Định nghĩa hiện đại: Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể là các NHTM không thể đạt được những mục tiêu chiến lược
Trang 1RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I Rủi ro trong hoạt động của các NHTM:
1 Khái niệm về rủi ro trong hoạt động ngân hàng:
Định nghĩa truyền thống: Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là những biến
cố không mong đợi xảy ra, gây mất mát, thiệt hại tài sản, thu nhập của ngân
hàng trong quá trình hoạt động
Định nghĩa hiện đại: Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là khả năng những
sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể là các NHTM không
thể đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động, cũng như chi phí
cơ hội của việc làm mất đi những cơ hội thị trường
2 Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động ngân hàng:
2.1 Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp:
Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng và phức tạp của các nguyên nhân dẫn
đến rủi ro, cũng như các hậu quả do rủi ro gây ra Nhận thức và vận dụng đặc
điểm này, khi thực hiện phòng ngừa và hạn chế rủi ro cần áp dụng đồng bộ nhiều
biện pháp, không chủ quan với bất cứ một dấu hiệu rủi ro nào Bên cạnh đó,
trong quá trình xử lý hậu quả rủi ro cần xuất phát từ nguyên nhân, bản chất và
hậu quả của rủi ro để đưa ra biện pháp phù hợp
2.2 Rủi ro có tính tất yếu:
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, hoạt động kinh doanh ngân
hàng thực chất là quản lý rủi ro ở mức độ phù hợp để đạt được mức lợi nhuận
tương ứng Trong từng nghiệp vụ ngân hàng có rất nhiều nguyên nhân chủ quan
và khách quan dẫn đến rủi ro Việc tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với từng hoạt
động ngân hàng là điều mang tính tất yếu
3 Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng:
Do đặc thù ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và cung ứng các
dịch vụ ngân hàng theo Luật các TCTD nên tính chất hoạt động và rủi ro có
những khác biệt so với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác Có
1
Trang 2thể nói, hoạt động ngân hàng liên quan đến việc chấp nhận rủi ro chứ không phải
né tránh rủi ro Các NHTM cần đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mốiquan hệ rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứngđáng với mức rủi ro chấp nhận Các NHTM sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro màngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được, đồng thời nằm trong phạm vi,khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của mình
Hoạt động kinh doanh của các NHTM không chỉ bao gồm nghiệp vụ huyđộng vốn và cấp tín dụng mà còn rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác như bảolãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ Chính vì vậy nên rủi ro trong hoạt động của các NHTM cũng rất đa dạng:
- Rủi ro tín dụng: là rủi ro về sự tổn thất tài chính, phát sinh từ việckhách hàng đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ trả
nợ đúng hạn theo cam kết hoặc việc khách hàng mất khả năng thanh toán Điềunày có nghĩa là các khoản thanh toán bao gồm cả phần gốc và lãi vay có thể bịtrì hoãn, thậm chí là không được hoàn trả, và hậu quả là sẽ ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sự luân chuyển tiền tệ và sự bền vững của tính chất trung gian dễ bịtổn thương trong hoạt động của ngân hàng Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ởhoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụngkhác như tài trợ thương mại, thấu chi, bao thanh toán…
- Rủi ro lãi suất: là rủi ro làm giảm lợi nhuận ròng khi lãi suất biến độngtheo chiều hướng bất lợi Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa kỳ hạnbình quân của các tài sản và các khoản nợ của ngân hàng trong điều kiện lãi suấtthị trường thay đổi ngoài dự kiến của ngân hàng dẫn đến khả năng giảm thu nhậpcủa ngân hàng so với dự tính
- Rủi ro thanh khoản: là rủi ro phát sinh chủ yếu từ xu hướng của cácNHTM là huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn, hay nói cách khác là rủi ro khicác NHTM không đáp ứng được cho các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán
do tài sản của ngân hàng không có khả năng thanh khoản hay không thể huyđộng vốn Trường hợp này thường xảy ra nếu như các khoản huy động về mặt
kỹ thuật sẽ phải hoàn trả theo yêu cầu của người gửi tiền Đặc biệt, như chúng ta
đã thấy trong bất cứ một cuộc khủng hoảng nào thì người gửi tiền sẽ rút tiền củamình ra nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng trả nợ
- Rủi ro ngoại hối: là rủi ro phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn củacác khoản ngoại hối mà các NHTM đang nắm giữ, và vì thế làm cho các NHTM
có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động
Trang 3- Rủi ro hoạt động: là rủi ro liên quan đến công nghệ, cơ sở hạ tầng, quytrình, con người trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng, hay nói cáchkhác rủi ro hoạt động bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức
mà một NHTM điều hành các hoạt động của mình
- Rủi ro luật pháp: là rủi ro ngân hàng có thể bị khởi kiện vì để xảy ranhững sai sót hoặc sự cố trong quá trình hoạt động kinh doanh gây thiệt hại chokhách hàng và đối tác Rủi ro luật pháp mà các NHTM phải đối mặt có thể tiềm
ẩn trong nhiều lĩnh vực kinh doanh Nguyên nhân dẫn đến rủi ro luật pháp có thể
là do con người hoặc do công nghệ máy móc Thậm chí, NHTM có thể gặp phảirủi ro luật pháp ngay cả khi ngân hàng không phải là bên gây thiệt hại
- Rủi ro chiến lược: là rủi ro phát sinh từ những thay đổi trong môitrường hoạt động của các NHTM trên phạm vi rộng hơn về mặt kinh doanh vàtài chính Rủi ro chiến lược cũng có thể phát sinh từ các hoạt động của bản thâncác NHTM
- Rủi ro uy tín: là rủi ro khi các NHTM bị dư luận đánh giá xấu, gây khókhăn nghiêm trọng cho hoạt động của ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốnhoặc khách hàng rời bỏ ngân hàng
- Rủi ro thị trường: là loại rủi ro tổn thất tài sản, xảy ra khi lãi suất, tỷ giáhay giá cả thị trường biến động theo chiều hướng xấu Nói cách khác, rủi ro thịtrường xảy ra khi có sự thay đổi của các điều kiện thị trường hay những biếnđộng của thị trường
II Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM:
1 Khái niệm về rủi ro tín dụng:
Có nhiều định nghĩa về rủi ro tín dụng:
- Rủi ro tín dụng: là rủi ro về sự tổn thất tài chính, phát sinh từ việckhách hàng đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ trả
nợ đúng hạn theo cam kết hoặc việc khách hàng mất khả năng thanh toán Điềunày có nghĩa là các khoản thanh toán bao gồm cả phần gốc và lãi vay có thể bịtrì hoãn, thậm chí là không được hoàn trả, và hậu quả là sẽ ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sự luân chuyển tiền tệ và sự bền vững của tính chất trung gian dễ bịtổn thương trong hoạt động của ngân hàng Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ởhoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụngkhác như tài trợ thương mại, thấu chi, bao thanh toán…
Trang 4- Rủi ro tín dụng: theo Điều 2 “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sửdụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng” ban hành kèm theo Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN, rủi ro tín dụng làkhả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàngkhông thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết
xảy ra do nguyên nhân
khác nhau khó lường trước
Phải chấp nhận rủi ro
Ngân hàng chỉ có thểchấp nhận một mức độrủi ro nhất định
Quản lý rủi ro tín dụngphải được xem làvấn đề sống còn
Đòi hỏi trình độ chuyên môncao của cán bộ tín dụng
2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng:
2.1 Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp:
Tính chất đa dạng và phức tạp của rủi ro tín dụng biểu hiện ở sự đa dạng
và phức tạp của các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, cũng như các hậu quả
do rủi ro tín dụng gây ra Nhận thức và vận dụng đặc điểm này, khi thực hiện
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp,
không chủ quan với bất cứ một dấu hiệu rủi ro nào Bên cạnh đó, trong quá trình
xử lý hậu quả rủi ro tín dụng cần xuất phát từ nguyên nhân, bản chất và hậu quảcủa rủi ro để đưa ra biện pháp phù hợp
2.2 Rủi ro tín dụng có tính tất yếu:
Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng hoạt động kinh doanh ngân hàng thựcchất là quản lý rủi ro (chủ yếu là rủi ro tín dụng) ở mức độ phù hợp để đạt đượcmức lợi nhuận tương ứng Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn
Trang 5đến rủi ro, đặc biệt do không thể có được thông tin cân xứng về việc sử dụngvốn vay cho hoạt động kinh doanh của khách hàng vay, nên bất cứ khoản chovay nào cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với hoạt động tín dụng của các NHTM.
Vì vậy trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, các NHTM cần chủ động cócác biện pháp thích hợp để xác định rủi ro, định lượng rủi ro, quản lý rủi ro vàkiểm soát rủi ro
2.3 Rủi ro tín dụng có thể dự báo trước hoặc không thể dự báo:
Các rủi ro có thể dự báo trước: danh mục cho vay hay đầu tư của mộtNHTM luôn luôn có một số khoản thất thoát tiềm tàng chưa được xác định Tuynhiên, nếu giả định rằng các đặc điểm chung của danh mục cho vay nhìn chungvẫn giống nhau trong một giai đoạn hợp lý thì các NHTM có thể dự báo cáckhoản thất thoát này với một mức độ tương đối chính xác bằng cách nghiên cứucác đặc điểm diễn biến của danh mục cho vay theo thời gian
Các rủi ro không thể dự báo trước: có nhiều sự kiện nằm ngoài tầm kiểmsoát của các NHTM, các cú sốc ngoại sinh do các điều kiện chưa phát sinh tạithời điểm ký kết một thỏa thuận kinh doanh, là những nguyên nhân có thể dẫnđến rủi ro mà các NHTM không thể dự báo trước
3 Biểu hiện của rủi ro tín dụng:
Vì rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) vỡ nợ của khách hàng nên:
- Những khách hàng phá sản, lừa đảo, chây ỳ trong việc trả nợ là biểuhiện rõ nhất
- Bên cạnh đó, các khoản nợ không trả được khi đến hạn ở các cấp độkhác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ nợ khác nhau
Từ thước đo rủi ro tín dụng cho thấy rủi ro ở độ rộng với những tầng nấckhác nhau Vấn đề không phải là ở con số nợ xấu chiếm bao nhiêu % tổng dư
nợ, mà nợ xấu được định lượng ở độ rộng hay hẹp Dù áp dụng phương phápnào, tính chính xác của kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc cán bộ tín dụng cáccấp có thực sự nghiêm túc trong việc nhìn nhận rủi ro tín dụng và chính sáchquản lý rủi ro có nhằm mục tiêu tạo nên tính minh bạch trong việc xác định rủi
ro hay không
Có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của các NHTM như:
Trang 6- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, trên vốn chủ sở hữu, trên quỹ
dự phòng tổn thất
- Nợ đáng nghi ngờ (có vấn đề): khả năng chuyển thành nợ xấu cao
- Nợ không có tài sản bảo đảm
Hiện tại, nếu áp dụng phân loại nợ theo các chuẩn mực kế toán quốc tếđược thừa nhận (IAS) thì tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của các NHTMVNnghiêm trọng hơn nhiều lần so với báo cáo của từng ngân hàng, vì:
- Nhiều khoản nợ các NHTM đang hạch toán ở tài khoản nợ trong hạnnhưng thực tế đã là nợ xấu vì khách hàng kinh doanh thua lỗ hoặc đã khó khăntrong việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn
- Không ít khoản vay trong danh mục tín dụng của các NHTM là nợtrong hạn song đã được ngân hàng gia hạn hoặc đảo nợ do người vay không đủkhả năng thanh toán
Do phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro xử lý nợ xấu chưa nhất quánvới thông lệ quốc tế nên hiện nay, việc đánh giá chất lượng tín dụng thực chấtnhư thế nào là hết sức khó khăn, thậm chí không thể làm được Đây là trở ngạirất lớn đối với các NHTMVN khi bước vào cạnh tranh và hội nhập với các ngânhàng có yếu tố nước ngoài Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp đánh giáchất lượng tín dụng, áp dụng dần các chuẩn mực IAS trong phân loại nợ và tríchlập dự phòng rủi ro xử lý nợ xấu là vấn đề hết sức cấp thiết đối với hệ thống cácNHTMVN
4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng:
4.1 Nguyên nhân khách quan từ phía nền kinh tế và các cơ quan quản lý Nhà Nước:
4.1.1 Xuất phát từ hệ thống thông tin:
Thông tin tín dụng bao gồm thông tin lịch sử, thông tin hiện tại và xuhướng phát triển của khách hàng trong tương lai (gồm cả thông tin về tài chính
và phi tài chính) và đặc biệt là các thông tin thống kê về các chỉ tiêu trung bìnhngành phục vụ cho việc xếp loại khách hàng vay
Hiện nay, các NHTM không chỉ quan tâm đến việc hỏi tin về xếp hạngdoanh nghiệp nhằm đánh giá khách hàng có quan hệ tín dụng mà còn sử dụng
Trang 7thông tin vào những mục đích khác như mở rộng đối tượng cho vay, thực hiệncông tác marketing đến khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng, và mởrộng thị phần trên thị trường Tuy nhiên:
- Hệ thống thông tin của Việt Nam hiện nay còn khá nhiều bất cập, ViệtNam chưa có cơ chế công bố thông tin đầy đủ Trong thời gian qua, Trung tâmthông tin tín dụng (CIC) trực thuộc NHNN hoạt động đã đạt được những kết quảbước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt độngtín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp hoạtđộng một cách độc lập và hiệu quả
- Vai trò nối kết các NHTM của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cònlỏng lẻo, chưa đạt được kết quả như mong muốn
Đây chính là thách thức cho các NHTMVN trong việc mở rộng và kiểmsoát hoạt động tín dụng Nếu các NHTM cố gắng chạy theo thành tích, mở rộngtín dụng trong điều kiện môi trường thông tin bất cân xứng thì sẽ gia tăng nguy
cơ nợ xấu
4.1.2 Xuất phát từ hệ thống văn bản luật:
Về cơ bản, hoạt động tín dụng của các NHTM đã được Luật hóa trong cácvăn bản Luật và các văn bản pháp quy của Chính Phủ, NHNN Tuy nhiên, quanghiên cứu, phân tích, đồng thời, đúc kết từ những trường hợp rủi ro trong thực
tế hoạt động của các NHTM cho thấy vẫn còn những “lỗ hỏng” khá nguy hiểm,
đó vừa là những nguyên nhân sâu xa, vừa là những nguyên nhân ảnh hưởng trựctiếp đến rủi ro tín dụng của các NHTM
- Hoạt động tín dụng của các NHTM hiện nay chịu sự điều chỉnh, chiphối của khá nhiều luật, văn bản dưới luật chồng chéo, không rõ ràng, khônghợp lý, thiếu tính chặt chẽ và chưa thật sự hoàn chỉnh
- Chính Phủ thường xuyên ban hành mới các chính sách về thuế, về xuấtnhập khẩu, hoặc các quy định về đất đai, nhà ở…Khi một chính sách bị thay đổiđột ngột sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến kếhoạch, cũng như khả năng dự báo sức tiêu thụ trên thị trường của các doanhnghiệp Việc định hướng chiến lược sản xuất, kinh doanh không phù hợp, khôngchính xác sẽ dẫn đến sản xuất cung vượt cầu, hàng hóa khó tiêu thụ, giá bán hạ,thua lỗ, khách hàng sẽ không đảm bảo nguồn tiền trả nợ cho các NHTM
4.1.3 Xuất phát từ công tác kiểm tra, thanh tra:
Trang 8Hiện nay, bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanhtra, kiểm tra, giám sát của NHNN đối với các NHTM chưa thật sự có hiệu quả:
- Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậmchí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới thanh tra còn chưa nắm bắtkịp thời
- Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát còn lạc hậu, chậm đượcđổi mới, hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít cókhả năng ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro và vi phạm
4.1.4 Xuất phát từ các cơ quan ban ngành liên quan:
Hoạt động của các cơ quan ban ngành có liên quan đến hoạt động tín dụngcủa các NHTM hiện nay có thể nói còn nhiều vấn đề cần bàn luận:
- Quản lý doanh nghiệp còn lỏng lẻo, cấp phép tràn lan
- Công chứng tài sản thế chấp sai pháp luật
- Cơ quan thi hành án thông đồng với người thi hành án, trung tâm bánđấu giá tài sản thế chấp tiêu cực
- Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương: Trong nhữngnăm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính Phủ, NHNN và các
cơ quan ban ngành có liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướngdẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng Tuy luật và cácvăn bản hướng dẫn đều đã được ban hành song việc triển khai vào hoạt độngngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc Các cơquan pháp luật lại chậm chạp trong quá trình thực thi chức năng của mình
- Sự can thiệp không chính thức của các cơ quan công quyền trong việccho vay, cản trở việc đánh giá khách hàng của các NHTM Có thể phân tích ởhai khía cạnh đó là: các NHTM không thể từ chối cho vay nên việc thẩm địnhcác khoản vay, đánh giá năng lực thật sự của khách hàng chỉ mang tính thủ tục;
và do có sự can thiệp của các cấp chính quyền trong việc cấp tín dụng mà chủ yếu
là các DNNN nên các NHTM có tâm lý ỷ lại, vì khi có rủi ro xảy ra thì nhà nướccũng có cơ chế xử lý Tâm lý trên đã làm giảm chất lượng công tác thẩm định,khoản vay vì vậy mang nhiều rủi ro, làm tăng nợ xấu
- Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng - Bộ Tài chính (DATC) hoạtđộng chưa hiệu quả
Trang 94.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía các NHTM:
4.2.1 Xuất phát từ cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng:
Đạo đức của cán bộ tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng để giảiquyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng Một cán bộ hạn chế về năng lực có thểđược bồi dưỡng thêm để nâng cao trình độ, nhưng một cán bộ tha hóa về đạođức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật sự nguy hiểm khi được bố trí trongcông tác tín dụng Điều này có thể nhận thấy qua các vụ án kinh tế lớn trong thờigian vừa qua có liên quan đến hoạt động ngân hàng đều có sự tiếp tay của nhữngcán bộ tín dụng cùng với khách hàng hoặc bản thân cán bộ tín dụng cố ý:
- Thực hiện trái với qui trình tín dụng
- Trực tiếp thu nợ nhưng không nộp mà dùng cho mục đích cá nhân
- Lập hồ sơ giả để vay tiền cá nhân, nhờ người vay hộ,…
- Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ có giá để thế chấp vay tiền
- Định giá TSBĐ không đúng giá trị thực do thông đồng với khách hàng.Bên cạnh vấn đề đạo đức, năng lực, trình độ, kinh nghiệm của một bộ phậncán bộ tín dụng hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu công việc Điều này có thể thấytrong thực tế qua việc bố trí công việc chưa phù hợp với trình độ chuyên môn,bản thân từng cán bộ chưa có ý thức tự nâng cao nghiệp vụ Ngoài ra có thể nhậnthấy rõ nét nhất là công tác phân công cán bộ tín dụng quản lý khách hàng củacác NHTM hiện nay không theo chuyên ngành kinh tế, từ đó dẫn đến việc:
- Cán bộ tín dụng làm việc theo kiểu đa năng, không chuyên sâu vào mộtngành nghề cụ thể nào nên không có nhiều kiến thức chuyên ngành Khách hàngkhi cung cấp các dự án, có nhiều thông số kỹ thuật máy móc chuyên ngành hoàntoàn xa lạ với cán bộ tín dụng Thuê chuyên gia đánh giá đòi hỏi chi phí cao nênchủ yếu mà các ngân hàng thường làm trong những trường hợp này là tự tìmhiểu thông tin thông qua sách, báo, tạp chí chuyên ngành, qua mạng internet
- Nếu cán bộ tín dụng không có kiến thức chuyên môn về chuyên ngànhcần thẩm định sẽ đưa ra những đánh giá sai, gây bức xúc cho khách hàng hoặcngược lại, khách hàng thông tin sai mà không biết, gây ra những quyết định sailầm trong cho vay
Trang 10Ngoài ra, sự gắn bó, nổ lực với công việc của một bộ phận cán bộ tín dụngcũng chưa được phát huy do chính sách tuyển dụng, sử dụng, phân công, bố trícông việc và vấn đề đãi ngộ của các NHTM (đặc biệt là các NHTMNN) chưa đủsức thu hút Thực tế hiện nay cho thấy do tác động của quá trình cạnh tranh, rấtnhiều cán bộ tín dụng giỏi, nhiều kinh nghiệm của các NHTMNN đã được cácNHTMCP, các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tuyển dụng vào những vị tríquan trọng với nhiều đãi ngộ Nguồn nhân lực của các NHTMNN đã mỏng doquá trình mở rộng mạng lưới, lại ngày càng bị hao hụt do chính sách tuyển dụng,
sử dụng, phân công, bố trí công việc, và vấn đề đãi ngộ chưa thật sự thu hút
4.2.2 Xuất phát từ chính sách, quy trình tín dụng và sự vận dụng chính sách, quy trình tín dụng chưa nghiêm túc:
Nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến chất lượng tín dụng củacác NHTM đó là chính sách tín dụng Tuy nhiên, chính sách tín dụng chỉ phát huytác dụng khi được xây dựng trên cơ sở khách quan và sự nghiêm túc của việcban hành và vận dụng Thực tế, vẫn còn nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đếnchính sách tín dụng chưa thật sự hợp lý:
- Chính sách tín dụng của các NHTM hiện nay phần lớn đều chưa đạttầm chiến lược, chưa theo nguyên tắc thị trường, thậm chí còn bị cuốn theo cáchội chứng, phong trào, khẩu hiệu phát triển kinh tế và theo chủ nghĩa thành tích
- Các NHTM hầu như chưa xây dựng được chính sách tín dụng khoahọc, phù hợp thể hiện được quan điểm và chiến lược riêng
- Ngoài ra, các NHTM không có chiến lược phát triển rõ nét hay nóicách khác chưa quản trị về danh mục cho vay theo lĩnh vực sở trường
- Chính sách tín dụng với vấn đề lãi suất vẫn còn khá nhiều bất cập
- Mô hình thích hợp cho việc lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng
để từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với mộtkhách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro hầu như chưa được các
NHTM đầu tư xây dựng
Quy trình tín dụng thông thường được xác lập trên những quy định chungcủa pháp luật về ngân hàng và những đặc thù trong hoạt động của riêng mỗingân hàng Thông thường, quy trình tín dụng được thống nhất qua các bước sau:
RA QUYẾT ĐỊNH VÀ KÝ HỢP ĐỒNG
GIẢI NGÂN
VÀ THU NỢ
THANH LÝ HỢP ĐỒNG VÀ XỬ LÝ TRANH CHẤP
Trang 11Quy trình tín dụng nếu không phát huy được tác dụng sẽ ảnh hưởng đếnchất lượng quản lý rủi ro tín dụng Trên thực tế, không phải quy trình tín dụngcủa các NHTM luôn đảm bảo tính hợp lý và chặt chẽ, biểu hiện như:
- Thông tin cần phải thực hiện trong các bước của quy trình không đượcquy định chi tiết và đầy đủ, cũng như mối quan hệ giữa các bước chưa đượcnhận thức đúng đắn
- Trên thực tế, việc phân định rõ giữa khâu thẩm định và cho vay ở nhiềuNHTM vẫn chưa thật sự tách biệt Chỉ một vài ngân hàng đang tiến hành triểnkhai, áp dụng quy trình tín dụng mới với việc phân chia độc lập giữa ba chứcnăng: quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và quản lý nợ Tuy vậy, giữa mô hìnhphân chia cũ và mới, bên cạnh những ưu điểm vẫn tồn tại những hạn chế chưathể khắc phục ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng
- Do sức ép cạnh tranh trong việc mở rộng thị phần tín dụng, trong quátrình vận dụng không ít NHTM đã bỏ qua các bước của quy trình, hạ thấp tiêuchuẩn đánh giá khách hàng, không chú ý đúng mức đến tình hình tài chính, nănglực sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ của khách hàng vay nênnảy sinh nhiều sai phạm: về điều kiện vay vốn, về việc lập hồ sơ vay vốn, vềviệc kiểm tra, quản lý nợ vay, về cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ, gia hạn nợ gốc và lãi)
Việc nhận thức chưa đầy đủ và vận dụng chưa thật sự nghiêm túc của cán
bộ tín dụng đối với các chính sách và quy trình tín dụng cũng ảnh hưởng đếnchất lượng tín dụng của các NHTM vì nếu nhận thức đầy đủ, thực hiện nghiêmtúc các quy định, nhất là thẩm tra chặt chẽ khả năng tài chính, hiệu quả củaphương án sản xuất kinh doanh, các điều kiện về bảo đảm tiền vay của kháchhàng rồi mới quyết định đầu tư thì khả năng thu hồi vốn là rất lớn Ngược lại,nếu buông lỏng quản lý hoặc thẩm tra chưa đầy đủ đã quyết định đầu tư thì mức
độ rủi ro sẽ gia tăng, thậm chí có khi mất vốn
4.2.3 Xuất phát từ công tác thẩm định:
a Đánh giá uy tín, năng lực quản trị, năng lực tài chính của khách hàng:
- Đánh giá uy tín của khách hàng là vấn đề thật sự khó khăn đối với cáccán bộ thực hiện công tác thẩm định trong việc tiếp cận thông tin về khách hàng
Trang 12khi nguồn thông tin và khả năng phát tín hiệu của khách hàng còn hạn chế Hiệnnay, công tác đánh giá uy tín của khách hàng chủ yếu dựa vào cảm tính và chủquan của các cán bộ nghiệp vụ, như dựa vào các quan hệ trong quá khứ: kháchhàng vay trả đúng hạn được xem là khách hàng có uy tín, còn đối với kháchhàng mới quan hệ thì chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng khitiếp xúc với khách hàng, hoặc qua một số thông tin thu thập được Trong khi đóđối tượng khách hàng được xem là chiến lược phục vụ của ngân hàng là khu vựckinh tế tư nhân thì còn quá non trẻ, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,chưa có danh tiếng trên thị trường, ý thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng
uy tín và thương hiệu chưa cao, các hiệp hội ngành thì chưa phát huy vai trò củamình, chưa hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp thành viên phát triển, nhất là việcgiới thiệu các thành viên cho thị trường nên đã dẫn đến việc thu thập thông tin
để đánh giá đối với khu vực kinh tế trên là rất khó khăn
- Đánh giá năng lực của khách hàng:
* Về năng lực quản trị: nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyếtđịnh sự thành bại của một doanh nghiệp và cũng có ý nghĩa quyết định đến hiệuquả đồng vốn của ngân hàng Tuy nhiên, việc đánh giá nguồn nhân lực, nhất là
bộ phận lãnh đạo của khách hàng hiện nay hoàn toàn chưa có cơ sở, chủ yếu làliệt kê bằng cấp và số năm công tác
* Về năng lực tài chính: công việc đánh giá được thực hiện chủ yếudựa vào việc phân tích số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cungcấp Hiện nay do Việt Nam chưa có quy định về minh bạch thông tin nên có thểnói độ tin cậy của các báo cáo tài chính chưa thật sự cao, nhất là đối với cácDNTN Các NHTM dù biết kiểm toán báo cáo tài chính là tốt nhưng cũng khôngdám đề nghị khách hàng thực hiện vì sợ mất khách hàng Từ những số liệu chưathực sự tin cậy nên việc phân tích báo cáo tài chính sẽ không phản ánh đúng thựcchất năng lực tài chính của khách hàng
b Đánh giá hiệu quả phương án/dự án vay là khâu quan trọng, ảnh hưởnglớn nhất đến khả năng thu hồi vốn của các NHTM Tuy nhiên do có nhiều nhân
tố chủ quan và khách quan tác động nên đã dẫn đến chất lượng đánh giá phươngán/dự án vay chưa thật sự hiệu quả:
- Khi nhận một dự án, cán bộ thẩm định sẽ phải tiến hành thẩm định cáckhía cạnh như yếu tố thị trường, kỹ thuật, công nghệ và cả các yếu tố kinh tế, xãhội của dự án Tuy nhiên, việc thẩm định dự án trong một môi trường thiếuthông tin như của Việt Nam là một thách thức lớn đối với các cán bộ thẩm định
Trang 13Trên thị trường hiện nay, có rất ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiêncứu thị trường Do đó, khi đánh giá thị trường đối với sản phẩm của dự án, cán
bộ thẩm định chủ yếu phải dựa vào các nguồn thông tin không chính thức, thuthập qua báo chí, internet,…
- Thêm vào đó, trình độ xây dựng dự án/phương án sản xuất kinh doanhcủa hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu
- Ngoài ra, hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách của Nhà Nướcthường xuyên thay đổi, không có tính minh bạch và không có tính dự báo cũng
có thể gây ra nhiều rủi ro cho dự án, như: các chiến lược phát triển vùng, ngành;các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu; các tiêu chuẩn về môi trường, …
- Một khó khăn khác trong công tác thẩm định dự án đó là xác định mộtsuất chiết khấu phù hợp mức độ rủi ro của dự án và doanh nghiệp vay vốn
- Tiêu chuẩn thống nhất chung về mặt bằng đánh giá, cách xếp loạidoanh nghiệp giữa các NHTM chưa có sự thống nhất, chưa được tiến hànhthường xuyên, định kỳ, một số ngân hàng xem việc này chỉ mang tính hình thức
Kết quả là việc đánh giá dự án không mang tính khả thi, nhất là trong điềukiện trình độ cán bộ thẩm định còn chưa được chuyên sâu
4.2.4 Xuất phát từ tài sản bảo đảm:
Quản trị danh mục TSBĐ là yêu cầu cần thiết trong công tác quản lý rủi rotín dụng, và là mắc xích quan trọng trong quy trình cho vay thu hồi nợ, xử lý cáckhoản nợ có vấn đề Tuy nhiên, việc giám sát, quản lý, đánh giá, phân loại, dựbáo, cảnh báo về danh mục các TSBĐ mà một NHTM lựa chọn, xét ưu tiên nhậnlàm bảo đảm tiền vay chưa được làm thường xuyên, chưa có tính hệ thống màchỉ dừng ở mức kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, định kỳ đánh giá lại giá trị để điềuchỉnh mức dư nợ cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung
Theo quy định của pháp luật, việc xác định giá trị TSBĐ tiền vay do cácbên thỏa thuận, hoặc thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định trên cơ
sở giá thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo đến các loại giá như giáquy định của Nhà nước (nếu có), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán vàcác yếu tố khác về giá Tuy nhiên, trên thực tế, trừ những động sản có giá trị lớnhàng tỷ đồng, các NHTM mới thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn định giá,còn lại đa số việc định giá đều do các bên thỏa thuận, và như vậy cho thấy giá trịTSBĐ được định giá còn mang tính chủ quan và thiếu tính khoa học
Trang 14Ngoài ra, về phương pháp định giá đối với từng loại tài sản chưa được cácNHTM sử dụng một cách thích hợp, dẫn đến việc: nếu định giá thấp, khách hàngkhông hài lòng, nhưng nếu định giá cao, NHTM sẽ khó đảm bảo khả năng thuhồi nợ vay và lãi vay trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán, khi
đó buộc NHTM phải thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố
Kinh tế tăng trưởng cao trong vài năm trở lại đây cùng với giá bất động sản
bị đẩy lên cao do đầu cơ và vượt xa giá trị thực đã làm nảy sinh tư tưởng lạmdụng vào TSBĐ Sẽ rất rủi ro nếu cán bộ tín dụng quên rằng khoản vay cần phảiđược trả bằng chính dòng tiền tạo ra bởi phương án sản xuất kinh doanh chứkhông phải bằng tiền bán TSBĐ TSBĐ chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương
án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến Tâm lý dựa chủ yếu vàoTSBĐ sẽ làm giảm chất lượng thẩm định khoản vay nên sẽ không đánh giá chínhxác được hiệu quả và sự an toàn của khoản vay, dễ dẫn đến việc cho vay những
dự án rủi ro, khách hàng không uy tín Đây là thực trạng đáng lo ngại trong quanđiểm cấp tín dụng hiện nay của các NHTM Từ sự lựa chọn không chắc chắnkhách hàng tốt để cung cấp tín dụng nên để giảm bớt rủi ro, các NHTM đã tínhmột phần rủi ro vào trong lãi vay ngân hàng, làm cho khách hàng vay tốt phảigánh chịu một mức lãi vay cao hơn mức đáng ra họ được hưởng Đây cũng làtâm lý thường thấy ở các NHTM của các nước đang phát triển
Đối với vấn đề bảo hiểm tài sản, cán bộ tín dụng thường không chú ý đônđốc, kiểm tra việc khách hàng có mua bảo hiểm đúng định kỳ để đến khi phươngtiện bị tai nạn, việc trục vớt, sửa chữa phải bỏ thêm rất nhiều vốn, gây khó khănlâu dài về khả năng thanh toán khoản nợ vay…
Thông tin bất cân xứng về giá trị thực của TSBĐ giữa khách hàng vàNHTM cũng là vấn đề cần được quan tâm Khi thế chấp, cầm cố tài sản chỉ cókhách hàng biết rõ về hiện trạng của tài sản như sự hỏng hóc trong các dây
chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị, hoặc ngôi nhà rất khó bán do một số đặcđiểm đặc biệt Trong khi đó trình độ của cán bộ thường không đáp ứng đầy đủchuyên môn trong tất cả các lĩnh vực nên không thể đánh giá được chính xáchiện trạng của máy móc thiết bị cũng như nắm được những thông tin không tốt
về đất đai, nhà ở; điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá trị mua bán của tài sản Vìvậy, khi xảy ra rủi ro, việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ gặp không ít khó khăn.Thêm vào đó, cơ chế pháp lý về bảo đảm tiền vay chưa rõ ràng, chịu sựđiều chỉnh, chi phối của nhiều văn bản luật, dưới luật chồng chéo nhau, đặc biệtđối với TSBĐ là bất động sản