Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
27,96 KB
Nội dung
PHÂNTÍCH THỰC TRẠNGHOẠTĐỘNGCỦA DOANH NGHIỆP 2.1.Báo cáo thực tế hoạtđộngcủa ngành xi măng . 2.1.1. Đặc điểm loại sản phẩm 2.1.1.1 Thông tin chung về chủng loại sản phẩm Xi măng là loại vật liệu quyết định chất lượng công trình xây dựng. Trong sự phát triển chung của ngành công nghiệp xi măng, xi măng đang lưu thông trên thị trường được sản xuất, cung ứng từ nhiều nguồn, nhiều nhà máy nên có các đặc tính và chất lượng khác nhau. “Theo Phòng Kỹ thuật – Tổng công ty Xi măng Việt Nam, xi măng thông dụng lưu hành trên thị trường hiện nay là loại xi măng Poóclăng (không chứa phụ gia khoáng) và xi măng Poóclăng hỗn hợp (có chứa phụ gia khoáng). Chất lượng xi măng được đánh giá bằng các chỉ tiêu cơ lý, trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là độ bền kháng nén của mẫu xi măng. Mác xi măng là chỉ số cường độ bền nén của mẫu xi măng sau 28 ngày đêm (1 xi măng + 3 cát + tạo mẫu và thí nghiệm trong điều kiện tiêu chuẩn). Chỉ số độ bền nén càng cao, xi măng càng tốt. Tiêu chuẩn xi măng Poóclăng Việt Nam hiện nay quy định 3 mác chủ yếu: 30, 40, 50, nghĩa là giá trị cường độ nén của mẫu sau 28 ngày đêm lớn hơn hoặc bằng 30, 40, 50 N/mm 2 . Theo đó, có thể hiểu: xi măng PC 30 là xi măng Poóclăng mác 30, xi măng PCB 30 là xi măng Poóclăng hỗn hợp mác 30, xi măng PC 40 là xi măng Poóclăng mác 40, xi măng PCB 40 là xi măng Poóclăng hỗn hợp mác 40. Điều cần lưu ý là, do đặc điểm vùng nguyên liệu, hàm lượng các ôxít tạo màu trong nguyên liệu và một phần do đặc điểm công nghệ sản xuất nên các loại xi măng có màu sắc khác nhau, mỗi loại đều có màu truyền thống đặc trưng của mình. Vì vậy, các loại xi măng sản xuất ở các nhà máy có màu sắc khác nhau nhưng nếu cùng mác thì chất lượng vẫn tương đương nhau. Màu sắc xi măng không phải là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng xi măng mà chỉ do thị hiếu quen dùng. Điều cần lưu ý nữa là, trên thị trường hiện nay phổ biến bán 2 loại xi măng thông dụng PCB 30 và PCB 40, trong đó xi măng PCB 30 được dùng cho các công trình xây dựng dân dụng và nhà cao tầng, xi măng PCB 40 (hoặc PC 40, PC 50) dùng cho các công trình có yêu cầu kết cấu bê tông chịu lực cao. Để sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, người tiêu dùng cần có tư vấn của nhà thiết kế hoặc ít nhất cũng phải tuân thủ chỉ dẫn cách sử dụng được ghi trên vỏ bao xi măng. Không sử dụng tùy tiện vì nếu không đủ lượng xi măng sẽ dẫn đến mác bê tông thấp hơn so với yêu cầu, nhiều quá lại gây lãng phí không cần thiết” 2.1.1.2. Những điểm nổi bật của loại sản phẩm Mặc dù vậy, xi măng là một sản phẩm có nhiều điểm đặc biệt. - Trước hết xi măng là một sản phẩm khó tạo ra được những liên tưởng khác biệt(Points of difference Association) hoàn toàn so với những sản phẩm cùng loại của các thương hiệu khác. Những khác biệt này khó có thể tạo lập từ những đặc điểm bên trong của sản phẩm mà chỉ có thể tạo lập từ những đặc điểm bên ngoài sản phẩm. Những tiêu chuẩn chất lượng được qui định rõ ràng cho sản phẩm khiến các doanhnghiệp bị hạn chế trong việc tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm của mình. Các công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm này buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng được qui định rõ ràng này để có được tư cách hội viên trong ngành sản xuất xi măng và đây chính là những liên tưởng tương đồng(Points of parity Associations) được chia sẻ với các thương hiệu khác. - Thứ hai do đặc điểm của sản phẩm xi măng là loại hàng hóa nặng, chi phí vận chuyển, bảo quản lớn nên ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Nếu chi phí vận chuyển và bảo quản tăng cao thì các công ty muốn thu được lợi nhuận buộc phải giảm chất lượng để hạ chi phí hoặc tăng giá thành để đảm bảo lợi nhuận. Cả hai cách làm trên đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Vì vậy, trọng lượng lớn là một nhược điểm khi cần kiểm soát chi phí và gia tăng lợi nhuận. - Hình thức tiêu dùng loại sản phẩm này cũng mang nhiều nét khác biệt. Đối với người tiêu dùng là các hộ gia đình thường chỉ sử dụng với tần suất thấp, hành vi mua lặp lại nhiều lần là không cao, có thể chỉ mua từ một đến hai hoặc ba lần trong đời, việc lựa chọn thương hiệu chủ yếu do Nam giới quyết định. Tuy nhiên, khi mua thường mua với khối lượng lớn, chi phí cao, rủi ro tài chính lớn nên đòi hỏi sự thận trọng khi ra quyết định lựa chọn thương hiệu cần mua- Quá trình thu thập thông tin khá phức tạp nhưng thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc thương hiệu chủ yếu lại được thu thập dựa trên sự tư vấn của nhà sản xuất hoặc người bán, chỉ đôi khi là từ sự giới thiệu của người thân hoặc bạn bè. - Khi tiêu dùng sản phẩm, những liên tưởng mà người tiêu dùng cảm nhận được phần lớn liên quan đến thuộc tính của sản phẩm và lợi ích hiệu năng của nó. Rất khó có được những liên tưởng về lợi ích biểu tượng hay lợi ích trải nghiệm. Khi người tiêu dùng có sự hiểu biết sâu sắc về một thương hiệu xi măng nào đó họ sẽ có thái độ thuận lợi đối với thương hiệu. Tuy nhiên, thái độ thuận lợi này không chắc chắn dẫn đến hành vi lựa chọn thương hiệu đó. - Đối với ngành sản xuất và kinh doanh xi măng thì các dạng cạnh tranh chủ yếu là về giá cả, về thương hiệu, các phương thức thanh toán cũng như cung ứng sản phẩm. Tuy nhiên, cạnh tranh về giá là hình thức cạnh tranh nguy hiểm nhất. Cuộc chiến về giá dễ khiến các Công ty cùng nhau rơi vào tình trạng khủng hoảng hơn là mang lại nhiều lợi ích cho Công ty. Trong khi đó, các phương thức thanh toán và cung ứng sản phẩm dễ dàng bị bắt chước và nó không tạo ra được sự khác biệt cũng như sự độc đáo cho sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Một hình thức cạnh tranh có hiệu quả nhất hiện nay là cạnh tranh về thương hiệu. Giá trị thương hiệu lớn, thương hiệu mạnh sẽ tạo ra một thuận lợi lớn cho các công ty khi kinh doanh mặt hàng này. 2.1.2. Thị trường ngành 2.1.2.1 Các phương thức cạnh tranh trong ngành Đối với ngành sản xuất và kinh doanh xi măng thì các dạng cạnh tranh chủ yếu là về giá cả, về thương hiệu, các phương thức thanh toán cũng như cung ứng sản phẩm. Tuy nhiên, cạnh tranh về giá là hình thức cạnh tranh nguy hiểm nhất. Cuộc chiến về giá dễ khiến các Công ty cùng nhau rơi vào tình trạng khủng hoảng hơn là mang lại nhiều lợi ích cho Công ty. Trong khi đó, các phương thức thanh toán và cung ứng sản phẩm dễ dàng bị bắt chước và nó không tạo ra được sự khác biệt cũng như sự độc đáo cho sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Một hình thức cạnh tranh có hiệu quả nhất hiện nay là cạnh tranh về thương hiệu. Giá trị thương hiệu lớn, thương hiệu mạnh sẽ tạo ra một thuận lợi lớn cho các công ty khi kinh doanh mặt hàng này. 2.1.2.2 Các thương hiệu cạnh tranh chính Có thể nói tất cả những thương hiệu xi măng hiện đang có mặt tại thị trường miền Trung-Tây Nguyên đều là những thương hiệu cạnh tranh của nhau. Việc giành giật thị trường và khách hàng khiến các thương hiệu này đang phải bước vào một giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. Củng cố thương hiệu, phát triển thương hiệu, nâng cao giá trị thương hiệu . cũng đều nhằm mục đích là gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hiểu được ý nghĩa đó, xi măng Hải Vân trong quá trình hoạtđộng đã xác định rằng cạnh tranh thương hiệu là loại hình cạnh tranh chính. Tuy nhiên, với năng lực hạn chế, thương hiệu Hải Vân không thể dàn trải nguồn lực để cạnh tranh với tất cả các thương hiệu khác. Cũng chính vì lý do đó, Công ty cần phải xác định cho mình những thương hiệu cạnh tranh chính. Là những thương hiệu xi măng khá mạnh tại thị trường Đà Nẵng và được Công ty xi măng Hải Vân đánh giá là hai đối thủ cạnh tranh chính của mình là thương hiệu xi măng Kim Đỉnh và thương hiệu xi măng Sông Gianh. Xi măng Kim Đỉnh và Sông Gianh cũng có được những lợi thế về địa lý như xi măng Hải Vân, chính vì vậy, Kim Đỉnh, Sông Gianh cũng như Hải Vân đã xác định cho mình thị trường mục tiêu là khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Việc giẫm lên thị trường của nhau khiến các thương hiệu này trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Thương hiệu thứ hai phải nhắc đến chính là thương hiệu Hoàng Thạch nổi tiếng. Dù thương hiệu này dàn trải ở tất cả các thị trường trong nước nhưng giá trị thương hiệu mà Hoàng Thạch có được ở mỗi thị trường là rất lớn. Bên cạnh đó, thương hiệu Hoàng Thạch là một thương hiệu mạnh, vì vậy để có thể ngự trị trong tâm trí người tiêu dùng ở bất kỳ thị trường nào thì thương hiệu Hải Vân bắt buộc phải cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu Hoàng Thạch. Mặc dù công ty xi măng Hoàng Thạch và công ty xi măng Hải Vân đều trực thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập như hiện nay thì sự thành công của công ty này sẽ là trở ngại cho sự phát triển của công ty khác. Kinh doanh trên những phân đoạn thị trường giống nhau thì cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Trong chiến lược phát triển của mỗi công ty, chúng vẫn được xem là thương hiệu của đối thủ. Một thương hiệu xi măng nổi tiếng khác là Hà Tiên, thương hiệu này dù xuất hiện tại thị trường miền Trung-Tây Nguyên không sớm như Hải Vân hay Kim Đỉnh, nhưng cũng như thương hiệu Hoàng Thạch, thương hiệu này cũng có giá trị thương hiệu rất lớn. Ngay khi chưa xuất hiện uy tín của thương hiệu này cũng đã được nhiều người biết đến. Có khá nhiều người ưa chuộng thương hiệu này, sức cạnh tranh của thương hiệu là rất đáng kể. “Thương hiệu Xi măng Hà Tiên là một trong những thương hiệu được cả nước biết đến. Hà Tiên 1 được người tiêu dùng tin tưởng qua việc bình chọn là thương hiệu mạnh qua hai năm 2005 và 2006. Tại thời điểm xác định giá trị doanhnghiệp để cổ phần hóa công ty năm 2006, lợi thế kinh doanh chủ yếu là giá trị thương hiệu Hà Tiên 1 được xác định đến 176,7 tỉ đồng. Sản phẩm của Hà Tiên 1 trong 10 năm liền (1997- 2006) được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao đứng đầu ngành hàng vật liệu xây dựng liên tục từ năm 1997 đến nay. Được chứng nhận ISO 9001:2000 do Quacert và DNV cấp. Hơn 20 huy chương vàng từ hội chợ triển lãm quốc tế tại Giảng Võ (Hà Nội) và nhiều năm liền các giải thưởng và cúp vàng”. Chính vì lý do đó, thương hiệu này được công ty xi măng Hải Vân đánh giá là thương hiệu cạnh tranh lớn của mình. 2.1.3 . Thị trường xi măng trong những năm vừa qua Thời gian qua, năng lực sản xuất xi măng của nước ta luôn trong tình trạng thấp hơn nhu cầu (xem thêm bảng 1). Để kịp thời đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, các doanhnghiệp phải nhập khẩu Clinkers và nghiền thành xi măng. Tuy nhiên với cách làm này thì lợi nhuận thu được là không cao do giá nhập khẩu Clinkers hiện nay rất đắt. Mặt khác, do sự bấp bên của nguồn nguyên liệu nên việc duy trì mức giá bán xi măng trong nước là rất khó. Do xi măng vẫn là loại hàng nhà nước cần bình ổn giá và nhiệm vụ bình ổn giá xi măng đã được giao cho Tổng công ty Xi măng Việt Nam (doanh nghiệp chiếm khoảng 50% thị phần). Thêm vào đó, nhà nước còn có một số cơ chế hỗ trợ về tài chính cho các doanhnghiệp sản xuất xi măng (như: bán than cho sản xuất xi măng với giá thấp, giảm giá điện cho liên doanh sản xuất xi măng năm 2004 .). Do vậy, giá xi măng thời gian qua ở Việt Nam khá ổn định, trong khi đó chi phí sản xuất của các doanhnghiệp xi măng không ngừng tăng lên. Riêng năm 2006, các doanhnghiệp xi măng sẽ không còn được sử dụng than với giá ưu đãi nữa thì giá xi măng sẽ buộc phải tăng với mức độ đáng kể. Tình hình cung cầu xi măng ở Việt Nam Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nhập khẩu Clinkers So năm trước (NT=100) Triệu Tấn 0,2 - 1,5 750,0 3,5 233,3 4,1 117,1 4,1 100,0 4,5 109,8 Sản lượng sản xuất So năm trước (NT=100) Triệu Tấn 13,3 - 16,1 121,1 21,1 131,1 24,1 114,2 25,3 105,0 28,0 110,6 Tiêu thụ trong nước So năm trước (NT=100) Triệu Tấn 13,0 - 16,1 123,5 21,1 131,1 24,1 114,2 25,2 104,6 27,5 109,1 2.2.Báo cáo thực tế hoạtđộngcủa công ty xi măng Hải Vân . 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty: Công ty xi măng Hải Vân là doanhnghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, tiền thân là xi nghiệp liên doanh xi măng Hoàng Thạch với công suất 80000 tấn / năm vào năm 1990 tại khu công nghiệp Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng. Đến tháng 04 / 1994, nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày một gia tăng của thị trường Quảng Nam Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung, công ty được chính phủ, Bộ xây dựng và UBND thành phố Đà Nẵng cho phép đầu tư thêm một nhà máy nghiền xi măng với công suất thiết kế 520000 tấn / năm do hãng KRUPP POLYSIUS của Cộng hòa liên bang Đức cung cấp thiết bị, lắp đặt và chuyển giao công nghệ đưa vào sử dụng đầu năm 1999. Công ty xi măng Hải Vân luôn phấn đấu là một trong những nhà cung ứng vật liệu xây dựng hàng đầu ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Với công suất thiết kế 600000 tấn / năm và dây chuyền sản xuất hiện đại, công ty đã được Bộ khoa hocj và công nghệ tặng giải thưởng chất lượng Việt Nam 2007 cho loại hình doanhnghiệp sản xuất lớn. Sản phẩm xi măng Hải Vân đã cung cấp cho các công trình lớn trong khu vực như Hầm đường bộ Hải Vân, cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, đê chắn sóng ở cảng Tiên Sa và nhiều công trình hạ tầng giao thông nông thôn khác. Trong những năm qua, công ty xi măng Hải Vân đã đưa ra thị trường gần 5000000 tấn xi măng đạt tiêu chuẩn Việt Nam, trong đó 2 công ty xi măng lớn là công ty xi măng Hà Tiên 1 và công ty xi măng Hoàng Thạch ký hợp đồng gia công với sản lượng lớn. Thàng 09/2000, công ty xi măng Hải Vân đượch cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 : 1994, đến tháng 03/2003 thì chuyển sang phiên bản ISO 9001:2001 và duy trì cho đến nay. Tháng 03/2001, công ty xi măng Hải Vân chính thức là đơn vị thành viên của tổng công ty xi măng Việt Nam, là đơn vị sản xuất xi măng duy nhất của tổng công ty xi măng Việt Nam tại khu vực Nam miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên. Vừa có lợi thế về vị trí địa lý, vừa là thành viên của tổng công ty xi măng Việt Nam, công ty xi măng Hải Vân có vai trò chiến lược trong việc phát triển ngành xi măng của tổng công ty xi măng Việt Nam tại các tỉnh Nam miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 04/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về việc sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước trực thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam. Tiếp theo, đến tháng 03/2007 Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ban hành quyết định số 367/ QĐ-BXD về việc thực hiện cổ phần hóa các công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Trong đó, công ty xi măng Hải Vân là doanhnghiệp được thực hiện cổ phần hóa trong năm 2007. Văn phòng chính và cơ sở sản xuất đóng tại khu công nghiệp Liên Chiểu : Số : 65 Nguyễn Văn Cừ - quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng Điện thoại : 0511.842095 - 0511.842622 Fax : 0511.842441 Email : xmhaivan@dng.vnn.vn Công ty xi măng Hải Vân có các chức năng hoạtđộng kinh doanh như sau: Công nghiệp sản xuất xi măng Kinh doanh xi măng các loại Giám Đốc Phó Giám Đốc Kỹ Thuật Phó Giám Đốc Kinh Doanh Phòng TC- LĐ-TLPhòng HC-QTPhòngKT-TK-TC Phòng KT - KH Phòng KD Phòng Kỹ Thuật Phân Xưởng 2Phân Xưởng 1 Phòng KSC Phân Xưởng CĐ 2.2.2.đồ tổ chức của công ty: Lãnh đạo đảm bảo có đủ nguồn lực cần thiết về con người cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện có hiệu lực và có hiệu quả các quá trình sản xuất kinh doanh và cung cấp các dịch vụ. Để triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch đã được hoạch định, Lãnh đạo công ty đã quy định chức năng, quyền hạn và các mối quan hệ giữa các phòng ban, phân xưởng trong công ty như sau: Giám đốc công ty: Hoạch định chính sách và mục tiêu chất lượng. Cung cấp đủ nguồn lực để duy trì hoạtđộngcủa hệ thống chất lượng Tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng chiến lược phát triển Hoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm tra tất cả các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, trực tiếp phụ trách các phòng Kinh tế- Kế hoạch – Tài chính, phòng Tổ chức- Lao động- Tiền lương và phòng Hành chính- Quản trị Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách điều hành toàn bộ lĩnh vực kỹ thuật sản xuất gồm: kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa lớn, kỹ thuật công nghệ, cơ điện, an toàn lao động, chất lượng sản phẩm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, phụ tùng thiết bị phục vụ cho sản xuất, công tác sửa chữa thiết bị công nghệ, công tác phòng chống bão lụt. Phụ trách trực tiếp các lĩnh vực: kỹ thuật, KCS, các phân xưởng Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách điều hành các hoạtđộng trong lĩnh vực kinh doanh gồm: Kế hoạch kinh doanh, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, công tác đầu tư mua sắm vật tư, thiết bị và nguyên vật liệu đảm bảo cho kế hoạch sản xuất. Phụ trách trực tiếp các phòng: Phòng Kinh tế kế hoạch và phòng Kinh doanh. Phòng Kinh tế - Thống kê - Tài chính Chịu trách nhiêm quản lý vốn, lập kế hoạch tài chính cho công ty, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách, trích lập các quỹ… Phòng Hành chính – Quản trị: Chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát về pháp chế với các văn bản công ty gởi đi hoặc nhận được, lưu trữ tài liệu, hồ sơ của công ty, quản lý, tổ chức sửa chữa cơ sở vật chất của công ty. Phòng Tổ chức – Lao động – Tiền lương: Xây dựng, ban hành nội quy lao động. Thực hiện tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp nguồn nhân lực cho công ty, xây dựng bậc lương cho cán bộ công nhân viên, theo dõi công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong toàn công ty. Phòng Kinh tế - Kế hoạch Xây dựng và đánh giá kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư. Tham gia khai thác lựa chọn nhà cung cấp, tổ chức mua và tiếp nhận hàng hóa theo hợp đồng. Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã được ký kết, theo dõi báo cáo tình hình kinh doanh cho giám đốc. Phòng Kinh doanh: Lập kế hoạch cung ứng sản phẩm cho các nhà phân phối, thu thập thông tin về thị trường, tìm kiếm khách hàng, theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm theo các hợp đồng, giải quyết khiếu nại của khách hàng. Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát kỹ thuật, các quá trình công nghệ. Thường xuyên nghiên cứu để giữ ổn định và tìm kiếm các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới. Thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị sản xuất, quản lý các thiết bị đo lường. Chủ trì cùng với các đơn vị xây dựng và áo dụng các định mức kinh tế kỹ thuật. Nghiên cứu, đề xuất, thẩm định các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và các biện pháp hợp lý hóa sản xuất. Phòng KCS: Kiểm tra và thử nghiệm tất cả nguyên vật liệu nhập vào công ty, bán thành phẩm và thành phẩm. Theo dõi tình trạng, chất lượng của nguyên vật liệu để ra đơn phối liệu cho các phân xưởng sản xuất trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, duy trì ổn định chất lượng sản phẩm ở mức hợp lý, kết hợp hài hòa giữa chất lượng cạnh tranh và giảm chi phí sản xuất cho nguyên vật liệu. Thực hiện kế hoạch kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị đo lường, kiểm tra, thử nghiệm. Các phân xưởng sản xuất: Tổ chức sản xuất các loại sản phẩm đảm bảo các thông số về chất lượng theo kế hoạch của công ty. [...]... tiềm năng mang lại hiệu quả cho quá trình kinh doanhcủa Công ty Quy mô tăng trưởng tại đây đang được đẩy mạnh, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo nhiều cơ hội kinh doanh Mặc dù vây, rủi ro trong kinh doanh tại khu vực này là thấp nhất do có nhiều điều kiện để tìm hiểu, khảo sát và giám sát hoạt độngcủa các khách hàng - Thị trường tiềm năng:... trong sản xuất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc của thiết bị công nghệ, giảm tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu 2.2.3 Thị trường của Công ty 2.2.3.1 Đối tượng khách hàng Khách hàng của công ty bao gồm các nhóm đối tượng sau: - Khách hàng là nhà phân phối vật liệu xây dựng (chiếm 90%) của Công ty Xi măng Hoàng Thạch Nhóm khách hàng này có chức năng tiêu thụ sản phẩm... thụ xi măng thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm của công ty xi măng Hải Vân - Sau khi chính thức sản xuất lại xi măng mang thương hiệu Hải Vân thì Công ty đặc biệt quan tâm đến một nhóm đối tượng khách hàng quan trọng khác nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ đó là đối tượng Người tiêu dùng cuối cùng(chủ yếu là các nhà thầu xây dựng và các hộ gia đình) 2.2.3.2 Thị trường mục tiêu Công ty phân khúc thị . PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 2.1.Báo cáo thực tế hoạt động của ngành xi măng . 2.1.1. Đặc điểm loại. 2.2.Báo cáo thực tế hoạt động của công ty xi măng Hải Vân . 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty: Công ty xi măng Hải Vân là doanh nghiệp nhà