Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
23,5 KB
Nội dung
Giải pháp nhằmhạnchếrủiro trong phươngthứcthanhtoánquốctếtheophươngthứctíndụngchứngtừtạiViệtNam Eximbank. 3.1. Phương hướng hoạt động của Eximbanktrongnăm 2008. Năm 2007 có thể được coi là một cột mốc điểm cho bước tiến mạnh mẽ của ViệtNam Eximbank, không chỉ khẳng định thương hiệu của mình đối với các nhà đầu tưquốctế và khách hàng tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh và thị trường Nam Bộ. Bằng những bước tiến đầy ngoạn mục mà điển hình là việc bán cổ phần cho Mitsui Finance – Banking Corporation, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ 2 trong khối NHTMCP và vốn chủ lớn nhất. Eximbank cũng đang dần khẳng định thương hiệu tại thị trường miền Bắc nơi vốn chỉ được coi là sân chơi của các NHTMNN. Trên đà phát triển mạnh mẽ trên, Đại hội cổ đông lần 21 của Eximbank đã diễn ra ngày 21/03/2008 tại Tp. Hồ Chí Minh nhằm thông báo tình hình hoạt động của Eximbanknăm 2007, kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2007 và phương án tăng vốn điều lệ năm 2008 của Eximbank như sau: Phương hướng phân phối lợi nhuận của năm 2007 - Lợi nhuận trước thuế TNDN: 628,864 tỷ đồng. - Lợi nhuận sau thuế : 463,416 tỷ đồng - Lợi nhuận chia cổ tức: 386,706 tỷ đồng. (tỷ lệ chia cổ tức là 14%) Phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2008. - Vốn chủ sở hữu đạt 13.500 tỷ đồng (Vốn điều lệ đạt 7.380 tỷ đồng) - Tổng tài sản đạt 52.000 tỷ đồng - Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư: 32.000 tỷ đồng - Tổng dư nợ cho vay: 24.000 tỷ đồng - Tổng chi nhánh và phòng giao dịch: 105 (Mở mới thêm 40) - Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ < 2% - Doanh số thanhtoán xuất nhập khẩu: 2,9 tỷ USD - Đầu tư XDCB, TSCĐ, phần mềm, thiết bị CNTT: 1.188 tỷ đồng. - Lợi nhuận trước thuế: 1.300 tỷ đồng - Tỷ lệ chia cổ tức: 16% - Chấp nhận để Eximbank niêm yết cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh vào cuối năm 2008 hoặc đầu năm 2009. Phương án phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ năm 2008 của ViệtNam Eximbank. - Vốn điều lệ năm 2007: 2.800 tỷ đồng. - Vốn điều lệ phát hành thêm năm 2008: 4.580 tỷ. - Số cổ phần phát hành thêm: 458.000.000 cổ phần, mệnh giá 10.000 VND/ Cổ phần. 3.2. Giải pháp nhằmhạnchếrủiro trong thanhtoántíndụngchứngtừtạiViệtNam Eximbank. 3.2.1. Tăng cường huy động vốn ngoại tệ, cùng với việc tăng cường nguồn lực vốn chủ sở hữu. Với mức vốn chủ sở hữu dự kiến tăng năm 2008 của ViệtNamEximbank lên mức 13.500 tỷ thì việc nỗ lực đạt con số 1 tỷ USD (khoảng 17.000 trỷ VND) vốn chủ sở hữu vào năm 2012 (mức độ trung bình của một ngân hàng trong khu vực) là một điều hoàn toànnằmtrong khả năng của ngân hàng này. Thị trường ViệtNam được Financial Times đánh giá khá cao trong báo cáo năm 2007, theo họ thị trường ViệtNam và Ấn Độ đang cạnh tranh nhau để thay thế vị trí của Trung Quốctrong ngành công nghiệp hàng giá rẻ. Theo đó, luồng vốn nước ngoài sẽ không ngừng đổ vào Việt Nam, hoạt động ngoại thương của ViệtNam cũng sẽ có những bước phát triển nhảy vọt, ngoài việc huy động vốn thị trường nội địa, Eximbank có thể tìm kiếm đối tác nước ngoài và các nhà đầu tưViệt Kiều tầm cỡ tại Nga và Mỹ là chính yếu. Việc Eximbank bán cổ phần cho Mitsui Finance – banking Corporation là một lựa chọn khôn ngoan của ngân hàng này, MFC là một trong những tập đoàn tài chính-ngân hàng hùng mạnh nhất của Nhật Bản thị trường lớn của ViệtNam cả trên hai phương diện xuất nhập khẩu. Việc MFC là một đối tác của ViệtNamEximbank giúp cho Eximbank có ưu thế rõ rệt trong việc thu hút những khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá từ Nhật, đối tượng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong hoạt động ngoại thương của ViệtNam hiện nay, đồng thời cũng tăng tính an toàn và uy tín cho ngân hàng này. Theo báo cáo của Bộ Công – Thương năm 2007, tổng kim ngạch buôn bán 2 chiều của ViệtNam - Nhật Bản là 12,5 tỷ USD trong đó xuất khẩu là 6,5 tỷ USD và dự báo đạt 15 – 17 tỷ USD vào năm 2010 và ngày càng gia tăng cùng tốc độ phát triển kinh tế của ViệtNam và mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Nhật Bản. Tuy nhiên, để đảm bảo vị trí của minh, Eximbank cần nhiều đối tác hơn nữa tại các thị trường lớn, là các tập đoàn ngân hàng-tài chính lớn để khảng định vị trí của mình trên thị trường tài chính quốc tế, đồng thời có những động thái chuẩn bị tích cực để trợ giúp các doanh nghiệp ViệtNam có khuynh hướng xuất khẩu sang thị trường Châu Phi, vừa chủ động giảm thiểu rủirotrongthanhtoánquốctế cho chính ngân hàng, vừa mang lại lợi nhuận lớn từ thị trường tiềm năng này của Việt Nam. Việc kiểm soát nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanhtoán hàng nhập khẩu là yếu tố cần thiết để tạo thế chủ động cho ngân hàng đồng thời làm giảm chi phí cũng như tăng khả năng thanhtoán nhanh chóng, kịp thời. 3.2.2. Thuê chuyên gia nước ngoài làm việc tạiEximbank kết hợp với việc cử cán bộ đi tu nghiệp ở nước ngoài. Đã có những tranh luận về việc chúng ta nên thuê chuyên gia nước ngoài với mức lương theo tiêu chuẩn quốctế làm việc tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, kết hợp với việc đào tạo tại chỗ cán bộ của ngân hàng đó và trường phái cho rằng cử cán bộ của ngân hàng đi tu nghiệp tại nước ngoài. Theo quan điểm của cá nhân, tôi nghĩ việc thực hiện đơn lẻ sẽ không mang lại hiệu quả mà nếu ViệtNamEximbank muốn thực hiện chủ trương phát triển ngân hàng mang tầm quốctế thì cần kết hợp cả hai phương án trên mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất. - Về việc thuê chuyên gia nước ngoài: Việc Quốc hội đang dần hình thành một bộ khung phát lý cho việc sở hữu tài sản của người nước ngoài tạiViệt Nam, tạo ra một môi trường tương đối bình đẳng giữa người nước ngoài làm ăn tạiViệtNam và các doanh nhân ViệtNam cũng như lực lượng Việt kiều đông đảo. Sẽ tạo điều kiện để họ vay vốn và sử dụng dịch vụ của các ngân hàng thương mại ViệtNam một cách tiện dụng nhất, nhằm mục tiêu hướng vào đối tượng khách hàng này đang ngày một gia tăng tại thị trường ViệtNam thì việc xuất hiện những chuyên gia không chỉ trong lĩnh vực thanhtoánquốctế và luật thương mại quốctế là một đảm bảo cho năng lực và tầm cỡ của ngân hàng. Theo thoả thuận ký giữa ViệtNamEximbank và Mitsui Bank, Mitsui Bank sẽ cử người của họ vào Hội đồng Quản trị giúp Eximbank điều hành công việc, đây là một động thái tích cực nhưng Eximbank nên yêu cầu nhiều hơn nữa lực lượng chuyên gia của Eximbank xuất hiện tại những chi nhánh trọng điểm của mình tại Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương,… và những nơi có đông đảo nhà đầu tư nước ngoài. Việc xuất hiện của những chuyên gia này vừa đảm bảo cho uy tín của Eximbank, nếu họ ở những vị trí lãnh đạo sẽ tạo nên tính chuyên nghiệp mang tầm quốctế cho đội ngũ của Eximbank, tạo áp lực tích cực lên nhân viên của Eximbanktrong việc hoàn thành năng lực ngoại ngữ và kỹ năng cần thiết khác chuẩn bị cho những kế hoạch dàih hơi của Eximbank sau này. - Về việc cử nhân viên tu nghiệp tại nước ngoài: Cùng với việc thuê chuyên gia nước ngoài tạiEximbank thì việc cử nhân viên tu nghiệp tại nước ngoài cũng cần phải được tiến hành song song. Những nhân viên khi đi tu nghiệp tại nước ngoài trong một khoảng thời gian tuỳ thuộc vào đặc thù công việc khi trở về nước sẽ là cộng sự tốt nhất của các chuyên gia nước ngoài làm việc tạiViệtNam Eximbank, bổ sung sự khác biệt về văn hoá, từng bước thay thế vị trí của những chuyên gia này và thuận tiện hơn cho việc đào tạo tại chỗ lực lượng có chất lượng của ngân hàng. 3.2.3. Thực hiện có hiệu quả công tác dự báo rủi ro. Vấn đề cốt yếu trong công tác dự báo rủiro là phải nắm bắt được thông tin. Vì vậy cần phải làm tốt công tác lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin kịp thời về các vụ lừa đảo, tranh chấp trongthanhtoánquốc tế. Ngoài ra phải hoàn thiện mạng thông tin đầy đủ, chính xác với các bộ phận, các ngân hàng khác và với các doanh nghiệp. Việc theo dõi diễn biến kinh tế, chính trị trên thế giới cũng rất cần thiết trong việc dự báo những rủiro liên quan đến rủiro hối đoái, rủiroquốc gia, rủiro chính trị và rủiropháp lý. Sau khi có được thông tin, nhiều chiều cần phải có một đội ngũ nhân viên tài năng, có kinh nghiệm phân tích và phán đoán. 3.3. Kiến nghị nhằmhạnchếrủirotrongthanhtoántheophươngthứctíndụngchứngtừtạiViệtNam Eximbank. 3.3.1. Kiến nghị đối với NHNN và quản lý vĩ mô. 3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách kinh tế của nhà nước và tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động Về hành lang pháp lý cho hoạt động thanhtoánquốctế hầu như chưa có, mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều văn bản ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng nhưng như thế vẫn là chưa đủ, do đó cần thực hiện gấp rút những nhiệm vụ sau: - Phổ biến luật ngân hàng đến từng cán bộ ngành và các ngành có liên quan. - Nghiên cứu và ban hành luật ngoại hối: công tác quản lý và chính sách liên quan đến ngoại hối là rất quan trọng, nó được coi là công cụ đắc lực trong việc thi hành chính sách tiền tệ thông qua các chính sách về quản lý ngoại hối, vay nợ và đầu tư nước ngoài, vàng bạc và kiều hối, điều hành tỷ giá hối đoái…. Chính sách quản lý ngoại hối tác động đến chính sách huy động vốn trong nước và nước ngoài, hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế. 3.3.1.2. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và cải thiện cán cân thanh toán. Trong nền kinh tế mở và có tính cạnh tranh cao, các công ty luôn tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành. Việc tăng xuất khẩu sẽ làm tăng thu nhập thực tế, tăng khả năng tiết kiệm cũng như đầu tư trang trải bằng nguồn tiết kiệm trong nước. Chúng ta cần chủ động tham gia vào thị trường khu vực cũng như thế giới để khai thác và phát huy tối đa nguồn lực nội địa đồng thời phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại trên cơ sở độc lập chủ quyền, bình đẳng quốctế và cùng có lợi. Đẩy mạnh xuất khẩu để cải thiện cán cân thanhtoánquốctế cũng là một biện pháp cần được chú trọng. Định hướng xuất khẩu và ổn định kinh tế đến năm 2010 đã đề ra:" phát huy lợi thế tương đối, hướng mạnh về xuất khẩu, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đòi hỏi phải có sự thoả đáng trong việc đầu tư cho xuất khẩu như nhập khẩu máy móc thiết bị nâng cao chất lượng các dây chuyền xuất khẩu, xây dựng các khu chế xuất, " Hiện nay hàng hoá của ViệtNam đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng sản phẩm còn nghèo nàn và chưa chiếm một tỷ trọng lớn. 3.3.1.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin ngân hàng. Hiện đại hoá công nghệ thông tin của ngân hàng có vai trò quan trọng. Một ngân hàng không thể thiếu công nghệ hiện đại, đặc biệt khi nền kinh tế đang tronggiai đoạn hội nhập với khu vực và thế giới. Trong khi đó công nghệ thanhtoán của các ngân hàng thương mại ViệtNam còn chưa cao, tính đồng bộ còn thấp nếu không muốn nói là manh mún, chưa được cập nhật thường xuyên, độ mở chưa được chú ý một cách đúng mực. Vì vậy vẫn chưa đáp ứng được sự gia tăng của hoạt động ngoại thương trong nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng cần phải ngồi lại với nhau để thống nhất một hệ thống thông tinthanhtoán thống nhất, tạo điều kiện sử dụng dịch vụ ngân hàng chất lượng cao cho tất cả các khách hàng của toàn hệ thống. 3.3.1.4. Củng cố và phát triển quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài Hệ thống đại lý có vai trò rất quan trọngtrong việc mở rộng và phát triển quan hệ đại lý, đưa ngân hàng ra khỏi phạm vi quốc gia hoà nhập với toàn thế giới. Các ngân hàng ViệtNam hiện nay đặc biệt phải phát triển quan hệ đại lý đối với các thị trường chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động ngoại thương của ViệtNam như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước ASEAN… và thị trường châu Phi cũng cần được lưu ý tới. Thông qua ngân hàng đại lý, tìm hiểu thông tin về khách hàng, tận dụng nguồn vốn ngoại tệtài trợ của ngân hàng nước ngoài để bổ sung nguồn vốn đang thiếu hụt của ngân hàng. 3.3.1.5. Áp dụng các giảipháp an toàntrongthanhtoánquốc tế. Tuỳ thuộc vào từng loại rủiro mà các ngân hàng có giảipháp khác nhau, hạnchếrủirotrongthanhtoán các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế chính trị của các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam. Thông qua hệ thống ngân hàng đại lý mà điều tra, khai thác về tình hình tài chính, tư cách đạo đức của khách hàng. Thêm vào đó để hạnchế bớt rủi ro, ngân hàng và chính phủ nên lập quỹ rủirotín dụng. Để tránh rủiro tỷ giá biến động có thể đem lại, ngân hàng cần dự trữ đa dạng ngoại tệ, dự báo chính xác về sự biến động của tỷ giá, trên cơ sở đó, thay đổi kết cấu sao cho có lợi nhất, nhằm tạo thêm doanh lợi cho nhà xuất khẩu, đồng thời áp dụng kỹ thuật hối đoái về bảo hiểm rủiro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu, ngân hàng nên phát huy hơn nữa nghiệp vụ mua bán kỳ hạn. 3.3.1.6. Tăng cường huy động vốn ngoại tệ. Năm 2007, luồng kiều hối chuyển về ViệtNam ở vào mức gần 6 tỷ USD, phần lớn được chuyển qua hệ thống ngân hàng. Vì vậy có một chế độ đãi ngộ hợp lý về lãi suất và dịch vụ cho đối tượng này sẽ giúp ngân hàng có lợi thế trong việc huy động vốn bằng ngoại tệ. Giúp ngân hàng chủ động trong hoạt động thanhtoánquốctế và kinh doanh tiền tệ, đồng thời gia tăng tiềm lực cho ngân hàng trong bối cảnh luồng kiều hối chuyển về nước không ngừng gia tăng do xu hướng đầu tư về nước của các nhà đầu tư người Việt ở nước ngoài và lực lượng lao động xuất khẩu của ViệtNam ngày một gia tăng. 3.3.1.7. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên thanhtoánquốc tế. Hệ thống ngân hàng ViệtNam hiện nay có một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ tuổi, năng động và tài năng. Tuy nhiên do đặc thù của ngành ngân hàng yêu cầu cao về trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ nên đội ngũ của nghành ngân hàng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu hội nhập ngày càng cao của nền kinh tế. Với lực lượng nhân viên thanhtoánquốctế tuy có những biến chuyển tích cực trong thời gian gần đây nhưng vẫn cần phải được bổ sung liên tục cả về nghiệp vụ, trình độ ngoại thương lẫn năng lực công nghệ và trình độ ngoại ngữ. Vì vậy việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanhtoánquốc tế, các cuộc hội thảo về thanhtoánquốc tế, nhằm giúp các thanhtoán viên trao đổi kinh nghiệm, xử lý các tình huống phát sinh trong hoạt động thanhtoánquốc tế. Bên cạnh việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn cũng phải chú trọng đến việc bồi dưỡng đạo đức phẩm chất cán bộ thanhtoánquốc tế. Cán bộ thanhtoánquốctế phải có tinh thần trách nhiệm cao, có thái độ và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự…. 3.3.2. Kiến nghị đối với Eximbank. 3.3.2.1. Thiết lập các kênh thông tin trực tuyến hỗ trợ khách hàng. Ngân hàng đã phát triển các hình thức SMS Banking, Internet Banking, PhoneBanking nhằm giúp khách hàng có thể nhanh chóng nhất tìm hiểu trực tiếp các thông tin về nhu cầu của mình, đặc biệt trong hoạt động thanhtoánquốc tế, ngân hàng đã kết hợp với các hãng tàu, vận tải và bảo hiểm lập thành một bộ phận khép kín cung cấp đầy đủ thông tin và dịch vụ thanhtoán xuất nhập khẩu hoàn hảo cung cấp cho khách hàng và hạnchếrủiro của ngân hàng. Tuy nhiên công nghệ của hệ thống vẫn còn nhiều sự chênh lệch giữa các chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các địa phương khác, trong bối cảnh các khu chế xuất đang được kéo ra các tỉnh lân cận của 2 thành phố này thì việc nhanh chóng xoá bỏ khoảng cách công nghệ giữa các khu vực này là cần thiết. 3.3.2.2. Phát triển các mối quan hệ với đối tác cũ và tích cực thiết lập mối quan hệ đại lý mới. Hiện này ViệtNamEximbank có quan hệ đại lý với 700 ngân hàng trên khắp thế giới, ngân hàng đạt được nhiều giải thưởng thanhtoánquốctế chất lượng của các ngân hàng tầm cỡ như: CHASE MANHATTAN BANK (US) New York, Standard Chartered Bank, WACHOVIA BANK N.A NEYWORK do Wachoviabank N.A Newyork trao tặng. Việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đại lý lớn có chi nhánh trên toàn cầu là một lợi thế giúp ngân hàng phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu ngày một gia tăng của hoạt động ngoại thương tronggiai đoạn hiện nay. 3.3.2.3. Tăng cường huy động bằng ngoại tệ. Tình trạng gia USD biến đổi thất thường quý I năm 2008 và sự thiếu nhất quán trong điều hành chính sách vĩ mô của NHNN cho chúng ta thấy sự lúng túng trong việc quản lý ngoại hối của ViệtNam hiện nay, việc chủ động huy động ngoại tệ và tìm ra một giảipháp hữu hiệu cho lượng ngoại tệtại quỹ của ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng chủ động về ngoại tệtrongthanhtoánquốc tế. Kết luận Thanhtoánquốctếtheophươngthứctíndụngchứngtừ là phươngthức được các nhà xuất nhập khẩu sử dụng nhiều nhất do những lợi thế của nó so với các phươngthức khác. Trong những năm trở lại đây, đặc biệt là các năm 2006 – 2007, hoạt động ngoại thương của nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc kéo theo sự phát triển nhanh chóng của phươngthứcthanhtoán này tại các ngân hàng thương mại trong nước. Tuy nhiên, do trình độ kiến thức về ngoại thương, các thông lệ quốctế chưa được thống nhất chặt chẽ, trình độ ngoại ngữ cũng như công nghệ đã làm cho phươngthứcthanhtoánquốctế bằng tíndụngchứngtừ do các ngân hàng thương mại ViệtNam cung cấp chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng của khách hàng trong nước và đặc biệt là các bạn hàng nước ngoài. Chất lượng của một sản phẩm dịch vụ luôn phải được đòi hỏi tốt hơn, nhưng nó cũng không có giới hạn và khó có một tiêu chí đánh giá nào hợp lý nhất có thể áp dụng cho đối tượng này. Mong muốn cho chất lượng của dịch vụ tốt hơn và ngày càng tốt hơn nữa là mục tiêu mà ViệtNamEximbank phải hướng tới để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hoá khốc liệt như hiện nay. Việc này không bao giờ là một vấn đề cũ, nó luôn làm đau đầu các nhà quản trị , đặc biệt là các giám đốc ngân hàng – nơi cung cấp các dịch vụ vô hình phức tạp. Trong phạm hạn hẹp của khoá luận em chưa đưa được nhiều ý kiến cho việc giải [...]...quyết vấn đề nhưng có lẽ sẽ giúp ích được một phần nào đó cho việc hạn chếrủirotrongthanhtoánquốctế theo phươngthức tín dụngchứngtừ tại các ngân hàng thương mại ViệtNam hiện nay Xin chân thành cảm ơn PGS Ts Phan Thu Hà, cán bộ và nhân viên ở phòng thanh toánquốctế NHTMCP Xuất- nhập khẩu ViệtNam chi nhánh Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này! . Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Việt Nam Eximbank. 3.1. Phương hướng. ngoại tệ trong thanh toán quốc tế. Kết luận Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được các nhà xuất nhập khẩu sử dụng nhiều