1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Giáo trình tài chính công

42 5,7K 65
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 615,99 KB

Nội dung

Giáo trình tài chính công

http://www.ebook.edu.vn 1CHƯƠNG 1: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NSNN Qua những cuộc chinh phạt khốc liệt giữa các bộ tộc trong thời kỳ sơ khai của lịch sử, đã xuất hiện một tầng lớp cai trị bên trên xã hội, đó là Nhà nước. Để có tiền chi tiêu, Nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa bắt toàn dân phải cống nạp. Có những loại thuế hết sức bất công đã đè đầu, cưỡi cổ dân nghèo mà ngày nay chúng ta còn được thấy qua các tác phẩm văn học đề cập đến nó. Từ các khoản thu từ thuế hình thành nên quỹ tiền tệ của Nhà nước. Đầu tiên Nhà nước sử dụng quỹ tiền tệ này để nuôi dưỡng viên chức và binh lính của Nhà nước. Sau đó phạm vi được mở rộng, và ngày nay, Nhà nước còn dùng tiền quỹ của mình để chi tiêu cho các khoản phúc lợi và kinh tế. Trước khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện, Nhà nước không hề có một văn bản tài chính nào bao quát hết tất cả các khoản thu, chi của mình trong từng thời kỳ. Thông thường, mỗi một khoản chi được bảo đảm bằng một hay một số khoản thu nhất định và được thể hiện trong một bảng dự toán riêng biệt, thậm chí có những khoản chi không cần dự toán. Lúc bấy giờ quyền hành thu, chi đều thuộc về người đứng đầu Nhà nước, họ không chịu bất kỳ một sự kiểm soát nào của xã hội. Khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện đã tạo ra những tiền đề để hình thành và phát triển một hệ thống tài chính hoàn chỉnh, nhất là NSNN. Giai cấp tư sản đã lãnh đạo quần chúng chống lại những luật lệ tài chính vô lý của Nhà nước phong kiến, đòi hỏi sự hổ trợ về tài chính từ phía Nhà nước, sửa đổi hệ thống thuế khóa và thiết lập sự kiểm tra của xã hội đối với các khoản thu, chi của Nhà nước. Kết quả của quá trình đấu tranh này là đã xóa bỏ được sự độc quyền chi tiêu của người đứng đầu Nhà nước, hình thành một NSNN theo những tiêu chuẩn định mức công khai và được lập cho từng thời kỳ nhất định, đó là một hệ thống NSNN tương đối hoàn chỉnh như hiện nay. II. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA NSNN 1. Khái niệm về NSNN - NSNN là dự toán thu - chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Như vậy, NSNN là một kế hoạch tài chính cơ bản của quốc gia, trong đó gồm có kế hoạch thu, kế hoạch chi và được lập theo phương pháp cân đối (thu phải đủ chi, chi không vượt thu). - Theo Luật ngân sách nhà nước Việt Nam thì: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng , nhiệm vụ của Nhà nước. http://www.ebook.edu.vn 2Nm ngõn sỏch hay cũn gi l nm ti chớnh, l giai on m trong ú, d toỏn thu - chi ti chớnh ó c phờ chun ca Quc hi cú hiu lc thi hnh. tt c cỏc nc, nm ngõn sỏch u cú thi hn bng mt nm dng lch, nhng thi im bt u v kt thỳc mi nc cú khỏc nhau. a s cỏc nc, nm ngõn sỏch trựng vi nm dng lch (bt u ngy 1/1 v kt thỳc vo ngy 31/12), nh: Phỏp, B, H Lan, Trung Quc, Philippine, . cỏc nc khỏc, thi im bt u v kt thỳc nm ngõn sỏch thng ri vo thỏng 3, 4, 6 hoc 7 hng nm. C th l: Anh, Nht, Canada, Singapore . . cú nm ngõn sỏch bt u vo ngy 1/4 nm trc v kt thỳc vo ngy 31/3 nm sau; í, Na - Uy, i Loan, Uùc . cú nm ngõn sỏch bt u vo ngy 1/7 nm trc v kt thỳc vo ngy 30/6 nm sau; M cú nm ngõn sỏch bt u vo ngy 1/10 nm trc v kt thỳc vo ngy 30/9 nm sau. Vic quy nh nm ngõn sỏch hon ton l ý nh ch quan ca Nh nc. Tuy nhiờn, ý nh ny cng bt ngun t nhng yu t tỏc ng khỏc nhau, trong ú cú hai yu t c bn l: - c im hot ng ca nn kinh t cú liờn quan n ngun thu ca ngõn sỏch Nh nc (ch k toỏn, thng kờ; tớnh thi v ca sn xut nụng nghip). - c im hot ng ca c quan lp phỏp (cỏc k hp ca Quc Hi phờ chun NSNN. nc ta, nm ngõn sỏch bt u t ngy 1/1 v kt thỳc vo ngy 31/12 hng nm. iu ny phự hp vi cỏc k hp ca Quc Hi. 2. Bn cht ca NSNN NSNN l h thng nhng mi quan h kinh t gia Nh nc v xó hi, phỏt sinh trong quỏ trỡnh nh nc huy ng v s dng cỏc ngun ti chớnh nhm m bo yờu cu thc hin cỏc chc nng ca Nh nc. Cỏc quan h kinh t ny bao gm: - Quan h kinh t gia NSNN vi cỏc doanh nghip sn xut kinh doanh. - Quan h kinh t gia NSNN vi cỏc n v hnh chớnh s nghip. - Quan h kinh t gia NSNN vi cỏc tng lp dõn c. - Quan h kinh tờ ỳgia NSNN v th trng ti chớnh. - Quan h kinh t gia NSNN vi hot ng ti chớnh i ngoi. III. VAI TRề CA NSNN 1. Ngõn sỏch nh nc - cụng c huy ng ngun ti chớnh m bo cỏc nhu cu chi tiờu ca nh nc. http://www.ebook.edu.vn 3Đây là vai trò lịch sử của ngân sách nhà nước, mà trong cơ chế nào và trong thời đại nào ngân sách nhà nước cũng phải thực hiện. Vai trò này của ngân sách nhà nước được xác định trên cơ sở bản chất kinh tế của ngân sách nhà nước . Sự hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị , kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định. Các nhu cầu chi tiêu của nhà nước phải được thỏa mãn từ các nguồn thu bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế. Việc huy động nguồn thu vào tay nhà nước để đảm bảo các yêu cầu chi tiêu cần thiết phải chú ý đến ba vấn đề: - Mức động viên vào ngân sách nhà nước đối với các thành viên trong xã hội qua thuế và các khoản thu khác (có liên quan) phải hợp lý. Mức động viên cao hay thấp đều có tác dụng tiêu cực. - Tỉ lệ động viên vào ngân sách nhà nước đối với tổng sản phẩm quốc nội (GDP ) vừa đảm bảo hợp lý với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, vừa đảm bảo cho đơn vị cơ sở có điều kiện tích tụ vốn để tái sả n xuất mở rộng. - Các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước. 2. Ngân sách nhà nước - công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội của nhà nước. Khi đề cập đến các công cụ tài chính trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội , nhà nước không thể không sử dụng một công cụ rất quan trọng, đó là ngân sách nhà nước. Bởi lẽ , phạm vi phát huy vai trò của ngân sách nhà nước rất rộng và trên một mức độ lớn , nó tương đồng với phạm vi phát huy chức năng và nhiệ m vụ của nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội . Hay nói cách khác, do cơ chế thị trường cần thiết phải có sự điều chỉnh vĩ mô từ phía nhà nước. Song, nhà nước cũng chỉ có thể thực hiện đìêu chỉnh thành công khi có nguồn tài chính đảm bảo, tức là khi sử dụng triệt để và có hiệu quả công cụ ngân sách nhà nước . Vai trò đìêu tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội của ngân sách nhà nước có thể được khái quát hóa trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và thị trường như sau : 2.1. Về mặt kinh tế: Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới , kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. - Ngân sách nhà nước cung cấp nguồn kinh phí để nhà nước đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, để trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. http://www.ebook.edu.vn 4- Việc hình thành các doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. - Hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong những trường hợp cần thiết đảm bảo cho sự ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang cơ cấu mới, cao hơn. - Thông qua các khoản thuế và chính sách thuế sẽ đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. - Các nguồn vay nợ từ nước ngoài và trong nước sẽ tạo thêm nguồn vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay nợ của nhà nước cũng là một vấn đề cần phải xem xét thận trọng khi quyết định thực hiện các biện pháp huy động tiền vay. 2.2. Về mặt xã hội - Đầu tư của ngân sách để thực hiện các chính sách xã hội : chi Giáo dục - đào tạo, y tế, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa, thể thao, truyền thanh, chi bảo đảm xã hội, sắp xếp lao động và việc làm, trợ giá mặt hàng . - Thông qua thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm điều tiết thu nhập để phân phối lại cho các đối tượng có thu nhập thấp. - Thông qua thuế gián thu nhằm hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng công cụ NSNN để điều chỉnh các vấn đề xã hội không đơn giản, đòi hỏi phải được nghiên cứu đầy đủ và phải có sự thống nhất giữa chính sách và biện pháp. Chẳng hạn : Khi trợ giá điện, xăng dầu, công tác truyền hình . . . thì những đối tượng được hưởng không phải là người nghèo, mà chính là những người có thu nhập trung bình hoặc cao. 2.3. Về mặt thị truờng: Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các chính sách về ổn định giá cả, thị trường và chống lạm phát. Bằng công cụ thuế, phí, lệ phí,vay và chính sách chi ngân sách nhà nước có thể điều chỉnh được giá cả, thị trường một cách chủ động. - Một chính sách ngân sách thắt chặt hay nới rộng đều có thể tác động mạnh mẽ đến cung - cầu xã hội. - Việc huy động của ngân sách nhà nước dưới các hình thức thuế, phí, lệ phí,vay và kể cả bảo hiểm xã hội trên GDP và GNP chiếm tỉ trọng cao thì sự cung ứng vốn đầu tư dài hạn, vốn tiền tệ ngắn hạn của các nhà đầu tư và đầu tư của dân sẽ giảm, vốn tự đầu tư sẽ khan hiếm hơn. Mặt khác, nó sẽ làm cho cầu về hàng hóa, dịch vụ của dân cư giảm xuống, nhưng ngân sách nhà nước lại có điều kiện để tăng cầu với quy mô lớn và chi cho đầu tư lớn sẽ kích thích tăng cung. http://www.ebook.edu.vn 5- Ngược lại, nếu ngân sách nhà nước huy động trên GDP và GNP chiếm tỉ trọng thấp thì nguồn tự đầu tư tăng lên, thúc đẩy tăng cung, đồng thời kích thích tăng cầu về hàng hóa, dịch vụ, nhưng ngân sách lại không có đìêu kiện để tăng cầu và chi cho đầu tư. - Trên thị trường tài chính, nhà nước vay vốn với lãi suất cao sẽ có tác động tăng cung ứng vốn từ phía các nhà đầu tư và tiết kiệm tiêu dùng để dành cho tương lai, đồng thời làm giảm lượng cầu về vốn đầu tư của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Ngược lại, khi lãi suất các khoản vay của nhà nước giảm xuống dưới mức lợi tức bình quân toàn xã hội, các nhà đầu tư sẽ tìm môi trường đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà không muốn cho nhà nước vay. Mặt khác , lãi suất các khoản vay của nhà nước có vị trí quan trọng trên thị trường chứng khoán, có thể tham gia điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán. Ở đây cần nhấn mạnh đến dự trử nhà nước. Trong cơ chế thị trường, nhà nước không thể bắt buộc các doanh nghiệp bán hàng theo giá cả quy định, mà ngược lại, giá cả là do thị trường quyết định, phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu và các yếu tố khác. Trong quá trình biến đổi của mình , sẽ có lúc giá cả lên cao, gây ra những cơn sốt nhất thời và có lúc giá cả lại xuống quá thấp. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và kích thích sản xuất phát triển, nhà nước cần phải theo dõi sự biến động của giá cả trên thị trường và phải có nguồn dự trữ về hàng hóa và tài chính để điều chỉnh kịp thời. Ngưồn dự trữ này được hình thành từ kinh phí cấp phát của ngân sách nhà nước. Do đó, sự thành công của nhà nước trong điều chỉnh giá cả và thị trường thông qua công cụ dự trữ nhà nước phụ thuộc vào kinh phí cấp phát của ngân sách nhà nước cho mục đích này. - Chống lạm phát là một nội dung quan trọng trong quá trình đìêu chỉnh thị trường. Nguyên nhân gây ra và thúc đẩy lạm phát có nhiều và xuất phát từ nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thu, chi tài chính của Nhà nước. - Khi đồng vốn ngân sách được sử dụng hợp lý và có hiệu quả thì tác dụng tích cực của nó rất lớn, ngược lại sẽ gây ra bất ổn định trên thị trường, thúc đẩy lạm phát tăng lên. - Phát hành thêm tìên để bù đắp thâm hụt ngân sách là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng lạm phát gia tăng. - Mặt khác, ngân sách nhà nước có cân bằng hay không sẽ tác động sâu sắc đến sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế, bởi vì: - Cân bằng của ngân sách tác động trực tiếp đến sự cân bằng của cán cân thương mại. - Cân bằng của ngân sách thực hiện được hay không nói lên khả năng trả nợ đến hạn các khoản vay nước ngoài có thực hiện được hay không http://www.ebook.edu.vn 6CHƯƠNG 2: THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Để thực hiện các chức năng của mình Nhà nước phải huy động một bộ phận nguồn tài chính của xã hội tập trung vào NSNN. Bộ phận nguồn tài chính này được tập trung vào quỹ tiền tệ của Nhà nước bằng những phương thức và hình thức khác nhau. Hình thức cổ truyền được sử dụng từ trước cho đến nay để tạo nguồn thu cho NSNN đó là thuế. Ngoài ra Nhà nước còn có các nguồn thu khác như: thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước, thu từ vay nợ, viện trợ . . . Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để thực hiện việc phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước. Như vậy, thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay Nhà nước để hình thành quỹ NSNN đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. I. THUẾ 1. Nguồn gốc và lịch sử hình thành Dưới chế độ công sản nguyên thủy, con người sống chung, làm chung, ăn chung với nhau, mọi người đều bình đẳng với nhau, không có ai cai trị ai, cho nên mọi thành viên trong xã hội lúc bấy giờ đều không có trách nhiệm đóng góp cho ai một cái gì cả. Cùng với sự phát triển của xã hội, giai cấp hình thành và Nhà nước ra đời. Nhà nước ra đời, kèm theo nó là bộ máy quản lý để thực hiện quyền lực của mình. Bộ máy quản lý này không tự tạo ra nguồn vật chất để tự nuôi sống mình mà chúng sống dựa vào sự đóng góp của toàn thể dân chúng. Bằng quyền lực của mình, Nhà nước bắt buộc dân chúng phải nộp một phần tài sản của mình cho Nhà nước như là một nghĩa vụ, đó chính là thuế. Như vậy đến đây chúng ta có thể khẳng định rằng tiền đề cho sự ra đời của thuế chính là sự ra đời và tồn tại của Nhà nước, bản chất của Nhà nước quyết định bản chất của thuế. Trong giai đoạn đầu (từ chế độ chiếm hữu nô lệ đến đầu chế độ tư bản chủ nghĩa), Nhà nước sử dụng thuế như là công cụ tạo nguồn thu để phục vụ chủ yếu cho các mục đích phi kinh tế như: chi tiêu cho cuộc sống xa hoa của hoàng tộc, nuôi sống bộ máy quản lý, quân đội, rèn đúc vũ khí . Các sắc thuế trong giai đoạn này thường đơn giản, chủ yếu đánh vào ruộng đất, con người . Chủ nghĩa tư bản ra đời, đi liền với nó là hàng loạt những biến đổi cơ bản về kinh tế - xã hội, Nhà nước ngày càng can thiệp sâu rộng vào nền kinh tế bằng các chính sách về thuế, đầu tư vốn để hình thành nên các doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư vào cơ sở hạ tầng . . . Với những hoạt động như vậy, nếu Nhà nước chỉ dựa vào các sắc thuế cổ điển như trong giai đoạn trước thì không đủ để chi http://www.ebook.edu.vn 7tiêu và lại kém nhân đạo. Vì vậy trong giai đoạn này Nhà nước đã mở rộng nguồn thu bằng cách đặt thêm nhiều sắc thuế nhắm vào các hoạt động kinh tế xã hội khác nhau với một hệ thống thuế suất đa dạng và linh hoạt làm cho thuế trở nên tế nhị và tỉnh xảo hơn, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nền kinh tế. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, công bằng xã hội được đặt ra như là một nhu cầu cấp thiết đòi hỏi Nhà nước phải đặc biệt quan tâm. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải hướng sự hoạt động của mình vào sự phát triển toàn diện của dân chúng, quan tâm sấu sắc đến những người có thu nhập thấp . . . Để thực hiện được điều này, bằng các chính sách thuê,ú Nhà nước đã thực hiện việc điều tiết một phần thu nhập của những người có thu nhập cao thông qua các sắc thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và một số loại thuế gián thu khác để chi cho một số mục tiêu xã hội. Ở đây thuế phải đảm bảo không hạn chế ý chí làm giàu của các cá nhân trong xã hội, đồng thời phải tăng được nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nhưng vẫn giữ được tính nhân đạo của thuế. 2. Khái niệm Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc mà nhà nước qui định thành luật để mọi tổ chức kinh tế và người dân phải nộp cho nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. 3. Phân loại thuế  Theo đối tượng đánh thuế, hệ thống thuế bao gồm các loại: - Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ (Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất, nhập khẩu). - Thuế đánh vào thu nhập (Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân). - Thuế đánh vào tài sản, gồm động sản và bất động sản (Thuế nhà, đất). - Thuế đánh vào các tài sản thuộc sở hữu công cộng (Thuế tài nguyên, thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước)  Theo tính chất, thuế bao gồm hai loại: - Thuế gián thu: Thuế gián thu là loại thuế gián tiếp thu vào người tiêu dùng thông qua hoạt động của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác trong thuế gián thu thì người nộp thuế và người chịu thuế là hai đối tượng hoàn toàn độc lập với nhau. Ưu điểm của loại thuế này là không tạo ra cảm giác chịu thuế cho người chịu thuế. Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên . . . http://www.ebook.edu.vn 8- Thuế trực thu: Thuế trực thu là loại thuế trực tiếp thu vào thu nhập của người chịu thuế, hay nói cách khác người nộp thuế và người chịu thuế trong trường hợp này là một, người nộp thuế không thể chuyển thuế cho người khác được. Ví dụ: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân . . .  Thuế đối vật và thuế đối nhân Thuế đối vật là loại thuế nhắm trước hết vào đối tượng tính thuế, không quan tâm đến hoàn cảnh kinh tế, xã hội của người chịu thuế. Ví dụ: căn cứ vào Luật thuế TTĐB, cơ sở sản xuất rượu bán ra rượu hoa quả phải nộp 20% thuế tiêu thụ đặc biệt. Nếu giá tính thuế là 10.000 đồng/chai, số thuế sẽ là 2.000 đồng. Nếu giá tính thuế lên đến 50.000 đồng/chai thì số thuế phải nộp lúc này là 10.000 đồng. Số tiền thuế không phụ thuộc vào nhân thân của người chịu thuế: anh ta có việc làm ổn định hay đang thất nghiệp, có thu nhập cao hay thu nhập thấp . Thuế đối nhân cũng căn cứ vào đối tượng tính thuế nhưng trước hết nó chú trọng đến các yếu tố nhân đạo để có mức thuế phù hợp với từng nhóm người. Các yếu tố này là: Thu nhập, số người phụ thuộc . Mục đích chính của thuế đối nhân là góp phần thực hiện công bằng xã hội, hướng sự phát triển kinh tế của đất nước vào con người, chăm lo phúc lợi vật chất và tinh thần cho con người. 4. Các yếu tố cấu thành luật thuế. 4.1. Tên gọi Bất cứ loại thuế nào cũng có tên gọi. Tên gọi của thuế xác định nội dung chính của thuế, nhận diện nó với các loại thuế khác và bảo vệ dân chúng không phải đóng 2 lần cho một loại thuế. 4.2. Đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế là những pháp nhân, thể nhân được nhà nước công nhận về mặt pháp lý, có các hoạt động, tài sản hoặc thu nhập thuộc phạm vi điều tiết của thuế. 4.3. Đối tượng tính thuế (căn cứ tính thuế) Một cách tổng quát, đối tượng tính thuế là nguồn dẫn xuất trực tiếp của thuế. Đối tượng tính thuế là nguồn vật chất mà người ta tính toán trên đó số tiền thuế phải nộp. http://www.ebook.edu.vn 94.4. Thuế suất - biểu thuế Thuế suất là một con số toán học ấn định một số tiền trích ra từ đối tượng tính thuế. Thông thường, thuế suất là một con số tỷ lệ trên giá trị của vật chịu thuế. Đôi khi, nó lại là một số tuyệt đối bằng tiền nhất định đối với từng vật chịu thuế. Có 4 loại thuế suất: - Thuế suất bằng số tuyệt đối cố định - Thuế suất bằng số tuyệt đối lũy tiến - Thuế suất tỷ lệ cố định - Thuế suất tỷ lệ lũy tiến  Thuế suất bằng số tuyệt đối cố định Là loại thuế suất được ấn định bằng một con số tuyệt đối trên đối tượng tính thuế. Ví dụ: Ở Thụy Điển một phần thuế đặc biệt sử dụng loại thuế suất này, như bia loại 3,6 độ nộp thuế 9,5 cua-ron/lít; thuốc lá gói 0,39 cua-ron/điếu.  Thuế suất bằng số tuyệt đối lũy tiến Là loại thuế suất cũng được ấn định bằng một số tiền tuyệt đối nhưng tăng dần lên theo độ tăng của đối tượng tính thuế. Ví dụ như thuế môn bài ở Việt Nam.  Thuế suất tỷ lệ cố định Là loại thuế suất được ấn định bằng con số tỷ lệ phần trăm trên đối tượng tính thuế và tỷ lệ này không thay đổi theo đối tượng tính thuế. Ví dụ: Thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt .  Thuế suất tỷ lệ lũy tiến Là loại thuế suất được ấn định bằng con số tỷ lệ phần trăm trên đối tượng tính thuế và tỷ lệ này tăng dần lên theo độ lớn của đối tượng tính thuế. Thuế suất tỷ lệ lũy tiến có hai loại chính: Lũy tiến toàn phần và lũy tiến từng phần. • Lũy tiến toàn phần: Là loại thuế suất tỷ lệ, tăng theo đối tượng tính thuế và sự gia tăng đó đánh trên toàn bộ đối tượng tính thuế. http://www.ebook.edu.vn 10Ví dụ: Ở nước ta, theo pháp lệnh ngày 26/1/1983, thuế lợi tức doanh nghiệp áp dụng đối với các hộ kinh doanh công thương nghiệp, sử dụng thuế suất tỷ lệ lũy tiến toàn phần như sau: Thuế suất (%) Bậc Lợi tức chịu thuế 1 tháng (đồng) Ngành SX, V-Tải Ngành dịch vụ Ngành thương nghiệp, ăn uống 1 2 3 4 5 6 Đến 500 Đến 1.000 Đến 1.500 Đến 2.000 Đến 2.500 Đến 3.000 12 15 18 22 26 30 16 20 24 29 34 40 24 30 38 46 54 60 Trong tất cả các loại thuế suất lũy tiến, thuế suất lũy tiến toàn phần có sức điều tiết mạnh hơn cả. Nhược điểm của loại thuế suất này là nó hạn chế ý muốn làm giàu của cá nhân. • Lũy tiến từng phần: Là loại thuế suất tỷ lệ, tăng theo đối tượng tính thuế và sự gia tăng đó đánh trên từng phần tăng thêm của đối tượng tính thuế. Ví dụ: Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ở Việt Nam. đvt: 1000 đ Bậc Thu nhập bình quân tháng/người Thuế suất (%) 1 Đến 5.000 0 2 Trên 5.000 đến 15.000 10 3 Trên 15.000 đến 25.000 20 4 Trên 25.000 đến 40.000 30 5 Trên 40.000 40 Biểu thuế là một bảng tập hợp các thuế suất cùng một số yếu tố kèm theo. Ví dụ: Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu . . . 4.5. Chế độ miễn, giảm Để chiếu cố đến hoàn cảnh khách quan mang lại khó khăn, làm giảm thu nhập của đối tượng nộp thuế hoặc có chiếu cố riêng đối với một số ngành nghề cần khuyến khích, thường trong một sắc [...]... bị, vũ khí và các phương tiện quân sự cho toàn quân và lực lượng công an nhân dân - Xây dựng mới, sửa chữa các công trình đặc biệt, các công trình chiến đấu, doanh trại, trụ sở làm việc, kho tàng của cơ quan quân sự từ cấp huyện trở lên - Xây dựng mới, sửa chữa các công trình đặc biệt, doanh trại , trụ sở làm việc, kho tàng của lực lượng công an nhân dân, sửa chữa trại giam trại cải tạo phạm nhân từ... vụ (chương trình mục tiêu quốc gia: dân số kế hoạch hóa gia đình, chương trình y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống một số bệnh xã hội .) thuộc ngân sách trung ương phát sinh trên địa bàn của tỉnh Bộ tài chính căn cứ vào hạn mức kinh phí ghi trong kế hoạch ngân sách và đề nghị phân bổ của các bộ chủ quản, hàng quý bộ tài chính chuyển vốn từ ngân sách trung ương về cho các sở tài chính địa phương... hiện các nhiệm vụ được giao và kết thúc năm ngân sách các sở tài chính quyết toán kinh phí ủy quyền với bộ tài chính Số kinh phí ủy quyền còn lại cuối năm ngân sách, các Sở Tài chính địa phương phải nộp lại cho ngân sách nhà nước ♦ Ưu điểm: Phương thức này là cần thiết, tiết kiệm được các chi phí quản lý, phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính nhà nước đối với những chương trlnh mục tiêu thực hiện tại... bằng vai trò của nhà nước trong quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua hệ thống luật kinh tế, chính sách kinh tế, kế hoạch, các công cụ kinh tế và cơ chế Để thực hiện chức năng và vai trò nêu trên, nhà nước sử dụng công cụ tài chính vĩ mô quan trọng là ngân sách nhà nước để phân phối các nguồn tài chính cho sự phát triển của lĩnh vực sản xuất và các ngành kinh tế quốc dân Chi đầu tư phát triển... công trình thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; • Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác; • Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính. .. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới Chi chuyển nguồn ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau Các nhiệm vụ chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật; chi trả nợ gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư; chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh, chỉ... động phải có một trình độ văn hóa, chuyên môn nhất định Do đó, sự tham gia của Nhà nước trong cấp phát tài chính cho hoạt động sự nghiệp mang ý nghĩa kinh tế và xã hội Ý nghĩa kinh tế xã hội của khoản chi chi này thể hiện ở chỗ nó tác động đến quá trình tái sản xuất mở rộng và quá trình tạo ra thu nhập quốc dân Thực hiện các khoản chi sự nghiệp sẽ tạo ra các điều kiện để nâng cao trình độ văn hóa,... trong quản lý các công việc hành chính 1.3 Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội Chi cho Quốc phòng và an ninh thuộc vào lĩnh vực chi cho tiêu dùng xã hội Đây là những hoạt động bảo đảm sự tồn tại của nhà nước và cần thiết phải cấp phát tài chính cho các nhu cầu về quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội từ ngân sách nhà nước Căn cứ theo mục đích sử dụng, khoản chi tài chính này được... các tổ chức kinh tế bằng phát hành các loại chứng khoán của Nhà nước như phát hành công trái quốc gia, tín phiếu kho bạc Nhà nước - Trả nợ nước ngoài: Các khoản nợ nước ngoài Nhà nước vay của chính phủ các nước, các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế 4 Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ và tổ chức ngoài nước 5 Chi cho vay của ngân sách trung ương 6 Chi trả gốc... và phát triển công nghệ; • Các sự nghiệp khác Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương quản lý: • Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường, các công trình giao thông khác, lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường; • Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đê, các công trình thủy lợi, . phát triển một hệ thống tài chính hoàn chỉnh, nhất là NSNN. Giai cấp tư sản đã lãnh đạo quần chúng chống lại những luật lệ tài chính vô lý của Nhà nước. nước. Khi đề cập đến các công cụ tài chính trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội , nhà nước không thể không sử dụng một công cụ rất quan trọng,

Ngày đăng: 27/10/2012, 10:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w