III. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1 Chi thường xuyên.
5. Phương thức “cấp phát kinh phí theo ủy quyền”
Phương thức này được áp dụng chủ yếu cho ngân sách trung ương khi (giao tiền) ủy quyền cho ngân sách cấp tỉnh quản lý, chi tiêu đối với các nhiệm vụ (chương trình mục tiêu quốc gia: dân số kế hoạch hóa gia đình, chương trình y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống một số bệnh xã hội. . .) thuộc ngân sách trung ương phát sinh trên địa bàn của tỉnh. Bộ tài chính căn cứ vào hạn mức kinh phí ghi trong kế hoạch ngân sách và đề nghị phân bổ của các bộ chủ quản, hàng quý bộ tài chính chuyển vốn từ ngân sách trung ương về cho các sở tài chính địa phương để các cơ quan này quản lý và cấp phát bằng hình thức chuyển khoản trực tiếp cho các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao và kết thúc năm ngân sách các sở tài chính quyết toán kinh phí ủy quyền với bộ tài chính. Số kinh phí ủy quyền còn lại cuối năm ngân sách, các Sở Tài chính địa phương phải nộp lại cho ngân sách nhà nước.
♦ Ưu điểm: Phương thức này là cần thiết, tiết kiệm được các chi phí quản lý, phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính nhà nước đối với những chương trlnh mục tiêu thực hiện tại địa phương bằng ngưồn kinh phí thuộc ngân sách trung ương.
♦ Nhược điểm: Thường xuất phát từ những lý do chủ quan nên Sở Tài chính địa phương không nắm chắc được đối tượng quản lý dẫn đến việc cấp phát không chính xác gây thiệt hại cho ngân sách trung ương. Ngoài ra, việc quyết toán với ngân sách trung ương thường làm chậm dẫn đến khó khăn khi xác định nhu cầu cấp phát cho kỳ sau.