Các giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 93 - 101)

4.2.2.1 Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chống hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm SHTT

- Thực hiện tốt công tác rà soát và chỉnh sửa lại các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phát hiện kịp thời những thiếu sót để bổ sung; bãi bỏ những quy định lạc hậu, không phù hợp hoặc trái thông lệ quốc tế và trái với những cam kết của Việt Nam khi tham gia hội nhập sao cho có sự thống nhất, tránh tình trạng một hành vi có nhiều cách xử lý gây khó khăn cho các lực lượng thực thi và gây hiều nhầm và phiền hà cho doanh nghiệp.

- Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền và cơ quan thực thi các cấp trong công tác phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm SHTT.

- Thể chế hóa việc giải quyết các tranh chấp về SHTT bằng biện pháp dân sự, trình tự thủ tục cần đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho chủ thể quyền bị xâm phạm, nhằm tăng cường định hướng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực SHTT tại Tòa dân sự.

- Bổ sung những quy định về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm SHTT, hàng kém chất lượng gây nguy hại đến sức khỏe và môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 - Các văn bản quy phạm pháp luật nên chú trọng đến tính khả thi và sự minh bạch cần thiết cho các cơ quan thực thi khi vận dụng, tránh bổ sung thêm các hướng dẫn nhằm tạo sự thông thoáng cho hành lang pháp lý.

- Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 127, nay là Ban chỉ đạo 389 có bộ phận chuyên trách để giám sát, thường xuyên theo dõi phát hiện những bất cập, kiến nghị sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Hoàn thiện những quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để có căn cứ kết luận việc hàng hóa không đảm bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà nước quy định. Quy định và hướng dẫn doanh nghiệp trong việc công bố thông tin về kiểu dáng, chất lượng hàng hóa, thực hiện ghi nhãn hàng hóa, đăng ký bảo hộđộc quyền đối với hàng hóa của mình. Xây dựng Quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát về đấu tranh chống hàng giả.

4.2.2.2 Tăng cường sự phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan thực thi, giữa các cơ quan thực thi và các hiệp hội, doanh nghiệp trong việc chống hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm SHTT

- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng thực thi, theo đó các lực lượng thực thi từng ngành tùy theo điều kiện và hoàn cảnh thực tế xây dựng mới, hoàn thiện bổ sung quy chế phối hợp riêng của mình. Có như vậy thì sự phối hợp giữa các lực lượng mới thống nhất trên toàn quốc, huy động mọi lực lượng vào công tác chống hàng giả, tránh bỏ sót chức năng và làm rõ trách nhiệm của các lực lượng trong công tác phối hợp, tạo một sựđồng thuận trong công tác phòng và chống hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ.

- Tổ chức các hội nghị giao lưu thường xuyên giữa các lực lượng thực thi và các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các văn phòng luật sư, các chuyên gia để tăng cường sự gắn bó, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin với nhau, huy động sự đóng góp tích cực về kiến thức, ý tưởng, phương tiện, thiết bị và nhiều nguồn lực khác của doanh nghiệp... trong công tác phòng và chống hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ.

- Thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn công tác sơ kết, tổng kết công tác phối hợp để rút kinh nghiệm trong từng thời kỳđề ra các biện pháp hữu hiệu tổ chức thực hiện tiếp theo;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 - Tổ chức thường xuyên các hội thảo chuyên đề giữa các lực lượng thực thi để trao đổi kinh nghiệm, các thông tin về phương thức, thủ đoạn của đối tượng vi phạm, xây dựng các phương án, kế hoạch kiểm soát thị trường chung, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm tránh sự trùng lắp, có quy định cụ thể về việc trao đổi thông tin giữa các lực lượng thực thi.

- Xây dựng một phương thức hợp tác toàn diện giữa các doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài với các cơ quan thực thi tại Việt Nam bao gồm: Tăng cường hợp tác để tổ chức các khóa tập huấn nhằm cập nhật và nâng cao kỹ năng cho tất cả các cơ quan thực thi, giúp phân biệt được hàng thật-hàng giả đối với những sản phẩm cụ thể có hàng giảđược phát hiện trên thị trường; liên kết, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giữa các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực thực thi bảo hộ quyền SHTT của các nước với các cơ quan thực thi.

4.2.2.3 Tăng cường năng lực thực thi, cơ chế chính sách hỗ trợ cho các cơ quan thực thi

Xây dựng một tổ chức hoạt động cấp cao, có đủ thẩm quyền điều hành việc phối kết hợp, hoạch định các phương án chiến lược theo cơ chế phối hợp một cách đồng bộ trong đấu tranh chống các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi khác xâm phạm quyền SHTT, đồng thời đóng vai trò bản lề trong việc liên kết giữa các cơ quan thực thi trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm.

Lãnh đạo các ngành và lực lượng thực thi phải coi công tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm SHTT là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp bách hàng đầu hiện nay; phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc tác hại nhiều mặt, kể cả trước mắt và lâu dài do hàng giả, hàng kém chất lượng là tội phạm kinh tế nguy hiểm, không chỉ gây tổn thất vật chất cho xã hội mà còn gây bất an cho nhân dân trong tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng; thấy rõ tầm quan trọng của công tác này đối với công cuộc xây dựng phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Vì vậy, phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo, nắm bắt thông tin, chủ động, kiên quyết tổ chức đấu tranh ngăn chặn triệt để tình trạng hàng giả hàng kém chất lượng từ quá trình sản xuất, nhập khẩu, phân phối lưu thông hàng hóa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 và tiến hành đồng bộ các biện pháp đấu tranh trên mọi lĩnh vực, mọi nơi, mọi lúc ... cụ thể là:

Về công tác cán bộ

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác chống hàng giả có đủ bản lĩnh vững vàng, đạo đức tốt và đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhiệm vụđược giao.

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho các cán bộ, công chức không sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ. Có thể xây dựng quy chế khuyến khích cán bộ công chức không dùng hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ.

- Tăng cường công tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác chống hàng giả thông qua việc đào tạo bồi dưỡng thêm; tổ chức định kỳ đánh giá lại cán bộ theo tiêu chuẩn; tăng cường và chuẩn hóa trong công tác tuyển dụng cán bộ...

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nghiêm túc theo quy định của đội ngũ chống hàng giả. Thực hiện tốt công tác khen thưởng thường xuyên và đột xuất cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ và hàng kém chất lượng.

Về công tác đào tạo: Tăng cường công tác đào tạo cho các lực lượng thực thi, đặc biệt là lực lượng Quản lý thị trường.

- Xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp với từng đối tượng: Cán bộ quản lý lâu năm, cán bộ quản lý mới, kiểm soát viên chính, kiểm soát viên thị trường, … cho từng chuyên đề chuyên sâu v.v...

- Tổ chức đi tham quan học hỏi, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên giữa các địa phương, giữa và trong các lực lượng thực thi.

- Tạo điều kiện cho các lực lượng thực thi, thanh tra chuyên ngành có điều kiện tham quan học tập kinh nghiệm về công tác chống hàng giả, xâm phạm SHTT ở các nước trong khu vực và quốc tế.

Về cơ sở hạ tầng hỗ trợ:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng thật-hàng giả. Tập hợp các thông tin về hàng hóa vi phạm trên toàn quốc do các lực lượng thực thi đã xử lý. Chia xẻ các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 thông tin này giữa các lực lượng thực thi và cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng.

- Xây dựng các cuốn cẩm nang tra cứu về các quy định pháp luật liên quan tới hàng giả cho các lực lượng thực thi. Các cuốn cẩm nang này sẽ giúp cho các lực lượng thực thi hiểu rõ, chính xác ý nghĩa, nội hàm của từng hành vi vi phạm tránh sự xử lý mang tính tùy tiện, thiếu thống nhất giữa các lực lượng thực thi; nâng cao uy tín của của các lực lượng này đối với các doanh nghiệp. Các cuốn cẩm nang này có thể bao gồm các vấn đề có các cách khác nhau hoặc những trường hợp điển hình hay gặp cho từng loại văn bản v.v...

- Nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn chi tiết mẫu về xây dựng các phương án, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường.

- Mở rộng hệ thống giám định, đồng thời tổ chức tốt và nâng cao năng lực kiểm định, giám định hàng hóa, giám định SHTT. Xây dựng quy chế giám định đặc thù cho các lực lượng thực thi để bảo đảm an toàn, nhanh và chính xác.

- Lập danh sách và cập nhật thường xuyên các cơ quan, tổ chức giám định hàng hóa toàn quốc, đưa lên mạng hoặc đóng thành sách và phát cho các lực lượng thực thi để tra cứu mỗi khi cần tìm cơ quan trưng cầu giám định sản phẩm hàng hóa.

- Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin, phản ánh tình hình, khiếu nại tố cáo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp. Nghiên cứu và giới thiệu hệ

thống cung cấp thông tin, khiếu nại tố cáo qua mạng internet. - Xây dựng kho dữ liệu thông tin về chủ thể quyền, đối tượng bảo hộ, phạm

vi bảo hộ … với sự giúp sức của các cơ quan quản lý các cấp, các nhà sản xuất, các đại lý phân phối chính thức có hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam. Việc này cũng cần đến sự hỗ trợ tích cực của các lãnh sự quán làm cầu nối giữa các doanh nghiệp nước ngoài trong việc cập nhật dữ liệu thông tin. Kết nối mạng thông tin giữa các cơ quan thực thi, để có thể khai thác hiệu quả nhất các thông tin từ cơ sở dữ liệu nhằm thúc đẩy việc hình thành các tổ chức giám định SHTT, hỗ trợ phục vụ cho công tác chuyên môn, góp phần bảo vệ người tiêu dùng cũng như quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91

Về cơ cấu tổ chức:

- Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ sắp xếp, bố trí cơ cấu, hệ thống các cơ quan chức năng phòng và chống hàng giả thống nhất từ trung phương tới địa phương, có sự phân công chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, rành mạch, tránh chồng chéo, tránh tình trạng “dễ làm khó bỏ” bỏ sót công việc và không cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ và nhân dân về những sai sót trong công tác phòng ngừa và chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

Về vai trò của chính quyền địa phương

- Tăng cường vai trò và sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là cán bộ phường, xã trong công tác phòng và chống hàng giả thông qua các chương trình tập huấn đào tạo, tham gia các tổ công tác phối hợp liên ngành.

- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và thủ trưởng các cơ quan thanh tra, kiểm tra chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng xảy ra thuộc phạm vi quản lý của cấp mình.

Về trang thiết bị:

- Tăng cường cung cấp trang thiết bị chuyên dụng như ô tô, xe máy, máy tính, công cụ hỗ trợ... cho công tác chống hàng giả.

- Thiết kế một hệ thống nối mạng nội bộ, cả phần cứng và phần mềm thống nhất từ Trung ương tới địa phương để trao đổi thông tin, nhận thông tin, chỉđạo và báo cáo.

Về tiêu hủy hàng hóa:

- Xây dựng quy trình tiêu hủy một số mặt hàng tiêu biểu để tránh gây ô nhiễm môi trường.

- Cấp đủ kinh phí cho công tác tiêu hủy, tránh tình trạng sử dụng kinh phí thường xuyên như vậy mới tăng cường được hiệu quả của công tác tiêu hủy

Về cơ chế chính sách:

- Cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt ưu đãi thỏa đáng nhằm khuyến khích một số cán bộ đã cống hiến lâu năm về hưu sớm để tạo cơ hội tuyển các cán bộ, công chức mới có đủ năng lực đáp ứng công việc trong tình hình mới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92 - Xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp, người dân cung cấp thông tin về các dấu hiệu hàng thật hàng giả; tăng cường công tác phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong phòng ngừa và chống hàng sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm SHTT.

- Giải quyết một cách cơ bản vấn đề kinh phí trong điều kiện cho phép đối với hoạt động phòng và chống nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm SHTT. Trong trường hợp này, việc hình thành và duy trì quỹ chống hàng giả là sự hỗ trợ cần thiết cho các cơ quan thực thi về các nhu cầu thực tế như kinh phí mua tin; công tác trinh sát, đeo bám đối tượng; hoặc công tác xác minh sau kiểm tra để truy nguyên nguồn gốc hàng hóa tại các tỉnh, thành khác; kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho cả người kinh doanh và người tiêu dùng thông qua các hoạt động như tổ chức các buổi hội chợ, triển lãm hàng gian, hàng giả; tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng phân biệt hàng thật – hàng giả đối với một số mặt hàng hay bị làm giả trong từng thời điểm.

4.2.2.4 Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình

- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của nhà nước về hàng giả, về SHTT, về tác hại nhiều mặt của tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả hàng kém chất lượng đến tận người dân bằng nhiều hình thức; nội dung phong phú, phương pháp đơn giản phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng và doanh nghiệp. Đặc biệt phối hợp với đài truyền hình làm chương trình hàng thật-hàng giả phát định kỳ trên truyền hình.

- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội tuyên truyền vận động nhân dân không dùng hàng giả. Tạo thói quen cho người tiêu dùng lựa chọn hàng thật như là một thói quen hay là một nét văn hóa khi mua sắm.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về hàng giả, vi phạm sở hữu trí

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)