Phương thức: “Ghi thu Ghi chi”

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính công (Trang 29 - 31)

III. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1 Chi thường xuyên.

1. Phương thức: “Ghi thu Ghi chi”

Đây là hình thức thu tại chỗ, tại một thời điểm và chi tại chỗ, tại một thời điểm. Nghiệp vụ này giao cho đơn vị thực hiện, sau đó quyết toán với ngân sách nhà nước.

Ưu đim :

- Kịp thời cung cấp kinh phí cho đơn vị.

- Buộc đơn vị phải huy động nguồn thu đểđảm bảo nhiệm vụ chi.

Nhược đim:

Nhà nước không quản lý và không kiểm soát được nguồn thu, mục đích, tiêu chuẩn và khối lượng chi.

Điu kin áp dng:

Trong hoạt động thực tiễn có xảy ra trường hờp cùng một cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức kinh tế nhà nước, trong cùng một năm ngân sách vừa phát sinh các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, vừa phát sinh những khoản chi tiêu mà ngân sách nhà nước phải đài thọ theo đúng các quy định tài chính của nhà nước hiện hành, các khoản phải nộp hoặc được cấp phát đó có thể đã được ghi trong dự án ngân sách nhà nước hoặc có thể phát sinh ngoài kế hoạch. Cơ quan tài chính căn cứ vào các khoản phải nộp và các khoản chi tiêu phát sinh tiến hành lập "lệnh chi tìên" đồng thời với việc ra "lênh thu ngân sách" để "ghi thu - ghi chi" ngân sách. Hình thức này còn được gọi là "thu - chi đồng thời”, nó chỉ có ý nghĩa về mặt kế toán ngân sách la ì chủ yếu.

2. Phương thức: "Gán thu - bù chi"

Ởđây các đơn vị phải tự tạo nguồn thu để đảm bảo chi tiêu theo đúng pháp luật nhà nước.

Ưu đim: Hình thc này áp dng cho các đơn v s nghip, khuyến khích cơ chế t

hch toán để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Nhược đim:

- Nhà nước không kiểm soát được các nguồn thu, các khoản chi.

- Tạo ra sự mập mờ về ranh giới giữa phần nhà nước cấp phát và phần “gán thu - bù chi".

- Nhiều đơn vị, do quá quan tâm tới nhu cầu về nguồn thu, nên đã đi vào các lĩnh vực hoạt động trái với chức năng, nhiệm vụđược giao, thậm chí vi phạm luật pháp kinh tế.

Điều kiện áp dụng:

Trường hợp một số cơ quan, đơn vị sự nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao hàng năm, được phép thu một số khoản phí, lệ phí . . . theo quy định tài chính của nhà nước hiện hành nhằm bù đắp những chi phí có liên quan trong việc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho các thể nhân hoặc pháp nhân có nhu cầu. Cơ quan tài chính xét duyệt kế hoạch thu - chi hàng năm cho cơ quan, đơn vị và xác định số chênh lệch phải cấp phát (chi > thu) hoặc phải nộp (thu > chi). Về

thực chất, đây là hình thức cấp phát tại chỗ không thông qua ngân sách bằng cách trừ vào các khoản thu thuộc ngân sách phát sinh tại cơ quan, đơn vị.

3. Phương thức: Cấp phát theo "lệnh chi tiền"

Phương thức này được áp dụng cho các khoản chi không mang tính chất thường xuyên và thường là những khoản chi cho những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể riêng biệt theo từng đối tượng chi tiêu đã được xác định trong kế hoạch ngân sách hoặc những khoản chi tiêu đột xuất như: cấp phát vốn lưu động, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chi trợ giá, tài trợ kinh phí cho các hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn thể quần chúng, trả nợ trong và ngoài nước, phòng chống lụt bão, cứu trợ . . .

Căn cứ vào hạn mức cấp phát ghi trong kế hoạch ngân sách hàng năm, hàng quý và các thủ tục có liên quan theo thể lệ tài chính hiện hành, cơ quan tài chính tiến hành lập lệnh chi tiền để cấp phát vốn trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng.

Ưu đim: Vic cp phát được thc hin trn gói, d theo dõi, d qun lý và phn ánh được thc tế tồn quỹ ngân sách.

Nhược đim: Khi ngân sách nhà nước đã cp phát nhưng đơn v không s dng hết hoc chưa dùng đến sẽ gây nên tình trạng căng thẳng giả tạo khi nguồn thu của ngân sách nhà nước còn eo hẹp.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính công (Trang 29 - 31)