Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 42 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
42
Dung lượng
638,31 KB
Nội dung
HIỆUQUẢTHANHTOÁNTHEOPHƯƠNGTHỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 2.1.1 Một số nét khái quát về Sacombank 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Sài Gòn Thương Tín là một trong những ngân hàng TMCP của Việt Nam. Ngân hàng được thành lập theo: Giấy phép hoạt động số: 006/NH_CP cấp ngày 15/12/1991 do NHNN VN cấp với thời hạn hoạt động là 20 năm. Giấy phép thành lập công ty số: 05/GV_UB cấp ngày 13/01/1992 do chủ tịch UBND TP.HCM cấp. Ngân hàng ra đời dựa trên sự thống nhất của các tổ chức tín dụng: Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp; Hợp tác xã tín dụng Tân Bình; Hợp tác xã tín dụng Lữ Gia; Hợp tác xã tín dụng Thành Công . Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín có: Tên đầy đủ: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Tên tiếng Anh: Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Tên giao dịch: Sacombank Trụ sở chính: 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Quận 3 - TPHCM Website: www.sacombank.com.vn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM. Sau hơn 19 năm hoạt động, đến nay Sacombank trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với: • 9.179 tỷ đồng vốn điều lệ, 146.000 tỷ đồng tổng tài sản • Hơn 323 điểm giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, một chi nhánh tại Lào và một chi nhánh tại Campuchia • 6.180 đại lý thuộc 289 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới • Hơn 7.400 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo • Hơn 81.000 cổ đông đại chúng • Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận được góp vốn và hỗ trợ kỹ thuật từ International Finance Corporation (IFC) trực thuộc ngân hàng thế giới (World Bank) • Là ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam • Là ngân hàng tiên phong khai thác các mô hình ngân hàng đặc thù dành riêng cho phụ nữ (Chi nhánh 8 tháng 3) và cho cộng đồng nói tiếng Hoa (Chi nhánh Hoa Việt). Sự thành công của các chi nhánh đặc thù là minh chứng thuyết phục về khả năng phân khúc thị trường độc đáo và sáng tạo của Sacombank • Từ năm 2004, Sacombank đã được các tổ chức tài chính quốc tế như IFC, FMO, ADB, Proparco…ủy thác các nguồn vốn có giá thành hợp lý để hỗ trợ các cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thông qua việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về minh bạch báo cáo tài chính, có chiến lược phát triển bền vững và năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro tốt, có mạng lưới chi nhánh rộng lớn và mục đích sử dụng vốn hợp lý • Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng với việc công bố hình thành Tập đoàn Sacombank. Việc hình thành mô hình Tập đoàn là điều kiện để phát triển các giải pháp tài chính trọn gói với chi phí hợp lý, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng đồng thời nâng cao sức mạnh trong quá trình hội nhập của Sacombank và nhóm các công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực tài chính và phi tài chính. • Và một trong các sự kiện tiêu biểu của ngân hàng gần đây nhất là vào ngày 28/8/2009 Lãnh đạo ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Phó Thống đốc thường trực Trần Minh Tuấn đã đến thăm và làm việc với Ban lãnh đạo Sacombank.Tiếp theo đó, vào ngày 18/12/2009 Sacombank chính thức khai trương trung tâm dịch vụ khách hàng- kênh tương tác đa phương tiện góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng. Thành viên trực thuộc: • Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS); • Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBL); • Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR); • Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBA); • Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ); Thành viên liên kết: • Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI); • Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal); • Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex); • Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát (TTP); • Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM); Sacombank có 02 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần: • Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001; • Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005 Sacombank hợp tác hiệuquả với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước như Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, Comeco, Trường Phú, Isuzu Việt Nam, Prudential Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, Bảo Minh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) – đại diện của City University of New York (CUNY) . Với những nỗ lực phát triển và sự đóng góp tích cực cho nền tài chính Việt Nam, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giải thưởng có uy tín trong nước và quốc tế Năm 2010: • Giải thưởng "Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2010" do Global Finance bình chọn; • Giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2009” do The Asian Banker bình chọn; • Giải thưởng “Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam 2010” do The Asset (Hong Kong) bình chọn; • Giải thưởng "Ngân hàng phát triển những sản phẩm dịch vụ mới thanhtoánqua thẻ Visa tại thị trường Việt Nam" (Sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế Visa không tài sản đảm bảo và thẻ trả trước Visa – Lucky Gift Card) do Tổ chức thẻ quốc tế Visa bình chọn. • Giải thưởng "Một trong năm Ngân hàng có doanh số giao dịch thanhtoán thẻ Visa lớn nhất tại Việt Nam từ năm 2005 – 2009" do Tổ chức thẻ quốc tế Visa bình chọn. 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức (Nguồn: Phòng Nhân sự Sacombank- chi nhánh Sài Gòn) 2.1.1.3 Những kết quả hoạt động kinh doanh đạt được của Sacombank trong những năm gần đây Bảng 2.1 Báo cáo chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Sacombank Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 % tăng/ giảm Quý 1/2010 Vốn điều lệ 5.115.831 6.700.353 30,97% 9.001.780 Tổng tài sản 67.469.131 98.473.979 45,95% 103.734.172 Tổng vốn huy động 58.634.656 86.334.822 47,24% 91.213.956 Tổng dư nợ cho vay 33.708.357 55.497.329 64,44% 57.545.769 Tổng thu nhập từ HĐKD 2.284.479 3.643.725 59,50% 947.310 Lợi nhuận trước thuế 1.090.549 1.901.010 74,32% 510.808 Thuế 117.249 416.599 255,31% 106.001 Lợi nhuận sau thuế 973.300 1.484.411 52,51% 404.807 (Nguồn: BCTC kiểm toán 2008-2009, BCTC quý 1/2010 của Sacombank) Mặc dù trong năm 2009, tình hình kinh tế vẫn chưa thực sự thuận lợi cho ngành ngân hàng, nhưng Sacombank cũng đạt được những kết quả kinh doanh khá tốt. Đến cuối năm 2009, tổng vốn điều lệ là 6.700.353 triệu đồng tăng 1.584.522 triệu đồng, tương ứng tăng 30,97%, tổng tài sản năm 2009 đạt 98.473.979 triệu đồng tăng 31.004.848 triệu đồng tương ứng tăng 45,95% so với năm 2008. Tổng vốn huy động năm 2009 đạt 86.334.822 triệu đồng tăng 27.700.166 triệu đồng tương ứng tăng 47,24% so với năm 2008. Tổng dư nợ cho vay năm 2009 đạt 55.497.329 triệu đồng tăng 21.788.972 triệu đồng tương ứng tăng 64,44% so với năm 2008, mức tăng này khá cao, nguyên nhân là do trong năm nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng khá mạnh sau suy thoái kinh tế. Sang quý 1 năm 2010, tổng tài sản của Sacombank đạt 103.734.172 triệu đồng tăng 5.260.193 triệu đồng tương ứng tăng 5,34% so với năm 2009. Tổng vốn huy động đến 31/3/2010 đạt 91.213.956 triệu đồng, tăng 4.879.134 triệu đồng tương ứng tăng 5,65% so với năm 2009. Lơi nhuận sau thuế quý 1 năm 2010 đạt gần 404.807 triệu đồng. Nhìn chung, tình hình kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh quý 1 năm 2010 của Sacombank là khá tốt trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn trong giai đoạn hồi phục. Định hướng trong năm 2010, Sacombank sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu vì đây là hoạt động huyết mạch của nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc duy trì và phát huy các thế mạnh hiện hữu, Sacombank có chính sách đặc thù cho từng ngành hàng trọng điểm, đồng thời sẽ đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ tài trợ thương mại nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. • Tình hình huy động vốn Năm 2009 tổng vốn huy động toàn Sacombank đạt 86.335 tỷ đồng, tăng 27.731 tỷ đồng tương ứng tăng 47,32% so với năm 2008. Như vậy, với những dấu hiệu cải thiện của cuộc khủng hoảng và do chính sách kích cầu của Chính phủ nên tốc độ tăng trưởng vốn huy động của năm 2009 tăng nhanh so với năm 2008. Điều này cho thấy tình hình hoạt động của ngân hàng đã có nhiều tín hiệu lạc quan trọng bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi và nổ lực kích cầu của Chính phủ đã phát huy hiệu quả. Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của Sacombank Đơn vị tính: tỷ đồng Thời điểm cuối năm 2009 2008 2007 2006 2005 86.335 58.635 54.791 21.514 12.727 Tốc độ tăng trưởng 2009/2008 2008/2007 2007/2006 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 27.700 47,24% 3.844 7,02% 33.277 154,68% 8.787 69,04% (Nguồn: BCTC Sacombank) Hình 2.2 Vốn huy động của Sacombank (Nguồn: BCTC Sacombank) Qua hình 2.2 trên cho ta thấy nguồn vốn huy động của Sacombank tăng lên khá cao, chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày một tốt dẫn tới tình hình tài chính của Sacombank ngày càng tăng trưởng và xứng đáng là một trong những NH TMCP lớn nhất ở Việt Nam hiện nay.Tình hình huy động vốn của Sacombank có sự gia tăng đáng kể trong vòng 5 năm từ năm 2005 đến năm 2009. Năm 2005 tổng vốn huy động chỉ đạt 12.727 tỷ đồng nhưng đến năm 2009 thì nguồn vốn huy động lên đến 86.335 tỷ đồng, tăng 73.608 tỷ đồng. Bên cạnh đó, năm 2007 đến 2008, có sự tăng lên ít, cụ thể là năm 2008 tăng 3.844 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,02% so với năm 2007. Điều này là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng ít nhiều đến nguồn vốn huy động của Sacombank. Tuy nhiên đến năm 2009, nền kinh tế dần dần được phục hồi nên nguồn vốn có sự gia tăng lớn. Bảng 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank (2005-2009) Đơn vị tính: theo bảng CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2009 2008 2007 2006 2005 Tổng tài sản Tỷ đồng 98.474 67.469 63.364 24.764 14.456 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 10.289 7.638 7.181 2.804 1.882 Trong đó vốn điều lệ Tỷ đồng 6.700 5.116 4.449 2.089 1.250 Tổng nguồn vốn huy động Tỷ đồng 86.335 58.635 54.791 21.514 12.727 Dư nợ cho vay Tỷ đồng 55.497 33.708 34.317 14.539 8.425 Mạng lưới hoạt động SL điểm giao dịch 320 247 207 159 103 Tổng số cán bộ nhân viên Người 7.200 6.010 5.419 3.806 2.654 Tổng doanh thu Tỷ đồng 8.489 8.377 4.537 1.996 1.209 Tổng chi phí Tỷ đồng 6.588 7.286 3.085 1.452 903 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 1.901 1.091 1.452 543 306 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 1.484 973 1.280 408 234 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) Đồng/ cổ phiếu 2.771 1.869 2.732 2.226 2.425 (Nguồn: BCTN Sacombank) Do nền kinh tế vừa mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng nên tình hình lợi nhuận của Sacombank đạt được năm 2009 còn khiêm tốn. Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Sacombank đạt là 98.474 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 31.000 tỷ đồng. Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, Sacombank đã linh hoạt điều chỉnh mục tiêu của mình, đặt “An toàn” lên trên “Hiệu quả”, chủ động điều chỉnh lại phương hướng kinh doanh của mình. Vì vậy trong năm, nguồn vốn huy động đạt 86.335 tỷ đồng, tăng 47,24% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.484 tỷ đồng, tăng 511 tỷ đồng so với năm 2008. 2.1.2 Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng * Sản phẩm tiền gửi • Khách hàng cá nhân - Tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tài khoản tiền gửi được sử dụng với mục đích chủ yếu là hưởng lãi căn cứ vào kỳ hạn gửi, gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND, USD, EUR,vàng và VND bảo đảm theo giá trị vàng. - Tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tài khoản được sử dụng với mục đích là gửi hoặc rút tiền mặt bất kỳ lúc nào, đồng thời nhận tiền chuyển khoản từ nơi khác chuyển đến, gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND, USD, EUR. - Tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng: là loại hình huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vừa hưởng lãi, vừa có cơ hội trúng thưởng may mắn. - Tiết kiệm linh hoạt: là loại hình tiết kiệm nhằm tạo điều kiện để khách hàng có thể linh hoạt sử dụng vốn tiền gửi của mình một cách hợp lý mà vẫn được hưởng một mức lãi suất phù hợp. - Tiết kiệm tích lũy: là loại hình tiết kiệm gửi góp một số tiền bằng VND, USD cố định định kỳ để tích lũy thành một số tiền lớn trong tương lai. • Khách hàng doanh nghiệp - Tiền gửi thanhtoán Hoa Việt: Loại tiền gửi không kỳ hạn của Tổ chức được dành riêng áp dụng tại Chi nhánh Hoa Việt với lãi suất thưởng được tính hàng ngày cho phần số dư trên tài khoản vượt số dư quy định. - Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tài khoản tiền gửi mà khách hàng có thể lựa chọn nhiều kỳ hạn khác nhau tại Sacombank tùy theo kế hoạch sử dụng vốn của mình, gồm các loại tiền bằng VND, USD, EUR. - Tiền gửi linh hoạt doanh nghiệp: Là loại tiền gửi có kỳ hạn của Tổ chức được phép rút vốn một phần hoặc toàn bộ linh hoạt trong thời gian gửi tiền. - Tiền gửi thả nổi: Là loại tiền gửi có kỳ hạn của Tổ chức với mức lãi suất được điều chỉnh tăng/giảm theo mức lãi suất của Sacombank công bố trong từng thời kỳ. - Tiền gửi trung hạn linh hoạt: Là loại tiền gửi có kỳ hạn của Tổ chức, theo đó khách hàng tham gia sản phẩm có thể đăng ký (hoặc không) kỳ hạn rút vốn trước hạn tại thời điểm ký hợp đồng tiền gửi với Sacombank. - Tiền gửi khác: Tiền gửi góp vốn mua cổ phần dành cho Nhà đầu tư nước ngoài, Tiền gửi ký quỹ, Tiền gửi giữ hộ, Tiền gửi đầu tư… * Sản phẩm tín dụng • Khách hàng cá nhân - Cho vay sản xuất kinh doanh: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. - Cho vay tiêu dùng: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sinh hoạt tiêu dùng như mua sắm vật dụng gia đình, đóng học phí, du lịch, cưới hỏi, chữa bệnh, . - Cho vay bất động sản: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt trong xây dựng; sửa chữa, nâng cấp nhà; thanhtoán tiền mua bất động sản. - Cho vay an cư: chủ yếu cho các gia đình trẻ có nhu cầu tạo lập căn nhà đầu tiên. - Cho vay đi làm việc ở nước ngoài: tài trợ vốn nhằm hỗ trợ khách hàng có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhưng không đủ tiền để trang trải chi phí mua vé máy bay, visa, chi phí đào tạo. - Cho vay cán bộ – công nhân viên: tài trợ vốn cho các cá nhân là CBCNV dưới hình thức vay tín chấp nhằm phục vụ sinh hoạt tiêu dùng trên cơ sở nguồn thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập hợp pháp khác của CBCNV. - Cho vay cán bộ – công nhân viên đơn vị đang giao dịch với Sacombank. - Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm: tài trợ vốn cho các khách hàng có số dư tiết kiệm, sổ tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại Sacombank nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng hợp pháp. - Cho vay góp chợ: tài trợ vốn đối với các khách hàng là tiểu thương đang kinh doanh tại các chợ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Bao gồm: cho vay tiểu thương chợ loại 1, loại 2, loại 3; chợ đặc thù và cho vay phố chợ. - Cho vay du học: tài trợ vốn cho tổ chức, cá nhân để cho một hoặc nhiều cá nhân khác có nhu cầu du học tại chỗ hoặc du học ở nước ngoài. - Cho vay nông nghiệp: tài trợ khách hàng ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. - Cho vay thấu chi: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt khi tài khoản của khách hàng mở tại Sacombank không đủ số dư cần thiết để thanh toán. [...]... khẩu theophươngthức TDCT, Sacombank cũng rất quan tâm tới việc mở rộng hoạt động thanhtoán hàng xuất khẩu theophươngthức TDCT Tuy nhiên, do khách hàng của NH chủ yếu là kinh doanh hàng nhập khẩu nên hoạt động thanhtoán hàng xuất khẩu theophươngthức TDCT tại NH còn nhiều hạn chế Mặc dù vậy, trình tự thực hiện nghiệp vụ thanhtoán hàng xuất khẩu theophươngthức TDCT vẫn được thực hiện theo một... khác: Quản lý tiền mặt, tư vấn đầu tư, chiết khấu cổ phiếu, thương phiếu, góp vốn cho các dự án đầu tư, phát hành thẻ rút tiền tự động (ATM), phát hành thẻ tín dụng Sacombank, dịch vụ chi trả hộ lương cho cán bộ công nhân viên,… 2.2 Hiệuquả công tác thanh toántheophươngthức tín dụng chứng từ tại Sacombank – chi nhánh Sài Gòn (CNSG) 2.2.1 Thực trạng hoạt động thanhtoán xuất nhập khẩu theophương thức. .. yêu cầu cụ thể cơ quan phụ trách việc giám định và cấp phát chứng từ thì người thụ hưởng có thể tự mình lập các chứng từ này 2.2.3 Hiệuquả công tác thanhtoán L/C xuất nhập khẩu 2.2.3.1 Hiệuquả thể hiện qua quy trình thanhtoán * Để đánh giá hiệuquả quy trình thanhtoán LC xuất khẩu chúng ta xem xét một số điểm sau: - Tính chặt chẽ của quy trình + Khi xác nhận L/C, Sacombank luôn xem xét uy tín,... cho ngân hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín của hệ thống Sacombank Thanhtoán hàng hóa nhập khẩu theophươngthức TDCT đang là một hoạt động chủ yếu của phòng TTQT của Sacombank- CNSG - Trước hết, phươngthức TDCT là phươngthức TTQT phổ biến và an toàn nhất trong điều kiện hiện nay - Thứ hai, hầu hết khách hàng có giao dịch thanhtoán với ngân hàng chỉ chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu - Thứ ba, do... giao lưu thương mại quốc tế đã tăng lên nhiều lần Hoạt động thanhtoán hàng nhập khẩu theophươngthức TDCT tại NH được diễn ra theo một trình tự nhất định theo quy định của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sau đây là quy trình thanhtoán LC nhập khẩu tại CNSG Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin mở L/C Khách hàng lập hồ sơ xin mở L/C thanhtoán hàng NK gửi tới NH Sacombank Tại đây, bộ phận TTQT tiếp... thanhtoán thông qua mạng SWIFT, đồng thời liên hệ với nhà NK để chờ chấp nhận thanhtoán Chi nhánh sẽ tiến hành thanhtoán L/C từ tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc từ tài khoản tiền vay trên cơ sở giấy nhận nợ của khách hàng đã được phê duyệt, xuất ngoại bảng cam kết thanhtoán và tính phí dịch vụ liên quan 2.2.2.2 Quy trình L/C xuất khẩu tại chi nhánh Sài Gòn Song song với hoạt động thanh toán. .. cá nhân, giới thiệu và tư vấn các loại sản phẩm, lập kế hoạch tín dụng của các nhân + Bộ phận thẩm định: đánh giá, thẩm định hồ sơ khách hàng Phòng hỗ trợ kinh doanh: gồm có 03 bộ phận + Bộ phận quản lý tín dụng: giải ngân, quản lý nợ và thu hồi nợ sau khi cho vay + Bộ phận thanh toán quốc tế: tư vấn các hình thức thanh toán quốc tế chuyển tiền, kiều hối và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế... 5: Thanh toán/ xử lý thông báo từ chối thanhtoán bộ chứng từ L/C xuất khẩu Nhân viên TTQT tiếp nhận lệnh chuyển tiền báo có hoặc điện thông báo từ chối thanhtoán của NH nước ngoài Sau đó, thực hiện báo có cho khách hàng và xử lý từ chối thanhtoán Cuối cùng, GĐCN hoặc người được ủy quyền hạch toán báo cáo thu phí, thu/ truy đòi nợ và lãi chiết khấu, thư thông báo về việc NH nước ngoài từ chối thanh. .. ngoài với đa dạng hình thức đảm bảo, gồm: Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh thuế, Bảo lãnh ứng trước, Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh bảo hành … - Bao thanh toán: Sacombank cấp tín dụng cho khách hàng thông qua việc mua lại khoản phải thu có truy đòi đối với hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ trong nước và xuất khẩu theophươngthứcthanhtoán D/P, D/A và T/T •... và T/T • Thẻ Sacombank - Thẻ nội địa: Thẻ thanhtoán nội địa Sacom Passport, thẻ thanhtoán đồng thương hiệu Vn-Pay, thẻ tín dụng đồng thương hiệu Sacom-Metro, thẻ tín dụng nội địa - Thẻ quốc tế: Thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit, thẻ tín dụng quốc tế Sacom Visa credit • Dịch vụ chuyển tiền - Chuyển tiền trong nước: thực hiện dịch vụ chuyển và nhận tiền theo yêu cầu của khách hàng tại các tỉnh, . khẩu theo phương thức thanh toán D/P, D/A và T/T. • Thẻ Sacombank - Thẻ nội địa: Thẻ thanh toán nội địa Sacom Passport, thẻ thanh toán đồng thương hiệu. HIỆU QUẢ THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương