1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN dạy học tích hợp liên môn chủ đề máy điện xoay chiều ba pha

31 186 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,68 MB

Nội dung

Vận dụnghợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các nănglực, giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩahơn với học sinh so

Trang 1

MỤC LỤC

1 LỜI GIỚI THIỆU 1

2 TÊN SÁNG KIẾN: 2

3 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: 2

4 CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: 2

5 LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: 2

6 NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ .2

7 MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 3

7.1 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 3

7.1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

7.1.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

7.1.3 BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5

7.1.4 KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ 28

7.2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: 29

8 NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT (NẾU CÓ): 29

9 CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: 29

10 ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ: 29

11 DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU: 30

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 LỜI GIỚI THIỆU

Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trongviệc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chươngtrình môn học ở nhiều nước trên thế giới Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ

sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học Vận dụnghợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các nănglực, giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩahơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêngrẽ

Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩnăng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lựcgiải quyết các tình huống thực tiễn Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, baogồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liênquan đến nhiều môn học, như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục phápluật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông

Qua những đợt tập huấn do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức, trên cơ sở tìm tòinhững tài liệu, thu thập thông tin qua báo đài và internet, đặc biệt là nắm bắt vềphương pháp dạy học tích hợp nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương phápdạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triểnnăng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng

“tích hợp liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên, nên từ năm học 2015 –

2016 tôi đã bắt đầu áp dụng dạy thử một số chủ đề tích hợp tại trường THPTQuang Hà và có hiệu quả cao Năm học 2016 – 2017 tôi đã đạt được giải Ba cuộc

thi Soạn giáo án tích hợp với chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” do Sở giáo

Trang 3

dục và đạo tạo Vĩnh Phúc tổ chức nên tôi quyết định viết thành sáng kiến kinhnghiệm này để chia sẻ với các đồng nghiệp tham khảo.

2 TÊN SÁNG KIẾN:

Dạy học tích hợp liên môn trong chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha”

Chủ đề Máy điện xoay chiều ba pha là một chủ đề tích hợp liên môn được biên soạn với nội dung chính là chương Máy điện ba pha trong chương trình Công

nghệ 12, kết hợp với một số nội dung liên quan trong chương trình Công nghệ 8 ởtrung học cơ sở, Nghề điện dân dụng 11 và chương trình Vật lí 12 ở trung học phổthông

Chủ đề này dùng trong dạy học môn Công nghệ 12 cho học sinh trung họcphổ thông với thời lượng 4 tiết lý thuyết (trên lớp) trong học kì II

6 NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ

Sáng kiến được áp dụng lần đầu vào học kì II, năm học 2015 - 2016

Trang 4

7 MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

7.1 NỘI DUNG SÁNG KIẾN

7.1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nộidung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổnghợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có củamôn học Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹnăng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, họctập các môn học khác Chẳng hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực đểgiải các bài tập Vật lí; kiến thức Vật lí sử dụng để giải thích nguyên lí làm việc củacác máy, thiết bị trong môn Công nghệ; hay Tin học được sử dụng như một công

cụ để mô phỏng các thí nghiệm ảo

Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến haihay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng mộtnội dung kiến thức ở các môn học khác nhau

Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn:

- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở học sinh nhữngnăng lực rõ ràng

- Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Do dự tínhđược những điều cần thiết cho học sinh

- Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp họcsinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống

- Giúp học sinh xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học

Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn:

- Lấy học sinh làm trung tâm

- Định hướng, phân hóa năng lực học sinh

Trang 5

Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người côngdân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trongthực tiễn cuộc sống.

7.1.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

a, Thuận lợi:

- Đối với giáo viên:

+ Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyênphải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự

am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viênchúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa cókhái niệm tên gọi cụ thể mà thôi

+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viênkhông còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướnghoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộmôn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trongdạy học

+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiếnthức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn taynặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án …

+ Môi trường “ Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mớitrong dạy tích hợp, liên môn

+ Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng mộtphần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

+ Sự phát triển của công nghệ thông tin, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viêncủa nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn

- Đối với học sinh:

Trang 6

Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tựnhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở ”nêncũng tạo điều kiện, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tưduy sáng tạo.

b, Khó khăn:

- Đối với giáo viên:

+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn họckhác

+ Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạytheo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soátnội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạchậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp Nội dungcủa phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nộidung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi

+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ choviệc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn

- Đối với học sinh:

+ Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạnđầu này, đặc biệt là thế hệ học sinh hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổimới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp

+ Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việcquy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụhuynh kém mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (môn phụ) trong đó có

môn Công nghệ

7.1.3 BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

A MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ

Trang 7

Sau khi học xong chủ đề, học sinh có thể:

a) Về kiến thức:

- Biết được khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều bapha

- Biết được khái niệm, ứng dụng của máy biến áp

- Hiểu được cấu tạo, cách nối dây của máy biến áp một pha và máy biến áp

ba pha

- Hiểu được nguyên lí làm việc của máy biến áp

- Biết được cấu tạo và hiểu được nguyên lí làm việc của máy phát điện xoaychiều một pha và ba pha

- Biết được công dụng, cấu tạo, cách nối dây động cơ không đồng bộ bapha

- Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha

b) Về kĩ năng

- Đọc được sơ đồ cấu tạo của máy biến áp, máy phát điện và động cơ khôngđồng bộ ba pha

- Đọc được sơ đồ nguyên lí của các loại máy điện xoay chiều

- Vận dụng được kiến thức để giải thích một số hiện tượng trên thực tế vàgiải được các bài tập về tính toán máy biến áp

- Hợp tác để giải quyết các nhiệm vụ học tập

- Tìm kiếm, chọn lọc, xử lý và lưu giữ được thông tin cần thiết trên mạnginternet

c) Về thái độ

- Có hứng thú trong việc tìm hiểu kiến tức liên quan đến các loại máy điện(máy biến áp, động cơ điện xoay chiều một pha) trong nội dung môn Công nghệ 8

Trang 8

và Nghề điện dân dụng 11 Từ đó hình thành thói quen vận dụng kiến thức liênmôn để khám phá kiến thức.

- Có tinh thần hợp tác để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

d) Các năng lực chính hướng tới

- Năng lực sử dụng các ngôn ngữ kĩ thuật: từ trường, cảm ứng điện từ, cuộndây sơ cấp, cuộn dây thứ cấp, rôto, stato

- Năng lực triển khai, sử dụng công nghệ: hiểu được cấu tạo, nguyên lí làmviệc từ đó sử dụng các loại máy điện đúng qui trình kĩ thuật

- Năng lực lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thông qua việc giải quyết cácnhiệm vụ được giao

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực tự nghiên cứu các vấn đề liên quan được đề cập ở nhiều tài liệukhác nhau, tự tổng hợp lại để xây dựng thành một vấn đề có tính logic chặt chẽ

- Năng lực hợp tác và giao tiếp: thể hiện trong việc làm việc nhóm và đánhgiá lẫn nhau

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: tìm kiếm thôngtin, soạn thảo trình bày báo cáo kết quả hoạt động và báo cáo sản phẩm học tập

B ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC

2 12D 38 12 Học sinh học chuyên đề khối C, D

Trang 10

Hình 1 Một số loại máy điện

Hình 2 Cấu tạo máy phát điện xoay chiều

Trang 11

Cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha

Cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha

Trang 12

Hình 3 Cấu tạo động cơ không đồng bộ 3 pha

- Tranh vẽ sơ đồ nguyên lí:

Sơ đồ nguyên lí máy biến áp ba pha

Sơ đồ nguyên lí máy phát điện xoay chiều ba pha

Trang 13

- Các video và hình ảnh động mô phỏng nguyên lí làm việc của máy phát

điện và động cơ điện (thể hiện trong bài giảng minh họa).

- Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Công nghệ 12, Vật lí 12, Nghề điệndân dụng 11, Công nghệ 8

- Bài giảng Powerpoint

D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1) Chuẩn bị

a) Phân tích cấu trúc và logic nội dung

Chủ đề Máy điện xoay chiều ba pha được biên soạn dựa trên kiến thức

chính của môn Công nghệ 12 kết hợp với các kiến thức có nội dung liên quan trongmôn Vật lí 12, môn Nghề điện dân dung 11 ở trung học phổ thông và môn Côngnghệ 8 ở trung học cơ sở Cụ thể như sau:

* Môn Công nghệ 12:

- Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha

- Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha

* Môn Vật lí:

- Bài 38: Hiện tượng cảm ứng điện từ Suất điện động cảm ứng (Vật lí 11)

- Bài 16: Truyền tải điện năng Máy biến áp (Vật lí 12)

- Bài 17: Máy phát điện xoay chiều (Vật lí 12)

- Bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha (Vật lí 12)

* Môn Nghề điện dân dụng 11:

- Bài 7: Một số vấn đề chung về máy biến áp

- Bài 8: Tính toán, thiết kế máy biến áp một pha

- Bài 15: Động cơ điện xoay chiều một pha

Trang 14

- Bài 42: Máy biến áp một pha - Thực hành máy biến áp một pha

- Bài 44: Đồ dùng loại điện cơ

Để học sinh nắm được kiến thức về máy điện xoay chiều ba pha một cách có hệthống, tôi đề xuất cấu trúc lại nội dung như sau:

A Khái quát chung về máy điện xoay chiều ba pha

1 Khái niệm máy điện xoay chiều ba pha

2 Phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha

1 Cấu tạo

2 Nguyên lí làm việc

C Máy phát điện xoay chiều

I Máy phát điện xoay chiều một pha

II Máy phát điện xoay chiều ba pha

1 Cấu tạo

2 Nguyên lí làm việc

D Động cơ không đồng bộ ba pha

I Khái niệm và công dụng

II Cấu tạo

1 Stato

Trang 15

2 Rôto III Nguyên lí làm việc

IV Cách đấu dây

c) Chuẩn bị tài liệu, nguồn cung cấp thông tin:

- Tài liệu: Sách giáo khoa và sách giáo viên Công nghệ 12, sách giáo khoa

và sách giáo viên Vật lí 12, sách giáo khoa và sách giáo viên Công nghệ 8, sáchgiáo khoa Nghề điện dân dụng 11; các sách, báo tài liệu về các loại máy điện

- Phương tiện dạy học: Sơ đồ, tranh ảnh, mô hình, vật thật về một số loạimáy điện

- Ngoài ra, giáo viên tìm trên mạng internet những trang web có thông tinphục vụ cho chủ đề mà học sinh có thể khai thác Cung cấp cho học sinh địa chỉcác trang web hoặc các từ khóa để việc tìm kiếm của các em tập trung và đúngmục đích, tránh lan man hoặc lạc vào những trang có nội dung không phù hợp

- Các trang web có liên quan đến chủ đề và phần mềm powerpoint để hỗ trợcho việc soạn giảng của giáo viên và trình bày sản phẩm của học sinh,

Trang 16

- Các tài liệu, giáo trình về kĩ thuật điện.

d) Phương pháp dạy học:

Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học, trong đó chú trọng các phươngpháp dạy học tích cực nhằm phát huy khả năng tự học của học sinh: phương phápdạy học trực quan, nêu vấn đề, bản đồ tư duy, khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép,thảo luận nhóm, ghép đôi

e) Giao nhiệm vụ cho học sinh:

Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 đến 7 học sinh

Để đảm bảo tất cả học sinh đề phải học như nhau, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm họcsinh phải thực hiện tất cả các nhiệm vụ dưới đây Với mỗi nhiệm vụ, học sinh viếtbáo cáo ngắn gọn, chuẩn bị báo cáo trước lớp với thời gian báo cáo không quá 10phút, có thể kết hợp với trình bày PowerPoint

Để đảm bảo chất lượng các báo cáo, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tìm tàiliệu, cách thu thập và xử lí thông tin, cách viết báo cáo

- Nội dung Máy biến áp:

+ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cấu tạo của máy biến áp ba pha + Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha.Tài liệu tham khảo chính: bài 42 sách giáo khoa Công nghệ 8, bài 38 sáchgiáo khoa Vật lí 11, bài 16 sách giáo khoa Vật lí 12; bài 25 sách giáo khoa Côngnghệ 12, bài 7 và 8 sách giáo khoa Nghề điện dân dụng 11

- Nội dung Máy phát điện xoay chiều ba pha:

+ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu máy phát điện xoay chiều một pha+ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu máy phát điện xoay chiều ba phaTài liệu tham khảo chính: bài 17 sách giáo khoa Vật lí 12

- Nội dung Động cơ không đồng bộ ba pha:

+ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha

Trang 17

+ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ không đồng

bộ ba pha

Tài liệu tham khảo chính: bài 26 sách giáo khoa Công nghệ 12, bài 18 sáchgiáo khoa Vật lí 12, bài 44 sách giáo khoa công nghệ 8

2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA CHỦ ĐỀ

Trên tình thần sử dụng phương pháp dạy học tích cực và hoạt động nhóm là

chủ đạo, tiến trình dạy học chủ đề Máy điện xoay chiều ba pha bao gồm các hoạt

Sau đó, giáo viên giới thiệu về các loại máy điện và nhấn mạnh máy điệnmột chiều, xoay chiều một pha các em đã được học nên chúng ta chỉ tìm hiểu thêm

về máy điện xoay chiều ba pha

* Hoạt động 2 : Hoạt động chủ động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng

Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha.

- Mục tiêu: HS biết được những loại máy điện nào được gọi là động cơ điện

xoay chiều ba pha, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha

- Nội dung và phương pháp tổ chức: Phương pháp chính là trực quan và đàm

thoại gợi mở và bản đồ tư duy (MindMap)

Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu lần lượt khái niệm máy điện xoay chiều ba

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w