Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
38,21 KB
Nội dung
RỦIROTÍNDỤNGTRONGHOẠTĐỘNGCỦANHTM Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính tiền tệ trong nền kinh tế với các hoạtđộng kinh doanh chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng, trên cơ sở đó tiến hành các hoạtđộng cho vay và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Thực tế hoạtđộng cho vay là nghiệp vụ đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng thương mại. 1.1. TÍNDỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦATÍNDỤNGTRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1. Khái niệm tíndụng ngân hàng Tíndụng là hoạtđộng kinh tế ra đời từ rất sớm dưới hình thức tíndụng nặng lãi trong điều kiện sản xuất thấp kém. Cùng với sự phát triển của xã hội, tíndụng có các bước phát triển vượt bậc. Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức kinh tế hoạtđộng độc lập và giữa chúng có mối quan hệ với nhau thông qua trao đổi, mua bán để hình thành một hệ thống kinh tế thống nhất. Ở mỗi tổ chức kinh tế có lúc thừa, có lúc thiếu vốn, nhưng đứng trên góc độ toàn bộ nền kinh tế thì tại một thời điểm nhất định sẽ có một nhóm tổ chức kinh tế có vốn tạm thời chưa sử dụng, một nhóm khác lại có nhu cầu bổ sung vốn. Đây là hiện tượng khách quan tồn tại trong quá trình sản xuất xã hội, đồng thời đó là mâu thuẫn của quá trình tuần hoàn chu chuyển vốn. Chính điều này đòi hỏi tíndụng phải làm cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn. Tíndụng và sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định sẽ thu hồi được một lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Như vậy, thực chất tíndụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua sự vận độngcủa giá trị, vốn tíndụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và hàng hoá từ người cho vay chuyển sang người đi vay và sau một thời gian nhất định quay về với người cho vay với lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Quá trình vận độngcủa vốn được biểu hiện qua các giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Vốn được chuyển từ người cho vay sang người đi vay Khi cho vay, người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị vốn tíndụng nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như hàng hoá, máy móc, thiết bị, bất động sản . - Giai đoạn 2: Sử dụng vốn trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng Sau khi nhận được vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thoả mãn một mục đích nhất định. Ở giai đoạn này, vốn vay được sử dụng trực tiếp nếu là hàng hoá hay được sử dụng để mua hàng hoá nếu là vay bằng tiền để thoả mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùngcủa người đi vay. Tuy nhiên, người đi vay không được quyền sở hữu về giá trị đó mà chỉ được tạm thời sử dụngtrong một thời gian nhất định. Sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay. - Giai đoạn 3: Sự hoàn trả vốn Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn. Sau khi vốn đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn được người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay kèm theo một khoản lợi tức trả cho việc sử dụng vốn. Đây chính là giai đoạn quyết định buộc các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Như vậy, sự hoàn trả tíndụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận độngcủatín dụng, là điểm khác biệt giữa tíndụng với các phạm trù kinh tế khác. Tíndụng là một phạm trù kinh tế không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường, nó giúp cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế của nhà sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là người cần vốn có thể tìm kiếm vốn tíndụng theo con đường nào cho có lợi nhất. Có hai cách để bổ sung vốn tín dụng: - Theo con đường tài chính trực tiếp: Nguồn vốn có thể vận động thẳng từ người tích luỹ - là người cho vay cuối cùng đến người đi vay - người chi tiêu cuối cùng. - Theo con đường tài chính gián tiếp: Nguồn vốn vận động từ người cho vay đến người đi vay thông qua sự hoạtđộng có hiệu quả của các trung gian tài chính mà ngân hàng là tổ chức trung gian đóng vai trò quan trọng. Thông qua các nghiệp vụ nợ và nghiệp vụ có mà ngân hàng có khả năng chuyển các nguồn vốn tích luỹ sang tiêu dùng để đem lại hiệu quả hơn. Nghiệp vụ nợ là nghiệp vụ tạo vốn. Thông qua các hình thức huy động này ngân hàng tập trung được những khoản tiền nhàn rỗi không sinh lời và tiến hành phân phối lại các nguồn vốn đó qua việc thực hiện cho vay đối với nền kinh tế. Quá trình huy động vốn diễn ra liên tục, nên ngân hàng có khả năng thoả mãn nhu cầu vay của mọi đối tượng vào bất cứ lúc nào và trong một chừng mực nhất định, vốn vay không bị hạn chế về mặt thời gian và không bị hạn chế về mặt số lượng. Ở đây, với tư cách là trung gian tài chính, ngân hàng đã khắc phục được nhược điểm của hình thức tíndụng trực tiếp là sự không phù hợp về mặt số lượng cho vay và nhu cầu cần vốn, giữa thời gian tiền tệ được nhàn rỗi với thời gian cần vốn của người đi vay. Như vậy, thông qua con đường tíndụng ngân hàng, nhu cầu vốn trong nền kinh tế được đáp ứng một cách linh hoạt, kịp thời và đầy đủ nhất. 1.1.2. Hoạtđộngtíndụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường Trước khi chuyển dịch sang cơ chế thị trường, toàn bộ nền kinh tế nước ta hoạtđộng theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, hoạtđộngcủa hệ thống ngân hàng cũng chịu sự chi phối của cơ chế đó. Ngân hàng hoạtđộng theo cơ chế một cấp. Ngân hàng Nhà nước vừa đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước về lưu thông tiền tệ và tín dụng, vừa đảm nhiệm chức năng kinh doanh. Trên thực tế, ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình hoàn toàn theo sự chỉ đạo bằng kế hoạch của Nhà nước. Vốn hoạtđộngcủa ngân hàng phần lớn lấy từ nguồn cấp phát chứ không phải từ nguồn vốn huy độngtrong xã hội. Việc cho vay của ngân hàng thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước với các đối tượng cho vay theo chỉ đạo. Chính vì vậy, việc cấp tíndụng chỉ dựa trên kế hoạch và sự chỉ đạo cấp trên mà không cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng, khả năng thu hồi vốn và lãi, các khoản cho vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng không hề ảnh hưởng đến bản thân sự tồn tại cùng hoạtđộngcủa ngân hàng. Trong cơ chế thị trường, hệ thống ngân hàng được chia thành hai cấp: Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm chức năng quản lý vĩ mô và các ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Ngân hàng thương mại hoạtđộng kinh doanh độc lập trên cơ sở hạch toán lỗ lãi, "lời ăn, lỗ chịu". Nguồn vốn trong kinh doanh của ngân hàng thương mại giờ đây không còn do Nhà nước bao cấp mà phải tự huy động từ những nguồn nhàn rỗi trong xã hội, tiến hành các hoạtđộng kinh doanh mang lại lợi nhuận bù đắp các chi phí đầu vào, trên nguyên tắc phù hợp với các chế độ, chính sách kinh tế - xã hội hiện hành của Nhà nước. Hoạtđộngtíndụng là hoạtđộng kinh doanh quan trọng nhất, mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng thương mại, được thực hiện trên cơ sở tính toán về khối lượng các nguồn vốn mà ngân hàng huy động có thể sử dụng cho vay và nhu cầu về vốn tíndụngtrong xã hội. Các khoản tíndụng mà ngân hàng thương mại cấp ra phải đảm bảo được hiệu quả kinh tế, thu hồi được vốn và lãi đúng hạn. Lãi thu được không những bù đắp phần lãi mà ngân hàng phải trả cho người gửi tiền và các chi phí khác trong việc thực hiện khoản cho vay mà còn phải tạo ra lợi nhuận cho hoạtđộngtín dụng. Cũng như các doanh nghiệp khác trong cơ chế thị trường, hoạtđộngcủa ngân hàng thương mại phải chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan, trong đó có quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường luôn dẫn đến kết quả một người thắng và nhiều kẻ thất bại. Và cạnh tranh là quá trình diễn ra liên tục, các doanh nghiệp luôn phải cố gắng để là người chiến thắng. Ngược lại, điều đó cũng thể hiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro, thất bại. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế luôn phải đương đầu với áp dụngcủa cạnh tranh và hoạtđộngcủa nó chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro. Rủiro có thể xảy ra trong bất cứ loại hình hoạtđộng nào của ngân hàng thương mại như rủiro về tín dụng, rủiro về thanh toán, rủiro về lãi suất, rủiro về tỷ giá hối đoái . Trong đó, rủirotíndụng là rủiro mà hậu quả do nó gây ra có thể tác động nặng nề đến các hoạtđộng kinh doanh khác, thậm chí đe doạ sự tồn tại của chính ngân hàng thương mại đó. 1.1.3. Đặc trưng củatíndụng - Lòng tin: Là sự tin tưởng vào khả năng hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của người đi vay đối với người cho vay. - Tính thời hạn: Là thời gian người đi vay sử dụng tiền vay. - Tính hoàn trả: Đây là đặc trưng cơ bản nhất và sự hoàn trả là tiêu chuẩn phân biệt quan hệ tíndụng với các quan hệ tài chính khác. Mặt khác, nếu không có sự hoàn trả thì đó là một quan hệ tíndụng không hoàn hảo. 1.1.4. Vai trò củatíndụng ngân hàng - Thứ nhất: Tíndụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Vấn đề thiếu vốn thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, do đó việc cấp vốn tíndụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Trong nền sản xuất hàng hoá, tíndụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động hay vốn cố định của doanh nghiệp. Vì vậy, tíndụng đã góp phần động viên vật tư hàng hoá đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. - Thứ hai: Tíndụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạtđộngcủa ngân hàng là huy động vốn tạm thời chưa sử dụng thường nằm phân tán ở khắp nơi như trong các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, trong dân cư để thực hiện cho các doanh nghiệp vay. Đầu tư tập trung là quá trình tất yếu của nền sản xuất hàng hoá, nên để tài trợ cho các ngành kinh tế tất yếu phải sử dụngtíndụng ngân hàng. - Thứ ba: Tíndụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá và luân chuyển tiền tệ. Bất cứ một nền kinh tế nào cũng cần xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch dần theo hướng đã hoạch định. Tíndụng đã trực tiếp tham gia vào quá trình luân chuyển hàng hoá và luân chuyển tiền tệ tạo điều kiện phát triển nền kinh tế, đặc biệt những ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng của Nhà nước. - Thứ tư: Tíndụng góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế. Khi có sự tài trợ của ngân hàng, mỗi doanh nghiệp phải thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và các định chế tài chính khác. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồngtín dụng, tức là phải đảm bảo hoàn trả lãi và nợ vay đúng hạn cũng như chấp hành các điều khoản khác đã ghi trong hợp đồngtín dụng. Do vậy, khi vay vốn đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. - Thứ năm: Tíndụng tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. Ngay nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới, tíndụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau. Đối với các nước đang phát triển nói chung, nước ta nói riêng, tíndụngđóng vai trò quan trọngtrong việc mở rộng xuất khẩu hàng hoá, đồng thời nhờ nguồn tíndụng bên ngoài để đáp ứng vốn cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế. Tíndụng ngày nay còn là một công cụ để các nước giúp đỡ cho các doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực để xâm nhập thị trường thế giới như tài trợ cho việc mua bán chịu hàng hoá, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu về quy mô và chất lượng của thị trường thế giới. - Thứ sáu: Tíndụng là công cụ tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. Thông qua hệ thống ngân hàng mà cụ thể là hoạtđộngtín dụng, Nhà nước sẽ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển bằng việc cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, thời hạn dài, mức vốn lớn. Bên cạnh đó, Nhà nước còn tập trung vốn tíndụng để tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành này phát triển sẽ tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khác phát triển theo. - Thứ bảy: Tíndụng ngân hàng góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chiến lược kinh tế, góp phần chống lạm phát. Tíndụng ngân hàng sẽ tạo nên các nguồn vốn từ việc huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua lãi suất linh hoạt và đầu tư vào các công trình trọng điểm mà chiến lược kinh tế đã đề ra. Hình thức huy động vốn bằng tíndụng không làm tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông nên không ảnh hưởng đến lưu thông tiền tệ và giá cả. Ngược lại, nếu Nhà nước dùng biện pháp phát hành tiền để tạo nguồn vốn đầu tư cho các công trình kinh tế thì sẽ làm tăng khối lượng tiền trong lưu thông, gây nên sự mất cân đối trong quan hệ hàng hoá - tiền tệ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và đời sống kinh tế xã hội. 1.2. RỦIRO VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦIROTRONGHOẠTĐỘNGTÍNDỤNGCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm rủirotíndụng và các loại rủirotíndụngtronghoạtđộng kinh doanh của ngân hàng thương mại Rủiro và đặc biệt là rủirotíndụng là nỗi lo thường trực của các ngân hàng và các tổ chức tài chính .Trong thời đại toàn cầu hoá, các mối quan hệ kinh tế, đầu tư thương mại thế giới ngày càng trở nên tinh vi, nhạy cảm, phức tạp và ngày càng gắn kết phụ thuộc lẫn nhau. Hoạtđộng tài chính – ngân hàng cũng bị ràng buộc chặt chẽ bởi xu thế của những quan hệ này. Mỗi sự thành công hay thất bại hoặc chỉ một sự cố nghiêm trọng nào đó xảy ra đối với một hoặc một số ngân hàng- tổ chức tài chính của một quốc gia thì lập tức sẽ có ảnh hưởng dây chuyền tới các tổ chức ngân hàng- tài chính khác của quốc gia đó. Tronghoạtđộngtíndụng ngân hàng thương mại xảy ra khi xuất hiện các biến cố làm cho bên đối tác (khách hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng vào thời điểm đến hạn. Nói cách khác, rủirotíndụng là loại rủiro chủ yếu phát sinh tronghoạtđộngtíndụngcủa ngân hàng thương mại. Rủirotíndụng là hiện tượng khách hàng vay chậm trả hoặc không trả được đầy đủ nợ gốc và lãi theo cam kết. Các khoản nợ đến hạn nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ ngay cho ngân hàng sẽ gây rủirotíndụng cho ngân hàng. Trong thực tế, không hiếm trường hợp người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với chủ nợ do các nguyên nhân khách quan hay chủ quan gây ra. Đó là các trường hợp khi đến hạn hoàn trả vốn vay, người đi vay không thể thực hiện việc trả nợ đối với người cho vay, dẫn đến các khoản nợ quá hạn. Các loại rủirotíndụngtronghoạtđộng kinh doanh của ngân hàng thương mại gồm có : - Rủirođọng vốn: Khách hàng sẽ trả nợ cho ngân hàng nhưng sau một thời gian kể từ thời điểm đáo hạn, như vậy ngân hàng sẽ gặp phải rủirođọng vốn. Đối với bản thân ngân hàng thương mại, bất kỳ khoản nợ quá hạn nào cũng dẫn đến rủiro ứ đọng vốn. Thời hạn của các khoản tíndụng cấp cho khách hàng luôn được xác định rõtrong hợp đồngtín dụng, đó chính là thời gian của một vòng quay vốn tíndụng đối với ngân hàng thương mại. Các khoản nợ quá hạn, trước hết làm cho ngân hàng thương mại không thu hồi được vốn và lãi đúng thời hạn đặt ra trong hợp đồng. Nếu có thể thu lại được toàn bộ sau một thời gian quá hạn nhất định thì điều đó cũng làm cho thời gian của một vòng quay vốn tíndụng thực tế lớn hơn vòng quay vốn tíndụng đã thoả thuận. Như vậy, nợ quá hạn đã làm giảm tốc độ chu chuyển vốn tíndụngcủa ngân hàng thương mại, dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận mang lại từ hoạtđộngtín dụng. Nợ quá hạn tronghoạtđộngtíndụngcủa ngân hàng thương mại còn gây nên hậu quả làm giảm khả năng thanh toán, thậm chí mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại. Mặt khác, ngân hàng thương mại hoạtđộng theo nguyên tắc "đi vay để cho vay", nghĩa là nguồn vốn cấp tíndụng cho khách hàng được thực hiện trên cơ sở vốn huy động được trong xã hội, nên ngân hàng thương mại phải có trách nhiệm cân đối hoạtđộng cho vay sao cho có thể đảm bảo thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi với các chủ nợ của mình. Các khoản nợ quá hạn, một mặt làm kéo dài thời hạn của các khoản tín dụng, mặt khác có khả năng dẫn đến việc mất vốn của ngân hàng thương mại và do đó có thể làm cho ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng đến hạn phải trả cho người gửi tiền nhưng vẫn chưa nhận được nợ từ người vay, làm giảm khả năng thanh toán và thậm chí có thể làm mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại. Việc bị mất khả năng thanh toán tạm thời của ngân hàng thương mại sẽ làm giảm uy tín kinh doanh của ngân hàng một cách nghiệm trọng, có thể dẫn đến hiện tượng những người gửi tiền đồng loạt đòi rút tiền, đẩy ngân hàng đến bờ vực sụp đổ phá sản. - Rủiro mất vốn: Rủiro không thu được nợ tức là ngân hàng mất vốn, lợi tức và cả chi phí trong kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ, ngân hàng mất khả năng thanh toán và thậm chí phá sản. Mặt khác, khi các doanh nghiệp không trả được nợ thì các ngân hàng buộc phải sử dụng các biện pháp đảm bảo để thu hồi nợ vay. Tuy nhiên, rủiro cũng tiềm ẩn ngay cả trong các đảm bảo nợ vay như: + Rủiro do đánh giá tài sản thế chấp và cầm cố không đúng giá trị thực, nghĩa là đánh giá giá trị của tài sản lớn hơn giá trị thực của tài sản đó. + Tài sản đảm bảo không đáp ứng nhu cầu của thị trường và khó chuyển nhượng nên muốn thanh lý tài sản thế chấp hoặc cầm cố cũng rất khó. Mặt khác, một số tài sản càng để càng bị mất giá và có thể bị hao mòn vô hình hay hữu hình, hơn nữa trong khi không bán được ngân hàng còn mất thêm chi phí bảo quản, làm tăng thêm chi phí của ngân hàng. Do vậy, rủirotíndụng gây ra tình trạng đọng vốn hay mất vốn, mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại, thậm chí có thể dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng thương mại. Sự sụp đổ của một ngân hàng thương mại trong hệ thống các ngân hàng thương mại có tác động rất mạnh, đe doạ sự tồn tại của các ngân hàng thương mại khác, nhiều khi có thể kéo theo sự sụp đổ dây chuyền của nhiều ngân hàng thương mại trong cùng hệ thống. Sự sụp đổ này sẽ làm rối loạn lưu thông tiền tệ trong nước, làm giảm giá đồng bản tệ, dẫn đến đình trệ sản xuất kinh doanh, gây khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Sự tác động này không chỉ có ảnh hưởng mạnh mẽ trong phạm vi một quốc gia mà nó có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước có liên quan, ảnh hưởng đến nền tài chính thế giới. 1.2. 2. Thiệt hại do rủiro gây ra [...]... hạn chế rủirotronghoạtđộngtíndụng 1.3.5 Phân tán rủiroTrong nền kinh tế thị trường, rủirotronghoạtđộngtíndụng không thể tránh khỏi Tuy nhiên, mức độ rủiro làm ảnh hưởng đến chất lượng tíndụng như thế nào còn phụ thuộc vào khả năng ngăn ngừa và khắc phục rủirocủa mỗi ngân hàng Phân tán rủirotrong đầu tư cũng là một biện pháp để ngân hàng hạn chế rủiro Việc phân tán rủirotrong đầu... trò củahoạtđộngtíndụngTíndụng là một hoạtđộng quan trọngtronghoạtđộng kinh doanh của ngân hàng nhưng cũng là một hoạtđộng chứa đựng nhiều rủiro nhất, rủirotronghoạtđộngtíndụng không chỉ gây thiệt hại đến bản thân doanh nghiệp, ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh tế - xã hội Xuất phát từ việc phân tích các dấu hiệu nhận biết rủi ro, các nguyên nhân dẫn đến rủirotín dụng, ... tín dụng: Lãi hoạtđộngtíndụng Tổng số lãi kinh doanh Chỉ tiêu này thể hiện vai trò củahoạtđộngtíndụngtrong tổng số các hoạtđộng sinh lời của ngân hàng Tỷ lệ này càng cao thì lợi nhuận do hoạtđộngtíndụng mang lại lớn trong tổng số lợi nhuận ngân hàng, có nghĩa là vai trò củahoạtđộngtíndụng càng lớn Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao, chứng tỏ ngân hàng phụ thuộc quá nhiều vào hoạtđộng tín. .. chỉ tiêu đo lường rủirotronghoạtđộngtíndụngcủa ngân hàng thương mại Có thể đo lường rủi rotíndụngcủa các ngân hàng thương mại thông qua một số chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu 1: Dư nợ tíndụng trên tổng tài sản có Dư nợ tíndụng Tổng tài sản có Các ngân hàng xem xét, phân tích chỉ số này nhằm mục đích tính toán hiệu quả tíndụngcủa một đồng tài sản có và quy mô hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Trường... lý và quyền sở hữu tài sản 1.3 QUẢN LÝ RỦIROTÍNDỤNG 1.3.1 Xây dựng chính sách tíndụng hợp lý Chính sách tíndụng là toàn bộ những sách lược mang tính định hướng cho hoạtđộngtíndụngcủa ngân hàng Nó là kim chỉ nam, bảo đảm cho hoạtđộngtíndụngcủa ngân hàng đi đúng hướng Như vậy, một chính sách tíndụng được xây dựng dài hạn phải mang tính định hướng trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng... nhiều vào hoạtđộngtíndụng và những cơ hội thực hiện đa dạng hoá các hoạtđộng ngân hàng để tránh rủiro đảm bảo lợi nhuận ngân hàng bị mất đi 1.2.4 Các nguyên nhân phát sinh rủirotíndụng 1.2.4.1 Các dấu hiệu nhận biết rủi rotíndụngTíndụng là một nghiệp vụ truyền thống và cơ bản nhất trong kinh doanh của ngân hàng, nhưng tíndụng cũng lại là nghiệp vụ chứa nhiều rủiro và gây ra thiệt hại lớn... các giải pháp thích hợp để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục các rủirotíndụng Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến rủirotronghoạtđộng kinh doanh của các ngân hàng thương mại Để có thể đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm hạn chế rủirotíndụng tại NHCT tỉnh Nam Định, chúng ta cần nghiên cứu thêm về thực trạng rủi rotíndụng tại NHCT tỉnh Nam Định ... rủirotín dụng, nó sẽ tác động trực tiếp đến hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng, cụ thể sẽ thiếu tiền chi trả cho khách hàng, dẫn đến rủiro về thanh khoản, lợi nhuận ngân hàng giảm thấp và tuỳ theo mức độ rủiro nặng hay nhẹ mà ảnh hưởng nhiều hay ít, tình hình xấu nhất là mất khả năng chi trả và dẫn đến phá sản 1.2.2.2 Thiệt hại đối với khách hàng Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động. .. về rủiro có thể xảy ra với hoạtđộng sản xuất kinh doanh nói chung và hoạtđộngtíndụng nói riêng Đây là các phân tích về tình hình kỹ thuật, chính trị, xã hội trong và ngoài nước, các chính sách vĩ mô ảnh hưởng đến hoạtđộngcủa ngân hàng, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ và các biến động về lãi suất, giá ngoại tệ và chỉ số lạm phát - Chính sách lãi suất của ngân hàng cần thể hiện sự linh hoạt, ... linh hoạt, năng động để bảo đảm khả năng cạnh tranh, vừa bù đắp được chi phí, bảo đảm tạo lợi nhuận cao cho ngân hàng Như vậy, chất lượng tíndụng chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của chính sách tíndụng Vì vậy, các ngân hàng thương mại muốn nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủirotíndụng thì phải có một chính sách tíndụng phù hợp định hướng 1.3.2 Thực hiện tốt việc phân tích tíndụng Thực hiện . ĐẾN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng và các loại rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của. tín dụng, rủi ro về thanh toán, rủi ro về lãi suất, rủi ro về tỷ giá hối đoái . Trong đó, rủi ro tín dụng là rủi ro mà hậu quả do nó gây ra có thể tác động