1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

19 457 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 45,48 KB

Nội dung

LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm về rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm rủi ro Trong kinh tế học, rủi ro là những biến cố không mong đợi gây thiệt hại cho một công việc cụ thể, rủi ro có thể xảy ra trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực mà không phụ thuộc vào ý muốn con người. Như vậy rủi ro mang tính chất khách quan, con người không thể triệt tiêu hoàn toàn rủi ro mà chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong mức độ có thể chấp nhận được. Hiện nay có 4 chiến lược quản trị rủi ro đó là: 1) Tránh né rủi ro; 2) Đề phòng rủi ro; 3) Chấp nhận, tự gánh chịu rủi ro; 4) Chuyển giao rủi ro bằng các công cụ bảo hiểm. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng cũng luôn gắn liền với rủi ro. Khi rủi ro xảy ra đối với các ngân hàng, nó thường mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây tổn thất về doanh thu, uy tín của ngân hàng và ở mức nghiêm trọng hơn có thể gây phá sản. Do vậy,một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản ngân hàng là có các biện pháp quản trị rủi ro. 1.1.2 Phân loại rủi ro Các ngân hàng thương mại thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro, trong đó có những loại rủi ro chủ yếu sau đây: - Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả nợ đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. - Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản phát sinh khi ngân hàng thương mại không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng gửi tiền. Khi gặp phải trường hợp này các ngân hàng phải bán các tài sản có tính lỏng thấp với giá rẻ hay vay từ thị trường tiền tệ hay từ Ngân hàng trung ương. - Rủi ro lãi suất: Là những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị trường có sự biến đổi. - Rủi ro hối đoái: là những tổn thất của ngân hàng do sự biến động của tỷ giá hoái đoái trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ - Rủi ro hoạt động: Là các rủi ro đối với các ngân hàng xảy ra trong quá trình hoạt động của ngân hàng như rủi ro do những sai phạm của nhân viên ngân hàng. Các loại rủi ro khác: là các loại rủi ro khác như rủi ro công nghệ, rủi ro chính trị v.v. 1.2 Tổng quan về rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (Ban hành theo Quyết định số 493 /2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Rủi ro tín dụng gây ảnh huởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng, nhất là đối với các Ngân hàng có tỷ lệ doanh thu tín dụng trong tổng doanh thu chiếm tỷ lệ cao. Trước hết rủi ro tín dụng gây ra những tổn thất đối với các khoản cho vay của ngân hàng, từ đó sẽ gây ra tổn thất về doanh thu của ngân hàng. Ngân hàng thương mại sẽ không thực hiện đưoc các kế hoạch đầu tư cũng như kế hoach thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn. Khi rủi ro tín dụng lớn xảy ra, tình hình tài chính của ngân hàng sẽ gặp khó khăn, từ đó sẽ làm sụt giảm uy tín của ngân hàng. Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ, khó mở rộng quan hệ với các đối tác: phải thu hẹp các hoạt động của mình, gây sụt giảm uy tín của Ngân hàng, dẫn đến tình trạng khó khăn gây phá sản. Rủi ro tín dụng trong kinh doanh nói chung là điều không thể tránh khỏi song khả năng xảy ra rủi ro tín dụng lại vừa phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng lại vừa phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của khách hàng. Nếu doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng hoạt động thua lỗ, phá sản, điều này sẽ dẫn đến khả năng doanh nghiệp không trả được nợ vay của ngân hàng. Do đó, ngân hàng không thu được nợ và xảy ra rủi ro. Do vậy có thể coi rủi ro tín dụng là loại rủi tồn tại khách quan, các Ngân hàng không thể triệt tiêu hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể hạn chế loại rủi ro này. 1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng: Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh,thì rủi ro tín dụng được phân chia thành : -Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh do những hạn chế trong quản danh mục cho vay của ngân hàng và được phân chia thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. + Rủi ro nội tại là rủi ro xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của người đi vay hoặc ngành kinh tế, làm cho một số doanh nghiệp và ngành có độ rủi ro cao hơn so với các ngành khác. + Rủi ro tập trung là rủi ro gặp phải khi thực hiện các khoản vay có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Nó bắt nguồn từ việc thiếu đa dạng hoá, dẫn đến mức dư nợ cho vay chỉ tập trung vào một số đối tượng khách hàng hay một số thành phần kinh tế. - Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm: + Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng diễn ra không được tốt, việc lựa chọn dự án không hiệu quả, gây tổn thất cho ngân hàng. + Rủi ro đảm bảo phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều kiện trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo, điều kiện đảm bảo. + Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến hoạt động quản trị cho vay như xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng để định hướng cho việc thực hiện cho vay và kiểm soát danh mục cho vay. 1.2.3 Các chỉ tiêu xác định rủi ro tín dụng 1.2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng • Phân loại nợ Theo Quyết định 493/2005/ QD-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và quyết định 18/2007/QD-NHNN sửa đổi và bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QD-NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dung. Theo các quyết định này các khoản nợ của các tổ chức tín dụng được chia thành: - Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn . + Là các khoản nợ trong hạn mà các tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. + Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ lãi và gốc đúng thời hạn còn lại. +Các cam kết ngoại bảng khi tổ chức tín dụng chưa phải thực hiện nghĩa vụ cam kết và các cam kết ngoại bảng này được tổ chức tín dụng đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của cam kết. -Nhóm 2: Nợ cần chú ý. + Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày. + Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu ( đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá về khả năng trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu). +Các cam kết ngoại bảng mà tổ chức tín dụng chưa phải thực hiện nghĩa vụ cam kết nhưng đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết. - Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: + Các khoản nợ quá hạn từ 91ngày đến 180 ngày + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2. + Các khoản nợ được miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. + Các cam kết ngoại bảng mà tổ chức tín dụng đã phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết đã quá hạn dưới 30 ngày. _ Nhóm 4: Nợ nghi ngờ + Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. +Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. +Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. + Các cam kết ngoại bảng mà tổ chức tín dụng đã phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết đã quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày. _ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. + Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. +Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, chưa kể bị quá hạn hay đã quá hạn. + Các khoản nợ khoanh chờ xử lý. +Các cam kết ngoại bảng mà tổ chức tín dụng đã phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết đã quá hạn từ 91 ngày trở lên. Theo Quyết định 18/2007/QD-NHNN thì tổ chức tín dụng có thể phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây: a) Đối với các khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn ( kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: - Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi quá hạn ( kể cả lãi áp dụng đối với các khoản nợ gốc quá hạn ) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn; - Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử lý, khắc phục; - Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở ( thông tin, tài liệu kèm theo ), đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. b) Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn ( kể cả nhóm 1 ) khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: - Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn đã được cơ cấu lại; - Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục; - Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở ( thông tin, tài liệu kèm theo ), đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại còn lại c)Tổ chức tín dụng phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ rủi ro cao hơn theo đánh giá của tổ chức tín dụng khi xảy ra các trường hợp sau đây: - Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng; - Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khách phân loại vào nhóm nợ có mức rủi ro cao hơn ( nếu có thông tin ); - Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng ( về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền ) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm; - Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. • Các chỉ tiêu đo lường: * Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước là tỷ lệ nợ quá hạn của các Ngân hàng thương mại không được vượt quá 5% tổng dư nợ. Theo Quyết định 493/2005/QD-NHNN và Quyết định 18/2007/QD-NHNN nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được phân chia theo thời gian thành các nhóm sau: + Nợ quá hạn dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý. + Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn. + Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày Nợ nghi ngờ. + Nợ quá hạn trên 361 ngày –Nợ có khả năng mất vốn. *Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay Nợ xấu là các khoản nợ có các đặc trưng sau: + Khách hàng không thực hiện đúng các nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn. + Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thể thu hồi được cả vốn lẫn lãi + Tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi Theo Quyết định 493/2005/QD-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2007/QD-NHNN nợ xấu của các tổ chức tín dụng bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3,4, 5 được quy định theo Quyết định 493/2005/QD-NHNN và được bổ sung sửa đổi bởi Quyết định 18/2007/QD-NHNN: + Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần gốc và lãi. +Nhóm nợ nghi ngờ: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất cao. + Nhóm nợ có khả năng mất vốn: các khoản nợ được các tổ chức đánh giá là không có khả năng thu hồi,mất vốn. *Hệ số rủi ro tín dụng Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ cho vay/ Tổng tài sản có Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn đồng thời rủi ro tín dụng cũng sẽ cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng đựoc chia thành 3 nhóm: -Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là các khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là các khoản nợ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng. - Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản mục tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. - Nhóm dư nợ của các khoản mục tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản mục cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hang. Đây là các khoản mục tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. *Tỷ lệ xoá nợ Tỷ lệ xoá nợ = Các khoản xoá nợ ròng/ Tổng tài sản có _ Tỷ lệ rủi ro theo thời gian _ Tỷ lệ tổng lãi treo phát sinh so với thu nhập từ cho vay _ …v.v 1.2.3.2 Một số mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng  Mô hình điểm số Z Đây là mô hình do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người đi vay và phụ thuộc vào: -Trị số của các chỉ số tài chính của người đi vay. -Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác xuất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau: Z = 1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3+0,6X4+1,0X5 Trong đó: X1 = Hệ số lưu động/ Tổng tài sản. X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / Tổng tài sản. X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / Tổng tài sản. X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng sở hữu / Giá trị hạch toán của nợ. X5 = Hệ số doanh thu / Tổng tài sản. Trị số Z càng cao, xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại, khi trị số Z thấp thì đó là căn cứ xếp khách hang vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình điểm số Z, bất kỳ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.  Mô hình chất lượng 6 C (1) Tư cách người vay ( character ) Cán bộ tín dụng phải làm mục đích đi vay của khách hàng, mục đích xin vay của khách hàng, liệu mục đích xin vay của khách hang có phù hợp với nhiệm vụ và chức năng sản xuát kinh doanh của khách hàng hay không? Nếu khách hàng là khách hàng cũ, đã có thông tin thì xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau như từ trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ các ngân hàng khác hay từ các cơ quan đại chúng. ( 2 ) Năng lực của người đi vay (Capacity) Người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. (3)Thu nhập của người đi vay (Cash) Trước hết, phải xác định được nguồn trả nợ của người đi vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ thanh tài sản, hoặc từ phát sinh do bán chứng khoán… (4) Đảm bảo tiền vay (Collateral) Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai dùng để trả nợ cho ngân hàng. (5)Các điều kiện (Conditions) Ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theo chính sách tín dụng từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện phải thanh toán qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương theo từng thời kỳ. (6) Kiểm soát (Control) Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của pháp luật có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?  Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng: Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình điểm số tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà và các tài sản khác, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác. Sau đây là đánh giá chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân của NHNo&PTNT Việt Nam. • Bảng 1-1 Bảng chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản: Tuổi Điểm 18-25 tuổi 5 25-40 tuổi 15 40-60 tuổi 20 Trên 60 tuổi 10 Trình độ Trên đại học 20 Đại học 15 Trung học 5 Thất học -5 Nghề nghiệp Chuyên môn 25 Thư ký 15 Kinh doanh 5 Nghỉ hưu 0 Thời gian công tác < 6 tháng 5 6tháng-1 năm 10 1-5 năm 15 Trên 5 năm 20 Thời gian làm công việc hiện tại < 6 tháng 5 6tháng-1năm 10 1-5 năm 15 >5 năm 20 Nhà ở Sở hữu riêng 30 Thuê 12 Chung với gd 5 Khác 0 Cơ cấu gd Hạt nhân 20 Ơ với bố mẹ 5 Sống vs gia đình khác 0 Sống vs 1số gd khác -5 Số người ăn theo Độc thân 0 <3 người 10 3-5 người 5 >5 người -5 Thu nhập cá nhân/năm >120 triệu 40 36-120 triệu 30 12-36 triệu 15 <12triệu -5 Thu nhập của gia đình/năm >240 triệu 40 72-240 triệu 30 24-72 triệu 15 < 24 triệu -5 ( Nguồn: Sổ tay tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam ) Cán bộ tín dụng tổng hợp điểm của khách hàng theo biểu điểm trên, nếu khách hàng đạt tổng điểm < 0 thì chấm dứt đánh giá, và từ chối cấp tín dụng. Nếu khách hàng có tổng điểm > 0 thì tiếp tục bước 3. Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng: Bảng 1-2: Bảng chấm điểm tiêu chí quan hệ với khách hàng Tình hình trả nợ với NHNo&PTNT Chưa giao dịch vay vốn 0 Chưa bao giờ quá hạn 40 Thời gian quá hạn<30 ngày 0 Thời gian quá hạn>30 ngày -5 [...]... ngõn hng Hnh lang phỏp cho cỏc ngnh ngh kinh doanh trong ú cú ngõn hng cũn cha thng nht, xuyờn sut Trong iu kin phỏp lut va thiu, va khụng ng b, quy nh khụng rừ rng, cụng tỏc ph bin cũn nhiu bt cp, do vy mi ngi hiu v vn dng mt cỏch khỏc nhau dn n nhiu khú khn trong thc hin C th: S bt cp trong cụng chng hp ng tớn dng, do quy nh phũng cụng chng yờu cu phi ghi s hp ng c th vo trong hp ng bo m tin vay,... nh khụng hp v hn mc tớn dng v thi hn cp tớn dng cho khỏch hng S li lng trong quỏ trỡnh giỏm sỏt trong v sau khi cho vay nờn khụng phỏt hin c hin tng s dng vn sai mc ớch Trong thi gian cho vay, T chc tớn dng cn thc hin y vic kim tra giỏm sỏt khon vay cú th nm c nhng thay i trong hot ng kinh doanh ca khỏch hng, vic s dng vn vay ca khỏch hng cú ỳng mc ớch hay khụng? ti sn m bo cú c qun tt hay khụng?... mạnh nhằm thu hút khách hàng giữa các NHTM khiến cho việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài, khụng cht ch Hơn nữa, nhiều NHTM do quá chú trọng đến lợi nhun nên đã chấp nhận rủi ro cao, bất chấp những khoản vay không lành mạnh, thiếu an toàn Qỳa trỡnh ra quyt nh tớn dng khụng chớnh xỏc, cho vay cỏc khon vay cú ri ro tớn dng, hoc t chi cho vay cỏc khỏch hng tt Nh vy khi mt khõu trong quy trỡnh tớn dng... hng trong tng giai on, cỏc quy nh v m bo tin vay.v.v Ngoi ra cỏc ngõn hng cũn phi xõy dng c h thng kim soỏt ni b vng mnh Kim soỏt ni b ngõn hng l tng th h thng cỏc vn bn v cỏc quy nh v Ngõn hng, cỏc c ch kim soỏt c ci t trong tt c cỏc nghip v thuc h iu hnh ca ngõn hng, h thng thụng tin bỏo cỏo kim soỏt hot ng qun lý, iu hnh, tỏc nghip v m bo tớnh tuõn th nhm hn ch v kim soỏt ri ro cú th phỏt sinh trong. .. ng ca ri ro tớn dng 1.2.4.1 n hot ng ca cỏc ngõn hng thng mi i vi cỏc ngõn hng thng mi, tớn dng l mt trong nhng hot ng chớnh ca ngõn hng Khi ri ro tớn dng xy ra, ngõn hng khụng thu hi li c vn tớn dng ó cp v lói cho vay, tuy vy ngõn hng vn phi tr vn v lói cho khon tin huy ng khi n hn, iu ny s lm cho ngõn hng mt cõn i trong vic thu chi, vũng quay vn tớn dng gim, chi phớ ca ngõn hng tng lờn trong khi... lói chm tr lói trong 2 nm 0 Tng n hin 1 t 10 5 -5 ti (VND) 25 S dng cỏc Ch gi tit Ch s dng Gi tit kim Khụng dch v khỏc kim th v s dng th s dng dch v 25 15 5 S d gi tit >500 triu 100-500 triu kim -5 25 quõn . LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm về rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Tác động của rủi ro tín dụng 1.2.4.1 Đến hoạt động của các ngân hàng thương mại Đối với các ngân hàng thương mại, tín dụng là một trong những hoạt động

Ngày đăng: 04/11/2013, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1-2: Bảng chấm điểm tiờu chớ quan hệ với khỏch hàng - LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Bảng 1 2: Bảng chấm điểm tiờu chớ quan hệ với khỏch hàng (Trang 10)
• Cỏn bộ tớn dụng tổng hợp điểm bằng cỏch cộng tổng số điểm trong hai bảng trờn ta được kết quả như sau: - LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
n bộ tớn dụng tổng hợp điểm bằng cỏch cộng tổng số điểm trong hai bảng trờn ta được kết quả như sau: (Trang 11)
Bảng 1-3 Bảng phõn loại tớn dụng khỏch hàng - LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Bảng 1 3 Bảng phõn loại tớn dụng khỏch hàng (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w