PHẦN III HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC

17 228 0
PHẦN III HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài Quản Trị Chiến Lược GVHD: Nguyễn Khánh Duy PHẦN III HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC 1. Xác định mục tiêu dài hạn của công ty. o Ổn định thị phần, doanh thu, lợi nhuận o Hoàn thiện tổ chức, củng cố và phát triển hệ thống phân phối. o Tăng cường công tác đào tạo và tuyển dụng mới đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ và tay nghề cao. o Định hình và phát triển văn hóa công ty 2. Xây dựng chiến lược cho công ty. 2.1 Ma trận SWOT Trang 1 Đề tài Quản Trị Chiến Lược GVHD: Nguyễn Khánh Duy Ma Trận SWOT Các cơ hội 1. Cuộc sống hiện đại, dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe được mọi người quan tâm nhiều hơn 2. Tốc độ phát triển ngành dược rất cao, sản xuất chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu trong nước. Do đó, tiềm năng mở rộng thị trường rất lớn. 3. Thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra. 4. Khách hàng hiện tại và tiềm năng có xu hướng tăng nhanh. 5. Giảm thuế suất đối với tất cả các mặt hàng Dược phẩm 6. Ngành dược nằm trong danh mục các nước cho Việt Nam hưởng chế độ ưu đãi hoặc quy chế Tối huệ quốc về thương mại. Các thách thức thách 1. Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh xâm nhập vào ngành. 2. Giá thuốc chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước và quan tâm của dư luận. 3. Có nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường. 4. Nguy cơ bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về công thức, cách chế biến các loại thuốc. 5. Chất lượng các nguyên vật liệu nhập đôi khi không đảm bảo được chất lượng. Các điểm mạnh chính 1. Có hơn 30 năm kinh nghiệm, luôn khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành 2. Sản phẩm được sử dụng rộng, tần suất tiêu dùng cao, phù hợp với đặc thù của thị trường bậc trung và bậc thấp. 3. Có năng lực tài chính mạnh, cơ cấu tài chính Các chiến lược SO Kết hợp S2, S3,S4,S6,S7 với O1,O2,O4= > chiến lược phát triển thị trường. Kết hợp S3,S4,S5,S6 với O1, O3, O6 => chiến lược phát triển sản phẩm. S1,S3,S6,S7 với O1,O2,O6=> chiến lược mở rộng thị trường Các chiến lược ST S1,S3,S5 kết hợp với T1, T3=> chiến lược lien kết ngang S1,S3,S6 với T4,T3=> chiến lược phát triển thương hiệu Trang 2 Đề tài Quản Trị Chiến Lược GVHD: Nguyễn Khánh Duy hợp lý thể hiện khả năng quản trị tài chính tốt 4. Tiềm lực sản xuất lớn và sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lượng ở trong nước cũng như quốc tế. 5. Đội ngũ nhân viên có trình độ cao, và nhiều kinh nghiệm. 6. Có bộ phận phát triển thị trường, phát triển thương hiệu và nghiên cứu phát triển sản phẩm mạnh. 7. Có hệ thống phân phối rộng khắp và bộ phận kinh doanh bán hàng hoạt động hiệu quả. 8. Văn hóa công ty lành mạnh tạo sự hòa đồng và tinh thần thoải mái đề cao tính sang tạo và đóng góp của nhân viên. Các điểm yếu chính 1. Sản phẩm của DHG tuy nhiều nhưng có giá trị không cao. 2. Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. 3. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao đã lớn tuổi, lực lượng dự bị còn yếu. 4. Chiến lượt phát triển thị trường xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới còn chưa tốt. Các chiến lược WO O5,O6 với W2 => chiến lược ổn định nguồn nguyên liệu. O1,O4 với W1 => chiến lược cải tiến sản phẩm Các chiến lược WT W1,W2 với T5=> chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu. Trang 3 Đề tài Quản Trị Chiến Lược GVHD: Nguyễn Khánh Duy 3. Phân tích các chiến lược 3.1 Chiến lược phát triển thị trường 3.1.1. Cơ sở hình thành chiến lược Kết hợp các thế mạnh như S2,S3,S4,S6 với các cơ hội O1,O2,O4 để hình thành chiến lược phát triển thị trường. S2. sản phẩm được sử dụng rộng, tần suất tiêu dùng cao, phù hợp với đặc thù của thị trường bậc trung và bậc thấp. S3. Có năng lực tài chính mạnh, cơ cấu tài chính hợp lý thể hiện khả năng quản trị tài chính tốt. S4. Tiềm lực sản xuất lớn và sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lượng ở trong nước cũng như quốc tế. S6. Có bộ phận phát triển thị trường, phát triển thương hiệu và nghiên cứu phát triển sản phẩm mạnh và hứa hẹn sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới. O1. Quy mô dân số tăng 1,2%, thu nhập bình quân trên đầu người ngày càng cải thiện từ đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng nâng cao. O2. Ngành dược có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 18%- 20%. Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng sản xuất trong nước giai đoạn 2001- 2008 đã tăng gấp 4 lần nhưng chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu về sản phẩm trên thị trường. Do đó, tiềm năng mở rộng thị trường là rất lớn. O4. Khách hàng hiện tại và tiềm năng có xu hướng tăng nhanh. 3.1.2. Nội dung chiến lược Với lợi thế về tiềm lực tài chính, tiềm lực sản xuất, đội ngũ nhân viên nghiên cứu phát triển thị trường mạnh và sự phù hợp của sản phẩm với các tầng lớp khách hàng. Vì thế công ty cần tận dụng các điểm mạnh đó của mình và nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng tăng cùng với một lượng khách hàng tiềm năng lớn để phát triển thị trường, tăng thị phần của công ty và thu hút khách hàng đang dùng những sản phẩm thay thế. Mở rộng và hoàn thiện các kênh phân phối và các đại lý phân phối độc quyền. Tăng cường đầu tư mạnh cho các hoạt động xuất khẩu đặc biệt các sản phẩm của các công ty thành viên sản xuất dược. Thực hiện việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về chất lượng và tác dụng của các sản phẩm và các chuong trình khuyến mãi cuãng như Trang 4 Đề tài Quản Trị Chiến Lược GVHD: Nguyễn Khánh Duy dịch vụ hậu mãi của công ty để thu hút khách hàng, cả những khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm và những khách hàng chưa sử dụng sản phẩm. Tư vấn và hợp tác với các tổ chức y tế cộng đồng trong các hoạt động cấp quốc gia tuyên truyền phong chống các loại dịch bệnh. Qua các chương trình này vừa thể hiện trách nhiệm của công ty với xã hội vừa là một cơ hội lớn để công ty mở rộng thị phần của mình. Đẩy mạnh hơn nữa việc giới thiệu sản phẩm với các chuyên gia bác sĩ ở các bệnh viện cơ sở y tế thông qua các hội thảo, chuyên đề… nhằm thu hút những khách hàng chưa sử dụng sản phẩm của công ty. 3.2 Chiến lược mở rộng thị trường. 3.2.1 Cở sở hình thành chiến lược. Kết hợp S1, S3, S6, S7. O1, O2, O6 để đưa ra chiến lược mở rộng thị trường. S1: Có hơn 30 năm kinh nghiệm, luôn khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành S3. Có năng lực tài chính mạnh, cơ cấu tài chính hợp lý thể hiện khả năng quản trị tài chính tốt S6. Có bộ phận phát triển thị trường, phát triển thương hiệu và nghiên cứu phát triển sản phẩm mạnh. S7. Có hệ thống phân phối rộng khắp và bộ phận kinh doanh bán hàng hoạt động hiệu quả. O1. Cuộc sống hiện đại, dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe được mọi người quan tâm nhiều hơn O2. Tốc độ phát triển ngành dược rất cao, sản xuất chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu trong nước. Do đó, tiềm năng mở rộng thị trường rất lớn. O6. Ngành dược nằm trong danh mục các nước cho Việt Nam hưởng chế độ ưu đãi hoặc quy chế Tối huệ quốc về thương mại. 3.2.2 Nội dung chiến lược. Mở rộng hệ thống phân phối ra cả nước và phát triển qua các nước trong khu vực nhằm mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ. Tận dụng những tối đa những ưu thế trong nước tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ thương hiệu từ đó gia nhập thị trường trong khu vực và Châu Phi. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và tài chính để quảng bá mạnh mẽ thương hiệu thông qua phương tiện đại chúng và chủ yếu là thông qua các hoạt động xã hội. Phát triển hệ thống thông tin giữa các đại lý phân phối và công ty nhằm quản lý hệ thống đại lý này tốt hơn. Việc phát triển hệ thống thông tin này góp phần quản lý những vấn đề về tồn kho, quản lý sản phẩm và khách hàng. Cung cấp một dịch vụ phục vụ tốt nhất cho các khách hàng và nhà phân phối. Để phát triển Trang 5 Đề tài Quản Trị Chiến Lược GVHD: Nguyễn Khánh Duy thành công hệ thống thông tin này công ty cần chuẩn bị một nguồn lực tài chính và nhân lực tốt và mạnh. Tạo các ưu đãi hấp dẫn và ngày càng gia tăng để củng cố mối quan hệ giữa công ty và các đại lý phân phối. Chúng ta cần củng cố và phát triển mạnh mẽ mối quan hệ này nhằm tạo một lợi thế bền vững trên thị trường tiêu thụ. Và điều này cũng tạo tiền đề để chúng ta có thể phát triển rộng đến các khu vực lân cận do đã tạo ra được những ấn tượng tốt với các nhà phân phối của mình. Ở điểm này chúng ta cần chú ý đến tính công bằng, đảm bảo nhà phân phối nhận được đúng những phần giá trị gia tăng của mình. Tránh những thất thoát lãng phí mà không tạo ra được những giá trị như mong muốn. Đồng thời thu hút khách hàng bằng chất lượng vượt trội và ngày càng gia tăng. Đây là một biện pháp nhằm gia tăng giá trị cho các đại lý phân phối đồng thời cũng gia tăng lợi ích của công ty. Mối quan hệ giữa công ty, nhà phân phối và khách hàng sẽ ngày được củng cố mạnh mẽ và bền vững hơn. 3.3 Chiến lược phát triển sản phẩm 3.3.1 Cơ sở hình thành chiến lược. Chiến lược nhằm sử dụng điểm mạnh của công ty để khai thác các cơ hội thị trường mang lại. Dựa trên các yếu tố cơ sở sau; S3: có năng lực tài chính mạnh S4: có tiềm lực sản xuất lớn S5: lãnh đạo giỏi, có nhiều kinh nghiêm, nhân viên có trình độ, tay nghề cao S6: có bộ phận phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mạnh O1: quy mô dân số tăng 1,2%/năm, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao 03: thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra 06: Dược nằm trong danh mục các nước cho VN ưu đãi 3.3.2 Nội dung chiến lược DHG hiện đang là công ty dẫn đầu thị trường trong ngành dược. Với hơn 200 sản phẩm đang lưu hành và nhiều loại trong số đó đã rất thông dụng. Tuy nhiên, trước yêu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao trong khi tình hình thiên tai dịch bệnh ngày một gia tăng, thì vấn đề sử dụng thuốc cũng sẽ hết sức được quan tâm. Chính vì vậy vấn đề nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong Trang 6 Đề tài Quản Trị Chiến Lược GVHD: Nguyễn Khánh Duy ngành Dược là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với mỗi công ty. Chiến lược phát triển sản phẩm của DHG là tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm hiện hành đồng thời tăng cường đầu tư nghiên cứu, bào chế và tung ra thị trường các loại sản phẩm mới. Qua phân tích trên với những tiềm lực mạnh mẽ của DHG cùng với các cơ hội thị trường. Chúng tôi đánh giá chiến lược phát triển sản phẩm là một chiến lược mà DHG hoàn toàn có thể thực hiện được và hết sức cần thiết xuyên suốt trong quá trình hoạt động. Giúp gia tăng doanh thu, thị phần, khẳng định thương hiệu và vị thế dẫn đầu của mình; nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty- nhất là trong bối cảnh hội nhập với các đối thủ mạnh trong và ngoài nước. Để theo đuổi chiến lược này, Trong thời gian tới DHG cần đầu tư mạnh cả về tài chính và nhân sự cho bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty: đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại cũng như đào tạo nâng cao năng lực và tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ và nhân viên bộ phận R&D. Để có thể thực hiện các mục tiêu chiến lược sau:  Tập trung phát triển các sản phẩm có nguồn gốc công nghệ sinh học, thảo dược.  Tập trung phát triển 03 nhóm sản phẩm: thần kinh, tim mạch, tiểu đường – vốn là những nhóm sản phẩm thế mạnh của DHG  Chuyển giao một số đề tài sản xuất như đề tài “Men vi sinh”, “Chống huyết khối”(trùng quế); “Thuốc khử trùng làm sạch nước”.  Hợp tác nghiên cứu sản xuất các dạng bào chế: thuốc đạn, thuốc xịt giàm đau, thuốc tiêm. 3.4 Chiến lược liên kết ngang 3.4.1 Cơ sở hình thành chiến lược Chiến lược liên kết ngang nhằm sử dụng thế mạnh của Công ty để vượt qua những khó khăn, thách thức. dựa trên những yếu tố cơ sở sau: S1. Có hơn 30 năm kinh nghiệm, luôn khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành S3. Có năng lực tài chính mạnh S5. Bộ máy lãnh đạo có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm , nhân viên và lao động có tay nghề và được đào tạo kỹ. Chính sách nhân sự về lương, thưởng…tốt tạo giúp thu hút và thúc đẩy tinh thần sáng tạo của cán bộ công nhân viên, quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần và vật chất của nhân viên. T1. Cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước ngày càng khốc liệt Trang 7 Đề tài Quản Trị Chiến Lược GVHD: Nguyễn Khánh Duy T3. Có nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường như: thuốc bắc, thuốc nam, sản phẩm từ thiên nhiên…. 3.4.2 Nội dung chiến lược: Chiến lược liên kết ngang là hình thức liên kết với các đối thủ trong ngành nhằm nâng cao vị thế của DHG trên thị trường trong bối cảnh thị trường ngày cành cạnh tranh khốc liệt, và xu hướng liên kết, sáp nhập giữa các công ty để tận dụng lợi thế gia tăng theo quy mô. Với thế mạnh là Công ty dẫn đầu thị trường trong nhiều năm; có tiềm lực tài chính mạnh cộng với đội ngũ lãnh đạo có trình đạo và kinh nghiệm lão luyện, tiềm lực sản xuất mạnh- là lợi thế cho DHG trong việc đàm phán và hợp tác với đối tác. Việc tăng cường hợp tác, liên kết với các công ty cùng ngành trong và ngoài nước sẽ giúp cho DHG phát huy được những thế mạnh hiện có của mình và chủ động thích ứng với những thách thức thị trường- nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế dẫn đầu ngành trong nước của mình. Với các đối thủ trong nước: tận dụng lợi thế về tiềm lực tài chính, tiềm lực sản xuất và vị thế hiện có của mình, tăng cường đàm phán liên kết, sáp nhập, mua cổ phần của các công ty trong ngành nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng và vị thế của mình trong ngành. Với các đối thủ nước ngoài: hiện nay đã có nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới đã vào Việt Nam và xem đây là một thị trường đầy tiềm năng. Hơn nữa chiến lược mở rộng của DHG trong thời gian tới là hướng đến thị trường các nước trong khu vực và Châu Phi. Các Công ty nước ngoài với thế mạnh về khả năng tài chính, tiềm lực sản xuất, nghiên cứu và phân phối rất mạnh sẽ là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm cả ở thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên DHG cũng có thế mạnh về vị thế dẫn đầu ngành trong nước, đội ngũ lãnh đạo giỏi có nhiều kinh nghiệm, hệ thống phân phối rộng rãi hiện tại cùng với sự am hiểu cặn kẽ thị trường trong nước. Tận dụng những thế mạnh này, DHG cần tăng cường liên kết, hợp tác với các đối tác nước ngoài trong việc phân phối sản phẩm, tiếp thu công nghệ và hợp tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Nhóm đầu tư đánh giá đây cũng là một chiến lược tốt để nắm bắt thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên nếu thực hiện chiến lược này cần phải đánh giá kỹ lưỡng nguồn lực công ty và của đối thủ, cần đặc biệt chú ý Trang 8 Đề tài Quản Trị Chiến Lược GVHD: Nguyễn Khánh Duy các điều khoản ký kết và các lĩnh vực cần hợp tác. Cũng như chú ý đến mục tiêu dài hạn và các chiến lược thực thi khác của công ty. 3.5 Chiến lược phát triển thương hiệu 3.5.1 cơ sở hình thành chiến lược Kết hợp các thế mạnh S1, S3, S6 với các nguy cơ thách thức T3 và T4 chúng ta hình thành chiến lược phát triển thương hiệu. S1. Có hơn 30 năm kinh nghiệm, luôn khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành S3. Có năng lực tài chính mạnh, cơ cấu tài chính hợp lý thể hiện khả năng quản trị tài chính tốt S6. Có bộ phận phát triển thị trường, phát triển thương hiệu và nghiên cứu phát triển sản phẩm mạnh và hứa hẹn sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới. T3. Có nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường như: thuốc bắc, thuốc nam, sản phẩm từ thiên nhiên…. T4. Nguy cơ bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về công thức, cách chế biến các loại thuốc. 3.5.2. Nội dung chiến lược DHG với thế mạnh là công ty đầu ngành dược có thâm niên 30 năm cùng với tiềm lực về tài chính và đội ngũ chuyên viên phát triển thị trường và thương hiệu đẫ và đang tạo dựng một thương hiệu lớn, uy tín và chất lượng. Thương hiệu mạnh là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển của công ty tránh được những nguy cơ từ hàng nhái, hàng giả và cũng góp phần giúp công ty thu hút lượng khách hàng không nhỏ từ các mặt hàng thay thế sang dùng sản phẩm của công ty. Vì vậy công ty cần có chiến lược phát triển thương hiệu một cách mạnh mẽ. Thường xuyên tham gia các cuộc bình chọn thương hiệu và các hoạt động cộng đồng lớn nhằm quảng bá và tạo uy tín cho thương hiệu DHG. Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt khách hàng và các cuộc hội thảo khoa học vừa giói thiệu sản phẩm công ty đến khách hàng lại vừa tạo được hình ảnh thương hiệu để lại nhiều ấn tượng mạnh đến họ. 3.6 Chiến lược ổn định nguồn nguyên liệu(WO) 3.6.1 Cơ sở hình thành chiến lược: Kết hợp O5,O6 với W2 để đề ra chiến lược ổn định nguồn nguyên liệu: O5: Giảm thuế suất đối với tất cả các mặt hàng Dược phẩm O6: Ngành dược nằm trong danh mục các nước cho Việt Nam hưởng chế độ ưu đãi hoặc quy chế Tối huệ quốc về thương mại. W2: Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. 3.6.2 Nội dung chiến lược: Như đã phân tích ở trên công ty DHG phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập. Giá cả nguyên vật liệu gần đây biến động bất thường do ảnh hưởng của Trang 9 Đề tài Quản Trị Chiến Lược GVHD: Nguyễn Khánh Duy biến động tỷ giá, giá vàng, giá dầu… Hơn 80% hóa dược và tá dược đầu vào là nhập khẩu. Trong khi đó, giá cả đầu ra của sản phẩm chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Do đó, giá cả nguyên vật liệu quyết định rất lớn tới doanh thu của công ty. Vì vậy, nhóm chúng tôi đưa ra chiến lược ổn định nguồn nguyên liệu bằng những chiến lược cụ thể sau:  Ký hợp đồng mua nguyên vật liệu với các nhà cung ứng trong và ngoài nước trong thời hạn 1 năm, do đó nguồn nguyên liệu sẽ có tính ổn định. Đồng thời cũng thỏa thuận về giá cả, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng… Tránh tình trạng các nhà cung ứng sẽ bán nguyên liệu cho các công ty khác với giá cao hơn trong khi công ty đang thiếu nguyên vật liệu để sản xuất.  Lập một bộ phận chức năng về cung ứng tiến hành dự báo biến động giá cả của nguyên vật liệu, từ đó chủ động nhập khẩu và mau dự trữ nguyên vật liệu vào thời điểm thích hợp, hài hòa nhất giữa các yếu tố: giá cả nguyên vật liệu, tỷ giá, chi phí cơ hội, chi phí lưu trữ… 3.7 Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu(WT) 3.7.1 Cơ sở hình thành chiến lược: Kết hợp W1, W2 và T5 để đưa ra chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu. W1: Sản phẩm của DHG tuy nhiều nhưng có giá trị không cao. W2: Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. T5: Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh xâm nhập vào ngành. 3.7.2 Nội dung chiến lược: Như phân tích ở trên, DHG phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất của công ty. Ngoài chiến lược ổn định nguồn nguyên liệu chúng tôi cũng đưa ra chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu như sau: Đầu tư tài chính để xây dựng nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Như thuê vùng đất ở các vùng lân cận hay tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ ở hay bất cứ vùng nào phù hợp với giống cây trồng thuận lợi cho vận chuyển, sau đó thuê công nhân chăm sóc hoặc thuê khoán các hộ dân trồng nguyên liệu dưới sự chỉ dẫn của nhân viên kỹ thuật. Ký các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ vốn ban đầu và kỹ thuật sản xuất để có nguồn nguyên liệu ổn định. 4. Lựa chọn chiến lược. Công ty phải lựa chọn 1 tổ hợp chiến lược tốt nhất trong số các chiến lược khả thi để thực hiện vì nguồn tài chính và nguồn tài nguyên của công ty là hữu hạn. Trang 10 [...]... tài Quản Trị Chiến Lược GVHD: Nguyễn Khánh Duy Từ những phân tích các chiến lượcphần trên và tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia trong ngành, chúng tôi quyết định chọn chiến lược phù hợp với mục tiêu của công ty đưa ra như sau : Chiến lược 1 : Phát triển thị trường Chiến lược 2 : Mở rộng thị trường Chiến lược 3 : Cải tiến và phát triển sản phẩm Chiến lược 4 : Liên kết ngang Chiến lược 5 : Phát... và 5 này sẽ được đánh giá và lựa chọn bằng ma trận QSPM Từ kết quả thu được của ma trận hoach đinh chiến lược QSPM, các chiến lược có thể được xếp theo thứ tự mức độ hấp dẫn như sau : MA TRẬN QSPM Các chiến lược khả thi Chiến lược Mức Chiến lược 4 5 ảnh Các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến hưởng các chiến lược AS TAS AS TAS I YẾU TỐ BÊN NGOÀI 1.Nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng tăng cao 2,43 2 4,86 3 7,29... thực hiện và phối hợp các chiến lược trên sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, đạt được các mục tiêu của công ty và tận dụng được các yếu tố môi trường cũng như tiềm lực của công ty Với mức tăng trưởng cao của thị trường và vị thế canh tranh của các sản phẩm của Dược Hậu Giang, chúng tôi sẽ quyết định lựa chọn các chiến lược 1, 2 và 3 đồng thời kết hợp với chiến lược 4 hoặc 5 Hai chiến lược 4 và 5 này sẽ được... Trị Chiến Lược GVHD: Nguyễn Khánh Duy 13 Có hơn 30 năm kinh nghiệm, luôn khẳng định vị thế dẫn đầu ngành 3,14 4 12,56 3 9,42 14 Bộ máy lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm 3,57 4 14,28 1 3,57 15 Hệ thống phân phối mạnh 16 Tồn kho thành phẩm và tồn kho nguyên vật liệu lớn 3,43 3 10,29 2 6,86 3,14 1 3,14 4 12,56 TỔNG SỐ ĐIỂM HẤP DẪN Bảng 4 : Ma trận QSPM 238,9 + Chiến lược 4 : 238.93 + Chiến lược 5 : 212.42 Chiến. .. được sự góp ý và giúp đỡ của thầy Tài liệu tham khảo Trang 16 Đề tài Quản Trị Chiến Lược GVHD: Nguyễn Khánh Duy 1 Fred R.David, Trương Công Minh và đồng sự dịch, 2006, Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống Kê 2 Garry D.Smith và cộng sự, Bùi Văn Đông dịch, 2006, Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Thống Kê 3 Tình hình kinh tế xã hội 2009, nguồn Cổng thông tin điện tử chính phủ nước Cộng hòa... đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế và đúng tiến bộ - Xây dựng nhà (gồm kho thành phẩm đạt tiêu chuẩn GDP, văn phòng làm việc, chỗ ở cho CBCNV) tại các địa điểm phân phối thuộc hệ thống phân phối của DHG Trang 15 Đề tài Quản Trị Chiến Lược GVHD: Nguyễn Khánh Duy PHẦN IV : KẾT LUẬN Qua quá trình ngiên cứu đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty Dược Hậu Giang” chúng... lược 4 : 238.93 + Chiến lược 5 : 212.42 Chiến lược 5 có số lượng thấp hơn vì vậy công ty Dược Hậu Giang chọn phối hợp chiến lược 1,2 và 3 với chiến lược 4, được đánh giá sẽ đánh giá tận dụng tốt các cơ hội, thách thức và các điểm mạnh của công ty Từ đó sẽ giúp công ty Dược Hậu Giang đạt được các mục tiêu dài hạn đã đề ra ở phía trên Ngoài ra, các chiến lược phát triển thương hiệu, ổn định nguồn nguyên... thông tin - Triển khai phần mềm quản lý mới cho bộ phận tì chính- kế toán, bán hàng và sản xuất - Hỗ trợ chăm sóc khách hàng thông qua: - Củng cố, cải tiến các phần mềm quản lý đã triển khai tại bệnh viện Trang 13 212,4 Đề tài Quản Trị Chiến Lược GVHD: Nguyễn Khánh Duy - Triển khai phần mềm quản lý cho các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP 5.4 Bộ phận bán hàng - Nâng cao chất lượng thị phần, tìm kiếm khách... công ty bằng ma trận các yếu tố bên ngoài và ma trận đánh giá các yếu tố bên trong - Các công cụ xây dựng ma trận SWOT, ma trận QSPM để lựa chọn một số chiến lược khả thi Từ tình hình phát triển của công ty và các nguồn lực có sẵn thì tổ hợp các chiến lược được xác định trong đề tài này hoàn toàn có thể thực hiện được trong thực tế Chúng tôi tin tưởng rằng, với những đề xuất của nhóm chúng tôi thì công... KẾT LUẬN Qua quá trình ngiên cứu đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty Dược Hậu Giang” chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây : Tổ chức các chiến lược phát triển thị trường, mở rộng thị trường, cải tiến và phát triển sản phẩm, chiến lược liên kết ngang Được đánh giá là sẽ giúp công ty Dược Hậu Giang nắm bắt các cơ hội, giảm thiểu các nguy cơ từ môi trường bên ngoài, phát huy các điểm . Đề tài Quản Trị Chiến Lược GVHD: Nguyễn Khánh Duy PHẦN III HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC 1. Xác định mục tiêu dài. các chiến lược 3.1 Chiến lược phát triển thị trường 3.1.1. Cơ sở hình thành chiến lược Kết hợp các thế mạnh như S2,S3,S4,S6 với các cơ hội O1,O2,O4 để hình

Ngày đăng: 03/10/2013, 21:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 4: Ma trận QSPM. + Chiến lược 4 : 238.93 - PHẦN III HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC

Bảng 4.

Ma trận QSPM. + Chiến lược 4 : 238.93 Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan