Bài học kinh nghiệm về quản lý Nhàn ước trong phòng, chống sản

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 36)

buôn bán hàng gi

Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, trinh sát.

Có thể nói, trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả thì khâu trinh sát, nắm đối tượng và phát hiện vi phạm đóng vai trò hết sức quan trọng và ý nghĩa quyết định. Để có thể phát hiện được những vụ việc vi phạm lớn của các đầu mối kinh doanh hàng giả, các cơ sở sản xuất hàng giảđòi hỏi cán bộ phải có nghiệp vụ cao trong trinh sát, thâm nhập để thu thập thông tin, chứng cứ vi phạm làm căn cứ xử lý kết hợp với việc thu thập các thông tin liên quan đến tình trạng bảo hộ của sản phẩm, hàng hoá.

Thứ hai: Công tác phối kết hợp với các doanh nghiệp có hàng hoá bị xâm phạm.

Trong công tác đấu tranh chống hàng giả thì sự tham gia của doanh nghiệp có hàng hoá bị xâm phạm trong nhiều trường hợp có ý nghĩa quyết định. Doanh nghiệp chính là đơn vị sẽ xác định tính hợp pháp của sản phẩm, cung cấp các tài liệu, chứng cứ, dấu hiệu để cơ quan chức năng phân biệt hàng hoá vi phạm với hàng giả; trong nhiều trường hợp, với đội ngũ cán bộ thị trường đông đảo và có nghiệp vụ sâu về hàng hoá của mình, doanh nghiệp chính là đơn vị sẽ cung cấp thông tin vềđối tượng vi phạm cho các cơ quan chức năng.

Một số sản phẩm trên thị trường hiện nay, đặc biệt là hàng hoá nhập ngoại có nhiều dấu hiệu là hàng giả nhưng cơ quan chức năng không đủ căn cứđể xử lý do không có sự tham gia của doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

Thứ ba: Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thực thi.

Do những thay đổi trong quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp, không ít đơn vị đã có dấu hiệu “chùn tay” khi xử lý các vi phạm về xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu... Trong điều kiện chưa có cơ quan giám định sở hữu trí tuệ độc lập, cần thiết phải nâng cao trình độ của cán bộ thực thi trong việc đánh giá vi phạm. Có thể nghiên cứu mô hình thành lập một Hội đồng tư vấn nghiệp vụ gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục Quản lý thị trường và một sốđơn vị như Sở Khoa học Công nghệ, Công an... kết hợp với việc tham khảo ý kiến chuyên môn của Cục Sở hữu trí tuệđể kết luận về vi phạm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

PHẦN III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Khái quát v thành ph Bc Giang

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên:

Sơđồ 3.1: Sơđồ hành chính thành phố Bắc Giang

- Vị trí địa lý: Thành phố Bắc Giang có tọa độ từ 21o15’ đến 21o19’ vĩđộ Bắc, 106o08’ đến 106o14’ kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Giang; Phía Bắc giáp xã Quế Nham thuộc huyện Tân Yên và xã Xuân Hương thuộc huyện Lạng Giang; Phía Đông giáp xã Tân Dĩnh, Thái Đào thuộc huyện Lạng Giang, xã Hương Gián thuộc huyện Yên Dũng; Phía Nam giáp xã Tân Liễu, Tiền Phong, Nội Hoàng huyện Yên Dũng; Phía Tây giáp xã Nghĩa Trung, Hồng Thái, Tăng Tiến thuộc huyện Việt Yên.

Với diện tích tự nhiên 66,77km2, thành phố có 16 đơn vị hành chính cấp xã, phường, trong đó có 10 phường và 6 xã; thành phố là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội của tỉnh Bắc Giang. Thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, nằm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch (đường bộ, đường sắt liên vận quốc tế) nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị; cách không xa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; cùng với hệ thống giao thông thuận tiện với 3 loại hình: hệ thống đường bộ gồm các QL 1A, QL 31, ĐT 398, 295B…, hệ thống đường sắt với các tuyến: Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Kép - Hạ Long, Hà Nội - Kép - Thái Nguyên chạy qua và hệ thống đường sông. Do vậy, từ thành phố dễ dàng kết nối với với các huyện trong tỉnh, các trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ lớn trong khu vực, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng Hải Phòng, cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh)... Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho thành phố để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương.

- Điều kiện tự nhiên:Đặc trưng khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 - 10, mùa khô từ tháng 11- 3. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,20C - 23,80C. Độẩm trung bình từ 83 - 84%. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 - 1.730mm. Nhìn chung, các điều kiện tự nhiên của thành phố Bắc Giang thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài.

3.1.1.2 Đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực

Dân số trung bình của thành phố năm 2010 là 103.335 người, mật độ bình quân 3.220 người/km2. Theo quy hoạch được phê duyệt năm 2008 quy mô dân số toàn thành phốđến năm 2010 có khoảng 113,8 nghìn người, như vậy trên thực tế quy mô về dân số chưa đạt mục tiêu đề ra. Ðiều này chứng tỏ một mặt tốc độ tăng dân số tự nhiên thấp, mặt khác mức độ thu hút cơ học vào thành phố cũng chưa cao.

Khi thành phố được mở rộng theo Nghị quyết số 36/NQ-CP ngày 27/09/2010 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng để mở rộng địa giới hành chính thành phố Bắc Giang, dân số thành phố tăng thêm 22.094 người, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

Năm 2013 dân số trung bình của thành phố là 150.080 người, đạt mật độ bình quân 2.248 người/km2, là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh có mật độ dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 số thấp trong cả nước. Dân số thành phố không đồng đều giữa các phường, xã; tập trung chủ yếu ở các phường nội thành, trung bình là 4.323 người/km2, trong khi mật độ ở các xã ngoại thành chỉ là 1.220 người/km2; trong đó cao nhất là phường Trần Nguyên Hãn 15.807 người/km2 và thấp nhất là xã Song Mai 960 người/km2.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 9,92‰, trong đó tỷ suất sinh thô là 16,18‰, tỷ suất chết thô là 6,26‰; năm 2013 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11,08‰, tỷ suất sinh thô vẫn duy trì, gần 17‰, trong khi tỷ suất chết thô đã giảm xuống dưới 6‰, đạt 5,91‰.

3.1.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội:

Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn thành phố tăng bình quân 12,8%/năm, trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 10,7%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 12%, ngành dịch vụ tăng 13,9%. Cuối năm 2010, khi thành phốđược mở rộng, quy mô kinh tế của thành phốđược nâng lên, GTSX năm 2011 tăng 27,3% so với năm 2010, tuy nhiên GTSX tăng thêm chủ yếu là do GTSX ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng 117,7% (do 5 xã sát nhập vào thành phố chủ yếu là sản xuất nông nghiệp;

Giai đoạn 2011-2014 GTSX trên địa bàn tăng bình quân 18,9%/năm, trong đó GTSX ngành nông, lâm, thủy sản tăng 28,8%, ngành công nghiệp xây dựng tăng 19,1%, ngành dịch vụ tăng 18,1%. Bảng 3.1: Tốc độ tăng GTSX giai đoạn 2006-2013 Đơn vị tính: Tỷđồng TT Lĩnh vực Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2014 Giai đoạn 2006-2010 (%) Giai đoạn 2011-2014 (%) GTSX 2.085 3.814 10.354 13.683 12,8 18,9 1 Dịch vụ 930 1.786 5.127 7.006 13,9 18,1

2 Công nghiệp, Xây dựng 1.098 1.932 4.717 6.177 12,0 19,1

3 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 57 96 510 500 10,7 28,8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

So với mục tiêu Quy hoạch được phê duyệt năm 2008 (mục tiêu đến năm 2010 khu vực dịch vụ chiếm 46,7%; công nghiệp - xây dựng chiếm 52,2% và nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 1,1% trong tổng GTSX) chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2010 của thành phố là chưa đạt mục tiêu đề ra, tỷ trọng sản xuất nông, lâm thủy sản còn cao trong tổng GTSX của thành phố (nguyên nhân chính là việc sát nhập thêm 5 xã ngoại thành, GTSX nông nghiệp của thành phố tăng cao, kéo theo cơ cấu ngành nông nghiệp trong tổng GTSX tăng).

Bảng 3.2: Cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2006-2014 TT Chỉ tiêu Năm TT Chỉ tiêu Năm 2006 2011 2012 2013 2014 I Giá trị sản xuất (GHH) (Tỷđồng) 4.235 9.700 12.796 14.826 17.474 1 Dịch vụ 1.895 4.317 5.966 7.038 8.245 2 CN-XD 2.246 4.900 6.100 7.045 8.497

3 Nông, lâm nghiệp, TS 94 484 730 743 732

II Cơ cấu (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

1 Dịch vụ 44,7 44,5 46,6 47,5 47,2

2 Công nghiệp + Xây dựng 53,0 50,5 47,7 47,5 48,6

3 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 2,3 5,0 5,7 5,0 4,2

(Nguồn: UBND thành phố Bắc Giang)

Từ năm 2011 đến nay, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp-XD và giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đến năm 2014, GTSX theo giá hiện hành của thành phố đạt 17.474 tỷ đồng, trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 732 tỷ đồng, chiếm 4,2%; ngành công nghiệp, xây dựng đạt 8.497 tỷđồng, chiếm 48,6%; ngành dịch vụđạt 8.245 tỷđồng, chiếm 47,2%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế năm 2014 - Thu, chi ngân sách

Giai đoạn 2006-2014, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn duy trì mức tăng khá, tốc độ tăng bình quân đạt 15,8%/năm. Đến năm 2014 thu ngân sách trên địa bàn đạt 622 tỷ đồng, tăng gần 400 tỷ đồng so với năm 2006. Hiện nay, thành phố Bắc Giang là địa phương duy nhất trong tỉnh tựđảm bảo cân đối thu - chi trên địa bàn.

Chi ngân sách thành phố các năm gần đây nhìn chung khá cân đối so với mức thu. Trong cơ cấu chi ngân sách, các khoản chi thường xuyên chiếm đa số. Tổng chi ngân sách năm 2014 đạt 620 tỷ đồng.

* Thực trạng phát triển các một số ngành kinh tế của thành phố Bắc Giang

- Về dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ của thành phố tăng trưởng khá; giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 13,9%/năm; giai đoạn 2011-2014 sau khi thành phốđược mở rộng, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 18,1%.

- Về thương mại: Dịch vụ thương mại là ngành trọng tâm trong phát triển kinh tế của thành phố Bắc Giang. Trong những năm gần đây, thành phố đã đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển thương mại. Ngành thương mại đã có bước phát triển tích cực, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bình ổn giá cả trên thị trường và tăng nguồn thu ngân sách.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 Giai đoạn 2006-2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của thành phố tăng và ổng định. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội năm 2014 đạt 5.846 tỷ đồng. Mức bán lẻ hàng hóa xã hội bình quân đầu người của thành phố tăng từ 15,8 triệu đồng/người năm 2006 lên 25,4 triệu đồng/người năm 2010; 26,7 triệu đồng/người năm 2011 và đạt 37,1 triệu đồng/người năm 2013.

Các loại hình kinh doanh thương mại - dịch vụ tăng cả về số lượng và chất lượng. Số cơ sở kinh doanh thương mại trên địa bàn thành phố tăng lên không ngừng, từ 5.167 cơ sở năm 2006 lên 6.842 cơ sở năm 2010; năm 2014 đã cấp đăng ký mới Đăng ký kinh doanh cho gần 1.000 hộ kinh doanh cá thể với tổng vốn 264 tỷđồng nâng tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn lên trên 7.300 cơ sở với tổng vốn kinh doanh đăng ký trên 5.000 tỷđồng vào năm 2014.

Hệ thống mạng lưới chợđược quy hoạch và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Các cửa hàng bán buôn, bán lẻ phát triển mạnh, phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường.

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng:

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2006-2010 đạt 12%/năm. Giai đoạn 2011-2014, khi thành phố được mở rộng, tốc độ tăng trưởng toàn ngành tăng cao hơn, tăng 19,1%/năm; năm 2014 giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng thành phố theo giá thực tế đạt 8.497 tỷđồng, trong đó sản xuất công nghiệp đạt 6.497 tỷđộng, chiếm 76,5% giá trị sản xuất toàn ngành.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp tiếp cận:

- Tiếp cận chính sách: các chính sách pháp luật liên quan đến phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả;

- Tiếp cận chuyên gia: trao đổi, phỏng vấn cán bộ thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

- Tiếp cận các đối tượng là thương nhân, doanh nghiệp kinh doanh, người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Bắc Giang thông qua trao đổi, phát phiếu khảo sát ý kiến.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

3.2.2. Phương pháp thu thp s liu

- Số liệu thứ cấp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các thông tin về đặc điểm địa bàn nghiên cứu thông qua các báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của thành phố Bắc Giang giai đoạn 2010-2014.

+ Thực trạng và kết quả xử lý hành vi vi phạm về sản xuất và buôn bán hàng giả tại Việt Nam thông qua các báo cáo của Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, Ban chỉđạo 389 Trung ương.

+ Dựa trên cơ sở các báo cáo thống kê, đánh giá hoạt động phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, Ban chỉđạo 389 tỉnh trên địa bàn thành phố Bắc Giang trong các năm từ 2010-2014.

- Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn, tham khảo ý kiến qua các đối tượng:

+ Cán bộ của các lực lượng tham gia công tác quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả: phát phiếu điều tra 30 cán bộ;

+ Các thương nhân: 20 cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn thành phố Bắc Giang.

+ Người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Bắc Giang: 100 người tiêu dùng.

3.2.3. Phương pháp x lý s liu

Các dữ liệu sau khi thu thập được kiểm tra, hiệu chỉnh và nhập vào máy tính, sau đó được xử lý bằng phần mền excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích s liu

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: Dùng số tuyệt đối, số tương đối để mô tả thực trạng công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn thành phố Bắc Giang và một số nhận định về các yếu tố có liên quan.

- Phương pháp so sánh : Việc sử dụng phương pháp này chủ yếu là so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh liên hoàn.

+ So sánh các hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả qua các năm và

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 36)