1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam

117 377 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Các nghiên cứu đã cho thấy một thực trạng về hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam rằng, các ngân hàng này vẫn chưa sử dụng thật sự hiệu quả các nguồn lực đầu vào và có nhiều yếu

Trang 1

HÀ THIỆN BỬU

MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016

Trang 2

HÀ THIỆN BỬU

MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS TRẦN PHƯƠNG THẢO

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình, cụ thể:

Tôi tên là: Hà Thiện Bửu

Sinh ngày 23 tháng 09 năm 1991 – Tại: Bến Tre

Quê quán: Bến Tre

Hiện công tác tại: Phòng Kế Toán – Công ty Cổ Phần Marico South East Asia

Tầng 28, Tòa nhà Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, Thành phố

Hồ Chí Minh

Là học viên cao học khóa 23 của Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM

Mã số học viên: 7701230334

Cam đoan luận văn: Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các

ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

Chuyên ngành: Ngân hàng

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Phương Thảo

Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung

thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung

do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO iii

PHỤ LỤC iii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC PHỤ LỤC vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Ý nghĩa của đề tài 4

1.6 Kết cấu đề tài 5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

2.1 Khung lý thuyết về hiệu quả hoại động ngân hàng thương mại 7

2.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 7

2.1.2 Các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 9

2.1.3 Đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM 11

2.2 Tổng quan về rủi ro hoạt động của NHTM 13

2.2.1 Khái niệm về rủi ro 13

2.2.2 Các nhân tố tác động lên rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại 16

2.2.3 Đo lường rủi ro 18

2.3 Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động trong các nghiên cứu trước đây 19

2.3.1 Nền tảng lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động 19

2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động ngân hàng 22

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 31

3.1 Giới thiệu sơ lược về hoạt động của các NHTM cổ phần tại Việt Nam 31

3.1.1 Vốn chủ sở hữu 32

3.1.2 Nợ phải trả 34

Trang 5

3.1.3 Tài sản 38

3.2 Thư ̣c tra ̣ng về hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng của các NHTM cổ phần tại Việt Nam 39

3.3 Thực trạng rủi ro cu ̉ a các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam 41

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 46

4.1 Mô hình nghiên cứu 46

4.2 Phương pháp nghiên cứu 47

4.2.1 Đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng tại Việt Nam 47

4.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro trong hoạt động ngân hàng 50

4.3 Dữ liệu nghiên cứu 52

4.3.1 Nguồn dữ liệu 52

4.3.2 Thống kê mô tả dữ liệu mô hình 54

4.4 Kết quả kiểm định các giả thuyết hồi quy 59

4.4.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến 59

4.4.2 Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình: 61

4.4.3 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư trên dư ̃ liê ̣u bảng: 62

4.4.4 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dư ̃ liê ̣u bảng 63

4.5 Kết quả hồi quy giữa hiệu quả và rủi ro trong hoạt động của các NHTM 64

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHO CÁC NHTM CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 73

5.1 Ca ́ c kết quả chính của luâ ̣n văn 73

5.2 Đề xuất cho ca ́ c NHTM Viê ̣t Nam 74

5.2.1 Giải pháp gia tăng hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng 74

5.2.2 Giải pháp ha ̣n chế rủi ro tổng thể 76

5.2.3 Gia ̉i pháp ha ̣n chế rủi ro tín du ̣ng 77

5.2.3 Các giải pháp khác 79

5.3 Giới hạn và hướng nghiên cứu tiếp theo 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Một số nghiên cứu sử dụng SFA và DEA 13

Bảng 2.2: Một số cách đo lường rủi ro trong các nghiên cứu trước đây 18

Bảng 2.3: Trích dẫn một số kết quả nghiên cứu trước đây 27

Bảng 3.1: Danh sách các NHTM được đề cập trong nghiên cứu: 31

Bảng 4.1: Các biến đầu vào và đầu ra sử dụng trong phương pháp phân tích DEA 50

Bảng 4.2: Giải thích và mô tả các biến sử dụng trong mô hình 52

Bảng 4.3: Thống kê mô tả hai độ đo hiệu quả TE và Malmquist 55

Bảng 4.4: Thống kê mô tả chỉ số LLPTL 56

Bảng 4.5: Thống kê mô tả chỉ số Z-score 57

Bảng 4.6: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy 58

Bảng 4.7: Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến 60

Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai 61

Bảng 4.9: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi của 8 mô hình hồi quy 62

Bảng 4.10: Kết quả kiểm tra tự tương quan trong các mô hình 63

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình tác động giữa rủi ro lên hiệu quả 65

Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình tác động của hiệu quả lên rủi ro hoạt động 67

Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mở rộng 70

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Phân loại rủi ro trong kinh doanh ngân hang 15 Hình 3.1: Biểu đồ tổng vốn của 26 NHTM trong mẫu giai đoạn 2007-2015 33 Hình 3.2: Biểu đồ tổng nợ phải trả của 26 NHTM trong mẫu giai đoạn 2007-2015 34 Hình 3.3: Biểu đồ tổng nợ phải trả và tổng tiền gửi khách hàng của 26 NHTM trong mẫu giai đoạn 2007-2015 35 Hình 3.4: Biểu đồ tổng tài sản của 26 NHTM trong mẫu giai đoạn 2007-2015 38 Hình 3.5: Biểu đồ tình hình lợi nhuận trước thuế của 26 NHTM trong mẫu giai đoạn 2007-2015 40 Hình 3.6: Biểu đồ tổng cho vay khách hàng của 26 NHTM trong mẫu giai đoạn 2007-2015 43 Hình 3.7: Biểu đồ Tổng dự phòng rủi ro cho vay của 26 NHTM trong mẫu giai đoạn 2007-2015 44

Trang 8

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Thống kê dữ liệu tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn của NHTM, tổng tiền gửi khách

hàng, tổng cho vay khách hàng, tổng dự phòng cho vay 87

Phụ lục 2: Thống kê mô tả 96

Phụ lục 3: Ma trận tương quan 96

Phụ lục 4: Nhân tử phóng đại phương sai VIF 96

Phụ lục 5: Kiểm định phương sai thay đổi 97

Phụ lục 6: Tự tương quan 97

Phụ lục 7: Kết quả hồi quy GMM 99

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết Tắt Viết đầy đủ tiếng Việt

ABBank Ngân Hàng TMCP An Bình

Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thông Việt Nam BCTC Báo cáo tài chính

BID Ngân Hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt

Nam DEA Phân tích bao dữ liệu

DongABank Ngân Hàng TMCP Đông Á

DMU Đơn vị ra quyết định

ECB Ngân hàng Trung Ương Châu Âu

EIB Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu VN

GMM Phương pháp hồi quy moment tổng quát

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HDBank Ngân Hàng TMCP Phát Triển TPHCM

KienLongBank Ngân Hàng TMCP Kiên Long

MDB Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông

MHB Ngân Hàng TMCP Phát Triển Nhà ĐBSCL

MSB Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

NamABank Ngân Hàng TMCP Nam Á

NHTM Ngân hàng thương mại

NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

NVB Ngân Hàng TMCP Quốc Dân (NCB)

OCB Ngân Hàng TMCP Phương Đông

OLS Phương pháp bình phương tối thiểu

PGBank Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex

ROA Thu nhập ròng /tổng tài sản

ROE Thu nhập ròng /vốn chủ sở hữu

Trang 10

SFA Phân tích biên ngẫu nhiên

SGB Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

SHB Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

STB Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

TCTD Tổ chức tín dụng

Techcombank Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

TMCP Thương mại cổ phần

VCB Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

VIB Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

VietABank Ngân Hàng TMCP Việt Á

VietCapitalBank Ngân Hàng TMCP Bản Việt

VPBank Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Vietinbank Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu

Ngân hàng thương mại hoạt động với chức năng là một trung gian tài chính, được xem là mạch máu quan trọng của nền kinh tế Một mặt, các NHTM sẽ huy động và phân bổ vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác sẽ thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa thông qua các dịch vụ thanh toán của ngân hàng Trong nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, một trong những nguyên nhân chính gây ra những cuộc khủng hoảng kinh tế là do sự yếu kém của hệ thống ngân hàng Vì thế có thể thấy rằng, một nền kinh tế mạnh luôn đi đôi với nó là hệ thống ngân hàng tiên tiến hiện đại và hoạt đông hiệu quả, ngược lại trong một nền kinh tế trì trệ, chậm phát triển thì khó có thể tồn tại một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả

Tại Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM, như nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2012) hay Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2014) Các nghiên cứu đã cho thấy một thực trạng về hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam rằng, các ngân hàng này vẫn chưa sử dụng thật sự hiệu quả các nguồn lực đầu vào và có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này, trong đó có rủi ro Tuy nhiên, mọi vấn đề đều có hai mặt luôn luôn song hành với nhau Vì vậy, mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động, còn tùy thuộc vào đặc điểm cũng từng ngân hàng, của ngành và của từng quốc gia

Cho đến hiện tại thì cũng đã có nhiều nghiên cứu xoay quanh hai vấn đề hiệu quả và rủi ro này, điển hình trong nghiên cứu của Hughes và Moon (1995); Hughes và Mester (1998) khi nghiên cứu dựa trên các ngân hàng tại Mỹ đều cho rằng hiệu quả hoạt động ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro mà ngân hàng đó phải đối mặt Ngược lại với ý kiến đó trong nghiên cứu của Altunbas; Carbo; Gardener; Molyneux (2011) khi nghiên cứu dựa trên các hoạt động tại Châu Âu cho rằng các

Trang 12

ngân hàng càng hoạt động hiệu quả thì càng nhận ít rủi ro Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Tan và Floros (2013), khi thấy được mối quan

hệ tích cực giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Trung Quốc hay Tahir và Mongid (2015) đối với các ngân hàng thương mại tại khu vực Đông Nam Á

Tại Việt Nam trong nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) thì đã tìm ra một bằng chứng về tác động ngược chiều của rủi ro lên hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam

Xuất phát từ các nghiên cứu trước đây cũng như tình hình thực tế về hoạt động của các NHTM tại Việt Nam, một câu hỏi lại đặt ra là giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động ngân hàng có một mối quan hệ như thế nào khi nghiên cứu dựa trên các NHTM tại Việt Nam?

Và để giải quyết những câu hỏi trên cũng như so sánh với các kết quả nghiên cứu

trước đó, luận văn nghiên cứu “Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động

của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam”.Kết quả nghiên cứu của

để tài sẽ là một minh chứng định lượng đáng để tham khảo giúp những nhà hoạch định chính sách cũng như các bên liên quan nhận thấy tầm quan trọng trong việc quản trị rủi ro và hiệu quả hoạt động nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống NHTM Việt Nam

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Từ vấn đề chung của bài nghiên cứu được xác định ở trên, nội dung luận văn thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Theo đó, luận văn sẽ lần lượt kiểm định tác động của hiệu quả hoạt động lên rủi ro của ngân hàng và tác động của rủi ro lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Cụ thể, luận văn sẽ tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau sau:

Trang 13

Một là, đo lường hiệu quả hoạt động và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, học viên sử dụng các nghiên cứu truớc đây của Altunbas, Carbo, Gardener & Molyneux (2007), Fiordelisi, Marques-Ibanez và Molyneux (2011), Tan và Floros (2013) về rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng để làm cơ sở cho việc xác định các biến trong mô hình

Nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tiến hành qua 2 bước:

 Để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM tác giả sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) bằng phần mềm DEAP 2.1

 Để phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động các NHTM tác giả sử dụng chỉ

số về rủi ro tín dụng là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay (LLPTL)

và chỉ số về rủi ro tổng thể (Z-score) NHTM Việt Nam

Giai đoạn 2: Phân tích đánh giá mối qua hệ giữa 2 yếu tố hiệu quả hoạt động và rủi

ro thông qua phương pháp hồi quy moment tổng quát (GMM) của Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (1998) được thiết kế phù hợp cho những dữ liệu bảng với khoảng thời gian không dài và nhiều đối tượng (ngân hàng) Đây là một phương pháp loại bỏ được hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, cũng như vấn đề nội sinh giữa các biến giải thích trong mô hình nếu như kiểm định bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS)

Trang 14

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào hiệu quả và rủi ro hoạt động của các NHTM cổ phần tại Việt Nam

 Phạm vi nghiên cứu:

Nhằm có một cái nhìn tổng quan nhất cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, luận văn sử dụng dữ liệu thu nhập từ 26 NHTM, đây là những ngân hàng đã công bố BCTC hợp nhất năm tính đến hết 2015 trên website của mình, có số liệu về báo cáo tài chính đầy đủ, giai đoạn 2007-2015 Một số NHTM không bao gồm trong mẫu nghiên cứu là do các thông tin tài chính của ngân hàng không được công

bố đầy đủ và thống nhất Và cụ thể ở đây là Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bảo Việt, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Phương Nam, Ngân hàng TMCP Bắc Á, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và các ngân hàng liên doanh

 Dữ liệu nghiên cứu:

Về nguồn thu thập dữ liệu, luận văn sử dụng dữ liệu tài chính của ngân hàng dựa trên BCTC hàng năm của các ngân hàng, dữ liệu vĩ mô, ngành trên những thông tin được tổng hợp và cung cấp bởi Công ty Cổ Phần Tài Việt (vietstock.vn)

1.5 Ý nghĩa của đề tài

Phân tích hiệu quả và rủi ro hoạt động, cũng như phân tích các nhân tố tác động đến hai yếu tố này của các NHTM đóng vai trò quan trọng giúp các NHTM biết rõ hiện trạng hoạt động kinh doanh của mình để có những chiến lược và giải pháp nâng cao hiệu quả cũng như giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động Khi có kết quả nghiên cứu cụ thể, các ngân hàng có thể điều chỉnh các yếu tố chi phí đầu vào và các yếu tố tác động khác trong đó có rủi ro, nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Trang 15

để tạo ra hiệu quả hoạt động tối đa cho ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước

Đối với hệ thống tài chính Việt Nam, các NHTM chiếm giữ vị trí quan trọng trong quá trình giúp nguồn vốn của nền kinh tế được lưu thông góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Do vậy, một trong những đặc trưng cơ bản của hệ thống các ngân hàng thương mại là mang tính "lan truyền" Hay nói cách khác, bất kỳ một sự sụp

đổ của một ngân hàng thương mại nào đều có thể lây lan và kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng cũng như các chủ thể kinh doanh khác trong nền kinh tế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế-xã hội của một quốc gia Đứng trước xu hướng hội nhập quốc tế và tự do hóa tài chính, cạnh tranh của các NHTM Việt Nam đang ngày càng trở nên gay gắt và khắc nghiệt Thời gian gần đây hệ thống ngân hàng lại bắt đầu phát sinh những hiện tượng méo mó không bình thường như chất lượng tài sản kém, khó khăn về thanh khoản, lợi nhuận thấp, yếu kém về quản trị và khả năng quản lý rủi ro, chứng tỏ hoạt động của các NHTM hiện nay là không hiệu quả và cạnh tranh kém lành mạnh Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một minh chứng định lượng thuyết phục giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và rủi ro ngân hàng và mối tương quan giữa chúng từ đó có các nhà quản

lí ngân hàng sẽ có căn cứ hiệu quả để kiểm soát và quản lí rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Về mặt nghiên cứu, luận văn sẽ cung cấp phương pháp và bằng chứng thực nghiệm đáng tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về rủi ro và hiệu quả hoạt động tại

Việt Nam

1.6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần danh mục bảng biểu, danh mục hình và đồ thị, giới thệu đề tài, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 5 chương, bao gồm:

Chương 1: Giới thiệu đề tài Giới thiệu tổng quát về bài nghiên cứu về lý do chọn

đề tài, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng

nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và kết cấu đề tài

Trang 16

Chương 2: Tổng quan về rủi ro, hiệu quả hoạt động ngân hàng Chương 2 đưa

ra những nét khái quát nhất những liên thuyết liên quan đến những vấn đề được đề cập trong bài nghiên cứu, giới thiệu các bằng chứng về mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động đã được các nhà nghiên cứu tìm ra cùng với các tranh luận quanh vấn đề này

Chương 3: Thực trạng về công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam Luận văn sẽ giới thiệu sơ nét về tình hình rủi ro và hiệu

quả hoạt động các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2007-2015 tại Việt Nam

Chương 4: Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTM cổ phần tại Việt Nam Chương này sẽ trình bày phương pháp, mô hình

nghiên cứu và nguồn dữ liệu để thực hiện nghiên cứu cũng như mô tả các biến sử dụng trong bài nghiên cứu Kiểm định mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, bằng chứng từ thị trường Việt Nam

Chương 5: Kết luận và đề xuất cho các NHTM cổ phần tại Việt Nam Ở chương

này, ho ̣c viên tổng kết lại vấn đề nghiên cứu và các hạn chế của bài nghiên cứu Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số phương pháp nhằm cải thiện hiệu quả cũng như giảm thiểu rủi ro hoạt động của các NHTM cổ phần tại Việt Nam

Trang 17

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu của luận văn, nội dung của chương 2 hệ thống hoá các cơ sở lý thuyết về hiệu quả sử dụng nguồn lực, rủi ro của NHTM và mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro trong hoạt động của hệ thống NHTM Cụ thể, nội dung chương, bao gồm: giới thiệu và phân loại cách đo lường hiệu quả và rủi ro hoạt động của NHTM, hệ thống hoá cơ sở lý luận cũng như lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để chỉ ra các mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động và rủi ro trong hoạt động của các NHTM

2.1 Khung lý thuyết về hiệu quả hoại động ngân hàng thương mại

2.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

Có nhiều định nghĩa khác nhau về hiệu quả hoạt động của NHTM, theo Herrero, Gaviláb và Santabárbara (2009), thì khả năng sinh lời là kết quả của việc

García-sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính mà ngân hàng đang nắm giữ Khả năng sinh lời phản ánh mức độ hoạt động hiệu quả của ngân hàng như thế nào trong môi trường kinh doanh

Theo Rose (2008), bản chất ngân hàng thương mại cũng có thể được coi như một tập đoàn kinh doanh và hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi

ro cho phép Tuy nhiên, khả năng sinh lời là mục tiêu được các ngân hàng quan tâm hơn cả vì thu nhập cao sẽ giúp các ngân hàng có thể bảo toàn vốn, tăng khả năng

mở rộng thị phần, thu hút vốn đầu tư

Theo như hai định nghĩa trên ta có thể rút ra rằng, hiệu quả hoạt động ngân hàng là khả năng gia tăng khả năng sinh lời, gia tăng thu nhập để bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị phần, thu hút vốn đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác Dễ dàng nhận ra rằng nếu đánh giá theo khía cạnh này thì các nhà nghiên cứu chủ yếu sẽ dựa trên phương pháp phân tích các chỉ số tài chính, phương pháp truyền thống được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của NHTM trước đây

Trang 18

Ngoài ra, cũng có nhiều cách định nghĩa khác về hiệu quả hoạt động, theo Hughes

& Mester (2008) cho rằng một Ngân hàng được xem là hoạt động hiệu quả khi cải thiện được tình trạng bất cân xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay, có khả năng đạt được một cách chính xác thông tin về triển vọng tài chính của người đi vay, nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động ngân hàng Hay theo ECB (European Central Bank) (9/2010), thì hiệu quả hoạt động là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững, là khả năng tạo ra doanh thu từ một số tiền nhất định và tạo ra thu nhập từ những nguồn sinh thu nhập cụ thể

Trong phạm vi luận văn này, quan điểm về hiệu quả mà luận văn sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, tác giả dựa trên định nghĩa trong cuốn “Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh – Việt” của Nguyễn Khắc Minh (2004), Berger và Mester (1997) là chủ yếu Theo đó, Berger và Mester (1997) coi hiệu quả hoạt động của các NHTM thể hiện ở mối quan hệ giữa doanh thu đầu ra và chi phí sử dụng các nguồn lực đầu vào hay chính là khả năng biến các nguồn lực đầu vào thành các đầu ra tốt nhất trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Và theo “Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh – Việt” của Nguyễn Khắc Minh (2004) thì "hiệu quả - efficiency" trong kinh tế được định nghĩa là "mối tương quan giữa đầu vào, các yếu tố khan hiếm, với đầu ra hàng hóa và dịch vụ" và có thể hiểu hiệu quả là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu

ra mà họ sản xuất, nhằm đáp ứng một mục tiêu đã định trước Tóm lại, dựa theo định nghĩa này, hiệu quả hoạt động phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu, nó thể hiện mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào bỏ ra để có được kết quả đó, chênh lệch giữa hai yếu tố này càng lớn thể hiệu quả càng cao Và nếu xét theo theo khía cạnh này để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM, thì các nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả biên bao gồm phân tích tham số và phân tích phi tham số để nghiên cứu và phân tích

Trang 19

2.1.2 Các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

Đa số những nghiên cứu trước đây, đều dựa trên những mục đích cơ bản được xác định ban đầu của nghiên cứu cũng như kết quả của các nghiên cứu trước đó để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng đưa vào tiến hành hồi quy, chạy mô hình định lượng và theo như Manlagnit (2015) nhận định thì thật

sự chưa có một lý thuyết nào về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, như yếu tố về tính chất sở hữu, vùng địa lý (Cebenoyan, Cooperinan, Register và Hudgins, 1993; Berger, Hasan và Zhou, 2009); yếu tố về tuổi, quy mô, loại hình ngân hàng (Mester 1997; Manlagnit 2011); yếu tố về cơ cấu tổ chức, kiểm soát quản lý (Berger và DeYoung 2000; Okuda, Hashimoto và Murakami, 2002; Valverde, Humphrey và Del Paso, 2007) và hiệu quả kinh tế (Ferrier, 2001; Christopoulos, Lolos, Tsionas năm 2002; Pasiouras, Tanna và Zopounidis năm 2009)

Nhìn chung trong các nghiên cứu trước đây đều chia các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thành 2 nhóm chính là các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài ngân hàng Cụ thể trong nghiên cứu của Altunbas; Carbo; Gardener; Molyneux năm 2007 khi nghiên cứu về các ngân hàng tại Châu Âu thì các yếu tố nội bộ bao gồm quy mô, rủi ro hoạt động (tỷ lệ dự phòng nợ xấu), cơ cấu vốn; các yếu tố bên ngoài thì được chia thành 2 nhóm yếu tố đặc điểm ngành ngân hàng gồm cơ cấu vốn ngành, đặc điểm hoạt động ngành đặc trưng bởi các biến khả năng sinh lời của ngành, tỷ lệ chi phí trên tổng tài sản của ngành, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản và tỷ lệ dự phòng nợ xấu ngành; yếu tố về đặc điểm quốc gia đại diện bởi các biến chênh lệch lãi suất trái phiếu trong vòng 3 năm, tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên vốn ngắn hạn của các công ty phi tài chính của quốc gia

Trong nghiên cứu của Tan và Floros (2013) khi nghiên cứu các ngân hàng tại Trung Quốc cũng chia làm 2 nhóm chính là các yếu tố bên trong và bên ngoài Yếu tố bên

Trang 20

trong bao gồm: rủi ro hoạt động (đặc trưng bởi bốn chỉ số là tỷ lệ dự phòng rủi ro,

độ lệch chuẩn của ROA, độ lệch chuẩn của ROE và Z-core), quy mô vốn, khả năng sinh lời, quy mô tổng tài sản, cơ cấu vốn, chất lượng đội ngũ lao động

Yếu tố bên ngoài cũng chia làm 2 nhóm chính là yếu tố ngành và yếu tố đặc điểm quốc gia Trong đó yếu tố ngành bao gồm: mức độ tập trung thị trường, mức độ vốn hóa thị trường chứng khoán (thể thiện lượng vốn mà ngân hàng huy động được thông qua thị trường chứng khoán) và tổng tài sản ngành Yếu tố quốc gia bao gồm tình trạng lạm phát và tăng trưởng GDP hàng năm

Và gần đây, trong nghiên cứu của Manlagnit (2015) khi nghiên cứu sự tác động của các quy định về an toàn vốn trong Basel lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Philippin cũng phân chia tương tự như 2 nghiên cứu trên nhưng được bổ sung thêm một số biến về chính sách

Tại Việt Nam, trong nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), thì các yếu tố được đưa vào để đánh giá sự tác động lên hiệu quả hoạt động bào gồm nhóm các yếu tố nội bộ như: tỷ lệ chi phí trên doanh thu, loại hình ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi trên số tiền cho vay, tỷ lê vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Ngoài ra nghiên cứu còn đưa thêm vào một yếu tố về ngành là thị phần của các ngân hàng thương mại vào phân tích

Năm 2014, nghiên cứu của Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Hồng Chuyên, đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2013 Hai nhà nghiên cứu này cũng kết luận rằng các yếu

tố từ nội bộ ngân hàng về quy mô tổng tài sản, nguồn thu từ cho vay, quy mô vốn chủ sở hữu và lợi nhuận có tác động tích cực, yếu tố bên ngoài về lạm phát thì có tác động tiêu cực lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM

Tóm lại, có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thành 2 nhóm chính:

Trang 21

- Nhóm yếu tố khách quan, yếu tố bên ngoài gồm có môi trường pháp lý, đặc điểm ngành, điều kiện kinh tế xã hội, mức độ cạnh tranh của ngành…

- Nhóm yếu tố chủ quan, yếu tố bên trong gồm có rủi ro hoạt động phát sinh từ nội bộ ngân hàng, quy mô, cơ cấu vốn, cấu trúc sở hữu, chất lượng đội ngũ lao động

2.1.3 Đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM

Thông thường cách đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thống nói chung của các nhà quản lý là đánh giá hoạt động của các ngân hàng thương mại là thông qua các chỉ tiêu tài chính Theo đó, thì các nhóm chỉ tiêu được sử dụng phổ biến như nhóm các chỉ tiêu phản ánh chi phí, nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động và nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả… Bên cạnh đó, trong nhiều nghiên cứu những năm gần đây trên thế giới hay tại Việt Nam còn áp dụng thêm các phương pháp phân tích biên hiệu quả như phân tích tham số hay phi tham số để phân tích hiệu quả hoạt hoạt động của ngân hàng Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là nên sử phương pháp nào cho phù hợp và hiệu quả, tham số hay hay phi tham số?

Theo Coelli, Rao, Donnell và Battese (2005) thì cả hai kỹ thuật đều có những ưu và nhược điểm riêng của chúng, nhưng sự lựa chọn thì còn tùy thuộc vào từng tình huống Trước hết ta xét kỹ thuật phi tham số được sử dụng rộng rãi, là DEA (Data Envelopment Analysis) Đây là một kỹ thuật quy hoạch tuyến tính để đánh giá một đơn vị ra quyết định (DMU) hoạt động tương đối so với các đơn vị ra quyết định khác trong mẫu như thế nào Cụ thể, đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, DEA đo hiệu quả của một đối tượng ngân hàng bằng tỷ lệ giữa chi phí của một ngân hàng so với chi phí của đơn vị ngân hàng có hoạt động tốt nhất trong mẫu Kỹ thuật này tạo ra một tập hợp biên các ngân hàng hiệu quả và so sánh nó với các ngân hàng không hiệu quả để xác định mức độ hiệu quả trong hoạt động của các ngân hàng DEA không đòi hỏi xác định dạng hàm đối với biên hiệu quả và cho phép kết hợp nhiều đầu vào và nhiều đầu ra trong việc tính mức độ hiệu quả Tuy nhiên, một nhược điểm của phân tích DEA là nó không cho phép bất kỳ lỗi nào

Trang 22

trong dữ liệu, điều này có nghĩa là không có sai số ngẫu nhiên hoặc sai số phép đo trong số liệu Nói cách khác, bất kì một đơn vị dữ liệu lỗi nào đều được công nhận

là không hiệu quả Các chi tiết về phương pháp này còn được đề cập trong nghiên cứu của Styrin (2005), và Kuo, Li, Wang (2008)

Trong khi đó, phương pháp tham số được sử dụng phổ biến là SFA (Stochastic frontier Appoach) cũng được sử dụng trong nhiều nghiên cứu Cụ thể, trong nghiên cứu của Berger & Humphrey (1997) khi khảo sát, đánh giá 130 nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính tại 21 quốc gia trên thế giới, khoảng 60 nghiên cứu sử dụng phương pháp tham số, hầu hết trong số đó là SFA và phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu còn lại là phi tham số SFA đo hiệu quả của một đối tượng ngân hàng bằng cách xác định một dạng hàm cho các chi phí, lợi nhuận, hay mối quan hệ sản xuất giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra và các yếu tố môi trường, và cho phép sai số ngẫu nhiên (Berger & Humphrey 1997)

Ngoài ra, trong phân tích SFA, một ngân hàng được cho là không hiệu quả nếu chi phí của nó là cao hơn so với chi phí dự đoán cho một ngân hàng hiệu quả khi các yếu tố đầu ra và kết hợp giá đầu vào như nhau và sự khác nhau này không thể được giải thích do nhiễu thống kê và các sai số ngẫu nhiên ở đây có thể hoặc là một giá trị dương hoặc là một giá trị âm Trong hàm chi phí, các giá trị không hiệu quả là luôn luôn dương vì nó làm tăng chi phí Sau này, Battese và Coelli (1995) mở rộng

và cải thiện SFA để đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng được chính xác hơn Tuy nhiên, theo Coelli, Rao, Donnell và Battese (2005), SFA cũng có một số nhược điểm khác là cách tiếp cận này đòi hỏi phải chỉ định được một dạng hàm cụ thể và phân phối của nhiễu phi hiệu quả, nếu việc chỉ định dạng hàm này không đúng sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số hiệu quả ước lượng được Đồng thời, cách tiếp cận này đòi hỏi người sử dụng phải có một số kiến thức nhất định về toán học

Tóm lại, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau, vì vậy tùy thuộc vào điều kiện cho phép mà các nhà nghiên cứu sẽ chọn phương pháp phù hợp để đánh

Trang 23

giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp Bảng tóm tắt một số nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp SFA và DEA được trình bày trong bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Một số nghiên cứu sử dụng SFA và DEA

Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA Berger và Deyoung (1997); Tahir và

Mongid (2015); Nguyễn Phạm Thiên Thanh và Nghiêm Hồng Sơn (2013); Deelchand và Padgett (2009); Kwan và Eisenbeis (1997); Altunbas, Carbo, Gardener và Molyneux (2007); Fiordelisi, Marques-Ibanez và Molyneux

2.2 Tổng quan về rủi ro hoạt động của NHTM

2.2.1 Khái niệm về rủi ro

Rủi ro được các học giả định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, theo nhiều trường phái khác nhau Knight (1921) một học giả người Mỹ, định nghĩa “Rủi ro là sư bất trắc có thể đo lường được” Willet (1951) thì cho rằng "rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi" Một học giả khác người Anh là McCarty (1986) quan niệm "rủi ro là một tình trạng trong đó biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được"

Trong kinh tế học, tài chính rủi ro cũng được nhiều học giả định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Trong từ điển tài chính của Collin (1999), “Rủi ro có thể được định nghĩa là khả năng gánh chịu thiệt hại của một chủ thể” Đoàn Thị Hồng Vân (2002), thì định nghĩa rủi ro trong kinh doanh là sự tổn thất về tài sản, các nguồn lực; sự giảm sút về lợi nhuận hay những yếu tố xảy ra ngoài ý muốn, tác động xấu đến hoạt

Trang 24

động sản xuất kinh doanh và quá trình tồn tại, phát triển của doanh nghiệp Thông thường trong kinh doanh, rủi ro được đo lường bằng độ lệch chuẩn giữa lợi nhuận thực tế và mức lợi nhuận dự kiến của chủ thể Mức biến động lợi nhuận càng lớn nghĩa là sự không chắc chắn càng nhiều thì nguy cơ rủi ro càng cao

Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, do vậy những rủi ro đối với hoạt động ngân hàng cũng vì thế mà mang tính đặc thù Cũng có nhiều khái niệm được đưa ra về rủi ro hoạt động của ngân hàng hay rủi ro tác nghiệp, trong đó định nghĩa có thể nói chung nhất được đề cập trong Basel 2 Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thì rủi ro tác nghiệp (hay còn gọi là rủi ro hoạt động) là rủi ro gánh chịu những khoản thua lỗ bắt nguồn trực tiếp hay gián tiếp từ sự thiếu hiệu quả hay không hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, của nguồn nhân lực hay từ các sự kiện bên ngoài (Basel Committee on Banking Supervision, 2001) Tuy nhiên, Ủy ban Basel khuyến nghị chung đối với NHTM là, dù định nghĩa về rủi ro của mình là

gì, điều quan trọng là ngân hàng phải hiểu rõ và nắm vững bản chất của rủi ro vận hành, vì chỉ có thế ngân hàng mới tự xây dựng cho mình hệ thống kiểm soát rủi ro

và phân loại rủi ro có hiệu quả

Theo đó, thì cũng có nhiều cách để phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tùy thuộc vào mục địch của việc nghiên cứu, phân tích Theo Joel Bessis (2002), thì rủi ro trong hoạt động ngân hàng được phân loại như sau:

Trang 25

Hình 2.1: Phân loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

Nguồn: Risk Management in Banking, Joel Bessis (2002)

Với chức năng là trung gian tài chính, hoạt động tín dụng luôn là nguồn thu chủ yếu

và chiếm tỷ trọng cao nhất của các NHTM Vì vậy, rủi ro tín dụng luôn luôn là loại rủi ro mà các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị ngân hàng quan tâm hàng đầu Ngoài

ra, từ các định nghĩa chung về rủi ro hay định nghĩa về rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo Ủy ban Basel, có thể thấy rằng rủi ro tổng thể, rủi ro hoạt động hay rủi ro tác nghiệp, loại rủi ro tổng hợp tất cả những tác động của những loại rủi ro mà NHTM phải gánh chịu trong quá hoạt động, làm thay đổi mức lợi nhuận thực tế, khả năng sinh lời thực tế của các NHTM so với mức kỳ vọng

Trang 26

2.2.2 Các nhân tố tác động lên rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại

Mă ̣c dù trong những năm gần đây các hoa ̣t đô ̣ng ngân hàng phi truyền thống dần được ưu tiên phát triển, nhưng tín du ̣ng vẫn là hoa ̣t đô ̣ng chủ yếu, chiếm phần lớn trong tỷ tro ̣ng doanh thu của các NHTM Vì vâ ̣y, trong luâ ̣n văn này ho ̣c viên vẫn chủ yếu đánh giá mối quan hê ̣ giữa rủi ro và hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng dựa trên rủi ro tín

du ̣ng Bên ca ̣nh đó, ho ̣c viên còn sử du ̣ng rủi ro tổng thể như là mô ̣t biến để đánh giá mối quan hê ̣ giữa rủi ro và hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng, mô ̣t mă ̣t là đánh giá mối quan hê ̣ giữa rủi ro tổng thể và hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng, mă ̣t khác là để kiểm tra tính bền vững của kết quả đi ̣nh lượng mô hình về mối quan hê ̣ giữa hiê ̣u quả và rủi ro hoa ̣t đô ̣ng, dựa trên các nghiên cứu có liên quan như Tan và Floros (2013), Nguyễn Phạm Thiên Thanh và Nghiêm Hồng Sơn (2013)

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố tác động lên rủi ro trong hoạt động ngân hàng, Jahankhani và Lynge (1980), Lee và Brewer (1985), cho rằng rủi ro bị ảnh hưởng mạnh từ hành vi, quyết định quản lý của các nhà quản trị ngân hàng, các hành vi này được phản ánh cụ thể trên báo cáo tài chính của các ngân hàng, có thể thấy các chỉ số tài chính kế toán được xem là một công cụ hữu hiệu để hiểu rõ các quyết định này

Xét về rủi ro tổng thể, khi nghiên cứu dựa trên 95 ngân hàng thương mại, gia đoạn 1972-1976, Jahankhani và Lynge (1980) cho rằng, tỷ lệ chi trả cổ tức, biến động trong tiền gửi và thu nhập, quy mô vốn, dự phòng rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đều có tác động đến rủi ro tổng thể của ngân hàng Theo Lee và Brewer (1985), các yếu tố về quy mô tổng tài sản, thu nhập từ nước ngoài, rủi ro tiền gửi ngoại hối, biến động trong nguồn vốn đều có tác động đến rủi ro tổng thể

Theo kết quả nghiên cứu của Salkeld (2011) cho thấy các yếu tố về quy mô tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, tăng trưởng GDP, tăng trưởng cung tiền thì có tác động ngược chiều lên rủi ro tổng thể Trong khi đó các yếu tố về dự phòng rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản, thì có tác động ngược lại

Trang 27

Gần đây năm 2013 trong các nghiên cứu của Tan và Floros (2013), khi sử dụng 3 chỉ số về rủi ro tổng thể (Z-score, biến động trong ROA, biến động trong ROE) để đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro và hiêu quả hoạt động, bên cạnh các kết quả chính, thì qua thực nghiệm trên 101 ngân hàng tại Trung Quốc giai đoạn 2003-2009, cho thấy các yếu tố về vốn, quy mô tài sản, khả năng thanh khoản, mức độ tăng trưởng ngành, lạm phát cũng có tác động lên rủi ro tổng thể Tương tự với nghiên cứu trên, khi sử dụng cùng độ đo và nghiên cứu dựa trên các ngân hàng tại Ấn Độ, Nguyễn Phạm Thiên Thanh và Nghiêm Hồng Sơn (2013), kết quả thực nghiệm cho thấy các vấn đề về hiệu quả, quy mô tài sản, quy mô vốn hay lạm phát cũng có tác động lên rủi ro tổng thể

Khi xét về rủi ro tín dụng, cũng có nhiều nghiên cứu xác định được các yếu tố tác động đến vần đề này Cụ thể, Dựa trên các số liệu của 27 NHTM nhà nước nắm quyền chi phối tại Ấn Độ, giai đoạn 1994 – 2005, hai tác giả này đã kết luận rằng tăng trưởng tín dụng và quy mô tài sản ngân hàng, chi phí hoạt động và tăng trưởng GDP có tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng

Aemiro và Rafisa (2014), kết luận rằng tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng, trong khi sự hoạt động không hiệu quả và mối quan hệ sở hữu có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng Trong khi đó, Mehmed (2014) lại kết luận rằng, rủi ro tín dụng có quan hệ nghịch chiều với tăng trưởng tín dụng, sự không hiệu quả trong hoạt động ngân hàng, trong khi đó khả năng sinh lời, thanh khoản, tỷ lệ tổng cho vay trên tổng vốn huy động, lãi suất huy động và tỷ lệ dự trữ lại có quan hệ cùng chiều

Cũng trong năm 2014, Vasiliki, Athanasios và Bellas, tiến hành nghiên cứu dựa trên các ngân hàng khu vực đồng tiền chung châu Âu giai đoạn 2000-2008, kết quả cho thấy rằng, rủi ro đã bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố vĩ mô như nợ công, tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp Bên cạnh đó, các yếu tố về nội bộ ngân hàng như tỷ

lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu của những năm trước, quy mô vốn chủ sở hữu cũng có tác động đến rủi ro tín dụng

Trang 28

Ngoài ra, ta ̣i Viê ̣t Nam, khi phân tích các yếu tố tác đô ̣ng lên rủi ro tín du ̣ng, Võ Thi ̣ Quý và Bùi Ngo ̣c Toản (2014) đã cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP giảm, tăng trưởng tín dụng, kết hợp với những khoản cho vay chất lượng thấp trước đó đã làm gia tăng rủi ro tín dụng của các NHTM

Nhìn chung thì có nhiều yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng cũng như rủi ro tổng thể trong hoạt động ngân hàng, các yếu tố được phân vào các nhóm như điều kiện vĩ

mô, thể chế của từng quốc gia và điều kiện nội bộ của từng ngân hàng cũng như ngành ngân hàng hàng… Cũng tùy thuộc vào cơ sở dữ liệu mà các nghiên cứu tiến hành đánh giá các tác động của các yếu tố lên rủi ro trong hoạt động ngân hàng

2.2.3 Đo lường rủi ro

Trong quá trình hoa ̣t đô ̣ng NHTM phải đối mă ̣t với nhiều loa ̣i rủi ro và tùy theo loại rủi ro mà sẽ có cách đo lường khác nhau Như đã giới thiê ̣u trong mu ̣c 2.2.2, trong nghiên cứu này học viên chủ yếu tâ ̣p trung vào 2 loại rủi ro là rủi ro tín dụng và rủi

ro tổng thể tác động lên hiệu quả hoạt động của các NHTM Nhìn chung, thì có nhiều cách đo lường khác nhau đối với hai loại rủi ro này, tùy thuộc vào nguồn dữ liệu sẵn có, hướng nghiên cứu cũng như cách tiếp cận của từng nhà nghiên cứu mà

sẽ có những các đo lường khác nhau Cụ thể, tác giả cũng giới thiệu một số cách đo lường rủi ro trong các nghiên cứu trước đây trong bảng sau:

Bảng 2.2: Một số cách đo lường rủi ro trong các nghiên cứu trước đây

và Molyneux (2007)

Tỷ lệ nợ xấu NPL Tỷ lệ nợ xấu trên

tổng dư nợ

Berger và DeYoung (1997); Fiordelisi, Marques-Ibanez

Trang 29

và Molyneux (2011); Tahir và Mongid (2015); Kwan và Eisenbeis (1997); Das và Ghosh (2004)

sở hửu/tổng tài sản))/ độ lệch chuẩn của ROA

Tan và Floros (2013); Nguyễn Phạm Thiên Thanh

và Nghiêm Hồng Sơn (2013) Biến động của

Độ lệch chuẩn của

ROE

Tan và Floros (2013); Nguyễn Phạm Thiên Thanh

và Nghiêm Hồng Sơn (2013)

2.3 Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động trong các nghiên cứu trước đây

2.3.1 Nền tảng lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động

Dựa trên những nghiên cứu trước đây, ta dễ dàng có thể thấy rằng hai yếu tố rủi ro

và hiệu quả hoạt động có sự liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Cụ thể, trong nghiên cứu của Berger và DeYoung (1997), hai tác giả này cũng đánh giá mối quan hệ của hiệu quả và rủi ro hoạt động dựa trên cơ sở bốn giả thuyết được đề xuất

là “bad luck”, “bad management”, “skimping” và “moral hazard” Chi tiết về các giả thuyết cu ̣ thể được đề câ ̣p như sau:

Trang 30

- Giả thuyết “bad management”, được hiểu là nếu hiệu quả trong việc sử dụng chi phí giảm sẽ dẫn đến sự gia tăng mức độ rủi ro Các ngân hàng có cơ chế quản lý kém thường không kiểm soát tốt chi phí hoạt động cũng như không giám sát tốt người đi vay, do đó làm tăng nguy cơ dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng chi phí, theo đó các ngân hàng hoạt động càng không hiệu quả thì chi phí phát sinh sẽ càng cao Do các vấn đề về tín dụng, vận hành, thị trường và các vấn đề về uy tín, việc suy giảm trong hiệu quả hoạt động sẽ đưa các ngân hàng đến xu hướng cho vay và đầu tư trên những danh mục đầu tư kém, dẫn tới hiệu quả thu nhập thấp Để nâng cao hiệu quả kinh tế thấp đang hiện hữu, các ngân hàng quản lý kém có xu hướng chấp nhận rủi ro bổ sung, dẫn đến sự gia tăng về nguy cơ vỡ

nợ

- Giả thuyết “bad luck”, có nô ̣i dung ngược lại với giả thuyết “bad management”

về mặt thời gian, rằng việc gia tăng những rủi ro trong hoạt động sẽ dẫn đến việc suy giảm hiệu quả kinh tế, các tác động ngoại sinh sẽ có ảnh hưởng hơn là kỹ năng của nhà quản lý hay việc ưa chuộng các khoản vay có rủi ro cao, trong việc gia tăng chi phí phát sinh và nỗ lực của nhà quản lý Cụ thể, có thể hiểu các tác động ngoại sinh ở đây là suy thoái kinh tế, nền kinh tế suy thoái sẽ dẫn đến việc giảm chất lượng tài sản, doanh nghiệp đi vay có nguy cơ mất khả năng thanh khoản, khiến các khoản nợ còn tồn lại càng giảm chất lượng, đẩy các nhà quản

lý ngân hàng phải gia tăng việc phân bổ nguồn lực vào nhân sự giám sát các khoản vay, công tác thu hồi nợ, xử lý tài sản thế chấp nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất Như một hậu quả tất yếu, việc gia tăng này sẽ dẫn đến việc gia tăng chí phí điều hành bổ sung, giảm thu nhập và cuối cùng là giảm hiệu quả hoạt động

- Giả thuyết “Moral hazard”, cho rằng khi các ngân hàng có mức vốn thấp hay hiệu quả hoạt động thấp các nhà quản lý ngân hàng có xu hướng khuyến khích các khoản vay có rủi ro hơn, kỳ vọng một mức lợi nhuận cao hơn, dẫn đến hậu quả là nợ xấu tăng cao hơn, làm gia tăng rủi ro Vì vậy, trong thực tế và cụ thể là tại Việt Nam, các NHTM bị buộc buộc phải giữ một mức vốn cao hơn mức vốn

Trang 31

pháp định theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng cũng hạn chế việc này nhằm hạn chế phát sinh chi phí phát hành cổ phần mới Ngoài ra, các vấn đề về “Moral hazard” làm gia tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng còn phát sinh bởi các nguyên nhận từ tình trạng bất cân xứng thông tin trong cho vay hay vấn đề chi phí đại diện

- Cuối cùng là giả thuyết “Skimping, cho rằng việc gia tăng trong hiệu quả sử dụng chi phí sẽ làm gia tăng rủi ro và nguy cơ phá sản Lý do ở đây có thể là các ngân hàng có xu hướng giảm bớt việc phân bổ chi phí vận hành bằng cách giảm giảm sát tín dụng, thẩm định tài sản thế chấp và các hoạt động marketing nhằm cải thiện hiệu quả kinh tế hơn Ở đây, sự lựa chọn quan trọng của các ngân hàng nằm trong sự cân bằng giữa chi phí kinh doanh ngắn hạn và các vấn đề hiệu suất cho vay trong tương lai Tuy nhiên, sự cải thiện trong hiệu quả kinh tế do tiết kiệm chi phí có thể đạt được chỉ trong thời gian ngắn, hậu quả của tiết kiệm chi phí là sự suy giảm về chất lượng của các khoản vay cũng như các khoản đầu tư,

dễ dàng dẫn đến nguy cơ phá sản cao hơn

Tóm lại, 4 giả thuyết này đã bao hàm hai chiều tác động trọng mối quan hệ giữa rủi

ro và hiệu quả Cụ thể:

- Khi kiểm định tác động của hiệu quả lên rủi ro, ta có thể sử dụng ba giả thuyết

“bad management”, “moral hazard” và “skimping” Trong đó, ở giả thuyết “bad management”, với việc quản lý kém hiệu quả, hiệu quả giảm làm gia tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Đối với giả thuyết “moral hazard”, khi hoạt động với hiệu quả kém hơn, nhằm gia tăng lợi nhuận, hiệu quả, các nhà quản trị ngân hàng có xu hướng gia tăng đầu tư, cho vay vào các danh mục rủi

ro cao, làm gia tăng rủi ro hoạt động Trong khi đó, ở giả thuyết “skimping”, việc tiết kiệm các chi phí giám sát, vận hành, giảm thiểu chi phí đầu vào, nhằm gia tăng hiệu quả chi phí, đã gây ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản tín dụng làm gia tăng rủi ro

Trang 32

- Về tác động của rủi ro lên hiệu quả, ở đây ta sử dụng giả thuyết “bad luck” Với giả thuyết “bad luck”, thì việc gia tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh do tác động từ các yếu tố bên ngoài, làm gia tăng các các khoản chi phí dự phòng giám sát cho vay, làm giảm hiệu quả chi phí

Nhìn chung, khi nghiên cứu về hai yếu tố hiệu quả và rủi ro, các nghiên cứu thường

áp dụng 4 giả thuyết này để tiến hành kiểm định, cụ thể là trong các nghiên cứu của Fiordelisi, Marques-Ibanez và Molyneux (2011); Tahir và Mongid (2015); Kwan và Eisenbeis (1997); Das và Ghosh (2004) William (2004); Tan và Floros (2013); Altunbas, Carbo, Gardener và Molyneux (2007) …

Và trong nghiên cứu này, một lần nửa học viên tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động dựa trên 4 giả thuyết “bad luck”, “bad management”, “skimping” và “moral hazard” được đề xuất bởi Berger và DeYoung (1997)

2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Rủi ro là vấn đề quan tâm hàng đầu trong hoạt động của các NHTM, có thể thấy rằng rủi ro ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động của các NHTM, từ các hoạt huy động vốn đến sử dụng vốn cùng các nghiệp vụ khác, cho nên tác động của rủi ro ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia đã có những nhận định khác nhau về mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

Theo Berger và DeYoung (1997) khi sử dụng phương pháp kiểm định nhận quả Granger đối với các ngân hàng tại Mỹ giai đoạn 1985-1994 và Williams (2004) sử dụng cùng phương pháp khi kiểm định trên các ngân hàng tại châu Âu giai đoạn 1990-1998, đã tìm thấy bằng chứng về giả thuyết “bad management”, cho rằng đối với những ngân hàng hoạt động với hiệu quả càng thấp thì thì chi phí phát sinh sẽ cao hơn, vì thực tế cho rằng những khoản tín dụng được thống kê và chi phí hoạt động không được kiểm soát một cách hiệu quả Và những vấn đề liên quan đến tín

Trang 33

dụng, vận hành, thị trường cũng như các vấn đề về uy tín, giảm hiệu quả hoạt động

sẽ dẫn đến việc gia tăng trong rủi ro hoạt động ngân hàng Từ đó sẽ dẫn đến hệ quả

là càng gia tăng có khoản vay có rủi ro càng làm giảm hiểu quả hoạt động của ngân hàng

Cũng tìm ra bằng chứng cũng cố thêm cho giả thuyết “bad management”, Fiordelisi, Marques-Ibanez và Molyneux (2011), khi sử dụng phương pháp hồi quy moment tổng quát (GMM) để đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và rủi

ro tại các ngân hàng thương mại châu Âu giai đoạn 1995-2007 cũng nhận định rằng các ngân hàng hoạt động không hiệu quả thường khi có rủi ro cao hơn và qui mô vốn lớn hơn thì hoạt động hiệu quả hơn

Khi xét về giả thuyết “moral hazard” trong hoạt động ngân hàng, trong một nghiên cứu khác, khi nghiên cứu trên 352 tố chức ngân hàng tại Mỹ giai đoạn 1986-1995, Kwan và Eisenbeis (1997) tìm thấy một đóng góp nhằm làm rõ thêm về sự kém hiệu quả trong hoạt động do rủi ro cho giả thuyết “moral hazard”, rằng những ngân hoạt động với hiệu quả thấp thì có nhiều rủi ro hơn là các ngân hàng hoạt động với hiệu quả cao

Tại khu vực châu Á gần đây khi xét về giả thuyết “moral hazard” thì có nghiên cứu của Deelchand và Padgett (2009) khi nghiên cứu trên 263 ngân hàng hợp tác xã tại Nhật Bản, giai đoạn 2003 – 2006, hai nhà nghiên cứu này cho rằng do tác động của rủi ro đạo đức tồn tại trong hệ thống ngân hàng tại Nhật, vì vậy các ngân hàng này hoạt động càng không hiệu quả khi càng có nhiều vốn và đối mặt với nhiều rủi ro hơn Một nghiên cứu tại một quốc gia khác là Ấn Độ cùng cho kết quả tương tự của Das và Ghosh (2004) khi sử dụng phương pháp hồi quy moment tổng quát (GMM)

để kiểm định trên 243 ngân hàng tại Ấn Độ

Một nghiên cứu khác, sử dụng hai chỉ số khác nhau về hiệu quả hoạt động ngân hàng bằng phương pháp phân tích hiệu quả SFA và ba chỉ số về rủi ro ngân hàng nghiên cứu trên 40 ngân hàng tại Ấn Độ giai đoạn 1994-2011 dựa trên phương pháp hồi quy bình phương bé nhất 3 giai đoạn (3SLS), thực hiện bởi Nguyễn Phạm

Trang 34

Thiên Thanh và Nghiêm Hồng Sơn (2013) Hai tác giả này đã tìm ra các bằng chứng củng cố thêm cho giả thuyết “bad management” ở các ngân hàng tư nhân cũng như các ngân hàng nhà nước Cụ thể, khi hiệu quả chi phí giảm sẽ dẫn đến sự gia tăng về rủi ro Trong khi đó, chỉ xuất hiện ở các ngân hàng nhà nước, các bằng chứng củng cố thêm cho 2 giả thuyết “bad luck” và “skimping” Cụ thể, một sự gia tăng trong rủi ro sẽ dẫn đến sự suy giảm trong hiệu quả chi phí (“bad luck”), trong khí đó một sự gia tăng hiệu quả lợi nhuận sẽ dẫn đến việc gia tăng của rủi ro (“skimping”)

Trái ngược với nhận định được đưa ra bởi các nghiên cứu trên thì Altunbas, Carbo, Gardener và Molyneux (2007), khi sử dụng phương pháp hồi quy Seeming Unrelated Regression (SUR) để tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa vốn, dự phòng rủi ro và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng châu Âu giai đoạn 1992-2000 lại cho rằng các ngân hàng hoạt động với hiệu quả càng cao lại càng có rủi ro hơn, trong khi đó các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả với nguồn vốn lớn lại ít phải đối mặt với rủi ro hơn

Trong nghiên cứu của Mongid, Tahir và Haron (2012), bằng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu ba giai đoạn (3SLS), dựa trên các ngân hàng tại 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2003-2008, đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa hiệu quả và rủi ro, đặc biệt trong nghiên cứu này các tác giả đã sử dụng biến tổng chi phí trên tổng thu nhập để đo lượng sự không hiệu quả trong hoạt động ngân hàng, khác với các nghiên cứu khác đều sử dụng phương pháp định lượng như SFA hoặc DEA để xác định các chỉ số hiệu quả Các nhà nghiên cứu này kết luận rằng, các ngân hàng càng hoạt động không hiệu quả thì càng thận trọng hơn trong việc cho vay đặc biệt là các ngân hàng quy mô nhỏ bị hạn chế trong khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư, vì vậy mà rủi ro phải gánh chịu cũng giảm

Một nghiên cứu khác tại Đông Nam Á, cũng từ hai nhà nghiên cứu Tahir và Mongid (2015), đã sử dụng phương pháp phân tích tham số (SFA) để xác định hiệu quả hoạt động ngân hàng và đánh giá mối quan hệ giữa 3 yếu tố vốn hiệu quả và rủi

Trang 35

ro bằng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu ba giai đoạn (3SLS), dựa trên

số liệu các ngân hàng tại 6 quốc gia giai đoạn 2003-2008 Kết quả nghiên cứu này cũng đã góp phần cũng cố thêm kết quả nghiên cứu trước đó của hai nhà nghiên cứu này và hai nhà nghiên cứu này cũng kết luận rằng, có một mối quan hệ tương quan dương giữa 2 yếu tố rủi ro và hiệu quả Cụ thể, các ngân hàng hoạt động càng hiệu quả thì càng chấp nhận nhiều rủi ro và ngược lại các ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì hoạt động càng hiệu quả

Dựa trên số liệu thường niên của 101 ngân hàng giai đoạn 2003-2009 tại Trung Quốc, Tan và Floros (2013) đã sử dụng ba chỉ số khác nhau về hiệu quả, năng suất hoạt động ngân hàng được xác định bằng phân tích phi tham số DEA và bốn chỉ số

về rủi ro ngân hàng Ứng dụng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất 3 giai đoạn (3SLS) hai nhà nghiên cứu này kết luận rằng, các ngân hàng hoạt động càng hiệu quả thì càng ưa chuộng với rủi ro (cùng chiều) và ngược lại các ngân hàng có hiệu quả kém sẽ càng e ngại né tránh rủi ro hơn (ngược chiều)

Tại Việt Nam, được đăng trên tạp chí Công Nghệ Ngân Hàng, khi sử du ̣ng mô hình hồi quy Tobit dựa trên số liê ̣u của 39 NHTM Viê ̣t Nam giai đoa ̣n 2005-2012, để xác đi ̣nh các yếu tố ảnh hưởng đến hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng của các NHTM Viê ̣t Nam, thông qua 2 chỉ tiêu ROA VÀ ROE, Tri ̣nh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) đã cho ra kết quả rằng, các chỉ tiêu như tổng chi phí hoa ̣t đô ̣ng trên doanh thu, rủ i ro (tỷ lê ̣ nợ xấu) có tương quan nghi ̣ch với hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng; tỷ lê ̣ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuâ ̣n trên tổng tài sản càng cao, nhưng la ̣i làm lợi nhuâ ̣n trên vốn chủ sở hữu giảm; tỷ lê ̣ cho vay trên tổng tài sản thì có tương quan thuâ ̣n với hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng Ngoài ra, các NHTM nhà nước hoa ̣t đô ̣ng kém hiê ̣u quả hơn các NHTM khác

Ngược la ̣i, Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2014), cũng đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 19 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2013 Kết quả cho thấy rằng, rủi ro, ở đây cũng được đo lường

Trang 36

bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL) có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Trang 37

Bảng 2.3: Trích dẫn một số kết quả nghiên cứu trước đây

Tìm thấy bằng chứng về giả thuyết “bad management”, cụ thể là khi giảm hiệu quả hoạt động sẽ dẫn đến gia tăng rủi ro

Và ngược lại khi càng chấp nhận các khoản vay có rủi ro thì

sẽ dẫn đến hiệu quả giảm

Williams (2004) Dựa trên các số liệu của các ngân hàng tại

châu Âu giai đoạn 1990-1998

Bình phương nhỏ nhất (OLS)

Tìm thấy bằng chứng về giả thuyết “moral harzard”, rằng những ngân hoạt động với hiệu quả thấp thì có nhiều rủi ro hơn là các ngân hàng hoạt động với hiệu quả cao

Tìm thấy bằng chứng về giả thuyết “moral harzard”, khi tăng trưởng quá mức trong tín dụng dẫn đến sự gia tăng về rủi ro hoạt động

Tìm thấy bằng chứng về giả thuyết “moral harzard”, tồn tại trong hệ thống ngân hàng tại Nhật, vì vậy các ngân hàng này hoạt động càng không hiệu quả khi càng có nhiều vốn và đối mặt với nhiều rủi ro hơn

Tìm thấy bằng chứng về giả thuyết “bad management”, cho rằng các ngân hàng hoạt động không hiệu quả thường khi có rủi ro cao hơn và qui mô vốn lớn hơn thì hoạt động hiệu quả hơn

Trang 38

Tìm ra các bằng chứng củng cố thêm cho giả thuyết “bad management” ở các ngân hàng tư nhân cũng như các ngân hàng nhà nước Cụ thể, khi hiệu quả chi phí giảm sẽ dẫn đến

sự gia tăng về rủi ro Trong khi đó, chỉ xuất hiện ở các ngân hàng nhà nước, các bằng chứng củng cố thếm cho 2 giả thuyết “bad luck” và “skimping” Cụ thể, một sự gia tăng trong rủi ro sẽ dẫn đến sự suy giảm trong hiệu quả chi phí (“bad luck”), trong khí đó một sự gia tăng hiệu quả lợi nhuận sẽ dẫn đến việc gia tăng của rủi ro (“skimping”) Tri ̣nh Quốc Trung và

Nguyễn Văn Sang

Kết quả nghiên cứu cho rằng các ngân hàng hoạt động với hiệu quả càng cao lại càng có rủi ro hơn, trong khi đó các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả với nguồn vốn lớn lại ít phải đối mặt với rủi ro hơn

Mongid, Tahir và Haron

(2012)

Dựa trên các số liệu của các ngân hàng tại 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2003-2008

Bình phương tối thiểu ba giai đoạn (3SLS)

Kết quả nghiên cứu cho rằng các ngân hàng càng hoạt động không hiệu quả thì càng thận trọng hơn trong việc cho vay đặc biệt là các ngân hàng quy mô nhỏ bị hạn chế trong khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư, vì vậy mà rủi ro phải gánh chịu cũng giảm

Trang 39

Tan và Floros (2013)

Dựa trên số liệu thường niên của 101 ngân hàng giai đoạn 2003-2009 tại Trung Quốc

Bình phương tối thiểu ba giai đoạn (3SLS)

Kết quả nghiên cứu kết luận rằng, các ngân hàng hoạt động càng hiệu quả thì càng ưa chuộng với rủi ro (cùng chiều) và ngược lại các ngân hàng có hiệu quả kém sẽ càng e ngại né tránh rủi ro hơn (ngược chiều)

Thân Thị Thu Thủy và

Nguyễn Thị Hồng

Chuyên (2014)

Dựa trên số liệu thường niên của 19 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2013

Mô hình Tobit Kết quả nghiên cứu kết luận rằng, có tác động cùng chiều

lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Tahir và Mongid (2015)

Dựa trên 633 quan sát số liệu các ngân hàng tại 6 quốc tại Đông Nam Á, gia giai đoạn 2003-2008

Bình phương tối thiểu ba giai đoạn (3SLS)

Kết quả nghiên cứu cho rằng các ngân hàng hoạt động càng hiệu quả thì càng chấp nhận nhiều rủi ro và ngược lại các ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì hoạt động càng hiệu quả

Trang 40

Và nhìn chung, đã có 2 luồng ý kiến trái chiều dựa trên những kết quả nghiên cứu

về mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động ngân hàng được giới thiệu ở trên Vậy câu hỏi vẫn đặt ra ở đây, liệu một nền kinh tế với hệ thống ngân hàng còn nhiều yếu kém, đang phát triển như Việt Nam, mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động sẽ như thế nào, là ngược chiều như trong nghiên cứu Berger và DeYoung (1997) hay cùng chiều như trong nghiên cứu Tan và Floros (2013) Và đây cũng là nội dung chính của luận văn thạc sĩ này

Kết luận chương 2

Nô ̣i dung chương 2 đã nêu ra các lý thuyết cơ bản về hiệu quả và rủi ro trong hoạt động của các NHTM Nghiên cứu cũng tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để chỉ ra các nhân tố tác động lên hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực cũng như rủi ro trong hoạt động của NHTM Cuối cùng nghiên cứu cũng đã chỉ ra được mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực của các NHTM của một quốc gia thông qua các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới

Ngày đăng: 10/08/2017, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w