1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chương III Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao độNg Việt nam

13 441 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chương III Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao độNg Việt nam III.1. Những kết quả đạt được • Khi nền kinh tế bước sang cơ chế thị trưởng điều này đã tác động đến công tác đào tạo bồi dưỡng lao động chu phù hợp . Và việc thay đổi hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội là đòi hỏi khách quan. Thành lập lại tổng cục dạy nghề trực thuộc Bộ lao động - Thương binh và xã hội là yêu cầu quản lý nhà nước về nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa . Thành lập lại Tổng cục dạy nghề trực thuộc Bộ lao đông- Thương binh và xã hội là phù hợp với thực tế khách quan đáp ứng yêu cầu cấp bách của xã hội, tạo ra khả năng đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp cho người lao động, nhằm góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng trong thị trường lao động. • Về công tác dạy nghề trong những năm qua, ý kiến của các chuyên gia giữa Bộ lao động - thương binh và xã hội và Bộ giáo dục và đào tạo đều thống nhất nhận định : - Công tác dạy nghề có những chuyển biến phù hợp với cơ chế thị trường . Hệ thống cơ sở dạy nghề đa sở hữu đã và đang hình thành, bao gồm các cơ sở dạy nghề của nhà nước, của doanh nghiệp, của các tổ chức đoàn thể của tư nhân . Hình thức dạy nghề có thể được tổ chức thành trường , hoặc kèm cặp tại phân xưởng, tại nhà, truyền nghề . với các chương trình dài hạn ngắn hạn, theo chuyên đề do người học yêu cầu và thỏa thuận giữa cơ sở dạy nghề và người học - Với hệ thống gồm khoảng 1000 cơ sở dạy nghề, hàng năm đã đào tạo khoảng 300.000 người, đủ các cấp độ để cung cấp cho nền kinh tế quốc dân, trong đó có các nghề chính quy đào tạo khoảng 22.000 người, các cơ sở dạy nghề ngắn hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể đào tạo khoảng 128.000 người, các cơ sở dạy nghề dân lập, tư nhân các làng nghề, phố nghề đào tạo khoảng 150.000 người giúp họ tự tạo được việc làm. • Bước sang cơ chế thị trường công tác đào tạo đã góp phần đưa chất lượng của đội ngũ lao động quản lý trong việc am hiểu sâu về ngành nghề đối thủ cạnh tranh, khách hàng, bạn hàng, am hiểu về các lĩnh vực xã hội khác . • Người lao động tay nghề được đào tạo có bài bản, được đào tạo về kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho nên tính năng động sáng tạo được nâng cao về chất lượng đào tạo mà còn am hiểu thêm về thị trường. • Công cụ lao động theo thời gian đã được đổi mới nâng cao cả về mặt chất lượng, khối lượng và chức năng. Ngày nay cùng với sự “ mở cửa” của các công cụ lao động (máy móc thiết bị) ngày càng được đổi mới thông qua các hình thức chuyển giao. Bên cạnh những kết quả đạt được công tác đào tạo tay nghề, sử dụng lao động đã qua đào tạo và cơ quan nhà nước quản lý công tác này còn rất nhiều những tồn tại cần phải khắc phục. III.2. Những tồn tại: • Về tổ chức cơ quan quản lý sự nghiệp dạy nghề từ trung ương đến địa phương trong mấy chục năm qua nhiều lần nhập tách, chuyển bộ chủ quản (hiện nay Tổng cục dạy nghề trực thuộc bộ lao đông- thương binh và xã hội). Đây là một khó khăn trong công tác này. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng lao động được đào tào ra. Điều này do khi tách và khi sát nhập vấn đề đào tạo sẽ phần nào không được quan tâm nắm tình hình một cách có hệ thống. • Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, công tác dạy nghề mất định hướng, lúng túng phó mặc cho thị trường. Có lẽ đây là nguyên nhân cơ bản nhất sự tụt hậu (về quy mô và chất lượng dạy nghề), khó khăn nhiều mặt của công tác này chỉ nói riêng về số lượng trường dạy nghề chính quy, có lúc cả nước có tới 366 trường, năng lực chiêu sinh mỗi năm 20 vạn học sinh. Vậy mà chỉd hơn 10 năm sốsở và khả năng chiêu sinh đã giảm quá một nửa. Muốn khôi phục lại năng lực cũ chưa kể tốn kém rất lớn về tiền của, mà còn phải có thời gian. • Những năm qua, nguồn tài chính, nguồn từ ngân sách bố trí cho ngành giáo dục - đào tạo tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt ngân sách cấp cho dạy nghề trong tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo rất hạn hẹp, lại luôn có chiều hướng giảm (từ 8.7% năm 1991 xuống 4.87% tức 33.49 tỷ đồng năm 1996). Với mức tiền ít ỏi trên nhiều trường dạy nghề năng động tìm nguồn bổ sung (kể cả thu học phí của học sinh, và tổ chức sản xuất dịch vụ) nhưng cũng chỉ đủ duy trì hoạt động tối thiểu trước mắt, không có điều kiện trang bị lại máy móc công nghệ mới, đào tạo lại đội ngũ giáo viên, công tác dạy nghề bị tụt hậu. • Các chính sách nhà nước liên quan tới công tác dạy nghề còn chưa đồng bộ thiếu tính chặt chẽ, hấp dẫn, cũng gây tác động không nhỏ đến sự suy giảm chung. Đơn cử chất lượng lao đông có vai trò quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, bởi vậy trong cơ chế thị trường người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng góp vào đào tạo lần đầu và đặc biệt đào tạo lại, đào tạo nâng cao số lao động trong doanh nghiệp. Đạo lý là vậy nhưng cơ chế chính sách điều tiết cụ thể chưa có. Về mặt tâm lý xã hội thì số đông thanh niên và các bậc phụ huynh, cho rằng: con đường tiến thân trước hết phải vào đại học, tiếp đó là trung học chuyên nghiệp, cuối cùng là vào các trường dạy nghề, để thay đổi thực tế này, phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động, nhưng chủ yếu là chính sách khuyến khích và học bổng (khi học viên học ở trường nghề) và tiền lương khi sử dụng. Những vấn đề này đang còn bất cập trong thực tế . Ngay cả chính sách khuyến khích với đội ngũ giáo viên dạy nghề, so với người cùng trình độ trong các cương vị khác, cũng còn nhiều vấn đề tồn tại. • Chậm định hướng phát triển lĩnh vực dạy nghề: Đất nước đổi mới, các ngành, các lĩnh vực đều có sự thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, nhưng lĩnh vực dạy nghề không kịp thời định hướng hoạt động. Sự chuyển biến bước đầu theo định hướng đa dạng hóa xã hội hóa là do tác đông trực tiếp của cơ chế thị trường, buộc công tác dạy nghề phải theo để tồn tại. Hoạt động dạy nghề thơì gian qua mang nặng tính tự phát. • Buông lỏng quản lý nhà nước: Hơn 10 năm qua, các cơ sở dạy nghề “tự lo số phận của mình. Mấy trăm cơ sở dạy nghề của nhà nước được hình thành từ thời bao cấp tự bươn chải để sống . Các cơ sở dạy nghề của tư nhân lấy mục tiêu lợi nhuận là chính đua nhau thành lập. Họ dạy gì, dạy thế nào, nhà nước không kiểm soát được hết giữa cung và cầu, giữa đào tạo và sử dụng công nhân kỹ thuật không có sự quản lý của nhà nước. • Công tác dạy nghề trước mắt có nhiều mối lo: - Quy mô năng lực đào tạo nghề từ nay đến năm 2000 không tăng kịp để đạt được mục tiêu do đại hội 8 của Đảng đề ra (tăng quy mô học nghề bằng mọi hình thức để đạt được 22-25% đội ngũ lao động qua đào tạo năm 2000”) , cũng như không đáp ứng được yêu cầu học nghề ngày càng lớn của toàn xã hội ( hàng năm cả nước có 90 vạn học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học và phổ thông cơ sở, không vòa các trường đại học, trung học chuyên nghiệp . cần được dạy nghề trước khi bước vào cuộc đời lao đông, chưa kể nhu cầu bồi dưỡng đào tạo lại, lực lượng lao đông hiện có. - Các cơ sở dạy nghề khó đáp ứng được nhu cầu vê công nhân kỹ thuật cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các công ty xuất khẩu lao động và các doanh nghiệp, đặc biệt là ở một số ngành nghề mới kỹ thuật cao. - Với quy mô và năng lực dạy nghề hiện nay, nếu không kịp thời nâng cao về đào tạo - gắn với thị trường lao đông - thì vẫn không có người học, hoặc có nhưng chất lượng thí sinh không bảo đảm, và vẫn tiếp tục tình trạng vừa thừa vừa thiếu - học sinh tốt nghiệp các truờng khó tìm việc làm. III.3. Định hướng phát triển thị trường lao động Sau một thời gian có su hướng chững lại, nền kinh tế nước ta đang dần lấy lại và phát triển cao trong những năm gần đây. Năm 1999 - 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta đạt 6,2%. Sang năm 2000- 2001 dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 6,4%- 7,5%. Song song với việc tăng trưởng kinh tế, đưa ra những định hướng về phát triển thị trường lao động nhằm điều chỉnh thị trường lao động một cách tương đối và hợp lý tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. III.3.1. Định hướng đối với cung lao động a. Giảm lao động trong nước b.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực a. Phải thực hiện đồng bộ và lâu dài III.3.2. Định hướng đối với cầu lao động a. Phát triển kinh tế – xã hội b. Giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn. c. Mở cửa, lưu thông hàng hoá, vốn, tiền tệ và sức lao động với thị trường lao động quốc tế. III.4. Một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường lao động Việt nam III.4.1. Đối với cung lao động Các thông tin về phía cung lao động cần phải chú ý thông tin thu thập các thông tin liên quan đến cung lao động bao gồm: Những người bước vào độ tuổi lao động những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, chưa có việc làm và có nhu cầu tìm việc làm, những người có nguy cơ mất việc làm. Những thông tin cần thu thập là họ tên, tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ, chỗ ở, trình độ đào tạo, khả năng, sở thích của mỗi người lao động. Nhu cầu về việc làm, các thông tin cập nhật từ cấp xã, phường, thị trấn, thị xã đến thành phố nơi người lao động đang cư trú hoặc đang làm việc các thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời, và hình thành các phương pháp dự báo ngắn hạn, dài hạn, về ssó lượng, chất lượng. Về ngắn hạn Trong lĩnh vực đào tạo phát triển, nhà nước nên đặt ưu tiên ngân sách và huy động ngoài ngân sách để củng cố ngay các trường dạy nghề tại địa phương thực hiện đào tạo có mục tiêu. Các trường này cần phải phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan trường này cần phải phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước để xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo để làm căn cứ tuyển chọn và đào tạo công nhân đáp ứng nhu cầu theo ngành nghề và nền kinh tế đang cần. Đặc biệt trong ngành nông - lâm nghiệp cần nâng cao năng lực đào tạo nhân lực, trước hết trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở nông thôn bao gồm: sớm khắc phục tình trạng đào tạo theo diện hẹp, ngành hẹp, chuyên môn hoá quá sớm, nâng cấp, phát triển ngành, điều chỉnh lại nội dung và cơ cấu ngành nghề, môn học, xây dựng một số ngành đào tạo mới, thực hiện đa dạng hoá ngành nghề đào tạo. Đồng thời tiến hành các biện pháp đào tạo, đào tạo lại nghề cho lao động dôi dư do chuyển đổi, sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, triển khai việc sắp xếp doanh nghiệp theo quyết định số 177/ 199/ QĐ - TTG của Thủ Tướng Chính Phủ. Ngoài ra còn xây dựng quỹ đào tạo chung cho các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế, nhằm đào tạo lại nghề cho lao động bị thất nghiệp do chuyển đổi cơ cấu, do chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật. Cần có các biện pháp khuyến khích trợ vốn, thuế, thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp giữa công nhân đã có tay nghề đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài phục vụ chuyển giao công nghệ và tiếp nhận khoa học kỹ thuật hiện đại. Các công nhân này phải tiếp tục chuyển giao lại kiến thức cho đội ngũ công nhân trong nước. Mặc khác quy định cụ thể về chế độ làm việc hoặc hoàn trả chi phí đào tạo đối với những người sau khi đào tạo không trở về doanh nghiệp cũ. Ngoài ra để giảm áp lực về cung lao động trong nước cần đẩy mạnh xuất khảu lao động ra nước ngoài kèm theo quy định cụ thể về nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của người được đi học, đào tạo ở nước ngoài. Đặc biệt cần phải điều chỉnh mối quan hệ giữa cung và cầu lao động. Về dài hạn. Muốn có nguồn nhân lực có chất lượng cao trước hết cần phải có thời gian. Điều này đã được Nhà nước nhận thức rất rõ ràng và đề ra chiến lược phát triển con người toàn diện và đang được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn diện và đang được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước, tuy nhiên chúng ta mới chỉ chú ý nhiều đến số lượng, nhưng chưa chú ý đến chất lượng lao động. Chiến lược giáo dục đào tạo phải gắn với chiến lược kinh tế –xã hội của đất nước. Do đó cần phải có cơ cấu và chấn chỉnh lại hệ thống các trường cao đẳng, Đại học, các trường dạy nghề. Các hình thức dạy nghề từ trung ương đến các địa phương cần được mở rộng, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá. Có chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề trong các doanh nghiệp ưu tiên tỷ trọng đầu tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn để cải tạo lại cơ cấu nguồn lao động đã qua đào tạo. Đặc biệt đối với các trường cao đẳng, cần chú trọng ngay ngành nghề. Nhiệm vụ của đào tạo phải nhằm tạo ra một lực lượng lao động mà nền kinh tế cần. Cần mở rộng hệ thống các trường dạy nghề và xây dựng mối quan hệ chiều ngang giữa trường dạy nghề và các cơ quan hoạch định chính sách của Nhà nước. Ngay từ bây giờ cần giới thiệu, cung cấp cho con em học sinh phổ thông cơ sở, phổ thông trung học hiểu biết trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp cũng cần đào tạo cho các đối tượng khác theo nhu cầu. Chú trọng công tác tuyển chọn và đào tạo cho lao động đi xuất khẩu. Vấn đề đào tạo cho người lao động trước khi đi xuất khẩu . Vấn đề đào tạo cho người lao động trước khi đi ra nước ngoài là khâu quan trọng có tính chất quyết định để tổ chức xuất khẩu giữa vững và phát triển thị trường trong tương lai. III.4.2. Đối với cầu lao động Chính phủ cần để ra các chính sách để bảo đảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 6,7 - 7,5%/ năm, nhằm đẩy nhanh sản xuất tạo thêm chỗ làm việc cho người lao động. Cầu lao động bao gồm: các đơn vị hành chính, các đơn vị sử dụng lao động. Các thông tin thu nhập là: số lao động đang được sử dụng, số chỗ làm việc còn thiếu người và yêu cầu đối với người lao động khi đảm đương công việc ở chỗ làm việc còn thiếu đó. Thu nhập các thông tin về cầu lao động và các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động . cần phải có những biện pháp đảm bảo tăng cường là tạo được nhiều việc làm càng tốt thông qua các biện pháp kinh tế là chính. Cần phải cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư tư nhân trong mọi lĩnh vực. Ngoài ra các tổ chức trên còn có mặt yếu về trình đọ quản lý do vậy muốn đẩy mạnh sự phát triển của các tổ chức này cần phải trang bị trình độ, kỹ năng quản lý cho những người ở các cơ sở sản xuất. Nhà nước và bộ lao động thương binh và xã hội nếu hỗ trợ bằng cách mở các khoá đào tạo ngắn hạn cho các người chủ, người quản lý chủ cơ sở. Khuyến khích các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế gia đình để giải quyết việc làm tại chỗ, khuyến khích liên kết giữa các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ qua đó có sự tuyển chọn lao động có trình độ khác nhau từ lao động giản đơn đến lao động kỹ thuật cao. Nâng Công ty hiệu quả thực hiện chương trình giải quyết việc làm bằng nhiều cách chẳng hạn; xây dựng hệ thống hướng dẫn, giám sát điều tra, điều chỉnh chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Cần nâng cao vai trò của các cấp địa phương trong giải quyết việc làm. Bao gồm trách nhiệm, giám sát, thực hiện và đánh giá, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chương trình khi không đạt mục tiêu. Nên thực hiện chương trình, một cách đồng bộ, ưu tiên những vùng căng thẳng về việc giải quyết việc làm và cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành. Do đó, Nhà nước nên thiết lập các kênh thông tin nhằm cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về sản phẩm, thị trường về lao động cho nhà sản xuất mở rộng quy mô sản xuất. Nhu cầu về thông tin thị trường là nhu cầu cần thiết cho tất cả các nhà sản xuất, các đơn vị, các ngành. C. Kết luận Qua việc nghiên cứu đề tài. “ thị trường lao động Việt Nam thực ”. Cho ta thấy một bức tranh về thị trường lao động Việt Nam trong thời gian qua, thông qua những chỉ tiêu như cung lao động, cầu lao động và muối quan hệ cung - cầu. Những nguyên nhân dẫn đến bất cập trong cơ cấu lao động, vấn đề về giải quyết việc làm, chất lượng của nguồn lao động. Ngoài ra Việt Nammột nước đang phát triển do đó quy mô dân số trẻ phân bố không đều, tốc độ tăng dân số cao. Một loạt những vấn đề cấp bách và thiết thực như vậy, nhưng điều quan trọng nhất đối với mỗi sinh viên chúng ta là trau rồi những kiến thức về chuyên ngành, nắm được thực tế về dân số, tốc độ tăng nguồn lao động . để từ đó nhận thấy mình phải có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm đó là chúng ta phải học tập, rèn luyện, nắm vững những kiến thức cơ bản, tìm tòi, sáng tạo và đưa ra những định hướng và giải pháp phù hợp với điều kiện hiện nay của nước ta. Những năm vừa qua, Việt Nam đã phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá và không ngừng học hỏi tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của những nước phát triển. Mở rộng cùng hợp tác trên tinh thần đôi bên cùng có lợi, nhưng chúng ta cũng phải nhận thấy một thực tế quá khó của dân tộc và tỉnh táo trước mọi mưu đồ của đối tác. Do đó mở cửa, bắt tay và hội nhập với các nước phải trên phương châm “ hội nhập chứ không hoà tan”. Với nền kinh tế chiếm 62,27% dân số là nông nghiệp. Sự phát triển còn ở những bước đầu tiên còn non nớt và yếu kém. Vấn đề đặt ra ở đây là chiến lược phát triển con người bởi lẽ con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình sản xuất, mà quá trình sản xuất thì quyết định đến sự phát triển của đất nước. Để thực hiện chiến lược phát triển con người tạo điều kiện phát triển thị trường lao độngmột trong những ưu tiên hàng đầu đối vơí chính sách phát triển nhân lực trong thời gian tới. Đây là nhiệm vụ to lớn, khó khăn. Cơ hội có việc làm phải được mở rộng đủ để đảo ngược xu thế thất nghiệp đang tăng năng suất lao động cũng như thu nhập của người nghèo. Vấn đề việc làm ngày nay không chỉ là giải quyết sự mất cân bằng đối với số lượng giữa cung và cầu lao động mà còn là sự thay đổi về chất lượng việc làm. Thực hiện được điều đó sẽ là đóng góp đáng kể cho sự phát triển nhân lực nhằm mục đích nâng cao kỹ năng của con người và chất lượng cuộc sống của họ. [...]... NXB Giáo dục (trường Đại học KTQD Bộ môn Quản trị Nhân lực) Chủ biên: PGS PTS Phạm Đức Thành 2* Giáo trình Kinh tế lao động - NXB Giáo dục 1995 (Trường ĐH KTQD - Bộ môn Kinh tế lao động) Chủ biên PGS PTS Phạm Đức Thành 3* Thị trường lao động và việc làm giải quyết việc làm ở Việt Nam - ủy ban Kế hoạch nhà nước trung tâm thông tin) 4* Sử dụng nguồn lao độnggiải quyết việc làm ở Việt Nam 5* Bồi dưỡng... kiện mới 6* Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn ở nước ta 7* Thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam 8* Hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước về công tác dạy nghề (Tạp chí Thông tin thị trường lao động số tr 5.6.7) 9* Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay (Thạc sỹ Trần Thị Thu - Thạc sỹ Nguyễn Văn Điềm) Tạp chí Kinh tế phát triển số 21, tr 26,... lượng lao động kỹ thuật và công nghệ trẻ ở nước ta hiện nay PTS Lê Đăng Giang Trung tâm nghiên cứu dân số (Tạp chí lao động và xã hội số tháng 6/1998, tr.34, 35) 11* Một số ý kiến về nhu cầu đào tạo đối với những nữ là lãnh đạo - PTS Phan Thị Thanh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Khoa học lao động nữ (Tạp chí Lao động - xã hội số tháng 10/1997 tr.26,27) 12* Công tác dạy nghề thách thức và giải pháp. .. Thứ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội (Tạp chí lao động và xã hội số 6/1998 tr 1,2,3) 13* Làm gì để thúc đẩy công tác đào tạo nghề? (Tạp chí Lao động và xã hội tháng 6/1998 tr 4,5) 14* Về đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay (Tạp chí thông tin thị trường lao động - Đào Quang Vinh viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội tr 7,8,9) 15* Làm gì để có thêm nguồn vốn phát triển giáo dục... đề xã hội tr 7,8,9) 15* Làm gì để có thêm nguồn vốn phát triển giáo dục đào tạo - Trần Huy Hùng - Đại học Tài chính - Kế toán (Tạp chí Lao động và xã hội số tháng 7/1997, tr 33,34) 16* Đào tạo nghề và thách thức mới PTS Nguyễn Lê Minh (Tạp chí Thông tin thị trường lao động, tr 14,15,16,17) . sức lao động với thị trường lao động quốc tế. III. 4. Một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường lao động Việt nam III. 4.1. Đối với cung lao động. Chương III Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao độNg Việt nam III. 1. Những kết quả đạt được • Khi nền kinh tế bước sang cơ chế thị trưởng

Ngày đăng: 03/10/2013, 18:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w