Cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính công (Trang 36 - 39)

VI. CÂN ĐỐI NSNN 1 Cân đối NSNN ở các nước có nền kinh tế thị trường

2. Cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, vai trò đầu tư kinh tế của ngân sách nhà nước rất quan trọng. Nó đảm bảo hầu như toàn bộ việc cấp phát vốn cho đầu tư xây đựng và cải tạo các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi và hàng loạt các công trình quan trọng khác nhằm hình thành và củng cố cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế.

Do vai trò quan trọng đó, việc cân đối ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên cho các khoản chi tích lũy, sau đó mới dùng để chi tiêu dùng. Nói cách khác, chi tiêu dùng sẽ là hiệu số còn lại sau khi lấy tổng số thu trừđi tổng số chi cho tích lũy. Trong thực tế, do số thu ngân sách nhà nước rất thấp, thậm chí nhìêu khi không đủđể đáp ứng cho chi tích lũy, nên việc cân đối ngân sách nhà nước luôn luôn lâm vào tình trạng bịđộng. Cộng vào đó, nhu cầu chi tiêu dùng nhìêu khi lại hết sức cấp bách. Để xử lý vấn đề này, chính phủ phải thường xuyên sử dụng biện pháp phát hành thêm tìên ngoài dự kiến để cân đối ngân sách. Chính chính sách ưu tiên cho chi tích lũy trong cân đối ngân sách nhà nước của chính phủđã trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo ra tình trạng bịđộng của hoạt động ngân sách nhà nước, gây ra bội chi lớn và dẫn đến sự bùng nổ lạm phát.

Kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển mình sang cơ chế mới, vận hành theo cơ chế thị trường, trong hoạt động của ngân sách nhà nước nói chung, cân đối ngân sách nói riêng đã có những biến đổi dần về chất.

Theo tinh thần của luật ngân sách nhà nước (được kỳ họp thứ 2, khóa XI thông qua ngày 16- 12-2002) và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của chính phủ (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước, ban hành ngày 06 tháng 06 năm 2003) thì:

Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đâu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách.

Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc: Không sử dụng cho tiêu dùng; chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển, phải có kế hoạch thu hồi vốn vay và bảo đảm cân đối ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.Ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc: tổng số chi không vượt quá tổng số thu, trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách

cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.

Dự toán chi ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi để chi phòng chống , khắc phục hâụ quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán. Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Uỷ ban nhân dân quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân, báo cáo hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân quyết định sử dụng dự phòng ngân sách xã, định kỳ báo cao Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, báo cáo hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.

Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước gồm: Vay nợ trong nước

Vay nợ trong nước được thực hiện bằng cách phát hành trái phiếu. Trái phiếu là chứng chỉ nhận nợ của Nhà nước, là một loại chứng khoán hay trái khoán Nhà nước do Nhà nước phát hành để vay dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội và ngân hàng. Công trái phiếu có nhiều tên gọi khác nhau như: công phiếu quốc gia, trái phiếu Nhà nước, chứng chỉ đầu tư. Ở Việt Nam chính phủ ủy nhiệm cho kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Nhà nước dưới 3 hình thức:

- Tín phiếu kho bạc: là trái phiếu chính phủ ngắn hạn, thời hạn dưới một năm, được phát hành để huy động vốn nhằm giải quyết mất cân đối tạm thời của ngân sách nhà nước trong năm tài chính.

- Trái phiếu kho bạc: là trái phiếu chính phủ trung và dài hạn, thời hạn trên một năm được phát hành để huy động vốn nhằm giải quyết bội chi ngân sách nhà nước xuất phát từ yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế.

- Trái phiếu công trình: là trái phiếu chính phủ trung và dài hạn, thời hạn trên một năm được phát hành để huy động vốn cho các công trình xác đinh đã được duyệt và ghi trong kế hoạch đầu tư của Nhà nước.

- Phương thức đấu thầu: Với phương thức phát hành này người đấu thầu phải có một số vốn nhất định và khi trúng thầu trong thời hạn quy định phải nộp tiền vào kho bạc nhà nước để nhận trái phiếu tiêu thụ. Phương thức đấu thầu làm cho trái phiếu tiêu thụ nhanh, chi phí giảm và nhà nước tập trung nhanh chóng vốn vay vào NSNN.

- Phương thức tiêu thụ qua các đại lý: các ngân hàng thương mại , các công ty tài chính . . . là các tổ chức có thể làm đại lý tiêu thụ trái phiếu kho bạc Nhà nước. Phương thức này cũng giảm chi phí tiêu thụ nhưng tiến độ tập trung vốn vào NSNN không nhanh chóng bằng phương thức trên.

- Phương thức phát hành trực tiếp: Kho bạc Nhà nước tự tổ chức tiêu thụ thông qua hệ thống hoạt động của mình ở trong nước và văn phòng đại diện ở nước ngoài. Phương thức này có nhược là chi phí cho việc tiêu thụ rất cao, tốn kém sức người, sức của, tiến độ huy động vốn chậm và bịđộng nhiều mặt.

Đối tượng tham gia mua trái phiếu cũng rất đa dạng: các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước, các công ty tài chính, các Nhà đầu tư chứng khoán, các tầng lớp dân cư . . .

Vay nợ nước ngoài

Cùng với việc huy động nguồn vốn trong nước, việc vay nợ nước ngoài là một phương thức quan trọng của tín dụng Nhà nước, đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo. Vay nợ nước ngoài của chính phủ thường biểu hiện dưới ba hình thức:

- Hiệp ước hoặc hiệp định vay mượn (viện trợ có hoàn lại) giữa hai chính phủ.

Thông thường hiệp đinh vay nợ (viện trợ có hoàn lại) được gắn liền trong các hiệp định về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội . . . trên cơ sởđôi bên cùng có lợi. Như vậy, việc vay mượn giữa hai chính phủ không đơn thuần về kinh tế và những điều khoản của tín dụng nói chung mà còn có những ràng buộc về chính trị, về các điều khoản hợp tác thương mại quốc tế, công nghệ kỹ thuật, cung cấp hàng hóa vật tư . . . ràng buộc về mục đích sử dụng vốn thông qua các chương trình, dự án đầu tư phát triển.

- Hiệp định vay mượn giữa chính phủ với các tổ chức tài chính, tiền tệ thế giới.

CHƯƠNG 5:

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính công (Trang 36 - 39)