Đánh giá chung về công tác quản lý nhàn ước về phòng, chống sản

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 76 - 87)

và buôn bán hàng gi trên địa bàn thành ph Bc Giang.

4.1.3.1 Những thành tựu

Thứ nhất, công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về hàng giả đã thu được nhiều kết quả khả quan. Nhiều vụ việc về sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường đã được các lực lượng có chức năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo pháp luật, thu giữ một khối lượng lớn hàng hóa vi phạm để tiêu hủy, ngăn chặn kịp thời những sản phẩm kém chất lượng đó tới tay người tiêu dùng. Những kết quả bước đầu trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, đã góp phần duy trì trật tự, kỷ cương trong hoạt động thương mại. Công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất và phát triển trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

Thứ hai, bước đầu đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc, khá cơ bản trong nhận thức và hành động của toàn xã hội đối với công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, từ các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền, các lực lượng có chức năng, các đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Toàn xã hội đã có nhận thức đúng đắn hơn về thực trạng, nguy cơ của tệ nạn sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ tác hại đối với sản xuất trong nước, lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đến sức khỏe, tính mạng, quyền lợi người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến chủ trương thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào địa bàn.

Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, sự phối hợp giữa các ngành, các lực lượng thanh tra, kiểm tra về chất lượng hàng hóa có hiệu quả hơn.

Những kết quả bước đầu trong công tác kiểm tra, kiểm soát hàng giả lưu thông trên thị trường trong thời gian qua là rất quan trọng, có tính khởi động, tạo tiền đề cho công tác này được đẩy mạnh hơn, hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới.

Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống hàng giả

Các lực lượng chức năng đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế tổ chức nhiều hội thảo vềđấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; tổ chức các đoàn công tác tìm hiểu kinh nghiệm đấu tranh chống hàng kém chất lượng của nước ngoài; thực hiện các dự án về nâng cao năng lực thực thi về sở hữu trí tuệ cho các lực lượng.

4.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Bắc Giang

a. Chính sách pháp luật hiện nay

Qua khảo sát ý kiến của 30 cán bộ thuộc các lực lượng QLNN về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Bắc Giang, 100% cán bộ cho rằng hệ thống pháp luật hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực thi nhiệm vụ QLNN về phòng chống hàng giả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 Bảng 4.9: Kết quả khảo sát đánh giá về hệ thống pháp luật quy định về hàng giả hiện nay Nội dung Đánh giá CC (%) Không CC (%) - Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ 25 83,33 5 16,67 - Các quy định còn rải rác ở nhiều văn bản khác nhau 28 93,33 2 6,67 - Khung xử phạt còn nhẹ 30 100,00 0 0,00 - Quy định chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo 27 90,00 3 10,00 - Thẩm quyền xử phạt của lực lượng chuyên ngành thấp 20 66,67 10 33,33 (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014)

- Hệ thống pháp luật liên quan đến xử lý hàng giả hiện nay còn nhiều bất cập cả về xử lý hành chính, xử lý hình sự và xử lý dân sự. Hệ thống pháp luật vẫn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ; khung pháp lý chưa vững chắc để áp dụng kiểm tra, xử lý vi phạm và xử lý hàng hóa tang vật. Cụ thể:

+ Về xử lí vi phạm hành chính, Điều 24 của Luật Xử lí vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 31-12-2013 quy định về việc xử lí vi phạm hành chính đối với hàng cấm, hàng giả có mức phạt tối đa chỉ có 200 triệu đồng là quá nhẹ, trong khi đó lợi nhuận từ việc sản xuất và buôn bán hàng giả có thể lên tới hàng chục tỷđồng.

+ Về trách nhiệm hình sự dù cũng đã có quy định riêng về xử lý hàng giả, tuy nhiên số lượng các vụ vi phạm bị xử lí hình sự còn rất hạn chế do chưa có hướng dẫn cụ thể, thống nhất về cơ sở pháp lý để chuyển giao việc xử lý vi phạm giữa các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính với cơ quan điều tra, các quy định cụ thể về “dấu hiệu tội phạm” để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn, thiếu khả thi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 + Về dân sự, theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng, khi người tiêu dùng bị thiệt hại thì sẽ được bồi thường và các vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng sẽ được xét xử rút gọn. Tuy nhiên dù Luật ban hành khá lâu nhưng vẫn chưa có hướng dẫn của Viện Kiểm soát về vấn đề này. Mặt khác, để được bồi thường, người tiêu dùng cũng phải được các cơ quan có thẩm quyền xác định về mức độ thiệt hại với rất nhiều thủ tục. Những quy định này đã làm người tiêu dùng e ngại dẫn đến thường bỏ, không theo kiện.

- Văn bản quy phạm pháp luật trong công tác phòng ngừa và chống hàng giả còn nằm rải rác ở nhiều văn bản (Về luật pháp có 35 Nghị định, quy định về vấn đề chống hàng giả, hàng nhái và an toàn thực phẩm).

- Mỗi ngành, mỗi địa phương hướng dẫn thực hiện khác nhau, chồng chéo nên khó thực hiện.

- Các quy định xác định hành vi vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng chưa rõ ràng dẫn đến nhiều trường hợp hàng hóa có chất lượng rất thấp nhưng thiếu căn cứ rõ ràng để kết luận hàng giả về chất lượng.

- Xử lý hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hiện là giải pháp phổ biến nhất, đang được hầu hết các chủ thể quyền thực hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên theo quy định hiện hành, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính trong trường hợp “gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội” (Điểm a khoản 1 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Quy định này có thể định hướng giải quyết khiếu kiện trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo đường tòa án. Song, điều này đã gây không ít khó khăn cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Mặt khác, cho dù chủ thể quyền hoặc đại diện được ủy quyền hợp pháp có chứng minh được thiệt hại thì việc xử phạt hành chính cũng không thể buộc người vi phạm đền bù thiệt hại cho họ như là biện pháp dân sự (quyết định của toà án).

- Thẩm quyền xử lý vi phạm về mức phạt tiền theo quy định hiện hành đối với cơ quan QLTT, Thanh tra chuyên ngành khá thấp (Chi cục trưởng Chi cục QLTT được phạt tiền tối đa là 20.000.000 đồng; Chánh thanh tra chuyên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 ngành được phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng) dẫn đến tình trạng hồ sơ các vụ vi phạm chuyển UBND tỉnh để xử lý theo thẩm quyền khá nhiều.

b. Vai trò cơ quan quản lý Nhà nước

Các lực lượng chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi nhiệm vụ QLNN về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả tuy nhiên thời gian qua công tác tổ chức xây dựng lực lượng chưa được chú trọng.

Bảng 4.10: Kết quả khảo sát đối với 30 cán bộđánh giá vai trò cơ quan QLNN đối với công tác phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả Nội dung Đánh giá Rất tốt (người) CC (%) Tốt (người) CC (%) Kém (người) CC (%)

1. Công tác xây dựng lực lượng

- Nguồn nhân lực 5 16,67 13 43,33 12 40

- Trình độ chuyên môn 0 0,00 17 56,67 13 43,33

- Chính sách đãi ngộ 0 0,00 3 10,00 27 90

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng 2 6,67 10 33,33 18 60

- Trang bị cơ sở vật chất, trang

thiết bị thiết yếu 3 10,00 11 36,67 16 53,33

2. Công tác tổ chức thực hiện

- Công tác trinh sát 4 13,33 13 43,33 13 43,33

- Công tác tuyên truyền chính

sách, pháp luật về hàng giả 7 23,33 16 53,33 7 23,33

- Công tác phối hợp giữa các lực

lượng chức năng 0 0,00 9 30,00 21 70

- Hệ thống giám định 0 0,00 3 10,00 27 90

- Cơ sở dữ liệu về hàng giả 0 0,00 0 0,00 30 100

- Kinh phí dành cho công tác

QLNN về phòng, chống hàng giả 0 0,00 5 16,67 25 83,33

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 - Công tác xây dựng lực lượng:

+ Nguồn nhân lực thiếu và yếu so với tình hình hoạt động thương mại trên thị trường hiện nay đang phát triển nhanh và diễn biến phức tạp do cán bộ, công chức làm công tác chống hàng giả chủ yếu kiêm nhiệm, không phải là lực lượng chuyên trách thực hiện công tác chống hàng giả tại địa phương; biên chế bổ sung hàng năm cho lực lượng còn quá ít so với yêu cầu.

+ Trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Đa số chưa qua đào tạo chuyên môn sâu về công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả;công tác đào tạo còn thiếu nhiều và chưa được chú trọng: Thiếu chương trình, giáo trình, giảng viên, kinh phí; tuyển dụng không đúng đối tượng, không theo các tiêu chuẩn, nhiều khi do nể nang quen biết; thiếu các chuyên gia trong một số lĩnh vực đòi hỏi phải có chuyên môn sâu; cơ cấu cán bộ trong các lực lượng chưa phù hợp còn nghiêng về kinh tế, luật trong khi đó các ngành khác như: cơ khí, điện máy, hóa chất, thực phẩm, dược, công nghệ thông tin lại rất thiếu.

+ Cơ chế chính sách cho từng lực lượng thực thi tuy có nhưng chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản như: Tuyên truyền, đào tạo, cung cấp trang thiết bị, tiêu hủy hàng hóa ... Có 18/30 (chiếm 60%) cán bộ, công chức trong các lực lượng chức năng được điều tra cho rằng công tác đào tạo về nghiệp vụ phòng chống hàng giả còn thiếu nhiều và chưa được chú trọng; 30/30 (chiếm 100%) khẳng định các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ công tác phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả của lực lượng chuyên môn.

- Công tác tổ chức thực hiện:

+ Công tác tổ chức đấu tranh chưa đạt hiệu quả cao; việc thực hiện của các lực lượng thực thi còn lúng túng, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các địa phương, giữa trung ương và địa phương do một số nguyên nhân sau:

Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật theo chuyên ngành, theo địa bàn của một số địa phương, một số bộ ngành chưa được quan tâm đúng mức, nhiều chủ trương chính sách, quy định pháp luật chưa được phổ biến kịp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 thời đến các cơ sở sản xuất và mọi tầng lớp nhân dân. Qua kết quảđiều tra người tiêu dùng cho thấy: có 35/50 (chiếm 70%) người dân ởđịa bàn trung tâm thành phốđược điều tra cho biết họđược tiếp cận các thông tin tuyên truyền về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả qua nhiều kênh như: tờ rơi, tạp chí, tin tức trên báo, Đài Phát thanh - Truyền hình... Trong khi đó chỉ có 17/50 (chiếm 34%) người dân ở địa bàn ngoại thành được điều tra cho biết họ được tiếp cận các thông tin tuyên truyền về phòng, chống hàng giả.

Thiếu một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính. Cơ quan Quản lý thị trường chỉ là cơ quan thường trực của Ban Chỉđạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, không đủ quyền lực để tổng điều hành chung.

Các chương trình, phương án, kế hoạch cụ thể thiếu chuyên sâu, còn dàn trải, chưa được đầu tư, nghiên cứu kỹ, tập trung vào một số mặt hàng, địa bàn trọng điểm.

+ Thiếu hệ thống giám định về SHTT, chất lượng hàng hóa. + Công tác tiêu hủy gặp khó khăn, gây ô nhiễm môi trường do:

(1) Quy định về hàng hóa trong trường hợp “không đảm bảo an toàn sử dụng, gây hại tới sản xuất, sức khỏe vật nuôi, cây trồng, môi sinh môi truờng” cũng gây nhiều khó khăn trong quá trình thực thi;

(2) Việc xác định mức độ ảnh hưởng phải có căn cứ kết luận của cơ quan chuyên môn thông qua quy trình đánh giá, khảo nghiệm trong thời gian nhất định;

(3) Hướng dẫn và quy định về trình tự thủ tục tiêu hủy còn phức tạp; thiếu hướng dẫn tiêu hủy cho một số mặt hàng đòi hỏi quy trình tiêu hủy rất nghiêm ngặt như thuốc bảo vệ thực vật;

(4) Không có cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm về công tác tiêu hủy hàng hóa, tang vật phương tiện vi phạm;

(5) Thiếu cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ công tác tiêu hủy;

(6) Nhà nước không cấp kinh phí tiêu hủy mà phải lấy từ nguồn chi thường xuyên của các đơn vị vì vậy việc tiêu hủy không đảm bảo kỹ thuật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một sốđịa bàn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 + Công tác phối hợp giữa các lực lượng thực thi không nhịp nhàng, chưa thật chặt chẽ, mang tính cục bộ từng lực lượng, từng ngành, có lúc chồng chéo trong các đoàn kiểm tra, thiếu sự phối hợp trong công tác, mạnh ai nấy làm v.v...(70% cán bộ được điều tra đánh giá đây là khâu yếu nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ QLNN về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả) do một số nguyên nhân sau:

(1) Chế độ thông tin, báo cáo giữa các đoàn kiểm tra liên ngành địa phương, tỉnh, thành phố và trung ương chưa được thực hiện tốt, không thông tin cho nhau kịp thời các kết quả kiểm tra;

(2) Việc phân định chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm giữa các cơ quan chức năng chưa được rõ ràng, còn xảy ra trình trạng chồng chéo, thiếu chặt chẽ dẫn đến sơ hở, buông lỏng trong công tác quản lý, tạo kẽ hởđể kẻ xấu lợi dụng vi phạm;

(3) Các lực lượng chưa tạo kênh thông tin thường xuyên để kịp thời chia sẻ thông tin và chuyên môn nghiệp vụ, các cơ quan tham mưu chưa chủđộng và thiếu thường xuyên, mới chỉ dừng lại trong phạm vi một đơn vị, một ngành;

(4) Thiếu cơ sở dữ liệu chung về hàng thật, hàng giả, đối tượng, thủ đoạn vi phạm;

(5) Công tác nghiên cứu trinh sát nắm đối tượng chưa thực sự chuyên sâu nên chưa phát hiện được các vụđiển hình, trọng điểm;

- Nhân lực, trang thiết bị, phương tiện làm việc của các lực lượng thực thi còn thiếu, nghèo nàn. Chưa có sựđầu tưđúng mức về trang thiết bị, phương tiện làm việc.

- Kinh phí cho hoạt động chống hàng giả còn thiếu.

- Công tác kiểm tra việc thực hiện chưa thường xuyên và còn mang nặng

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 76 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)