Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
36,29 KB
Nội dung
LÝLUẬNCƠBẢNVỀTÍNDỤNGVÀRỦIROTÍNDỤNGTRONGHOẠTĐỘNGCỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI 1.1 Khái quát chung vềtín dụng. 1.1.1 Tíndụngvà sự phát triển củatín dụng. 1.1.1.1 Khái niệm tíndụngTíndụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay trên nguyên tắc hoàn trả. Tíndụng là một phạm trù kinh tế hàng hóa, quá trình ra đời tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Vậy tíndụng là mối quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền hay hiện vật và được hình thành trên nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi trong một thời gian nhất định. Trong đó người cho vay chuyển quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định trong một thời gian nhất định sang người đi vay và khi đến thời hạn hai bên thỏa thuận người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay một giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Khoản dư ra gọi là lợi tức tín dụng. 1.1.1.2 Sự phát triển củatíndụngTíndụng ra đời từ thời xa xưa chủ yếu dưới hình thức cho vay nặng lãi và phát triển lâu dài cho đến ngày nay trải qua nhiều hình thái tíndụng khác nhau. Tíndụng nặng lãi ra đời rất sớm. Quan hệ tíndụng nặng lãi chủ yếu giữa bên cho vay là những thương gia, các nhà kinh doanh tiền tệ, và một số quan lại giàu có với bên đi vay là những nông dân và thợ thủ công nghèo khó. Nhu cầu tíndụng xuất phát từ những rủiro bất khả kháng trong cuộc sống khiến cho người lao động phải đi vay nhằm giải quyết khó khăn cuộc sống hoặc đảm bảo sản xuất. Ngoài ra nhu cầu và tập quán sống xa hoa của một số quan lại cũng làm phát sinh nhu cầu vay tiền. Đặc điểm củatíndụng nặng lãi là lãi suất cho vay rất cao, có khi lên đến 40- 50% thậm chí 100 hay 200% và mục đích vay vốn thường là để tiêu dùngvà giải quyết khó khăn cuộc sống hơn là phục vụ sản xuất kinh doanh. Lí do là vì lãi suất quá cao nên chi phí trả lãi lớn hơn khả năng sinh lợi của nhà sản xuất kinh doanh. Do vậy, các nhà sản xuất kinh doanh nếu vay mượn không thể nào có lợi nhuận để tái sản xuất. Nhưng đối với người tiêu dùng họ vẫn phải chấp nhận vay vì họ không có lựa chọn nào khác. Xuất phát từ đặc điểm trên, cho vay nặng lãi thường kìm hãm sản xuất khiến cho sản xuất không thể nào phát triển được. Mặt khác, cho vay nặng lãi làm bần cùng và phân hóa giai cấp thúc đẩy sự ra đời của phương thức sản xuất mới. Dù rằng cho vay nặng lãi là quan hệ tíndụng rất bất công và làm phát sinh nhiều tiêu cực nhưng ở một số nơi nó vẫn tồn tại đến ngày nay. Nguyên nhân tồn tại của nó xuất phát từ sự phát triển của các hình thức tíndụng khác. Ở những quốc gia nào mà hệ thống tài chính càng phát triển thì các hình thức tíndụng khác như tíndụngthương mại, tíndụngngânhàng phát triển hơn vàtíndụng nặng lãi dần dần bị đẩy lùi và đi đến mức triệt tiêu. Trong nền kinh tế thị trường quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóa đặc biệt phát triển. Từ đó thúc đẩy quan hệ tíndụng phát triển theo. Điều này thể hiện ở chổ các tổ chức tài chính vàtíndụng ngày càng ra đời và phát triển mạnh, các nhà doanh nghiệp sử dụng vốn tíndụng ngày càng nhiều bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu nhằm mở rộng và phát triển sản xuất và chủ thể tham gia trong quan hệ tíndụng ngày càng đa dạng và phong phú, kể cả quan hệ trực tiếp lẫn quan hệ gián tiếp thông qua các định chế tài chính trung gian. 1.1.2 Bản chất, chức năng củatíndụng 1.1.2.1 Bản chất củatíndụngTíndụng thể hiện quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa người sở hữu và người sử dụng. Bản chất của sự chuyển nhượng vốn trên cơ sở tín nhiệm. Tíndụng phải là sự tin cậy, tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay. Tíndụng là quan hệ chuyển nhượng vốn trên cơ sở hoàn trả, người đi vay phải có trách nhiệm hoàn trả cho người cho vay lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Tíndụng là sự vận độngcủa tư bản cho vay, người đi vay được quyền sử dụng tạm thời giá trị quyền chuyển giao trong một thời gian nhất định hai bên đã thỏa thuận, sau thời gian đó người cho vay được hoàn trả với lượng giá trị lớn hơn. 1.1.2.2 Chức năng củatíndụngTíndụngcó hai chức năng cơbản sau: Một là, Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng. Ở đây sự có mặt củatíndụng được xem như chức năng cầu nối giữa các nguồn cung cầu về vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Thông qua chức năng này tíndụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời cho các cá nhân, tổ chức đang gặp khó khăn thiếu hụt về vốn. Nói cách khác: Ở khâu tập trung tíndụng là nơi tập hợp những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội. Ở khâu phân phối lại vốn tiền tệ tíndụng là nơi đáp ứng nhu cầu về vốn cho các cá nhân, tổ chức kinh tế và cho cả ngân sách. Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phân phối lại tíndụngcó liên quan không chỉ thu nhập quốc dân mà cả tổng sản phẩm xã hội. Việc phân phối lại tíndụng được thể hiện bằng hai cách: Phân phối trực tiếp: là việc phân phối từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho kinh doanh và tiêu dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tíndụngthươngmạivà việc phát hành trái phiếu của công ty. Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian như ngân hàng, hợp tác xã tíndụngvà các công ty tài chính. Như vậy nếu trong điều kiện cơ chế quản lí kinh tế theo kế hoạch, chức năng tập trung và phân phối lại vốn tíndụng chỉ được thực hiện hầu hết qua các tổ chức trung gian thì điều kiện kinh tế thị trường cùng với sự đa dạng các hình thức tíndụng thì việc tổ chức phân phối vốn tíndụng cũng phong phú hơn, tạo điều kiện phân phối linh hoạtvà hiệu quả hơn. Thực chất chức năng này tíndụng còn góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội biểu hiện cụ thể qua những điểm sau: Qua quá trình huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội được đưa vào chu chuyển nghĩa là tíndụng đã tăng nhịp độ vòng quay củađồng tiền, giảm lượng tiền dư thừa nhằm đảm bảo ổn định lưu thông tiền tệ. Ngoài việc tập trung vốn trực tiếp bằng tiền mặt các chủ thể có nhu cầu vốn còn phát hành các chứng từ có giá như: tín phiếu, kì phiếu và cao hơn nữa là khế ước nợ…đã làm đa dạng các phương tiện thanh toán và tiết kiệm đáng kể lượng tiền mặt phải cótrong lưu thông. Trong điều kiện hệ thống ngânhàng phát triển đã mở rộng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện ra đời của bút tệ, điều này cũng làm tiết kiệm nhiều chi phí như: in giấy bạc, bảo quản, vận chuyển tiền. Hai là, Chức năng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển: Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở doanh nghiệp. Hoạtđộngcủangânhàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng phân phối đến các doanh nghiệp, cá nhân. Qua việc phân phối vốn tíndụng góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Tuy nhiên quá trình đầu tư tíndụng không phải rải đều cho mọi chủ thể có nhu cầu mà chỉ tập trung vào những chủ thể làm ăn có hiệu quả hoặc những doanh nghiệp lớn. Chính nhờ quá trình đầu tư tập trung tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 1.1.3 Các nguyên tắc tíndụng Một là, Vốn vay phải được sử dụngđúng mục đích Chỉ khi thấy mục đích của khách hàng là hợp pháp khả thi, khách hàngcó khả năng vàcó ý muốn trả nợ thì ngânhàng mới cho vay, khoản tiền mà khách hàng đi vay phải được sử dụngđúng mục đích đã ghi sẵn trên hợp đồng. Nếu vi phạm, ngânhàng được quyền thu hồi nợ trước hạn. Việc sử dụngđúng mục đích vay nhằm hạn chế rủiro cho ngân hàng. Hai là, Vốn vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi Tất cả các khoản vay phải được ngânhàng xác định kỳ hạn nợ. Khi đến hạn ,khách hàng phải thanh toán nợ cho ngân hàng. Nếu không thực hiện thì ngânhàng sẽ tự động trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu hồi nợ, không đủ thì ngânhàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và tính lãi suất phạt. Nếu khách hàng vẫn không thanh toán thì ngânhàngcó quyền phát mãi tài sản cầm cố thế chấp. Việc thu nợ đủ vàđúng hạn giúp ngânhàng đảm bảo kế hoạch nguồn vốn, chủ độngtrong cân đối nguồn, nhằm đạt hiệu quả cao tronghoạtđộng kinh doanh. Ba là, vốn vay phải có tài sản tương đương đảm bảo Nguyên tắc này nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư củangân hàng, khi dự án khách hàng gặp khó khăn, không có khả năng trả nợ. Theo nguyên tắc này, người đi vay phải có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình tương đương với số tiền đi vay nhằm đảm bảo cho số nợ vay và cam kết trong trường hợp không trả được nợ, thì ngânhàngcó quyền phát mãi tài sản để thu nợ vay. Việc bảo đảm nợ vay có thể được thực hiện dưới các hình thức như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh hoặc tín chấp. 1.1.4 Các hình thức tíndụngngânhàngTíndụngngânhàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngânhàng cho khách hàngtrong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tíndụngngânhàngcó thể phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau: 1.1.4.1 Phân theo thời hạn vay: Theo thời hạn vay, các khoản vay được chia làm ba loại: Cho vay ngắn hạn là những khoản vay trong thời hạn dưới 1 năm . Mục đích vay chủ yếu là đầu tư vào tài sản lưu độngcó vòng quay trên một vòng trong một năm và các nhu cầu chi tiêu của cá nhân. Cho vay ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn vàngânhàngcó thể áp dụng cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp, cho vay theo món hoặc hạn mức, có hoặc không cần đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu chi hoặc luân chuyển. Cho vay trung hạn là những khoản cho vay từ 1 năm đến 5 năm. DN có nhu cầu vốn trung và dài hạn để mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ. Cho vay dài hạn là những khoản cho vay với thời hạn vay trên 5 năm. Loại cho vay này đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng công trình giao thông, nhà máy xí nghiệp, công trình xây dựngcó quy mô lớn với thời hạn sử dụng lâu dài. Những khoản cho vay trung và dài hạn có vai trò rất lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.1.4.2 Phân loại theo phương thức cho vay: Cho vay theo dự án đầu tư: Ngânhàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Cho vay trả góp: Khi vay vốn, ngânhàngvà khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn vay. Cho vay theo hạn mức tíndụng dự phòng: Ngânhàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tíndụng nhất định. Ngânhàngvà khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tíndụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tíndụng dự phòng. Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngânhàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của chính phủ vàngânhàng nhà nước Việt Nam vềhoạtđộng thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN và điều kiện hoạtđộng kinh doanh củangânhàngvà đặc điểm của khách hàng vay. 1.1.4.3 Phân loại theo đối tượng vay: Cho vay DN: khách hàng vay là những DN có nhu cầu về vốn để tích lũy tư bản phục vụ cho hoạtđộng mở rộng sản xuất kinh doanh của mình. Cho vay DN có tác dụng đảm bảo hoạtđộngcủa DN diễn ra liên tục và phát triển. Cho vay cá nhân: là hình thức vay vốn trong đó cá nhân là người trực tiếp vay vốn với mục đích phục vụ cho các hoạtđộngcủabản thân. Cá nhân có thể vay vốn để sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ nhu cầu tiêu dùngcủa họ. 1.1.5 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tíndụng 1.1.5.1 Phân loại nợ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tíndụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại; - Các khoản nợ được tổ chức tíndụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; - Các khoản nợ mà tổ chức tíndụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tíndụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Các khoản nợ được tổ chức tíndụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; - Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; - Các khoản nợ được tổ chức tíndụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. 1.1.5.2 Các chỉ số đánh giá hiệu quả tíndụng Thứ nhất, dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nào đó NH còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản mà NH cần phải thu về. Thứ hai, nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không trả được cho NH mà không có nguyên nhân chính đáng thì NH sẽ chuyển từ khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tíndụng tại NH. Thứ ba, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tíndụngcủa một NH. Thông thường chỉ số này dưới 5% thì hoạtđộng kinh doanh của NH bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỉ trọng trên tổng dư nợ thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tíndụng tại NH kém, rủiro cao và ngược lại. Ta có công thức : Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dư nợ Thứ tư, tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn ,thông thường khi nguồn vốn huy động ở NH chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu NH sử dụng nguồn vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần thì càng tốt cho hoạtđộng NH khi đó NH sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được. Ta có công thức: Dư nợ Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = x 100% Vốn huy động 1.2 Rủirotíndụngtronghoạtđộng kinh doanh cùangânhàngthương mại. 1.2.1 Rủirovà quản trị rủiro 1.2.1.1 Khái nhiệm rủi ro: Rất có nhiều cách quan niệm khác nhau vềrủiro tuỳ thuộc vào chủ thể vàhoạtđộngcủa chủ thể đó trong mối quan hệ với các yếu tố khác của môi trường. Tuy nhiên, các quan niệm đó đều thống nhất một nội dung coi rủiro là sự bất trắc không mong đợi, gây ra thiệt hại vàcó thể đo lường được . Như vậy, tronghoạtđộng kinh tế nói chung vàtronghoạtđộngNgânhàng nói riêng thì vấn đề rủiro là không thể tránh khỏi. Vì thế, các nhà quản trị không thể loại bỏ được rủiro mà chỉ có thể phát hiện kịp thời để có những biện pháp chủ động xử lý. Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, các nhà quản trị phải biết nhận biết và dự đoán trước các rủiro để sớm đưa ra các giải pháp phòng ngừa chống đỡ tác hại của nó. 1.2.1.2 Quản trị rủi ro: [...]... các hoạtđộngcủangân hàng, chính vì thế quản trị rủiro ra đời với tư cách quan trọngtrong việc góp phần làm giảm rủirovà nâng cao lợi nhuận cho ngânhàng Qua chương I, khóa luận đã khái quát được những kiến thức cơ bảnvềtíndụng Bên cạnh đó cũng khái quát được vềrủi ro, rủirotín dụng, nguyên nhân gây nên rủirotíndụng cũng như là những ảnh hưởng củarủirotíndụngngânhàng đối với bản. .. kinh doanh” Căn cứ vào khoản 01, điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủiro tín dụngtronghoạtđộngngânhàngcủa tồ chức tíndụng (ban hành theo quyết định của số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc ngânhàng nhà nước Việt Nam) thì Rủirotíndụngtronghoạtđộngngânhàngcủa tổ chức tíndụng là khả năng xảy ra tổn thất do khách hàng không thực hiện... Ngoài ra, rủirotíndụng còn được gọi là rủiro mất khả năng chi trả vàrủiro sai hẹn, là loại rủiro liên quan đến chất lượng hoạtđộng tín dụngcủangânhàng 1.2.2.2 Quản trị rủirotín dụng: Nếu rủirotíndụng được xem là một trong những rủiro cao nhất củangânhàngthường gặp phải thì quản trị rủirotíndụng là một công việc vô cùng cần thiết và quan trọng mà mỗi ngânhàng phải xây dựng cho... soát rủiro nhằm làm gia tăng các lợi ích, hiệu quả của mục tiêu, công việc và làm giảm bớt những thiệt hại mà rủiro mang lại 1.2.2 Rủirotíndụngvà quản trị rủirotíndụng 1.2.2.1 Khái niệm rủirotín dụng: Khi nhắc đến hoạtđộngcủa một tổ chức, một doanh nghiệp hay ngânhàng thì luôn phải nhắc đến rủirotrong mỗi loại hình tổ chức đó Trong đó, hoạtđộng kinh doanh củangânhàng là hoạt động. .. hoạtđộngcủaNgânhàng NHTM gặp rủiro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các Ngânhàng bạn, Ngânhàng nước ngoài nên rất khó có thể nhận được những khoản tíndụng từ phía họ khi cần thiết Ngoài ra, Ngânhàng khó có thể có các quan hệ đại lý làm cầu nối trong thanh toán quốc tế , phát triển các dịch vụ củaNgânhàng Thứ tư, Rủirotíndụng là nguy cơ dẫn đến phá sản Ngân hàng: Ngânhàng gặp rủiro tín. .. rủiro một cách kĩ càng nhất trong điều kiện thuận lợi và bất lợi đối với ngânhàng Nếu xảy ra sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ thành công hay thất bại củangânhàng 1.2.3 Dấu hiệu và nguyên nhân gây nên rủirotíndụng 1.2.3.1 Dấu hiệu của rủi rotíndụngRủirotíndụng ẩn chứa trong những khoản vay có vấn đề và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Xuất phát từ thực tiễn hoạtđộngtín dụng, ... tíndụng làm giảm khả năng thanh toán củaNgân hàng: Rủirotíndụng đã khiến cho việc hoàn trả tiền gửi củaNgânhàng gặp nhiều khó khăn Các khoản đầu tư, cho vay bị thất thoát hoặc chậm thu hồi trong khi Ngânhàng vẫn phải đều đặn trả lãi vốn huy động theo đúng kỳ hạn Chính điều này đã làm hạn chế khả năng thanh toán củaNgânhàng Thứ ba, Rủirotíndụng làm giảm uy tíncủaNgân hàng: Rủirotín dụng. .. bản thân Ngânhàng Thứ nhất, Rủirotíndụng làm giảm lợi nhuận Ngân hàng: Những khoản tíndụng gặp rủiro gây cho ngânhàng những thiệt hại về mặt tài chính khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm lợi nhuận NgânhàngTrong trường hợp Ngânhàng thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng làm Ngânhàng mất cơ hội đầu tư vào những dự án khả thi, có khả năng mang lại lợi nhuận Thứ hai, Rủiro tín. .. loại rủiro khác nhau như: rủirotín dụng, rủiro thanh khoản, rủiro lãi suất, rủiro tỷ giá hối đoái… Rủirotíndụng là rủiro lớn nhất vàcó xác suất xảy ra cao nhất Chính vì thế, đây là rủiro được các nhà quản trị ngânhàng tập trung cao nhất và như lời của P.Volker, cựu chủ tịch Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng:“Nếu ngânhàng không có những khoản vay tồi thì đó không phải là hoạt động. .. uy tíncủaNgânhàngvà ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh củaNgânhàng NHTM gặp nhiều rủiro là Ngânhànghoạtđộng kém hiệu quả Điều này đã làm cho uy ítn củangânhàng bị giảm sút Đây là một vấn đề rất tệ hại, khách hàng mất lòng tin ở Ngân hàng, họ sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng, thậm chí họ có thể còn rút lại những khoản tiền đã gửi Điều đó đã gây khó khăn cho việc huy động vốn củaNgânhàng . LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát chung về tín dụng. 1.1.1 Tín dụng và sự phát. ba, Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của Ngân hàng: Rủi ro tín dụng đã làm giảm uy tín của Ngân hàng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.