1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

slide bài giảng HƯỚNG dẫn xử lý môi TRƯỜNG tại VÙNG có DỊCH COVID 19

41 129 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 181,14 KB

Nội dung

Vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân trong khi cách ly c Vệ sinh môi trường tại hộ gia đình có người cách ly: - Chất thải của người được cách ly: Chất tiết đường hô hấp đờm, nước bọt, dịch

Trang 1

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

TẠI VÙNG CÓ DỊCH COVID-19

1

Trang 2

1 CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI VÙNG DỊCH

1.1 Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch rửa tay có cồn (chứa ít nhất 60% cồn) theo hướng dẫn của Bộ Y tế

- Súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.

- Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi Không khạc nhổ bừa bãi

- Hạn chế tập trung nơi đông người Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc đông người cần đeo khẩu trang y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế

2

Trang 3

1 CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI VÙNG DỊCH

1.2 Vệ sinh môi trường tại hộ gia đình

- Thường xuyên vệ sinh các bề mặt và vật dụng trong nhà như sàn nhà, tường nhà, bề mặt các đồ dùng và trang thiết bị, cửa, tay nắm cửa, bồn rửa bằng chất tẩy rửa thông thường.

- Đối với các vật dụng sử dụng dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính (cloramin B, Javen) hoặc cồn để khử trùng bề mặt.

- Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ

3

Trang 4

2 HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI MẮC, NGƯỜI TIẾP XÚC

HOẶC NGHI NGỜ TIẾP XÚC (CÓ NGƯỜI CÁCH LY)

2.1 Vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân trong khi cách ly

a) Người được cách ly phải chấp hành việc tự cách ly tại nhà,

nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly.

b) Người được cách ly và các thành viên trong gia đình phải thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân:

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây Rửa tay nhiều lần trong ngày

4

Trang 5

2 HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI MẮC, NGƯỜI TIẾP XÚC HOẶC NGHI NGỜ TIẾP XÚC (CÓ NGƯỜI CÁCH LY)

2.1 Vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân trong khi cách ly

- Súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.

- Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Thường xuyên đeo khẩu trang theo hướng dẫn của Bộ YT

- Phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua

sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng

của người được cách ly.

- Người được cách ly không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú.

- Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.

5

Trang 6

2 HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI MẮC, NGƯỜI TIẾP XÚC

HOẶC NGHI NGỜ TIẾP XÚC (CÓ NGƯỜI CÁCH LY)

2.1 Vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân trong khi cách ly

c) Vệ sinh môi trường tại hộ gia đình có người cách ly:

- Chất thải của người được cách ly: Chất tiết đường hô hấp (đờm, nước bọt, dịch mũi họng, dịch phế quản, ) phải được thu gom trong dụng cụ chứa riêng và ngâm trong dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 trong thời gian ít nhất 30 phút sau đó đổ vào bồn cầu hoặc hệ thống cống thải chung.

- Khử trùng đồ dùng: Quần áo, chăn màn, đồ dùng đã sử dụng của bệnh nhân trong thời gian bị bệnh phải nhúng, dội nước sôi (nên luộc) hoặc ngâm vào dung dịch hóa chất khử trùng chứa 0,5% Clo hoạt tính để 1-2 giờ trước khi đem giặt

6

Trang 7

2 HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI MẮC, NGƯỜI TIẾP XÚC HOẶC NGHI NGỜ TIẾP XÚC (CÓ NGƯỜI CÁCH LY)

2.1 Vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân trong khi cách ly

- Khử trùng bề mặt:

+ Các gia đình có người mắc Covid-19, người được cách ly: Phun khử khuẩn bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính toàn bộ bề mặt tiếp xúc, đồ vật phòng cách ly và trong hộ gia đình có người cách ly hàng ngày trong suốt thời gian cách ly.

+ Các hộ gia đình trong vùng có dịch: Thường xuyên dùng khăn tẩm chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử khuẩn chứa 0,05% Clo hoạt tính để lau lên các bề mặt và vật dụng trong nhà như sàn nhà, tường nhà, bề mặt các

đồ dùng và trang thiết bị, cửa, tay nắm cửa, bồn rửa

+ Nền nhà: Dùng chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% clo hoạt tính lau ngày 1-2 lần và liên tục trong vòng 2 tuần Lau các

bề mặt bằng nước sạch trước, sau đó tiếp tục lau bằng chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% clo hoạt tính với tuần tự tiến hành từ khu sạch đến khu bẩn, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài Khi thực hiện vệ sinh cần mang khẩu trang, găng tay

7

Trang 8

2 HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI MẮC, NGƯỜI TIẾP XÚC HOẶC NGHI NGỜ TIẾP XÚC (CÓ NGƯỜI CÁCH LY)

2.1 Vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân trong khi cách ly

+ Tường nhà: lau bằng chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% clo hoạt tính với liều lượng 0,05 lít/m2, ngày 1-2 lần và liên tục trong vòng 2 tuần

+ Vật dụng đồ dùng trong nhà bệnh nhân phải được lau chùi bằng chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử khuẩn chứa 0,05% clo hoạt tính ngày 1-2 lần và liên tục trong vòng 2 tuần

+ Trong trường hợp cần di chuyển người cách ly đến cơ sở y

tế, phương tiện chuyên chở bệnh nhân phải sát trùng tẩy uế bằng dung dịch khử khuẩn nồng độ 0,5% clo hoạt tính.

- Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có yêu cầu.

8

Trang 9

3 MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH TẠI VÙNG CÓ DỊCH

2.1 Phun khử khuẩn môi trường:

- Tại vùng có dịch, cán bộ y tế tổ chức phun khử trùng môi trường xung quanh bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính hàng ngày trong vòng 14 ngày kể từ ngày phát hiện bệnh nhân mới nhất nhiễm Covid - 19.

Các khu vực phun khử khuẩn:

+ Hộ gia đình có người bị mắc bệnh viêm đường hô hấp

do Covid - 19và các hộ gia đình thuộc đối tượng cách ly:

Phun khử trùng hàng ngày toàn bộ tường, cửa ra vào, cửa

sổ, hàng rào và các khu vực xung quanh nhà

+ Các hộ gia đình xung quanh tại vùng có dịch: Phun

phạm vi xung quanh nhà.

+ Đường nội bộ, liên thôn.

Trang 10

3 MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH TẠI VÙNG CÓ DỊCH

2.2 Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

- Rác thải của các hộ gia đình có người mắc Covid-19, người được cách ly cần phải được thu gom vào dụng cụ chứa riêng và

có nắp đậy Rác thải cần được hộ gia đình xử lý trong ngày bằng cách đốt tại khu vực riêng Nếu thu gom để mang đi xử lý thì cần phải được cán bộ y tế tiến hành phun dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính, sau đó cho vào túi nilon đựng rác thải, buộc chặt miệng túi và mang đi xử lý.

- Rác thải của các hộ gia đình trong vùng có dịch: Cần phải được thu gom vào dụng cụ chứa rác có nắp đậy và mang đi xử lý theo quy định Tuyệt đối không đổ, vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh.

10

Trang 11

3 MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH TẠI VÙNG CÓ DỊCH

2.3 Thu gom, xử lý chất thải của con người

 Mỗi hộ gia đình cần có nhà tiêu hợp vệ sinh để xử lý chất thải (phân, nước tiểu) Tuyệt đối không phóng uế bừa bãi ra môi trường.

 Đối với chất thải của người được cách ly: Nếu hộ gia đình

có từ hai nhà vệ sinh trở lên, tốt nhất là dành riêng một nhà

vệ sinh cho người cách ly để sử dụng trong suốt thời gian cách ly Sau mỗi lần sử dụng nên tiến hành khử khuẩn bề mặt nhà vệ sinh bằng chất tẩy rửa thông thường Nếu chỉ có một nhà vệ sinh, có thể sử dụng dụng cụ chứa (ví dụ bô) để người được cách ly đi vệ sinh, sau đó ngâm trong dung dịch tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử khuẩn chứa 1,25- 2,5% Clo hoạt tính tỷ lệ 1:1 (1 lít dung dịch/ 1 lít chất thải) trong 30’ và đổ vào bồn cầu.

11

Trang 12

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KHỬ TRÙNG TẠI CỘNG ĐỒNG

a) Đối với người dân:

• Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường tại hộ gia đình theo hướng dẫn.

b) Đối với cán bộ y tế:

- Hướng dẫn thành viên trong gia đình người được cách

ly và người quản lý nơi lưu trú thực hiện các biện pháp

vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường hộ gia đình

- Phun hoá chất khử khuẩn tại các hộ gia đình có bệnh nhân mắc nCoV, có người bị cách ly Hướng dẫn và cung cấp hóa chất khử trùng (nếu cần).

Trang 13

4 TRƯỜNG HỌC VÀ NƠI LÀM VIỆC

1 Người đứng đầu cơ sở phải đảm bảo điều kiện vệ sinh

Bố trí và đảm bảo nơi rửa tay có đủ xà phòng và nước sạch Nếu không có xà phòng và nước sạch, bố trí điểm rửa tay bằng cồn hoặc các chất khử khuẩn có chứa cồn (ít nhất 60% cồn)

Lau dọn, khử khuẩn nhà vệ sinh (ít nhất 2 lần/ngày)

Đảm bảo có đủ xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết

bị phục vụ vệ sinh

Tăng cường thông khí tại các phòng bằng cách mở cửa ra vào

và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa

Tổ chức vệ sinh ngoại cảnh: phát quang bụi rậm, không để nước đọng, các dụng cụ chứa nước phải được đậy kín

Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy kín và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày

13

Trang 14

2 Người đứng đầu cơ sở quy định, hướng dẫn các cá nhân thuộc cơ sở mình thực hiện các nội dung sau:

• Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế tại các thời điểm: Trước khi vào lớp học, nơi làm việc, trước và sau khi ăn, sau mỗi giờ nghỉ và nghỉ giữa giờ, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, khi thấy tay bẩn Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn);

• Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn vải, khăn giấy, hoặc ống tay áo

để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp Vứt bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay Bỏ rác đúng nơi quy định.

• Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh.

• Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn mặt, khăn tay, gối, chăn…

• Nghiêm cấm khạc nhổ bừa bãi, không nói chuyện trong giờ ăn. 14

4 TRƯỜNG HỌC VÀ NƠI LÀM VIỆC

Trang 15

3 Người đứng đầu cơ sở phải tổ chức thực hiện công tác khử khuẩn

Nguyên tắc:

• Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa gia dụng thông thường hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa

• Trước khi học sinh quay trở lại cơ sở: Tổ chức khử khuẩn cơ sở một lần bằng cách phun hoặc lau nền nhà, tường nhà (nếu có thể), tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng

• Trong thời gian học tập, làm việc:

 Mỗi ngày một lần, sau giờ học, giờ làm việc, cơ sở tổ chức lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng

 Mỗi ngày hai lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày cơ sở tổ chức lau khử khuẩn tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, đồ chơi, dụng

cụ học tập

 Hạn chế sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ học tập… bằng các vật liệu không khử khuẩn được 15

4 TRƯỜNG HỌC VÀ NƠI LÀM VIỆC

Trang 16

3 Người đứng đầu cơ sở phải tổ chức thực hiện công tác khử

khuẩn tại cơ sở mình:

• Đối với các phương tiện đưa đón học sinh, người lao động: Mỗi ngày hai lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh, người lao động thì phải tiến hành lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, ghế ngồi, cửa

sổ, sàn xe.

• Trong trường hợp có học sinh, người lao động có biểu hiện sốt,

ho, khó thở tại trường học, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với vi rút Corona thì cơ sở phải thực hiện khử khuẩn theo khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.

4 TRƯỜNG HỌC VÀ NƠI LÀM VIỆC

16

Trang 17

có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính để ngâm rửa tay (ngâm tay 1 phút, sau đó tráng lại bằng nước sạch).

- Khử trùng bề mặt, vật dụng: Dùng dung dịch nồng độ

0,5% clo hoạt tính để lau nền nhà, bề mặt đồ vật, vật dụng v.v.

17

Trang 18

- Khử trùng bô, chậu ô nhiễm mắc bệnh : Ngâm bô, chậu ô nhiễm 

vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong ít nhất 30 phút trước khi  đem rửa bằng nước sạch

18

Trang 19

5 VSMT CƠ SỞ Y TẾ TẠI VÙNG DỊCH

4.1 Xử lý môi trường tại các cơ sở khám chữa bệnh: theo

hướng dẫn của Bộ Y tế/ Cục Quản lý khám chữa bệnh

- Khử trùng các dụng cụ của bệnh nhân mắc bệnh: Ngâm các

dụng cụ, quần áo đã sử dụng của bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong 1-2 giờ trước khi đem giặt rửa bằng nước sạch

- Khử trùng buồng bệnh điều trị bệnh nhân mắc bệnh: Dùng

dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền buồng bệnh, bề mặt

đồ vật, vật dụng trong phòng bệnh tối thiểu 2 lần/ngày

- Khoa phòng điều trị bệnh nhân sau khi tất cả các bệnh nhân ra viện (khử trùng lần cuối): Phải tổng vệ sinh khử trùng nền

nhà, tường nhà nơi bệnh nhân điều trị bằng cách phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính (liều lượng phun 0,3 - 0,5 lít/m2), sau đó mới được sử dụng trở lại tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân khác

19

Trang 20

5 VSMT CƠ SỞ Y TẾ TẠI VÙNG DỊCH

4.1 Xử lý môi trường tại các cơ sở khám chữa bệnh: theo

hướng dẫn của Bộ Y tế/ Cục Quản lý khám chữa bệnh

- Xử lý phân và chất thải của bệnh nhân: Phân và chất thải của bệnh 

nhân có mang mầm bệnh được khử trùng bằng dung dịch nồng độ 1,25 

-  2,5%  clo  hoạt  tính  với  tỷ  lệ  1:1  (ví  dụ,  1  lít  phân  cần  xử  lý  bằng  1  lít  dung dịch nồng độ 1,25% clo hoạt tính) trong thời gian ít nhất 30 phút,  sau  đó  đổ  vào  nhà  tiêu  hợp  vệ  sinh  hoặc  chôn  sâu  xuống  đất  cách  xa  nguồn nước và nhà ở. Đối với chất thải rắn tại khu vực cách ly đặc biệt  phải được thu gom để đem đi tiêu hủy theo quy định của Bộ Y tế.

- Khử trùng phương tiện chuyên chở bệnh nhân mắc bệnh/nghi ngờ: Dùng  dung  dịch  nồng  độ  0,5%  clo  hoạt  tính  phun  khử  trùng 

phương tiện với liều lượng 0,3 - 0,5 lít/m2, để trong 1 giờ sau đó rửa kỹ  lại bằng nước sạch.

20

Trang 21

5 VSMT CƠ SỞ Y TẾ TẠI VÙNG DỊCH

4.1 Xử lý môi trường tại các cơ sở khám chữa bệnh: theo

hướng dẫn của Bộ Y tế/ Cục Quản lý khám chữa bệnh

- Khử trùng dụng cụ và tẩy trùng khu vực lấy mẫu

• Toàn bộ trang phục bảo hộ được cho vào 1 túi ni lông chuyên dụng dùng cho rác thải y tế có khả năng chịu được nhiệt độ cao, cùng với các dụng cụ bẩn (sử dụng găng tay và khẩu trang mới).

 Buộc chặt và sấy ướt tại nhiệt độ 120°C/30 phút trước khi loại

bỏ cùng với rác thải y tế khác hoặc có thể đốt tại lò rác bệnh viện tuyến huyện.

• Rửa tay xà phòng và tẩy trùng bằng chloramin 0,1% toàn bộ các dụng cụ và khu vực lấy mẫu; phích lạnh dùng cho vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm

21

Trang 22

5 VSMT CƠ SỞ Y TẾ TẠI VÙNG DỊCH

4.2 Khu vực cách ly tập trung

- Cơ sở cách ly tập trung phải đảm bảo thực hiện phòng chống

lây nhiễm tại cơ sở bằng việc thực hiện vệ sinh thông khí, thông thoáng phòng ở, không dùng điều hòa; hàng ngày lau rửa nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong phòng bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường

- Khử trùng tay ở khu vực cách ly: Tại điểm ra, vào khu vực

cách ly và cửa ra vào mỗi buồng bệnh, nếu không có các dung dịch diệt trùng nhanh (cồn, lọ dung dịch khử trùng tay) hoặc nước

và xà phòng để rửa tay thì phải có chậu đựng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính để ngâm rửa tay (ngâm tay 1 phút, sau đó tráng lại bằng nước sạch).

22

Ngày đăng: 03/06/2020, 23:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w