Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
32,52 KB
Nội dung
TÍNDỤNGVÀRỦIROTÍNDỤNGTRONGHOẠTĐỘNGCỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI 1.1 Ngânhàngthươngmạitrong nền kinh tế 1.1.1 Khái niệm NgânhàngThươngmại (NHTM) là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế. Nó là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngânhàngđóng vai trò người thủ quỹ cho toàn xã hội. Thu nhập từ ngânhàng là thu nhập quan trọngcủa nhiều hộ gia đình. Ngânhàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước (thành phố, tỉnh…) Đối với các doanh nghiệp, ngânhàngthường là tổ chức cung cấp tíndụng để phục vụ cho việc mua hàng hóa dự trữ hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị, . Khi doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thanh toán cho các khoản mua hàng hóa và dịch vụ, họ thường sử dụng séc, ủy nhiệm chi, thẻ tíndụng hay tài khoản điện tử… Và khi họ cần thông tin tài chính hay lập kế hoạch tài chính, họ thường đến các ngânhàng để nhận được lời tư vấn. Các khoản tíndụngcủangânhàng cho Chính phủ (thông qua mua chứng khoán Chính phủ) là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển. Ngânhàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là công cụ quan trọngtrong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm phát triển kinh tế bền vững. Theo pháp lệnh ngânhàng ngày 23/05/1990 của Hội đồng Nhà nước xác định: “ Ngânhàngthươngmại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạtđộng chủ yếu vàthường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.” Theo Luật Các tổ chức tíndụng – NHNN năm 1997 thì: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tíndụng được thực hiện toàn bộ hoạtđộngngânhàngvà các hoạtđộng kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngânhàng gồm ngânhàngthương mại, ngânhàng phát triển, ngânhàng đầu tư, ngânhàng chính sách, ngânhàng hợp tác và các loại hình ngânhàng khác.” 1.1.2 Các hoạtđộng cơ bản củangânhàngthươngmại 1.1.2.1 Hoạtđộng huy động vốn Tiền gửi của khách hàng (bao gồm cá nhân và tổ chức) là nguồn vốn quan trọng nhất củangân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền củangân hàng. Để huy động được nhiều tiền với chất lượng ổn định, các ngânhàng phải đưa ra được nhiều sản phẩm dịch vụ được mọi đối tượng và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cơ quan, tiết kiệm của dân cư,…linh hoạt về lãi suất. Là đối tượng chịu dự trữ bắt buộc củaNgânhàng Nhà nước nên chi phí tiền gửi của NHTM trả cho khách hàng cao hơn so với thực tế. Ngoài ra tiền gửi ngắn hạn hoặc không kỳ hạn thường rất nhạy cảm với những biến độngcủa lãi suất và các yếu tố khác của nền kinh tế như lạm phát. Ngoài nguồn tiền gửi của khách hàng NHTM còn huy động vốn từ nguồn đi vay từ các tổ chức tíndụng khác hoặc của NHNN nhưng tỷ trọng thấp hơn nhiều so với nguồn tiền gửi. 1.1.2.2 Hoạtđộng sử dụng vốn Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngânhàng phải tìm cách sử dụng những đồng vốn đó một cách hiệu quả nhất để thu lợi nhuận. Việc sử dụng vốn là quá trình biến tài sản nợ thành tài sản có khác nhau, thông qua các nghiệp vụ, bao gồm: - Nghiệp vụ ngân quỹ: duy trì một mức tiền mặt tại quỹ để đáp ứng nhu cầu chi trả tiền mặt thường xuyên cho khách hàng; tiền gửi tại NHNN và tiền gửi tại các tổ chức tíndụng khác để thực hiện nghiệp vụ thanh toán. - Nghiệp vụ cho vay: bao gồm chiết khấu, thấu chi, cho vay tiêu dùng, tài trợ dự án. - Nghiệp vụ đầu tư: đầu tư theo dự án ngân hàng, đầu tư vào chứng khoán. 1.2 Hoạtđộngtíndụngcủangânhàngthươngmại 1.2.1 Khái niệm về tíndụngngânhàngTíndụng là gì? Khó có thể đưa ra một định nghĩa chính xác về tín dụng. tíndụng là một thuật ngữ xuất phát từ chữ Lating “Credo” có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Trong quan hệ tài chính, tíndụng có thể hiểu theo các nghĩa sau: - Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tíndụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay, - Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tíndụng là giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Như một công ty công nghiệp hoặc thươngmại bán hàng trả chậm cho một công ty khác, trong trường hợp này người bán chuyển giao hàng hóa cho bên mua và sau một thời gian nhất định theo thỏa thuận bên mua phải trả tiền cho bên bán. Phổ biến hơn cả là giao dịch giữa ngânhàngvà các định chế tài chính khác với các doanh nghiệp và cá nhân thể hiện dưới hình thức cho vay, tức là ngânhàng cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một thời gian nhất định nguời đi vay phải thanh toán vốn gốc và lãi. Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạtđộngcủangânhàng thì được hiểu là: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng) và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụngtrong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”. Theo Khoản 10, Điều 20 Luật các Tổ chức tíndụng Việt Nam, số 07/1999/QHX quy định: “Cấp tíndụng là việc tổ chức tíndụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngânhàngvà các nghiệp vụ khác.” 1.2.2 Sự cần thiết củatíndụngngânhàng - Thỏa mãn nhu cầu vốn trên thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, vốn tự có của các doanh nghiệp hầu hết đều nhỏ hơn so với nhu cầu sử dụng vốn. Do đó, tíndụngngânhàng trở thành một kênh cung cấp vốn quan trọng cho các nhu cầu đó. Ngânhàng thực hiện nhiệm vụ cho vay đối với mọi thành phần kinh tế vàtrong một số trường hợp còn thực hiện cho vay đối với ngân sách nhà nước thông qua việc mua trái phiếu. - Thúc đẩy và kiểm soát hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: việc thỏa mãn một phần hay toàn bộ nhu cầu vốn của doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, đầu tư xây dựng cơ bản,…từ đó góp phần thúc đẩy hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Đồng nghĩa với quyết định cho vay phục vụ nhu cầu vốn của doanh nghiệp là việc ngânhàng tham gia kiểm tra, giám sát hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo các khoản vay được sử dụngđúng mục đích và có hiệu quả. - Nâng cao tăng cường hệ thống kinh doanh: các doanh nghiệp khi sử dụng vốn tíndụng phải có nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi của khoản vay khi đến hạn. Điều này đặt ra yêu cầu đối với doanh nghiệp là phải quan tâm sát sao đến hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng trì trệ. Các doanh nghiệp phải tự chủ kinh doanh tức là phải nắm bắt được nhu cầu, tình hình của thị trường, đánh giá, phân tích những biến độngvà xu hướng phát triển của thị trường để tìm ra hướng đi cho mình. 1.2.3 Các hình thức tíndụngngânhàngTíndụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các ngânhàngthương mại, phản ánh hoạtđộng đặc trưng củangân hàng. Tíndụng được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau. 1.2.3.1 Tíndụng chia theo thời gian Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngânhàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi củatíndụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian, tíndụng được phân thành: - Tíndụngngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống, tài trợ cho tài sản lưu động. - Tíndụng trung hạn: từ trên 1 năm đến 5 năm, tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chóng hao mòn. - Tíndụng dài hạn: trên 5 năm, tài trợ cho công trình xây dựng như nhà, sân bay, cầu đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn thường có thời gian sử dụng lâu. Việc xác định thời hạn trên cũng chỉ mang tính chất tương đối vì nhiều khoản cho vay không xác định được chính xác thời hạn. Tíndụngngắn hạn tại các ngânhàngthươngmạithường cao hơn tíndụng trung và dài hạn. Các ngânhàng chủ yếu tài trợ cho tài sản lưu độngcủa khách hàng. Tíndụng trung và dài hạn thường có tỷ trọng thấp hơn do rủiro cao hơn, nguồn vốn đắt và khan hiếm hơn. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ này như kỳ hạn và tính ổn định của nguồn vốn, khả năng quản lý thanh khoản củangân hàng, khả năng dự báo và dự phòng rủirotrong trung và dài hạn,… 1.2.3.2 Tíndụng chia theo hình thức tài trợ - Cho vay là việc ngânhàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng. Cho vay thường được định lượng theo 2 chỉ tiêu: doanh số cho vay trong kỳ và dư nợ cuối kỳ. - Chiết khấu thương phiếu là việc ngânhàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị thương phiếu, trừ đi phần thu nhập củangânhàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn ( hoặc một giấy nợ). - Cho thuê là việc ngânhàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thỏa thuận nhất định. Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Cho thuê tài sản trung và dài hạn (Leasing) được ghi vào khoản mục tài sản theo giá trị tài sản cho thuê trừ đi phần tiền thuê ngânhàng đã thu được (dư nợ cho thuê). - Bảo lãnh là việc ngânhàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàngcủa mình. Mặc dù không phải xuất tiền ra song ngânhàng đã cho khách hàng sử dụng uy tíncủa mình để thu lợi. Bảo lãnh được ghi vào tài sản ngoại bảng, đó là giá trị mà ngânhàng cam kết trả thay khách hàngcủa mình. Phần bảo lãnh ngânhàng phải thực hiện chi trả được ghi vào tài sản nội bảng (mục cho vay bắt buộc, tính vào nợ quá hạn). 1.2.3.3 Tíndụng được chia theo hình thức bảo đảm Theo hình thức bảo đảm, tíndụng được chia thành tíndụng không có bảo đảm và có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp. Về nguyên tắc, mọi khoản tíndụngcủangânhàng đều có bảo đảm. Tuy nhiên, ngânhàng chỉ ghi vào hợp đồngtíndụng loại bảo đảm mà ngânhàng có thể bán đi để thu nợ nếu khách hàng không trả nợ. Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận tíndụng về việc dùng tài sản của mình đang sở hữu hoặc sử dụng, hoặc khả năng trả nợ của nguời thứ ba để trả nợ cho ngân hàng. Tíndụng không cần tài sản đảm bảo có thể được cấp cho các khách hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ‘ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay. Các khoản vay theo chỉ thị của Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu không cần tài sản đảm bảo. Các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn hoặc những khoản cho vay trong thời gian ngắn mà ngânhàng có khả năng giám sát việc bán hàng,…cũng có thể không cần tài sản đảm bảo. Tíndụng dựa trên cam kết đảm bảo yêu cầu ngânhàngvà khách hàng phải ký hợp đồng đảm bảo. Ngânhàng phải kiểm tra, đánh giá được tình trạng của tài sản đảm bảo (quyền sở hữu, giá trị, tính thị trường, khả năng bán, khả năng tài chính của người thứ ba,…) có khả năng giám sát việc sử dụng hoặc có khả năng bảo quản tài sản đảm bảo. Ngoài các cách phân loại trên, tíndụng còn có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác như theo ngành kinh tế, theo mục đích, theo đối tượng tín dụng,…. Các cách phân loại này cho thấy tính đa dạng và chuyên môn hóa trong cấp tíndụngcủangân hàng. Với xu hướng đa dạng, các ngânhàng sẽ mở rộng phạm vi tài trợ song vẫn có thể duy trì những lĩnh vực mà ngânhàng có lợi thế. Các phân loại trên cho phép ngânhàng theo dõi rủirovà sinh lợi gắn liền với những lĩnh vực tài trợ để có chính sách lãi suất, bảo đảm hạn mức và chính sách mở rộng phù hợp. 1.3 Rủirotronghoạtđộngcủangânhàngthươngmại 1.3.1 Rủirotronghoạtđộng kinh doanh củangânhàngthươngmại Phần lớn các nguồn tiền củangânhàng là các khoản tiền gửi phải trả khi có yêu cầu. Quá trình gia tăng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng, giữa các ngânhàng với các định chế tài chính khác dưới hỗ trợ của công nghệ thông tin, cùng với quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa thị trường tài chính, nguồn tiền của các ngânhàngthươngmại đang có thay đổi mạnh mẽ. Các nguồn tiền gửi của cá nhân và doanh nghiệp trở nên dễ dàng di chuyển hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn. Điều này tạo thuận lợi cho một ngânhàngtrong việc tìm kiếm các nguồn tiền song lại làm tăng tính kém ổn định của cả hệ thống. Tài sản củangânhàng chủ yếu là các tài sản tài chính (các khoản cho vay, các chứng khoán) với tính rủiro thị trường, rủirotíndụng rất cao. Công nghệ ngânhàng cho phép ngânhàng có thể chuyển nguồn tiền của mình đầu tư tới các vùng, các thị trường khác nhau ngày càng xa trụ sở chính. Điều này một mặt cho phép ngânhàng giảm bớt rủiro thông qua đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường, song mặt khác cũng làm tăng tính rủiro do tính biến động lớn trên thị trường thế giới và khu vực,do thông tin sai lệch,… Trong lịch sử ngành ngânhàng đã từng ghi nhận những tổn thất của các ngânhàng trên thế giới như Ngânhàng Ilinois năm 1984, Ngânhàng BOA năm 1991 mất khả năng thanh toán do sự giảm sút lớn của tiền gửi; khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á 1997 hay gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm cho hàng trăm ngânhàng bị mất hàng tỷ USD,bị phá sản hoặc buộc phải sát nhập, … Trong các trường hợp trên, các trung gian tài chính đều thất bại trong quản lý rủi ro. Rủirongânhàng có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau song đều có bản chất chung đó là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngânhàng phải gánh chịu. Có một số quan điểm cho rằng rủiro là toàn bộ tổn thất có thể xảy ra với ngân hàng. Một số quan điểm khác lại cho rằng, rủiro chỉ là những tổn thất có thể xảy ra ngoài dự kiến. Ví dụ ngânhàng đang chuyển hóa từ nguồn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn sẵn sàng chấp nhận chi phí nguồn vốn cao hơn khi lãi suất thay đổi để thu lãi cao hơn. Chỉ khi nào lãi suất tăng vượt dự kiến làm lợi nhuận củangânhàng giảm sút thì lúc đó mới nảy sinh rủiro lãi suất. Như vậy, rủirocủangânhàng phải gắn liền với sự giảm sút thu nhập ngoài dự kiến. Các loại rủirotronghoạtđộng kinh doanh của NHTM: - Rủirotín dụng: là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngânhàng phải gánh chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. - Rủiro hối đoái: là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngânhàng phải chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính. Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thường xuyên dao động. Sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái củangânhàng tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên có những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng. - Rủiro lãi suất: là khả năng xảy ra những tổn thất khi lãi suất thay đổi ngoài dự tính. Lãi suất ngânhàng (cả bên tài sản lẫn bên nguồn vốn) thường xuyên biến động với các mức độ khác nhau có thể dẫn đến tổn thất. Rủiro lãi suất có liên quan chặt chẽ với rủirotín dụng. - Rủiro thanh khoản: là khả năng xảy ra tổn thất cho ngânhàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến, làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc là cho ngânhàng mất khả năng thanh toán. - Rủiro tồn đọng vốn: là rủiro xảy ra khi vốn bị tồn đọng lớn không cho vay và đầu tư được làm cho thu nhập củangânhàng bị giảm sút. - Các rủiro khác: là khả năng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn trong thanh toán, hỏa hoạn,… 1.3.2 Rủirotíndụngvà hậu quả củarủirotíndụngTrong nền kinh tế thị trường, cấp tíndụng là chức năng kinh tế cơ bản củangân hàng. Rủirotrongngânhàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng. Đây là rủiro lớn nhất vàthường xuyên xảy ra. Khi ngânhàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạtđộngtíndụngcủangân hàng. Vậy Rủirotíndụng là loại rủiro phát sinh trong quá trình cấp tíndụngcủangân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Rủirotíndụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngânhàng phải chịu do khách hàng không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Khi thực hiện một hoạtđộng cho vay cụ thể, ngânhàng không dự kiến là khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên những khoản vay đó luôn hàm chứa rủi ro. Một số ý kiến cho rằng trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạtđộngtíndụng luôn được xác định trước trong chiến lược hoạtđộng chung. Do vậy, khi tổn thất dưới mức tỷ lệ dự kiến ngânhàng coi đó là một thành công trong quản lý. Như vậy có thể nói rằng rủirotíndụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngânhàng là chủ nợ, khách hàng là con nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán củangân hàng. Đây còn gọi là rủiro mất khả năng chi trả vàrủiro sai hẹn, là loại rủiro liên quan đến chất lượng hoạtđộngtíndụngcủangân hàng. Rủirotíndụng gắn liền với hoạtđộng quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất củangânhàngthươngmại – hoạtđộngtín dụng. Khi thực hiện một hoạtđộng tài trợ cụ thể, ngânhàng cố gắng phân tích các yếu tố của người cho vay sao cho độ an toàn là cao nhất. Nhìn chung, ngânhàng chỉ quyết định cho vay khi thấy rằng rủirotíndụng sẽ không xảy ra. Tuy nhiên không một nhà kinh doanh ngânhàng tài ba nào có thể dự đoán chính xác các vấn đề sẽ xảy ra. Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hà có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa, nhiều cán bộ ngânhàng không có khả năng thực hiện phân tích tíndụng thích đáng. Do vậy, trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủirotíndụng là không thể tránh khỏi, là khách quan. Nhiều quan điểm nhất trí rằng, rủirotíndụng là bạn đường trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ. Chính vì vậy, rủiro dự kiến luôn luôn được xác định trước trong chiến lược hoạtđộng chung củangân hàng. Tác độngcủarủirotíndụng đối với ngân hàng: - Rủirotíndụng làm suy giảm uy tíncủangân hàng: Ngânhàng có rủirotíndụng lớn chứng tỏ ngânhànghoạtđộng không tốt. Điều này sẽ làm mất lòng tincủa khách hàngvàngânhàng sẽ mất đi những kênh huy động vốn. - Rủirotíndụng làm cho khả năng thanh toán củangânhàng giảm sút: Trong trường hợp ngânhàng không thu hồi lại được các khoản tiền mặt trongngânhàng sẽ giảm sút. Mặt khác ngânhàng phải thanh toán các khoản tiết kiệm cho khách hàng khi đến hạn, chính điều này gây khó khăn trong khâu thanh toán cho ngân hàng. - Rủirotíndụng làm cho lợi nhuận củangânhàng suy giảm: Rủiro dẫn đến những mất mát thiệt hại về tài chính, ngânhàng gặp khó khăn trong việc mở rộng hoạt động, thu nhập thấp và kết quả là lợi nhuận củangânhàng sụt giảm. - Rủirotíndụng có thể làm cho ngânhàng bị phá sản: Nếu ngânhàng không thu hồi được các khoản nợ, không có tiền trongngânhàngtrong khi đó khách hàng lại đổ xô đi rút tiền ngân hàng, làm cho ngânhàng mất khả năng thanh khoản, dẫn tới phá sản. Các chỉ tiêu phản ánh rủirotín dụng: a. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Bao gồm: - Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ, tỷ lệ nớ khó đòi trên nợ quá hạn. - Nợ quá hạn thông thường (có khả năng thu hồi cao). - Tốc độ tăng, giảm của các tỷ lệ trên: tỷ lệ càng cao, tốc độ tăng cho thấy rủiro cao và có xu hướng tăng và ngược lại. Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồngtíndụng hoặc ngânhàng phát hiện khách hàng sử dụng sai mục đích, hoặc tài sản đảm bảo bị giảm giá trị, hoặc khách hàng phá sản,… - Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã quá một thời gian nhất định theo quy định củangân hàng, hoặc khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, phá sản,… Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủirotíndụng khác nhau. Đối với ngân hàng, việc khách hàng không trả đúng hạn liên quan đến thanh khoản vàrủiro thanh khoản, chi phí gia tăng để tìm nguồn mới để chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng. Nợ khó đòi là một lời cảnh báo cho ngân hàng, hy vọng thu lại tiền vay trở nên mong manh hơn, ngânhàng cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết. b. Nợ có vấn đề (có khả năng trở thành nợ quá hạn) Tỷ lệ nợ có vấn đề càng cao, tốc độ tăng cho thấy rủiro cao và có xu hướng tăng. Nhiều khoản cho vay tuy chưa xếp vào nợ quá hạn nhưng ngânhàng nhận thấy rủiro đang gia tăng (có các dấu hiệu không tốt như doanh thu sụt giảm, chi phí gia tăng,…) c. Tình hình tài chính và phương án của người vay (các yếu tố của người vay), môt trường hoạtđộngcủa người vay Nếu tình hình tài chính của người vay tốt, phương án có hiệu quả cao và môi trường hoạtđộng thuận lợi thì rủirotíndụng sẽ thấp. Khi những yếu tố này xấu đi sẽ cấu thành các khoản nợ có vấn đề. d. Đảm bảo tiền vay Nhiều trường hợp ngânhàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi uy tíncủa người vay không cao hoặc hoạtđộng nhiều rủi ro. Như vậy, tài sản đảm bảo càng cao trên tổng dư nợ cho thấy ngânhàng đang cấp tíndụng cho những khách hàng có rủiro cao. Tuy nhiên, tài sản đảm bảo sẽ góp phần làm giảm tổn thất cho ngânhàng khi khách hàng không trả được nợ. Vì vậy, khi xem xét yếu tố tài sản đảm bảo phải chú ý tới từng trường hợp cụ thể. e. Một số ngânhàng sử dụng phương pháp chấm điểm tíndụng (xếp hạngtín [...]... lĩnh vực tiền tệ Ngânhàng phải gánh chịu những rủiro không những do nguyên nhân chủ quan của mình mà còn gánh chịu những rủiro khách hàng gây ra Vì vậy “ rủi rotíndụngcủangânhàng không những là cấp số cộng mà có thể là cấp số nhân rủirocủa nền kinh tế” Khi những rủiro xảy ra, trước tiên lợi nhuận kinh doanh củangânhàng sẽ bị ảnh hưởng Nếu rủiro xảy ra ở mức độ nhỏ thì ngânhàng có thể bù... vay Khi ngânhàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tíndụng nói riêng vàcủangânhàng nói chung Việc theo dõi hoạtđộngcủa khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồngtíndụng giữa khách hàngvàngânhàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở... f Tính đa dạng hóa trong tài sản củangânhàng Bên cạnh nợ quá hạn, nhà quản lý ngânhàng còn sử dụng các hình thức đo rủirotíndụng khác gắn liền với chiến lược đa dạng hóa tài sản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng rủi ro, đặt giá đối với các khoản cho vay,… 1.3.3 Nguyên nhân của rủirotíndụng 1.3.3.1 Nguyên nhân khách quan • Rủiro do môi trường kinh tế không ổn định Sự biến động. .. phòng rủirovà bằng vốn tự có Tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng kinh doanh củangânhàng Nghiêm trọng hơn, nếu rủiro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn củangânhàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tincủa khách hàng tất nhiên sẽ giảm sút, có thể dẫn tới phá sản ngânhàng Vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế rủirotíndụng là một việc làm cần thiết đối với ngânhàng thương. .. thống ngânhàngtrong việc mở rộng và kiểm soát tíndụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng Nếu các ngânhàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tíndụngtrong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngânhàng • Rủiro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong. .. ngânhàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủirotronghoạtđộngtíndụng là không thể trách khỏi, các ngânhàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủiro Sự hợp tác nảy sinh do yêu cầu quản lý rủiro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngânhàngTrong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một... nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàngHoạtđộng kinh doanh củangânhàng không thể có kết quả tốt khi hoạtđộng kinh doanh của nền kinh tế chưa tốt hay nói cách khác, hoạtđộng kinh doanh củangânhàng sẽ có nhiều rủiro khi hoạtđộng kinh tế có nhiều rủi roRủiro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho... các ngânhàng có các quyết định cho vay hợp lý Đáng tiếc là hiện nay ngânhàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời 1.3.4 Sự cần thiết phải phòng ngừa rủirotíndụng 1.3.4.1 Đối với ngânhàng Các nhà kinh tế thường gọi ngânhàng là “Ngành kinh doanh rủirovà thực tế đã chứng minh không một ngành nào mà khả năng dẫn đến rủiro lại lớn như trong. .. tiếp đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các khách hàng củangânhàng nói riêng vàcủa các ngânhàng cho vay nói chung Rủiro tất yếu của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế: Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các những khách hàng củangânhàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy... ánh rủirotíndụng Đây là phương pháp đo lường rủirotíndụng hiện đại, đòi hỏi ngânhàng phải có phần mềm quản lý tập trung Khách hàng vay vốn sẽ được chấm điểm dựa trên các yếu tố tài chính và phi tài chính (tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ với ngânhàngvà tính sòng phẳng,…) Sau đó, khách hàng sẽ được xếp hạngHạng càng cao (hạng A) rủiro càng thấp và . TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại. trước trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng. Tác động của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng: - Rủi ro tín dụng làm suy giảm uy tín của ngân hàng: Ngân