Công tác quản lý nhàn ước về phòng, chống sản xuất và bán buôn

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 52 - 76)

gi trên địa bàn thành ph Bc Giang.

4.1.2.1 Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về phòng, chống hàng giả

Công tác chống hàng giả là một chủ trương nhất quán từ trước đến nay đã được Nhà nước ta thể chế hóa bằng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Trong thời kỳ bao cấp, hàng hóa khan hiếm, hàng giả về chất lượng và công dụng là chủ yếu. Nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành đểđiều chỉnh những hành vi này như: Nghị quyết 188/HĐBT ngày 23/11/1982 “về tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và Quản lý thị trường” của Hội đồng Bộ trưởng;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép do Hội đồng Nhà nước ký ngày 30/6/1982; Nghị định 46-HĐBT ngày 10/5/1983 của Hội đồng Bộ trưởng; Bộ luật hình sự 1985, …

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh ngăn chặn tệ nạn hàng giả trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước đã tiếp tục sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản pháp luật về chống hàng giả nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh chống hàng giả cũng như tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường.

Để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này, các cơ quan thực thi dựa trên cơ sở các quy định hiện hành sau đây:

* Các văn bản luật: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hải quan, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học công nghệ, Luật dược, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, …; Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008 …

* Các Chỉ thị có liên quan đến hàng giả và sở hữu trí tuệ:

-Chỉ thị 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

-Chỉ thị 28/2008/CT-TTg ngày 08/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng.

* Các Nghịđịnh có liên quan đến hàng giả và sở hữu trí tuệ:

-Nghịđịnh số 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

-Nghịđịnh số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;

-Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin.

-Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ, quy định về nhãn hàng hóa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 -Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

-Nghịđịnh số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ;

-Nghịđịnh số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại;

-Nghịđịnh số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại;

-Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008;

-Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/05/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan;

-Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/06/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

-Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. -Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp; -Nghịđịnh số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủSửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

* Các thông tư hướng dẫn có liên quan đến hàng giả và sở hữu trí tuệ:

-Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLB-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của liên bộ Bộ Thương mại, Tài chính, Công an, Khoa học công nghệ và môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 31/1999/CTT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 -Thông tư 93/2000/TT-BTC ngày 15/9/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý sử dụng các nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả.

-Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

-Thông tư số 12/2008/TT-BCT ngày 22/10/2008 của Bộ Công thương hướng dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lý thị trường.

* Các văn bản của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang:

- Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 02/010/2008 Chỉ thị về tăng cường công tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

- Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 26/9/2008 v/v ban hành Quy chế phối hợp trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

- Công văn số 477/UBND-KT ngày 09/3/2009 V/v phối hợp, phát động tháng cao điểm tập trung tiêu huỷ hàng giả, hàng kém chất lượng

- Công văn số 1439/UBND-KT ngày 09/6/2009 V/v công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2009.

- Công văn số 1795/UBND-KT ngày 10/8/2012 V.v Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

- Công văn số 3579/UBND-KT ngày 31/12/2013 V/v tăng cường công tác chống buôn bán, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Công văn số 2474/UBND-KT ngày 29/8/2014 V/v nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

4.1.2.2 Hệ thống cơ quan QLNN có chức năng đấu tranh chống hàng giả tại thành phố Bắc Giang

Ngày 27/8/2001, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, chống hàng giả và gian lận thương mại từ trung ương đến địa phương theo quyết định số 127/2001/QĐ-TTg.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ, ngày 09/6/2008, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 868/QĐ-UB về kiện toàn Ban chỉđạo chống buôn lậu, chống hàng giả và gian lậu thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Ban chỉ đạo 127/ĐP) đã tạo ra sự thống nhất chỉ huy các lực lượng đấu tranh chống buôn lậu và hàng giả trong sự chỉ huy chung của Ban chỉđạo 127/TƯ.

Ở Bắc Giang, các lực lượng chống hàng giả là các cơ quan hữu quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước về cơ bản đã được hình thành và tổ chức một cách có hệ thống. Mỗi cơ quan đều đóng vai trò độc lập tương ứng với chức năng nhiệm vụ của mình, như: Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, Công an tỉnh (cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ), Chi Cục Hải quan và các lực lượng chuyên môn-Thanh tra chuyên ngành thuộc các Sở (Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…).

a/ Vai trò của lực lượng Quản lý thị trường Bắc Giang.

Lực lượng Quản lý thị trường được thành lập theo Nghị định số 10/NĐ-CP ngày 23/1/1995 của Chính phủ. Theo Nghịđịnh này lực lượng Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở.

Trong các chức năng nhiệm vụ của Chi cục có chức năng kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn và xử lý các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả.

Theo Quyết định số 696/CP-KTTH ngày 2/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1211/QĐ-BTM ngày 28/8/2000 của Bộ trưởng Bộ thương mại giao thêm chức năng của Thanh tra thương mại theo luật thương mại cho lực lượng QLTT.

Theo chỉ thị 853/CT-TTg và chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống buôn lậu và chống hàng giả trong tình hình mới cơ quan QLTT giữ vai trò thường trực.

Trong các lực lượng tham gia đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn. Lực lượng Quản lý thị trường đóng vai trò rất quan trọng do những nguyên nhân sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 + Đây là lực lượng kiểm tra hành chính được bố trí trên tất cả các địa bàn, trong khi một số cơ quan quản lý chuyên ngành chỉ có lực lượng tại tỉnh.

+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường rất rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực hàng giả.

+ Chính phủ và UBND tỉnh giao nhiệm vụ thường trực trong công tác đấu tranh chống hàng giả trên địa bàn, thường trực ban chỉ đạo 127/ĐP của tỉnh (nay là Ban chỉđạo 389 tỉnh).

Lĩnh vực kiểm tra hàng giả của Chi cục là khá rộng là đơn vị chủ công trong kiểm tra thực hiện nhãn hàng hóa, hàng vi phạm về SHCN, sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng.

+ QLTT Bắc Giang có mặt mạnh là luôn chủ động xây dựng và đổi mới cách nghĩ, cách làm trong công tác chống hàng giả, luôn bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho công chức tự hoàn thiện mình, làm việc có kế hoạch và chỉ đạo, kiểm tra và xử lý luôn tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật. Tuy vậy, do đặc điểm lịch sử để lại hiện tại đội ngũ QLTT có trình độ không đồng đều. Hiện tại chưa có trường nào có chương trình đào tạo chuyên ngành về công tác QLTT, còn về các lĩnh vực : kiến thức pháp lý về SHCN, về đo lường và chất lượng sản phẩm, kiến thức về quản lý kinh tế, ngoại ngữ, tin học của cán bộ và công chức còn nhiều bất cập chưa được cập nhật thường xuyên do đó dẫn đến hạn chế hiệu quả trong công tác được giao.

Công tác điều tra cơ bản và công tác trinh sát nghiệp vụ về hàng giả còn rất hạn chế so với yêu cầu về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả hiện nay. Bên cạnh đó trang bị kỹ thuật hầu như chưa có gì vẫn hoàn toàn kiểm tra thủ công, hệ thống thông tin chưa có và hệ thống các văn bản pháp quy về vấn đề này còn rất bất cập.

b/ Vai trò của lực lượng cảnh sát kinh tế .

Lực lượng Cảnh sát kinh tế luôn là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh chống tội phạm hàng giả. Tổ chức thành các Đội cảnh sát kinh tế tại huyện, TP và Đội CSKT thuộc phòng CSKT. Hiện nay lực lượng này không tổ chức thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 các Đội chuyên trách chống hàng giả mà các Đội CSKT đều phải tham gia chống hàng giả.

Công an tỉnh Bắc Giang đã có nhiều kế hoạch, phương án về đấu tranh chống sản xuất buôn bán hàng giả. Song, chưa tổ chức đội chuyên trách chống hàng giả vì vậy công tác điều tra cơ bản, xác minh hiềm nghi, tổng kết rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu qủa đấu tranh gặp nhiều khó khăn. Các cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn cao trong lĩnh vực còn thiếu và yếu, trang thiết bị và phương tiện thông tin còn lạc hậu, việc xây dựng các kế hoạch chủ động phòng chống hàng giả trong từng lĩnh vực chưa có hệ thống do vậy các vụ việc thường xảy ra và gây hậu quả mới bị phát hiện và ngăn chặn.

Trong thực tiễn đang xuất hiện một số vướng mắc chủ yếu sau:

Theo quy định của Luật hình sự, giá trịđể xem xét tội hàng giả phải có giá trị trên 30 triệu đồng, hàng giả phải gây hậu qủa nghiêm trọng v.v… đã và đang gây các khó khăn cho các lực lượng chống hàng giả trong việc áp dụng các điều khoản để xử lý vi phạm do các đối tượng sản xuất và tiêu thụ hàng giả không tập trung hàng số lượng lớn mà sản xuất đến đâu tiêu thụ ngay đến đó, hàng giả không làm hoàn thiện ngay tại một nơi, trên các địa bàn khác nhau phải tốn công sức mới đấu tranh được.

Khó khăn lớn nhất trong công tác này là việc thu thập các dấu hiệu hàng giả trong lĩnh vực này khá khó khăn, bên cạnh đó việc gửi mẫu để các cơ quan chức năng giám định mất nhiều thời gian, kết qủa giám định các cơ quan lại khác nhau trong khi yêu cầu về thời gian thu giữ và xử lý phải tuân theo pháp luật do vậy có nhiều vụ đến khi có kết luận giám định lại hết hiệu lực thời gian tố tụng không xử lý hình sựđược.

Việc nhập khẩu các thiết bị công nghệ, thiết bị đưa vào liên doanh, thiết bị đưa vào các dự án cũng gây thiệt hại to lớn về kinh tế cho quốc gia mà không phải việc nào cũng thấy ngay cũng gây ra hậu quả ngay mà chỉ có thời gian hoặc qua kiểm tra mới phát hiện ra được.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng về số đơn đăng ký và số văn bằng bảo hộ quyền sở hữu đã được cấp tăng lên nhanh chóng. Đồng thời số vụ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng tăng lên, chủ yếu tập trung vào hai đối tượng là nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp.

Những vụ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhiều mặt hàng

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 52 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)