trích BHYTcác doanh nghiệp phải nộp BHYT cho cơ quan bảo hiểm y tế.

- KPCĐ là nguồn tài trợ cho các hoạt động công đoàn ở các cấp, hàngtháng doanh nghiệp phải tính vào chi phí 2% trên tổng quỹ lương Thôngthường khi trích KPCĐ thì doanh nghiệp phải nộp cho công đoàn cấp trên mộtnửa, còn một nửa được sử dụng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại đơn vị.Tuy nhiên ở một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì việc trích lậpKPCĐ là không mang tính bắt buộc là 2% mà tuỳ thuộc vào sự hoạt động củacông đoàn tại nơi đó mà thu mức công đoàn hợp lý.

- Thuế TNCN là khoản thuế đánh vào người lao động có thu nhập caonhằm phân phối lại thu nhập trong xã hội Cơ sở để tính thuế TNCN là tổngthu nhập của người lao động và tỷ lệ tính thuế Theo quy định của Uỷ BanThường vụ Quốc Hội thông qua thì từ 01/07/2004 mức khởi điểm chịu thuếthu nhập đối với cá nhân trong nước là trên 5 triệu/ tháng.

Theo chế độ kế toán hiện hành thì để hạch toán tổng hợp BHXH,BHYT, KPCĐ và thuế TNCN kế toán sử dụng các TK sau:

TK3382: Kinh phí công đoàn.

Trang 11

TK3383: Bảo hiểm xã hội.TK3384: Bảo hiểm y tế.TK3388: Thuế khác.

Căn cứ vào quỹ lương và các khoản thanh toán thực tế với công nhânviên, kế toán tiến hành tính các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và thuế TNCN.Đồng thời đơn vị cũng tiến hành khai báo số lượng lao động, mức lương cơbản, số người mua BHYT cho các cơ quan chức năng liên quan.

Việc hạch toán các khoản trích theo lương được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 02: Quy trình hạch toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ, thuế TNCN.

1.2 TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊNTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.

1.2.1 Mục tiêu của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên.

Khi tiến hành kiểm toán BCTC, việc đề ra các mục tiêu kiểm toán có ýnghĩa hết sức quan trọng giúp kiểm toán viên thu thập đầy đủ các bằng chứngcần thiết để đưa ra kết luận về BCTC của đơn vị khách hàng Theo chuẩn mựckiểm toán Việt Nam số 200: “ Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho kiểmtoán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có đượclập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận),

Số BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên trong đơn vị

Trích BHXH, KPCĐ, BHYT 19% v o chi phí sào thu ản xuất

TK 622, 6271 641, 642

Nộp BHXH, BHXH,KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ

Chi tiêu KPCĐ tại cơ sở

Trích BHXH, KPCĐ, BHYT 6% trừ v o thu nhào thu ập

Số BHXH, KPCĐ được ho n trào thu ả hay chi vượt cấp

TK 111,112

TK 111,112TK 334

Trang 12

có tuân thủ luật pháp kiên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hìnhtài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không ” Đó là mục tiêu trong cảcuộc kiểm toán, còn riêng đối với kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viêncó các mục tiêu sau:

Mục tiêu chung: đối với chu trình tiền lương và nhân viên là kiểm toán

viên phải thu thập các bằng chứng để khẳng định tính trung thực và hợp lý củanghiệp vụ về tiền lương và nhân viên, tất cả các thông tin tài chính trọng yếucó liên quan tới chu trình đều được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kếtoán, chế độ kế toán tài chính.

Mục tiêu về sự hiện hữu và có thực: Mục tiêu về sự hiện hữu và có thực

đối với các nghiệp vụ tiền lương có nghĩa rằng các nghiệp vụ tiền lương đãđược ghi chép thì thực sự đã xảy ra và rằng các khoản chi phí tiền lương vàkhoản tiền lương chưa thanh toán thực sự tồn tại.

Mục tiêu trọn vẹn: Mục tiêu về sự trọn vẹn đối với các nghiệp vụ tiền

lương hướng tới việc tất cả các nghiệp vụ tiền lương đã xảy ra đều được ghichép một cách đầy đủ Trong trường hợp ngược lại, chi phí tiền lương và cáckhoản phải thanh toán cũng như các tài sản liên quan sẽ bị trình bày khôngđúng với thực tế.

Mục tiêu đo lường và đánh giá: Mục tiêu đo lường và tính giá với các

nghiệp vụ tiền lương và các số dư có liên quan nhằm đạt được mục tiêu các giátrị đã ghi chép về các nghiệp vụ tiền lương là hợp lệ và đúng Các giá trị đó cóthể được phản ánh không đúng đắn do nhiều lý do khác nhau Tất cả các saiphạm về sự đo lường tính toán trong các nghiệp vụ tiền lương đều dẫn tới làmtăng hay giảm so với thực tế số chi phí tiền lương và số tiền lương phải thanhtoán cũng như các tài sản có liên quan khác.

Mục tiêu đo lường và phân loại đối với các nghiệp vụ tiền lương còn cóý nghĩa quan trọng trong việc lập các bản báo cáo các khoản thuế phải nộp vàcác khoản phải nộp khác có liên quan đến tiền lương Để đánh giá rủi ro về saiphạm trong việc tính toán các khoản thuế va các khoản phải nộp liên quan tới

Trang 13

tiền lương thì các tổ chức thường phân công một nhân viên thực hiện rà soátmột cách độc lập về vấn đề tính toán và lập báo cáo.

Mục tiêu phân loại và trình bày: Mục tiêu phân loaị và trình bày đối với

cá nghiệp vụ về tiền lương là việc các khoản chi phí về tiền lương và khoảnthanh toán cho công nhân viên phải được trình bày vào các khoản thích hợp

1.2.2 Chức năng của chu trình tiền lương và nhân viên.

Nhìn chung trong mỗi doanh nghiệp tiền lương và các khoản trích theolương liên quan đến các bộ phận khác nhau Mỗi bộ phận thực hiện một chứcnăng khác nhau tuỳ theo đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp:

Thuê mướn và tuyển dụng nhân viên: Công việc này được thực hiện bởi

bộ phận nhân sự Tất cả những trường hợp tuyển dụng và thuê muớn đều đượcghi chép trên một bản báo cáo do ban quản lý phê duyệt Báo cáo nêu rõ vị trícông việc, trách nhiệm công việc, mức lương khởi điểm, các khen thưởng, cáckhoản phúc lợi và các khoản khấu trừ đã được phê duyệt Báo cáo này đượclập thành hai bản, một bản lưu tại phòng nhân sự để ghi vào sổ nhân sự và hồsơ nhân viên, bản còn lại được gửi cho phòng kế toán để làm căn cứ tínhlương Việc phân chia chức năng nhân sự với chức năng thanh toán tiền lươnglà hết sức cần thiết nhằm kiểm soát rủi ro của việc thanh toán cho những nhânviên khống.

Phê duyệt thay đổi mức lương, bậc lương, thưởng và các khoản phúclợi: Việc thay đổi mức lương, bậc lương và các khoản đi kèm thường được

thực hiện khi các nhân viên được thăng chức, chuyển công tác, tăng bậc taynghề Tất cả những thay đổi đó phải được sự phê duyệt bởi bộ phận nhân sựhoặc người có thẩm quyền trước khi vào sổ nhân sự Bộ phận nhận sự cũngphải công bố những trường hợp đã mãn hạn hợp đồng hoặc bị đuổi việc, thôiviệc nhằm tránh tình trạng những nhân viên đã rời khỏi công ty nhưng vẫnđược tính lương.

Theo dõi tính toán thời gian lao động, khối lượng công việc, sản phẩm

hoàn thành: Việc theo dõi ghi chép kịp thời, chính xác số ngày công, giờ công

Trang 14

làm việc thực tế hoặc nghừng sản xuất, nghỉ việc…của từng lao động có ýnghĩa rất lớn trong quản lý lao động tiền lương Đây chính là căn cứ dùng đểtính lương, tính thưởng và các khoản trích trên lương cho các nhân viên Cácchứng từ kế toán sử dụng như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩmhoàn thành, hợp đồng giao khoán…

Tính lương và lập bảng lương: Căn cứ vào chứng từ theo dõi thời gian

hoạt động và kết quả công việc, sản phẩm hoàn thành và các chứng từ khác cóliên quan gửi từ bộ phận hoạt động tới bộ phận kế toán, kế toán tiền lươngkiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ để tiến hành tính lương, phụcấp, các khoản khấu trừ theo quy định của pháp luật hiện hành Sau đó, kế toánlập bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng theo từng bộ phận để làm căn cứtrả lương và hạch toán chi phí cho phù hợp Ngoài ra kế toán còn phải lập cácbảng khai các khoản phải nộp, phải trả như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn, thuế thu nhập cá nhân… theo quy định hiện hành hoặctheo sự thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động.

Ghi chép sổ sách kế toán: Trên cơ sở các bảng thành toán tiền lương,

tiền thưởng và các chứng từ gốc có liên quan kế toán tiền lương tiến hành vàosổ nhật ký tiền lương, sổ chi tiết, sổ cái Đồng thời với việc vào sổ kế toán tiềnlương viết các phiếu chi hoặc séc chi, uỷ nhiệm chi và tiến hành thanh toán chocông nhân viên sau khi đã được phê duyệt bởi người có thẩm quyền.

Thanh toán lương và bảo đảm những khoản lương chưa thanh toán: Thủ

quỹ kiểm tra, đối chiếu tên, số tiền nhận được giữa phiếu chi, séc, uỷ nhiệm chivới bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng Nếu khớp đúng thì thủ quỹ tiếnhành chi lương, thưởng và đóng dấu “đã chi tiền” rồi ký vào phiếu chi Cácphiếu chi và séc được đánh số thứ tự Đối với những phiếu chi hay séc chưathanh toán hoặc bị hỏng thì cần phải lưu trữ để khẳng định sẽ thanh toán nốt vàtránh hiện tượng giả mạo.

Trang 15

Bộ phận hoạt động

Theo dõi thời gian, khối lượng công việc ho n th nh:ào thu ào thu

- Bảng chấm công- Phiếu l m theo giào thu ờ

Bộ phận kế toán tiền lương

- Tính lương, thưởng v lào thu ập bảng thanh toán tiền lương

Sơ đồ 03: Mối quan hệ giữa các bộ phận trong chu trình tiền lương và nhân viên.

1.2.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong chu trình tiền lương và nhân viên

Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, chức năng kiểm tra kiểm soátluôn giữ vai trò quan trọng trong qúa trình quản lý và được thực hiện chủ yếubởi hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Theo định nghĩa của Liênđoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) “Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thốngchính sách và thủ tục nhằm bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảođảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm viêc thực hiện các chế độ pháp lý;và bảo đảm hiệu quả của hoạt động”

Các loại hình kiểm soát nội bộ trong chu trình tiền lương và nhân viênđược thiết lập nhằm thực hiện các chức năng của chu trình Mỗi loại hình kiểmsoát sẽ gắn với với các mục tiêu kiểm soát cụ thể nhằm phát hiện và ngăn chặnnhững khả năng sai phạm có thể xảy ra.

Nghiệp vụ phê duyệt: Thông thường công tác về nhân sự được phòng

nhân sự (hoặc phòng tổ chức) đảm nhận Để phòng nhân sự có thể chọn đúngngười, đúng việc thì Ban quản lý cần phải có tiêu chí tuyển dụng lao động rõràng Ban giám đốc phải tự thiết lập một hệ thống chính sách bằng văn bảnchặt chẽ về việc điều chỉnh mức lương, bậc lương và phải được cơ quan chứcnăng có thẩm quền phê duyệt, sau đó các văn bản này phải được công bố rộng

Trang 16

rãi cho toàn thể đơn vị Ban quản lý cần tích cực thẩm tra, thường xuyên xemxét tất cả các thông tin có liên quan đến hồ sơ tuyển dụng của các lao động đểcó thể theo dõi được tình hình biến động nhân sự của mình Tất cả các khoảnchi lương, thưởng hay các khoản trích theo lương, các khoản khấu trừ đều phảiđược Giám đốc (hoặc thủ trưởng cơ quan) và Kế toán trưởng phê duyệt rõràng, nhằm quản lý được chi phí của doanh nghiệp, đồng thời cũng trả côngmột cách xứng đáng cho người lao động, đảm bảo việc chi lương và các khoảnliên quan đến tiền lương được phản ánh đúng.

Theo dõi thời gian làm việc, lập bảng chấm công và ghi sổ kế toán: Để

kiểm soát được việc ghi chép thì Ban giám đốc phải dựa vào các văn bảnhướng dẫn của cơ quan cấp trên hoặc có thể thiết lập ra một sơ đồ hạch toán vàcác thủ tục phân bổ chi phí nhân công phù hợp với loại hính sản xuất đặc trưngcủa doanh nghiệp Theo đó, Giám đốc doanh nghiệp phải hướng dẫn các nhânviên giúp việc của mình thực hiện theo dõi và chấm công đúng như văn bản đãquy định Kế toán trưởng phải có trách nhiệm hướng dẫn kế toán viên ghi chépđúng và vào sổ kịp thời.

Thực chi thanh toán lương: Để kiểm soát các chi không có thật, thủ quỹ

và cả người nhận lương cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của chế độ kếtoán cũng như quy định của cơ quan cấp trên và của doanh nghiệp: Các phiếuchi hoặc séc chi lương phải thể hiện đó là những phiếu chi cho các công việc,sản phẩm hoặc lao vụ đã thực hiện hoặc những sản phẩm hoặc dịch vụ đã hoànthành và nghiệm thu Người chi lương chỉ được phép chi khi phiếu chi có đủchữ ký của những người có thẩm quyền để chắc chắn rằng khoản chi phí đó đãđược kiểm soát tránh gây thất thoát tiền của doanh nghiệp Khi chi phải yêucầu người đó ký nhận đầy đủ nhằm kiểm soát việc chi đúng đối đối tượng Cácphiếu chi này phải thể hiện được số tiền trên phiếu đúng với giá trị của sảnphẩm hoặc lao vụ hoàn thành đã nghiệm thu.

Tiếp cận hệ thống sổ sách: Nhằm kiểm soát đối với những khoản chi

không đúng chỗ và những chi phí nhân công không được thông qua, Ban giámđốc cần phải đưa ra các chính sách hạn chế việc tiếp cận hệ thống sổ sách, các

Trang 17

báo cáo về nhân sự và các sổ sách kế toán liên quan tới tiền lương, chỉ chonhững người có trách mhiệm được quyền nắm giữ những sổ sách liên quan tớiphần việc của mình Nhưng đồng thời những người này phải có trách nhiệmtrình duyệt lên Ban Giám đốc và cơ quan cấp trên về tình hình lương trongdoanh nghiệp Tất cả các sổ sách của đơn vị cần phải lưu tại phòng kế toán.

Phân chia trách nhiệm: Để bảo đảm một cách thoả đáng về việc phân

chia tách bạch các trách nhiệm thì bộ phận nhân sự cần tách khỏi trách nhiệmtính toán lương, thưởng, lập bảng lương, chi lương và trách nhiệm giám sátthời gian lao động hoặc dịch vụ hoàn thành Công việc này được thực hiện hợplý nhằm giám sát thời gian lao động, kết quả, sản phẩm hoặc dịch vụ hoànthành.

1.2.4 Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên.

Chu trình kiểm toán tiền lương và nhân viên là một trong những chutrình quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính vì nó liên quan đến nhữngkhoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính Việc tổ chức công tác kiểm toántiền lương và nhân viên là một bộ phận trong tổng thể cuộc kiểm toán báo cáotài chính Khi xem xét quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viênchúng ta đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ với quy trình kiểm toán chung củacuộc kiểm toán báo cáo tài chính Quy trình kiểm toán được thể hiện qua sơ đồsau:

Sơ đồ 04: Quy trình kiểm toán

Giai đoạn I

Lập kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn IIThực hiện kiểm toán

Giai đoạn IIIKết thúc kiểm toán

Trang 18

Ghi chú:

1.2.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán.Nó có vai trò rất quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung củacuộc kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán số 4 trong 10 chuẩn mực kiểmtoán được thừa nhận rộng rãi (GASS): “ Công tác kiểm toán phải được lập kếhoạch đầy đủ và các trợ lý kiểm toán, nếu có, phải được giám sát đúng đắn”

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 cũng nêu rõ: “Kiểm toán viên vàcông ty kiểm toán cần lập kế hoạch để có thể đảm bảo rằng cuộc kiểm toánđược tiến hành một cách có hiệu quả” Theo đó, việc lâp kế hoạch kiểm toánđược tiến hành qua các bước sau:

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán:

Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi kiểm toán viên và công ty thunhận một khách hàng Trên cơ sở xác định được đối tượng khách hàng, công tykiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm

toán bao gồm: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do

kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên và ký hợp đồng kiểm toán.

- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: Kiểm toán viên thực hiện:+ Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng.

+ Tính liêm chính của ban giám đốc khách hàng.+ Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm.

- Nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng: Là việc xác địnhngười sử dụng BCTC và mục đích sử dụng của họ.

: Bước chuyển tiếp giữa các giaiđoạn.

Trang 19

- Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán người lao động: Lựachọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp không chỉ hướng tới hiệu quả củacuộc kiểm toán mà còn tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán.

- Hợp đồng kiểm toán: Là sự thoả thuận chính thức của công ty kiểmtoán và khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ khác có liênquan.

Thu thập thông tin cơ sở:

Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành lập kếhoạch kiểm toán Trước hết, kiểm toán viên sẽ thu thập thông tin về ngànhnghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán,kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểmtoán.

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 310: “Để thực hiện kiểm toánbáo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tìnhhình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ vàthực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán”.

Khi kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, kiểm toán viên cần thuthập tài liệu về tình hình tăng giảm nhân sự, bảng tổng hợp tiền lương và chiphí theo tháng, bảng phân bổ chi phí tiền lương vào giá thành, các loại sổ liênquan đến tiền lương và các khoản trích trên tiền lương.

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng:

Công việc này giúp cho kiểm toán viên nắm được quy trình mang tínhpháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh củ khách hàng Thông tin nàygồm những loại sau:

- Giấy phép thành lập và điều lệ công ty.

- Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra củanăm hiện hành hoặc trong vài năm trước.

- Biên bản đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc.- Các hợp đồng, cam kết quan trọng.

Trang 20

- Tài liệu về hợp đồng, định mức lao động quan trọng, các văn bản liênquan đến tiền lương…

Thực hiện thủ tục phân tích:

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, sau khi đã thu thập được thôngtin và nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, kiểm toán viên tiến hành thực hiện cácthủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập được nhằm hỗ trợ cho việclập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ đượcsử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán.

Đánh giá trọng yếu và rủi ro:

Ở các bước trên kiểm toán viên mới thu thập được các thông tin mangtính chất khách quan về khách hàng Đến bước này, kiểm toán viên sẽ đánhgiá, nhận xét về những thông tin đó nhằm lập một kế hoạchphù hợp, trong đókiểm toán viên phải đưa ra ước lượng ban đầu về mức trọng yếu – là lượng tốiđa mà kiểm toán viên tin tưởng rằng ở mức đó báo cáo tài chính có thể bị sailệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng thôngtin tài chính Sau đó, kiểm toán viên tiến hành phân bổ ước lượng ban đầu vềmức trọng yếu cho khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương Mụcđích của việc phân bổ giúp cho kiểm toán viên xác định được số lượng bằngchứng kiểm toán thích hợp phải thu thập ở mức chi phí thấp nhất có thể mà vẫnbảo đảm tổng hợp các sai số trên BCTC không vượt quá mức ước lượng banđầu về mức trọng yếu.

Mức trọng yếu ban đầu của khoản mục tiền lương và các khoản tríchtheo lương phụ thuộc vào:

- Quy mô của tiền lương, các khoản trích theo lương và các tỷ trọng củanó trong chi phí sản xuất.

- Sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên: Thông thường tổng thểđược chọn để xác định mức trọng yếu đối với khoản tiền lương và các khoảntính theo lương là doanh thu hoặc giá vốn.

Trang 21

Bên cạnh đó, ở giai đoạn này kiểm toán viên phải xác đỉnh rủi ro kiểmtoán mong muốn cho toàn bộ BCTC được kiểm toán nếu mức trọng yếu càngcao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại.

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát:

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400: “Kiểm toán viên phải cóđủ hiểu biết về hệ thống kiểm toán và kiểm soát nội bộ của khách hàng để lậpkế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả” Nhưvậy, việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủiro kiểm soát là một việc hết sức quan trọng mà kiểm toán viên phải thực hiệntrong một cuộc kiểm toán.`

Thiết kế chương trình kiểm toán:

Đây là giai đoạn kiểm toán viên xác định các công việc kiểm toán cầnthực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toánviên cũng như dự kiến về các tư liệu, thông tin sử dụng và thu thập Trọng tâmcủa chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm tra cần được thực hiện đối vớikhoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương Trong đó, kiểm toán viêncần chú trọng đến các thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích Việc thiết kế các thủtục kiểm toán giúp kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán đạt kết quả caonhất.

1.2.4.2 Thực hiện kiểm toán.

Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹthuật kiểm toán thích ứng với từng đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập cácbằng chứng kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về tính trung thực và hợplý của các thông tin về khoản mục tiền lương và các khoản phải trích theolương trên Bảng cân đối kế toán Để tiến hành thu thập các bằng chứng kiểmtoán thích hợp và có giá trị các kiểm toán viên phải tiến hành các thủ tục kiểmtoán Các thủ tục kiểm toán này rất đa dạng song chúng dựa trên các loại trắcnghiệm trong kiểm toán và tuỳ thuộc vào kết quả đánh giá độ tin cậy của hệthống kiểm soát nội bộ mà kiểm toán viên sẽ quyết định các trắc nghiệm sẽ sử

Trang 22

dụng Đối với chu trình tiền lương và nhân viên các thủ tục kiểm toán thườngđược sử dụng bao gồm:

Thử nghiệm kiểm soát:

Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện khi hệ thống kiểm soát nội bộcó hiệu lực Khi đó, thử nghiệm kiểm soát được tiến hành với mục đích là thuthập bằng chứng kiểm toán về thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nộibộ ở mỗi đơn vị Trong chu trình tiền lương và nhân viên, các chứng từ banđầu là các chứng từ nội bộ doanh nghiệp Hơn thế nữa, chính sách tiền lương ởmỗi đơn vị có đặc điểm khác nhau và cũng khác nhau ở từng loại hình tiềnlương trong từng đơn vị Do đó, việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là hếtsức quan trọng Nó được thực hiện theo các chức năng của chu trình tiền lươngvà nhân viên.

Đối với chức năng tổ chức nhân sự: Kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu

về việc tuyển dụng, thuê mướn lao động, phê chuẩn mức lương và tính độc lậpgiữa bộ phận nhân sự với bộ phận theo dõi thời gian làm việc cũng như hạchtoán, thanh toán tiền lương cho người lao động Để thực hiện những mục tiêuđó, kiểm toán viên thu thập các tài liệu thông tin về tuyển dụng, thuê mướn laođộng, các văn bản, các quyết định phê chuẩn mức lương và các quyết địnhkhen thưởng nếu có Đồng thời, kiểm toán viên tiến hành quan sát, kiểm trathực tế để khẳng định sự tách biệt về trách nhiệm của các bộ phận trên.

Đối với công tác theo dõi thời gian lao động, khối lượng sản phẩm hoànthành, lập bảng tính lương và các khoản trích theo lương: Đây là chức năng

quan trọng nhất trong chu trình tiền lương và nhân viên Nó ảnh hưởng trựctiếp đến việc hạch toán ghi sổ các chi phí về tiền lương cũng như các khoảntrích theo lương tại doanh nghiệp Kiểm toán viên cần xem xét, đánh giá cácquá trình kiểm soát được thiết kế trong doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa và pháthiện các sai phạm trong chấm công, xác nhận công việc hoàn thành, hạch toánvà ghi sổ các khoản thanh toán về tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và thuếTNCN.

Để đạt được những mục tiêu trên kiểm toán viên cần thực hiện:

Trang 23

- Xem xét hệ thống tổ chức chấm công lao động hoặc kiểm nhận sảnphẩm hoàn thành về tính thường xuyên cũng như mức độ tin cậy của nhữngngười được giao trách nhiệm.

- Kiểm tra các thủ tục kiểm soát tại doanh nghiệp đối với việc kê khai,chấm công tại từng đơn vị sản xuất.

- Kiểm tra thủ tục kiểm soát liên quan tới việc phê chuẩn, quyết định cácmức lương, tiền thưởng, thanh toán làm thêm giờ…

Đối với công tác thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

Để xác định hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có hiệu quả trongviệc phát hiện và ngăn ngừa các hành vi gian lận tài sản thông qua việc thanhtoán lương, kiểm toán viên xem xét tính độc lập trong việc phân công côngviệc giữa người tính lương, người chi trả lương và nguời theo dõi chấm công.Bên cạnh đó kiểm toán viên đánh giá việc tổ chức chi trả, đặc biệt đối với cáckhoản tiền lương chưa thanh toán được theo dõi như thế nào.

Trên cơ sở các thông tin thu được về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểmtoán viên sẽ tiến hành các nghiệp vụ khảo sát đối với chu trình tiền lương vànhân viên Các khảo sát thường được tiến hành như sau:

Khảo sát tiền lương khống:

Trong lĩnh vực tiền lương và nhân sự có nhiều cách khác nhau để nhânviên thực hiện hành vi gian lận Tuy nhiên hình thức phổ biến nhất vẫn là hìnhthức lương khống Lương khống có thể biểu hiện dưới hình thức là số nhânviên khống hoặc số giờ lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành khống.

Trang 24

những bất thường hoặc chữ ký xuất hiện nhiều lần trên Bảng thanh toán lương,đó là những dấu hiệu của gian lận.

- Kiểm tra một số hồ sơ nhân viên từ sổ nhân sự nhằm phát hiện ranhững nhân viên đã thôi việc hoặc đã mãn hạn hợp đồng nhưng vẫn có tên trênbảng thanh toán lương hay không? Đồng thời xem xét các khoản mãn hạn hợpđồng có phù hợp với chính sách của công ty không?

- Kiểm tra việc thanh toán lương cho nhân viên để đảm bảo việc thanhtoán lương được thực hiện đúng nguyên tắc.

Khảo sát số giờ, khối lượng công việc, sản phẩm lao vụ hoàn thànhkhống:

Hình thức khai tăng số giờ làm việc, số lượng sản phẩm lao vụ hoànthành dễ xảy ra khi việc theo dõi thời gian, giám sát và quản lý không đượcthực hiện chặt chẽ hoặc do có sự thông đồng giữa nhân viên và người giám sáthọ Để phát hiện ra hiện tượng này kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểmtoán sau:

- Xem xét tổng số giờ công hoặc số lượng công việc, sản phẩm hoànthành được thanh toán thực tế với số liệu độc lập do các bộ phận kiểm soát sảnxuất ghi chép.

- Kiểm toán viên có thể tiếp cận với quản đốc nhằm theo dõi việc chấmcông của quản đốc và phỏng vấn nhân viên về việc kiểm soát giờ giấc củaquản đốc Trong quá trình tiến hành công việc kiểm toán viên cần thực hiệnthận trọng không nên để ảnh hưởng đến quá trình thực hiện kiểm toán.

Khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng sử dụng laođộng:

Việc tính và phân bổ không đúng tiền lương cho các đối tượng sử dụnglao động sẽ dẫn đến việc đánh giá sai lệch các giá trị tài sản trên bản cân đối kếtoán, sai lệch về chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vì vậy khikhảo sát vấn đề này kiểm toán viên có thể thực hiện một số thủ tục sau:

Trang 25

- Phân loại các đối tượng lao động theo các bộ phận chức năng và đốivới danh sách lao động trên bảng tính lương nhằm bảo đảm việc hạch toán chiphí tiền lương là đúng đối tượng.

- Xem xét tính nhất quán trong việc hạch toán chi phí giữa các kỳ kếtoán đối với việc phân loại bộ phận (Bộ phận trực tiếp sản xuất, bộ phận bánhàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp…).

- Kiểm tra sơ đồ hạch toán xem có đúng quy định hiện hành và chínhsách đề ra không Kiểm toán viên cũng có thể đối chiếu khối lượng công việchoàn thành của một vài công nhân viên xem có phù hợp với việc hạch toánvào các tài khoản liên quan không.

Khảo sát các khoản trích trên lương:

Các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ là các khoản được trích trên tiền lương.Đôi khi vì một lý do nào đó có thể là cố ý hoặc không cố ý doanh nghiệp đãtrích các khoản trích trên lương không đúng nhằm giảm nghĩa vụ phải nộp đốivới nhà nước, cơ quan bảo hiểm và tổ chức công đoàn.

Đối với các khoản này kiểm toán viên cần phải thực hiện một số thủ tụcsau:

- Xác định tính chính xác của quỹ lương để làm cơ sở tính toán cho cáckhoản BHXH, BHYT, KPCĐ.

- Đồng thời kiểm toán viên phải so sánh chi tiết thông tin trên bảng kêkhai các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp để đánh giá tính hợp lý củacác khoản phải nộp.

- So sánh các khoản đã thanh toán với các khoản kê khai để xác địnhdoanh nghiệp có kê khai đúng không và thủ tục quyết toán với các cơ quan cóliên quan xem có đúng không?

Trang 26

Việc sử dụng thủ tục phân tích trong chu trình tiền lương và nhân viêncó vai trò rất quan trọng giúp cho kiểm toán viên phát hiện ra những sai phạmhoặc những điểm nghi ngờ cần tiến hành kiểm tra chi tiết cũng như tăng cườnghay thu hẹp đối tượng điều tra Một số thủ tục phân tích thường áp dụng khikiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương là:

- So sánh số liệu của tài khoản chi phí liên quan đến tiền lương với niênđộ trước Việc so sánh này nhằm mục đích phát hiện ra những biến đổi bấtthường để tập trung kiểm tra chi tiết đối với các khoản bất thường Trong quátrình so sánh, kiểm toán viên phải tính đến sự thay đổi của mức lương, củakhối lượng công việc hoàn thành và của quỹ lương cho phép giữa các kỳ kếtoán.

- So sánh tỷ lệ chi phí về tiền công nhân viên trực tiếp trong tổng số chiphí sản xuất kinh doanh hoặc doanh thu với các năm trước Việc so sánh nàylà rất cần thiết vì chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong chi phísản xuất kinh doanh Nếu tỷ lệ chi phí này biến động lớn sẽ ảnh hưởng đáng kểđến giá thành sản xuất từ đó ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm và kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, khi so sánh đối chiếu tỷ lệ nàykiểm toán viên cũng phải tính đến điều kiện thực tế trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp.

- So sánh tỷ lệ chi phí tiền lương trong tổng chi phí bán hàng giữa các kỳkế toán hoặc so sánh với định mức Nếu có biến động lớn thì đó là điều khôngbình thường.

- So sánh tỷ lệ thuế TNCN trong tổng số tiền lương giữa kỳ này với kỳtrước.

- So sánh số dư các tài khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của kỳ này với kỳtrước nhằm phát hiện ra những sai phạm về các khoản trích theo tiền lương củadoanh nghiệp.

- Ngoài ra kiểm toán viên có thể ước tính các khoản trích trên lương vàthuế thu nhập Các khoản này được ước tính theo một tỷ lệ nhất định và cóquan hệ đối chiếu với các cơ quan chức năng bên ngoài Do vây việc ước tính

Trang 27

này giúp kiểm toán viên kiểm tra các ước tính về quỹ lương Sau khi tính toánđược các ước tính kiểm toán viên tiến hành so sánh số liệu hạch toán của đơnvị và xác định các chênh lệch cần phải điều tra Nếu chênh lệch giữa ước tínhcủa kiểm toán viên với số liệu thực tế lớn hơn nhiều so với mức chênh lệchtheo kế hoạch thì kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục bổ sung hoặc cácthủ tục điều chỉnh phù hợp để tìm ra tính chất và nguyên nhân của chênh lệch,sau đó tiến hành xem xét ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh của đươnvị khách hàng.

Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết về tiền lương :

Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắcnghiệm tin cậy thuộc trắc nghiệm công việc và trắc nghiệp trực tiếp số dư đểkiểm tra từng khoản mục và các nghiệp vụ tạo nên số dư trên khoản mục này.Thủ tục kiểm tra chi tiết được sử dụng tập trung vào khả năng sai phạm mà thủtục phân tích đã chỉ ra trên cơ sở kết quả của việc đánh giá hệ thống kiểm soátcủa đơn vị được kiểm toán

Thông thường, nếu kết quả cuộc kiểm soát chỉ ra rằng các nghiệp vụ tiềnlương đã được tính toán và ghi sổ đúng đắn, các sổ nhật ký tiền lương và bảngtính lương, sổ cái, các báo cáo khác có liên quan đều thống nhất và được lậpchính xác thì việc kiểm tra chi tiết sổ sẽ tốn ít thời gian Ngược lại, nếu rủi rokiểm soát vượt quá mức tối đa cho phép thì kiểm toán viên sẽ mở rộng các thửnghiệm cơ bản Trong trường hợp đơn vị khách hàng có sự thay đổi đáng kểvề thủ tục kiểm soát hoặc áp dụng phương pháp hạch toán mới thì kiểm toánviên phải bổ sung thêm các thử nghiệm tuân thủ để đánh giá hệ thống kiểmsoát nội bộ hoặc là đánh giá rủi ro kiểm soát quá cao và không cần xem xét hệthống kiểm soát nội bộ mà thực hiện ngay các thử nghiệm cơ bản cần thiết.

Mục tiêu của thử nghiệm cơ bản về tiền lương là nhằm kiểm tra, xem xétcác khoản mục tính dồn về tiền lương và các khoản trích theo lương có đượcđánh giá đúng hay không, đồng thời cũng xác định xem các nghiệp vụ trongchu trình tiền lương và nhân viên có được thanh toán và ghi sổ đúng kỳ hạnkhông ?

Trang 28

Trình tự tiến hành kiểm kiểm tra chi tiết các tài khoản trong chu trìnhtiền lương và nhân viên được thực hiện như sau:

Đối với tài khoản “Phải trả công nhân viên –TK334” việc kiểm tra đượcthực hiện thông qua số dư tiền lương, tiền thưởng, và các khoản thanh toánkhác phải trả công nhân viên.

Về số dư tiền lương tính dồn thực chất là các khoản lương phát sinh khingười lao động không nhận lương vào những ngày làm việc cuối kỳ và để lạithanh toán lần sau Thời hạn tính và trả lương phụ thuộc vào chính sách củatừng doanh nghiệp Về nguyên tắc thì các doanh nghiệp phải thực hiện cácchính sách đó một cách nhất quán ngay từ đầu Nếu có sự thay đổi thì phải giảitrình trên BCTC.

Để tiến hành thử nghiệm trực tiếp số dư tiền lương, kiểm toán viên cầnnắm chắn các chính sách, chế độ thanh toán tiền lương của doanh nghiệp đểkiểm tra tính hiện hữu, tuân thủ và nhất quán của các chính sách này Khi cácchính sách đã được áp dụng nhất quán thì kiểm toán viên cần quan tâm đếnthời hạn tính và độ tin cậy của số dư trên TK334 Khả năng sai sót có thể xảyra là đơn vị trích quĩ lương sai lệch so với thực tế số trả cho công nhân theokhối lượng công việc hoàn thành Kiểm toán viên cần chọn mẫu tính toán lạisố thực trả, số chưa nhận, số đã nhận…và kiểm toán viên cần xem xét tính kịpthời trong việc ghi sổ các khoản đó thông qua việc việc kiểm tra sự phê duyệtcủa Ban giám đốc.

Đối với các khoản phải trả cho công nhân viên bao gồm các khoản đượcchia từ quĩ phúc lợi, tiền nghỉ ốm, thai sản, bảo hiểm …mà người lao độnghưởng, kiểm toán viên cần xem xét tính nhất quán trong cách tính dồn giữa cáckỳ kế toán Sau đó kiểm toán viên tiến hành kiểm tra các chứng từ gốc có liênquan và tính toán lại chi tiết để kiểm tra độ tin cậy của các số liệu

Đối với tài khoản “phải trả phải nộp khác – TK338” có liên quan tới cáckhoản trích nộp trên lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ, thuế THCN thì kiểmtoán viên có thể kiểm tra bằng cách so sánh số dư trên sổ chi tiết với số dưtrên Bảng tính, trích các khoản này và số liệu trên Bảng kê khai các tài khoản

Trang 29

phải nộp về BHXH, KPCĐ, thuế TNCN cho các cơ quan chức năng Tiến hànhchọn mẫu kiểm tra các chứng từ chi tiền mặt phát sinh liên quan đến các quỹsử dụng tại đơn vị Ngoài ra kiểm toán viên cần kiểm tra thời hạn tính và tríchcác khoản trên tiền lương, thời hạn thanh quyết toán các khoản đó.

Đối với các khoản chi phí liên quan tới chu trình tiền lương và nhân viên(TK622, TK627, TK641, TK642):

Kiểm toán viên tiến hành so sánh chi phí tiền lương giữa kỳ này với kỳtrước nhằm phát hiện những biến động bất thường trong đó cần quan tâm đếntính chính xác trong việc phân bổ chi phí tiền lương cho các đối tượng chịu chiphí hoặc hướng vào các khoản chi trả tiền lương do làm thêm giờ, tăng ca, bồidưỡng Vì vậy, kiểm toán viên cần kiểm tra tổng số giờ làm ca, làm thêm giờcó phù hợp với thực tế hay không thông qua việc kiểm tra các bảng kê có xácnhận của người có trách nhiệm trên bảng kê đó và tiến hành điều tra, phỏngvấn nhân viên.

1.2.4.3.Kết thúc kiểm toán.

Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán trong từng phần hành kiểm toán,kiểm toán viên tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán.Để bảo đảm tính thận trọng trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần thựchiện các công việc sau: Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán,xem xét tính liên tục hoạt động của khách hàng, đánh giá soát xét kết quả kiểmtoán và lập báo cáo kiểm toán.

Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ kế toán:

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 560 “ Các sự kiện phát sinh sau ngàykhoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính” quy định:

“Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập Báo cáo tài chính lànhững sự kiện có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảngthời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán lập Báo cáo tài chính để kiểm toán đếnngày ký báo cáo kiểm toán Có 2 loại sự kiện:

- Những sự kiện cung cấp thêm bằng chứngvề các sự kiện đã tồn tại vàongày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính.

Trang 30

- Những sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc đã phát sinh sau ngàykhoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính.”

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sử dụng một số kỹ thuật thu thậpbằng chứng như phỏng vấn, điều tra và thực hiện một số thủ tục kiểm soátnhằm xem xét một số sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán như:

- Sự thay đổi bất thường về chính sách, quy chế, hình thức tính và trảlương từ phía Hội đồng quản trị hay Ban giám đốc công ty.

- Sự thay đổi về nhân sự do mâu thuẫn bất đồng nội bộ ảnh hưởng đếnquá trình sản xuất kinh doanh.

- Những vụ kiện tụng, đình công, yêu cầu tăng lưươn, giảm giờ làm, cảithiện điều kiện làm việc của tập thể người lao động…

Xem xét tính liên tục hoạt động của khách hàng:

Kiểm toán viên phải phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới tínhliên tục hoạt động của khách hàng như:

- Các dấu hiệu tài chính:

Các khoản phải thu quá hạn lớn không có khả năng thu hồi.Lỗ kinh doanh lớn.

Không thể trả các khoản nợ đến hạn…- Các dấu hiệu khác:

Doanh nghiệp đang có những vụ kiện có thể có kết cục xấu đến sựtồn tại của doanh nghiệp.

Sự thay đổi trong luật pháp hay chính sách của Chính phủ.

Đánh giá soát xét kết quả kiểm toán.

Sau khi xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán, kiểmtoán viên tiến hành đánh giá lại tất cả các bước đã thực hiện đối với toán bộcuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên nóiriêng để đảm bảo rằng cuộc kiểm toán viên đã thực hiện đầy đủ công việc củamình như kế hoạch đề ra Muốn vậy, người soát xét thực hiện một số công việcsau:

- Phân tích, đánh giá tính hợp lý của các số liệu kiểm toán.

Trang 31

- Soát xét hồ sơ kiểm toán và giây tờ làm việc của kiểm toán viên.

- Tập hợp các bút toán điều chỉnh và phân loại, trao đổi với ban giámđốc về vấn đề này.

- Thu thập thư giải trình của giám đốc.

Lập báo cáo kiểm toán.

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính thực chất là bản thông báo về kếtquả cuộc kiểm toán cho người sử dụng báo cáo tài chính.

Khi kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải lập báo cáo kiểm toánvề Báo cáo tài chính trình bày ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực,hợp lý của các thông tin định lượng và sự trình bày các thông tin định lượngnày trên Báo cáo tài chính do đơn vị mời kiểm toán đã lập.

Có 4 loại ý kiến mà kiểm toán viên có thể trình bày trên báo cáo kiểmtoán về báo cáo tài chính tuỳ thuộc vào kết quả cuộc kiểm toán.

- Ý kiến chấp nhận toàn phần.- Ý kiến chấp nhận từng phần.- Ý kiến từ chối.

- Ý kiến không chấp nhận.

Báo cáo kiểm toán được đính kèm với thư quản lý và phụ lục Báo cáokiểm toán về báo cáo tài chính và phải có chữ ký của giám đốc của công tykiểm toán chịu trách nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

Trang 32

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Kiểm toánvà Tư vấn.

Công ty cổ phần Kiểm toán và tư vấn là một trong những Công ty hàngđầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn trong cáclĩnh vực Tài chính, Kế toán, Thuế, Đầu tư và những vấn đề liên quan đến hoạt

động cho mọi loại hình Doanh nghiệp

Khi mới thành lập công ty có tên là công ty có tên là Công ty Kiểm toánvà Tư vấn Công ty Kiểm toán và Tư vấn là Doanh nghiệp Nhà nước, đượcthành lập theo Quyết định số 107TC/TCCB ngày 13 tháng 02 năm 1995 củaBộ trưởng Bộ Tài Chính và hoạt động theo Giấy phép kinh doanh số 102218ngày 13 tháng 3 năm 1995 do Uỷ ban Kế hoạch thành phố Hồ Chí Minh cấp.Tiền thân của Công ty là chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh của Công tyKiểm toán Việt Nam (VACO) Sau hơn 12 năm hoạt động và phát triển, Côngty Kiểm toán và Tư vấn đã được Bộ Tài chính chọn là một trong những côngty lớn đầu tiên của Bộ Tài chính tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu từdoanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo quyết định số1962/QĐBTC ngày 30 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài Chính

Tên công ty: Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn

Tên giao dịch: Auditing and Consulting Join Stock Company

Tên viết tắt : A&C Co

Vốn điều lệ 5.045.000.000 đồng, trong đó:

Vốn Nhà nước (Bộ Tài chính) chiếm 51% vốn điều lệ

Trang 33

Vốn cổ đông (các cán bộ kiểm toán viên) chiếm 49% vốn điều lệ Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá (31/12/2002):

Giá trị thực tế của doanh nghiệp nhà nước: 17.422.521.000 đGiá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: 5.045.000.000 đMệnh giá cổ phần :100.000 đ.

Trong quá trình phát triển của mình quy mô công ty không ngừng mởrộng và các dịch vụ do công ty cung cấp không ngừng đa dạng hoá theo hướngmở rộng từng loại dịch vụ như cung cấp dịch vụ kiểm toán, thực hiện các dịchvụ và Tư vấn thuộc các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, tài chính kế toán, thuế,đầu tư ,… Về quy mô, để đáp ứng nhu cầu kiểm toán trên cả nước thì hiện naychi nhánh của công ty được mở rộng tại hai thành phố lớn là: Chi nhánh tại HàNội và chi nhánh tại Nha Trang (Khánh Hoà)

Giới thiệu về chi nhánh Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn tại HàNội.

Chi nhánh tại Hà Nội được UBND thành phố Hà Nội ký quyết định số1144/QĐUB ngày 1/3/2001về việc chuyển Văn phòng đại diện của công tyKiểm toán và tư vấn thành chi nhánh Công ty Kiểm toán và Tư vấn tại thànhphố Hà Nội Địa đIểm hoạt động tại 41B Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm- HàNội (nay chuyển về 877 Hồng Hà- Hà Nội).

Trang 34

Chi nhánh đi vào hoạt động chính thức theo Giấy đăng ký kinh doanh số312448 ngày 16/3/2001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Chi nhánh có tư cách pháp nhân, có tài khoản giao dịch tại ngân hàng, cóquyền ký các hợp đồng kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán Căn cứBiên bản họp hội đồng quản trị ngày 18/12/2003, HĐQT đã ra quyết định số

02/QĐ- KTTV-HĐQT ngày 19/12/2003 về việc thành lập Chi nhánh Công tyCổ phần Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội để thực hiện kiểm toán và tư vấn

tại các tỉnh Miền Bắc.

Chi nhánh hoạt động theo Giấy phép kinh doanh số 0113003559 do SởKế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 15/01/2004 Chi nhánh là đơnvị trực thuộc của công ty, có con dấu riêng, được mở tài khoản bằng tiền ViệtNam và bằng ngoại tệ tại ngân hàng Được giao dịch, ký kết và thực hiện hợpđồng kiểm toán liên quan đến hợp đồng kiểm toán và tư vấn về tài chính, kếtoán, thuế.

Xu hướng phát triển A&C Co cũng là công ty kiểm toán đầu tiên thựchiện cổ phần hoá tại Việt nam Tổng giá trị tài sản hiện có của A&C là 19 tỷđồng.Theo quyết định số 76/2004, công ty Cổ phần kiểm toán và tư vấn là mộttrong ba công ty kiểm toán đầu tiên được Uỷ ban chứng khoán nhà nước (SSC)đợc chấp thuận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và kinhdoanh chứng khoán năm 2005 - 2006 A&C Co cũng là một trong 44 công tykiểm toán độc lập được phép tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính trong năm2005 do Bộ Tài chính công bố.

Ở nước ta, thị trường kiểm toán khá rộng lớn, tuy nhiên các công tykiểm toán nước ngoài như: KPMG Vietnam, E&Y, PW lại chiếm phần lớnthị phần (chủ yếu là kiểm toán các doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn nướcngoài, dự án có vốn đầu tư nước ngoài .) Các công ty kiểm toán Việt namchủ yếu chỉ thực hiện kiểm toán các công ty trong nước, doanh nghiệp nhànước tự nguyện kiểm toán, các dự án nhỏ Công ty Cổ phần kiểm toán và tưvấn trong những năm gần đây đã chiếm một thị phần đáng kể trong tổng số thịphần mà các doanh nghiệp kiểm toán Việt nam nắm giữ.

Trang 35

Theo xu hướng chung của thế giới cũng như đặc điểm riêng của ngànhnghề kiểm toán (tài sản chủ yếu là vô hình: đội ngũ kiểm toán viên, uy tín),loại hình công ty hợp danh là phù hợp nhất Nhưng do quy định về công ty hợpdanh ở Việt nam chưa rõ ràng và loại hình công ty hợp danh cũng chưa phổbiến nên A&C Co tạm thời tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần Trong t-ương lai, khi những quy định về công ty hợp danh đã được hoàn thiện, công tykiểm toán và tư vấn A&C Co sẽ tổ chức lại và trở thành một công ty hợp danh.

Đặc điểm hoạt động

Công ty A&C Co luôn lấy tiêu chí hoạt động của mình là cung cấp cácdịch vụ chuyên ngành tôt nhất, các thông tin với độ tin cậy cao nhất, bảo đảmquyền lợi cho khách hàng, giúp cho việc đIều hành hoạt động sản xuất kinhdoanh tại các công ty khách hàng đạt kết quả cao nhất chính vì thế mà trongnhiều năm qua công ty luôn tạo được sự tín nhiệm của khách hàng khắp nơi,cho tới nay công ty đã và đang phuc vụ gần 600 khách hàng hoạt động trênmọi lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm:

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinhdoanh hoạt động theo luật đầu tư nước Ngoài tại Việt Nam.

- Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt độngtrên các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ, khách sạn, du lịch,ngân hàng, giao thông vận tải…

- Ban quản lý các dự án chương trình XDCB.

- Các cơ quan tổ chức quốc tế và trong nước, các văn phòng đại diện vàcá nhân có nhu cầu cung cấp dịch vụ.

Đặc biệt, công ty đã tham gia kiểm toán nhiều tổng công ty lớn như:- Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

- Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.- Tổng công ty Than Việt Nam.

- Tổng công ty Thép Việt Nam.- Tổng công ty Xi măng Việt Nam.- Tổng công ty Dệt may Việt Nam.

Trang 36

- Tổng công ty Hoá chất Việt Nam.

Công việc kiểm toán của công ty gắn liền với việc hỗ trợ thông tin và tưvấn để góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện tổ chức côngtác kế toán, quản lý tài chính của doanh nghiệp Trong những năm qua công tyđã tiến hành cung cấp các dịch vụ cho khách hàng như:

* Kiểm toán báo cáo tài chính:

Đây là hoạt động chủ yếu của công ty, việc kiểm toán luôn gắn liền vớiviệc hỗ trợ thông tin và tư vấn để góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kếtoán, hoàn thiện HTKSNB và lập các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được xét trên cơ sở:

- Tính tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành và thông lệchung của quốc tế,

- Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán (độc lập, chính trực, kháchquan, thận trọng và bảo mật),

- Phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh và môi trường luật phápViệt Nam.

Ngoài ra kiểm toán còn gắn liền với hỗ trợ thông tin và tư vấn nhằmnâng cao khả năng quản lý tài chính của doang nghiệp.

*Dịch vụ tư vấn:

Các dịch vụ tư vấn của công ty bao gồm:

- Kế toán: tư vấn và tổ chức hoàn thiện công tác kế toán, thực hiện cácdịch vụ kế toán, đào tạo và tuyển chọn nhân viên kế toán theo yêu cầu kháchhàng.

- Thuế: tư vấn cho các doanh nghiệp về các luật thuế có liên quan nhưthuế GTGT, thuế TNDN,…thực hiện các dịch vụ kê khai thuế, khiếu nại thuế,hoàn thuế đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế và tôntrọng luật pháp nhà nước.

- Dịch vụ pháp lý: soạn thảo hồ sơ và thực hiện đăng ký chế độ kế toán,thành lập doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,điều chỉnh giấy phép đầu tư.

Trang 37

Các hoạt động tư vấn khác như các lĩnh vực về pháp luật, đầu tư tàichính…

Hoạt động tư vấn của công ty được thực hiện dưới nhiều hình thức như:trao đổi trực tiếp với khách hàng, tổ chức sinh hoạt nghiệp vụ thường kỳ và tổchức hội thảo chuyên đề hàng năm với khách hàng.

*Đào tạo:

Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) thường xuyên tổ chứcđào tạo bồi dưỡng kế toán trưởng, tạo điều kiện cho khách hàng có cơ sở bổnhiệm kế toán trưởng theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước.Tất cả thành viêntrong HĐQT và Ban giám đốc của A&C Co với kinh nghiệm giảng dạy vàquản lý đào tạo từ nhiều năm tại các trường đại học có khả năng xây dựng cácchương trình huấn luyện và tổ chức thành công các khoá học thuộc các chuyênđề kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính, thẩm định dự án đầu tư,…theo yêucầu khách hàng.

Riêng với mục tiêu đào tạo nội bộ, để không ngừng nâng cao chất lượnghiệu quả phục vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp cho kháchhàng, công ty luôn coi trọng việc cập nhật thông tin, cập nhật các chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế nhằm chuyên nghiệp hoá nghề nghiệp vàđội ngũ nhân viên, đảm bảo sự phát triển vững chắc trong cơ chế thị trường vàthích ứng với quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.

*Thẩm định, kiểm toán đầu tư và XDCB:

Hoạt động thẩm định, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư và XDCB là mộttrong những hoạt động nổi bật của công ty Các dịch vụ đã và đang cung cấpcho khách hàng thuộc mọi lĩnh vực trên toàn quốc bao gồm:

- Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư dự án trong các lĩnh vực kinh tế, vănhoá, xã hội.

- Kiểm toán xác định giá trị dự toán, giá trị quyết toán công trình đầu tưXDCB.

- Công trình dân dụng (các khu căn hộ, khu chung cư, khách sạn…)- Công trình giao thông vận tải ( cầu đường, sân bay, bến cảng,…)

Trang 38

- Công trình công nghiệp đặc biệt là công trình ngành điện (thuỷ điện,nhiệt điện …)

- Thẩm định giá trị tài sản nhà cửa, đất đai, máy móc thiết bị, phươngtiện vận tải…

* Dịch vụ kế toán:

Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, A&C đã nhiều nămđược khách hàng tín nhiệm trong các dịch vụ kế toán sau:

- Tư vấn tổ chức và hoàn thiện công tác kế toán.

- Ghi sổ kế toán, lập BCTC và báo cáo khác theo yêu cầu của kháchhàng.

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty và chi nhánh.

Trang 39

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty.

Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) là công ty cổ phần theoQuyết định của Bộ Tài chính nên bộ máy tổ chức của công ty bao gồm có hộiđồng quản trị, ban giám đốc và các chi nhánh tại Hà Nội và Khánh Hoà Môhình tổ chức bộ máy bộ máy hoạt động của công ty được xây dựng một cáchkhoa học, gọn nhẹ, phân cấp rõ ràng, giúp cho Ban giám đốc điều hành mộtcách có hiệu quả hoạt động của công ty, bộ máy hoạt động của công ty được tổchức như sau:

Sơ đồ 5: Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của A&C

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy quản lý.

+ Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danhCông ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Côngty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông Chủ tịch hội đồngquản trị là ông Võ Hùng Tiến.

+ Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc: Giám đốc và 4 phó giám đốc Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phó giám đốc I

Phó giám đốc II

Phó giám

đốc III

Phó giám

đốc IV

Phòng h nh ào thu chính quản trị

Đ o ào thu tạo nhân

Phòng Kiểm

Chi nhánh

H ào thu Nội

Chi nhánh

Nha Trang

Trang 40

Giám đốc Ông Võ Hùng Tiến là người điều hành hoạt động hàngngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về thực hiện cácquyền và nghĩa vụ được giao, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhànước về mọi hoạt động của Công ty

Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành các hoạt độngđể thực hiện mục tiêu, chiến lược của Công ty Các Phó Giám đốc phụ tráchhoạt động, mà Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về cáclĩnh vực đó.

Ông Nguễn Minh Trí: Phó Giám đốcBà Phùng Thị Quang Thái: Phó Giám đốc

Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh: Phó Giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánhHà Nội

Ông Lê Minh Tài: Phó giám đốc kiêm chi nhánh Giám đốc Nha trang+ Chức năng, nhiệm vụ phòng Quản trị - Tổng hợp: Phòng Quản trị -Tổng hợp có chức năng tham mưa cho Ban Giám đốc để Ban Giám đốc hoạtđộng có hiệu quả Phòng có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức hành chính,nhân sự, công tác quản trị tài chính.

+ Chức năng nhiệm vụ các phòng Kiểm toán: Các phòng Kiểm toán làcác phòng trực tiếp tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ Kiểm toán, thẩmđịnh tài chính, Tư vấn … của Công ty Hoạt động của các phòng này thể hiệnmục đích hoạt động của Công ty và quyết định phần lớn việc thực hiện cácmục tiêu, chiến lược phát triển của Công ty

Mối quan hệ Công ty với các chi nhánh: Công ty có hai chi nhánh tại Hà

Nội và Nha Trang việc hoạt động của hai chi nhánh được sự giám sát của

HĐQT và ban giám đốc công ty Các chi nhánh đều có địa vị phân tiến hành

các hoạt động kinh doanh theo đăng ký kinh doanh của chi nhánh nhưng cáchạch toán phụ thuộc.

Khi tiến hành hoạt động kinh doanh theo đăng ký kinh doanh, các Chinhánh hoạt động theo điều lệ hoạt động của Công ty và tuân theo các tiêuchuẩn kỹ thuật nghiệp vụ đã được công ty xây dựng Trong lĩnh vực kiểm toán,

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Bảng chấm công - Phiế u l m theo gi à ờ - Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện
Bảng ch ấm công - Phiế u l m theo gi à ờ (Trang 15)
Sơ đồ 5: Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của A&C - Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện
Sơ đồ 5 Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của A&C (Trang 39)
Sơ đồ 6: Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh A&C tại Hà Nội. - Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện
Sơ đồ 6 Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh A&C tại Hà Nội (Trang 41)
Sơ đồ 7: Mô hình tổ chức soát xét các công việc: - Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện
Sơ đồ 7 Mô hình tổ chức soát xét các công việc: (Trang 43)
Bảng 1: Những nét chính trong qui chế lương tại Công ty XYZ - Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện
Bảng 1 Những nét chính trong qui chế lương tại Công ty XYZ (Trang 52)
Bảng 3: Phân tích sự biến động của chi phí tiền lương. - Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện
Bảng 3 Phân tích sự biến động của chi phí tiền lương (Trang 55)
(w): Đối chiếu phù hợp với: Sổ chi tiết TK 334, sổ chi tiết và Bảng thanh toán lương. - Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện
w : Đối chiếu phù hợp với: Sổ chi tiết TK 334, sổ chi tiết và Bảng thanh toán lương (Trang 58)
Bảng 6: Đối chiếu tiền lương giữa bảng lương và sổ lương - Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện
Bảng 6 Đối chiếu tiền lương giữa bảng lương và sổ lương (Trang 59)
Bảng 7: Kiểm tra số nhân viên thực tế tại công ty XYZ. - Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện
Bảng 7 Kiểm tra số nhân viên thực tế tại công ty XYZ (Trang 60)
x :Kiểm tra không đạt yêu cầu (không có chữ ký trên bảng thanh toán lương) - Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện
x Kiểm tra không đạt yêu cầu (không có chữ ký trên bảng thanh toán lương) (Trang 61)
(3):Đối chiếu với các chứng từ có liên quan(Bảng chấm công, quyết định chi thưởng). - Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện
3 :Đối chiếu với các chứng từ có liên quan(Bảng chấm công, quyết định chi thưởng) (Trang 63)
Sau khi xem xét các bảng đối chiếu BHXH của cơ quan quản lý có thẩm quyền, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp số liệu nhằm kiểm tra xem có gian  lận trong khai báo BHXH đã nộp tại công ty hay không? - Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện
au khi xem xét các bảng đối chiếu BHXH của cơ quan quản lý có thẩm quyền, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp số liệu nhằm kiểm tra xem có gian lận trong khai báo BHXH đã nộp tại công ty hay không? (Trang 67)
Bảng 14: Kiểm tra TK 3338 - Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện
Bảng 14 Kiểm tra TK 3338 (Trang 70)
5 Các bảng thanh toán lương có đợc phê duyệt trước - Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện
5 Các bảng thanh toán lương có đợc phê duyệt trước (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w