NĂNG SUẤT SINH SẢN

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất sinh sản c chim cút nhật bản có nguồn gố tiền giang (Trang 39)

4.2.1 Chất lượng trứng

Khối lượng và chỉ số hình dáng: Khối lượng trứng và chỉ số hình dạng của gia cầm là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng và sản lượng trứng tuyệt đối của gia cầm (Bùi Hữu Đoàn, 2010). Trong kỹ thuật chọn trứng ấp, những trứng có khối lượng và chỉ số hình dạng xung quanh trị số trung bình thì luôn cho kết quả ấp nở tốt nhất, càng xa trị số trung bình thì tỷ lệ ấp nở càng thấp. Bảng 4.3 Khối lượng và chỉ số hình dáng trứng qua các tuần (n = 120)

Tuần tuổi Tuần đẻ Khối lượng (g) X±SD Chỉ số hình dáng (%) X±SD 7 1 9,0d ±0,83 80,2a±3,22 8 2 10,1c ±0,86 80,0a±3,82 9 3 10,9b±0,90 79,4ab±2,73 10 4 11,0ab±0,89 79,9ab±2,44 11 5 11,1ab±0,90 78,9b±2,40 12 6 11,3a±0,86 78,0ab±2,56 13 7 11,2a±0,86 78,6ab±7,88 14 8 11,2a±0,82 78,6b±2,70 P 0,001 0,003

Các số liệu ở cùng một cột có ít nhất một ký hiệu a, b, c, d giống nhau thì sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

29

Từ Bảng 4.3 cho thấy khối lượng và chỉ số hình dáng của trứng cút qua các tuần tuổi có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê (p = 0,000) và (p = 0,003). Khối lượng trứng tăng dần qua các tuần, từ 9,0 g ở tuần thứ nhất tăng dần lên 11 g ở tuần thứ tư. Từ tuần thứ tư thì khối lượng bắt đầu ổn định và đạt mức cao nhất là 11,3 g. Kết quả này thấp hơn kết quả của Phạm Văn Giới và ctv. (2000), khối lượng trứng cút tăng dần từ tháng đẻ thứ nhất đến tháng đẻ thứ bảy, trung bình khối lượng trong 7 tháng là 11,4 g. Tuy nhiên kết quả tương đương với kết quả của Đỗ Hữu Phương (1993) là khối lượng trứng trung bình đạt 10,8 g và cao hơn kết quả của Trần Hồng Định (2010) khối lượng trung bình của trứng cút là 10,6 g. Từ đó ta có thể thấy được giống cút ở Tiền Giang có khối lượng trứng trung bình tương đối tốt là 10,9 g. Tuy nhiên, nếu như so với các chỉ tiêu năng suất của cút Nhật Bản thuần thì có sự chênh lệch rất lớn, khối lượng của trứng cút Nhật Bản thuần là từ 12-16 g, từ đó cho thấy cút đã bị lai tạp nhiều và dần mất đi những khả năng sinh sản vốn có.

Chỉ số hình dáng là 80,2% ở tuần thứ nhất, 78,9% ở tuần thứ tư và không thay đổi nhiều ở các tuần sau, cho thấy ở những tuần đẻ đầu hình dáng trứng chưa ổn định. Ở các tuần 6, 7, 8 chỉ số hình dáng đều khoảng 78%. Với chỉ số hình dáng trung bình là 79,1% thì trứng cút thu được tương đương với trứng cút thí nghiệm của Trần Hồng Định (2010) là 77,3%. Ngoài ra, kết quả còn tương đương với kết quả của Phòng Văn Mỹ (1994) chỉ số hình dáng trung bình là 76,61-79,14%. Từ những kết quả trên cho thấy trứng cút thí nghiệm có chất lượng tương đối tốt. Bảng 4.4 Chất lượng trứng vào tuần đẻ thứ ba (n=120)

Chỉ tiêu Đơn vị X±SD Min Max Khối lượng trứng G 11,26±0,96 9,5 15,4 Khối lượng vỏ G 1,43±0,12 1,2 1,7 Tỷ lệ vỏ % 12,64±1,56 9.9 15,2 Khối lượng lòng trắng G 6,34±0,79 5,7 10,3 Tỷ lệ lòng trắng % 56,14±3,67 49,6 78,5 Khối lượng lòng đỏ G 3,50±0,47 1,1 4,7 Tỷ lệ lòng đỏ % 30,79±4,60 8,3 37,7 Chỉ số lòng trắng - 0,11±0.02 0,05 0,14 Chỉ số lòng đỏ - 0,42±0,05 0,03 0,76

30

Kết quả ở Bảng 4.4 cho thấy chất lượng trứng được khảo sát lúc 9 tuần tuổi (tuần đẻ thứ 3). Khối lượng trứng trung bình của tổng đàn trong tuần đạt 11,3 g, đây là khối lượng tương đối tốt và tương tự với kết quả của Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2010) là 11,7 g. Tỷ lệ các thành phần còn lại như vỏ, lòng đỏ, lòng trắng lần lượt là 12,7%, 30,8%, 56,1%, điều này cũng gần giống với kết quả của Bùi Hữu Đoàn và ctv, (2010) các tỷ lệ lòng đỏ và lòng trắng lần lượt là 32,3%, 58,1%. Tuy nhiên, tỷ lệ vỏ có sự chênh lệch là 12,64% và 9,6%. Bảng 4.4 còn nêu rõ chỉ số lòng trắng là 0,11, chỉ số lòng đỏ là 0,42, điều này phù hợp với tiêu chuẩn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai và ctv. (2011) là chỉ số lòng trắng tốt nhất là từ 0,08-0,09 còn chỉ số lòng đỏ từ 0,4-0,5 thì đạt chuẩn. Tuy nhiên, chỉ số lòng trắng trứng phụ thuộc vào loài, giống, các cá thể. Từ những kết quả thu được cho thấy đây là các chỉ tiêu tốt cho quá trình ấp nở.

4.2.2 Khả năng sản xuất trứng

Năng suất trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức sinh sản của một đàn gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm, mức sinh sản có ảnh hưởng lớn đến năng suất thịt. Nó là một trong những yếu tố quyết định số kilogam thịt được sản xuất ra từ một gà mái giống trong thời gian khai thác trứng (có thể là 9 tháng đẻ hoặc 1 năm) (Bùi Hữu Đoàn, 2009). Ngoài ra tỷ lệ đẻ còn cho biết độ thành thục, chất lượng và độ đồng đều của đàn chim. Qua đó ta có thể biết được điều kiện chăn nuôi như thế nào vì tỷ lệ đẻ còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như nhiệt độ, độ ẩm môi trường, chế độ chiếu sáng, kỹ thuật nuôi trong giai đoạn hậu bị. Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ qua các tuần được trình bày ở bảng 4.5.

31 Bảng 4.5 Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ qua 8 tuần

Tuần tuổi Tuần đẻ Tỷ lệ đẻ (%) NST (quả/mái) Số trứng cộng dồn 7 1 17,1 1,2 1,2 8 2 63,5 4,44 5,64 9 3 85,4 5,98 11,62 10 4 90,0 6,44 18,06 11 5 90,6 6,34 24,4 12 6 92,7 6,49 30,89 13 7 88,7 6,21 37,1 14 8 92,1 6,45 43,55 Trung bình 77,8 6,22 NST: Năng suất trứng

Từ kết quả của Bảng 4.5 cho thấy chim cút bắt đầu đẻ vào tuần tuổi thứ 7 và tăng rất nhanh qua các tuần tiếp theo. Tỷ lệ đẻ tăng từ 17,1% ở tuần thứ nhất lên đến 85,4% ở tuần đẻ thứ ba và đạt 92,1% trong tuần thứ sáu, đây cũng là thời điểm tỷ lệ đẻ cao nhất trong 8 tuần theo dõi. Bắt đầu từ tuần thứ tư thì tỷ lệ đẻ ít có thay đổi, chỉ dao động từ khoảng 90-92%. So với kết quả của Bùi Hữu Đoàn (2009) tỷ lệ đẻ ở các tuần 1, 3, 5, 7, lần lượt là 21,3%, 48,8%, 81,2%, 89,7% thì tỷ lệ của đàn cút theo dõi có tỷ lệ đẻ tăng nhanh và cao hơn. Năng suất của đàn cút là 6,22 quả/con/tuần, đây là một kết quả rất tốt trong đàn cút sinh sản. Các kết quả cho thấy chim cút nuôi ở Việt Nam vẫn là gia cầm có năng suất trứng cao nhất. Đồng thời tỷ lệ đẻ của chim cút đạt cao nhất trong khoảng thời gian từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 22 sau đó giảm đi nhưng vẫn ở mức cao (Phạm Văn Giới và ctv., 2000). Ngoài ra với tỷ lệ đẻ trung bình là 77,8% còn tương đương với kết quả nghiên cứu trên những đàn cút tại Hà Tây của Phạm Văn Giới và ctv. (2000), tỷ lệ đẻ trung bình cả đợt theo dõi là 77,6%.

4.2.3 Sức sinh sản

Trong công tác giống, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm nói chung và đánh giá giá trị giống của mỗi cá thể, gia đình, dòng, giống gia cầm nói riêng (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). Bảng 4.6 thể hiện tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ trứng nở qua 8 tuần theo dõi.

32

Bảng 4.6 Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở qua các tuần (n = 120) Tuần tuổi Tuần đẻ Số trứng ấp (quả) Số trứng có phôi TLCP (%) Số con nở (con) TLN/A (%) TLN/CP (%) 7 1 130 0,8 d±1.12 81,2c ± 23,0 0,6 d±0.90 69,8b± 26,7 87,2b ± 20,9 8 2 492 3,5 c±2.28 87,5bc ± 17,0 3,3 c±2.16 82,4a ± 19,4 94,2ab ± 11,4 9 3 630 4,8 b±2.00 91,9ab ± 12,3 4,5 b±2.16 85,1a ± 18,5 92,2ab ± 15,2 10 4 694 5,4 ab±1.73 92,7ab ± 12,3 4,8 ab±1.58 83,8a ± 14,5 90,5ab ± 10,9 11 5 734 5,6 a±1.52 91,4ab ± 11,4 5,2 a±1.45 85,7a ± 11,1 95,8a ± 29,9 12 6 703 5,5 a±1.19 94,0a ± 9,5 5,0 ab±1.19 84,8a ± 8,7 90,7ab ± 9,3 13 7 712 5,6 a±1.41 94,4a ± 8,3 5,0 a±1.34 85,3a ± 8,5 91,0ab ± 12,2 14 8 744 5,7a±1.23 92,3ab ± 14,1 5,2 a±1.12 83,9a ± 8,8 92,2ab ± 9,0 P 0,001 0,001 0,001 0,001 0,037

Các số liệu ở cùng một cột có ít nhất một ký hiệu a, b, c, d giống nhau thì sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

TLCP: Tỷ lệ trứng có phôi (%), TLN/A: Tỷ lệ nở/trứng ấp (%), TLN/CP: Tỷ lệ nở/ trứng có phôi (%)

Bảng 4.6 thể hiện các tỷ lệ ấp nở qua các tuần, qua đó cho thấy số trứng có phôi, số con nở, tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở/trứng ấp có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê qua các tuần theo dõi, các tỷ lệ đều có p = 0,000, riêng tỷ lệ trứng nở/trứng có phôi có p = 0,037. Những kết quả ở Bảng 4.6 đều cho thấy sức sinh sản vượt trội của đàn cút. Ngay tuần đẻ đầu tiên, tỷ lệ trứng có phôi đã đạt 81,2% trong khi tỷ lệ ấp nở là 69,8%, tỷ lệ nở /trứng có phôi cao hơn nữa là 87,2%. Số lượng trứng giống tăng rất nhanh ở tuần thứ hai, từ 130 quả lên 492 quả và tiếp tục tăng đến 734 quả ở tuần thứ năm và đây cũng là kết quả cao nhất trong 8 tuần theo dõi. Những tuần tiếp theo , số trứng ấp có sự tăng giảm nhưng không nhiều. Tỷ lệ trứng có phôi là 87,5% ở tuần thứ hai, tuần thứ ba là 91,9% và ổn định ở những tuần kế tiếp, những tuần 4, 5, 6 lần lượt là 92,7%, 91,4%, 94,0%, tỷ lệ cao nhất là ở tuần 7 (94,4%). So với các kết quả về khả năng sinh sản của cút Nhật Bản trong nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn (2009), tỷ lệ có phôi, tỷ lệ nở/trứng ấp, tỷ lệ nở/trứng có phôi lần lượt là 94,7%, 86,4%, 91,24%.

33

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Đàn cút nguồn gốc từ Tiền Giang có năng suất sinh sản cao và chất lượng trứng tương đối tốt, các chỉ tiêu phù hợp để ấp nở. Các tỷ lệ ấp nở như tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở rất cao. Cút bắt đầu đẻ lúc 42 ngày tuổi, tỷ lệ đẻ 50% lúc 49 ngày tuổi.

Khối lượng trung bình của trứng là 10,9g, chỉ số hình dáng trung bình là 79,1%. Tỷ lệ đẻ trung bình là 77,8%, tỷ lệ trứng có phôi trung bình là 90,66%, tỷ lệ trứng nở/trứng ấp là 82,58%, tỷ lệ trứng nở/ trứng có phôi là 89,68%.

5.2 Kiến nghị

Tiếp tục theo dõi khả năng sinh sản của đàn cút cho đến hết 10 tháng đẻ để đánh giá chính xác hơn về năng suất và chất lượng sinh sản của đàn cút.

Tiến hành đề tài đánh giá năng suất sinh sản trên những đàn cút có nguồn gốc khác nhau để chon lọc được đàn giống chất lượng tốt, giúp bà con chăn nuôi dễ dàng hơn trong việc lựa chọn con giống.

34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

Bùi Hữu Đoàn (2009), Chăn nuôi bồ câu và chim cút. NXB Nông Nghiệp Bùi Hữu Đoàn (2010), Nuôi và phòng trị bệnh cho chim cút. NXB Nông nghiệp.

Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai và Hoàng Thanh (2009), Chăn nuôi gia cầm. NXB Nông nghiệp.

Võ Thị Ngọc Lan và Trần Thông Thái (2006), Nuôi cút. NXB Nông Nghiệp. Trần Huê Viên (2003), Một số đặc điểm sinh sản của chim cút nuôi tại Thái Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 2/2003, tr. 287-288.

Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2010), Đánh giá khả năng sản xuất của chim cút Nhật bản nuôi trong nông hộ tại thị xã Từ Sơn-Bắc Ninh. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

Phạm Văn Giới và Nguyễn Thị Loan (2000), Khảo sát năng suất của chim cút đang được nuôi ở một số địa phương tỉnh Hà Tây. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

Bùi Hữu Đoàn và Nguyễn Thị Mai (2011), Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Tô Du và Đào Đức Long (1996), Kỹ thuật nuôi him câu, chim cút, gà tây. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

Đỗ Hữu Phương (1993), Thử nghiệm bổ sung bột cỏ và Carophyll vào khẩu phần cút đẻ, Luận văn tốt nghiệp.

Trần Hồng Định (2010), Ảnh hưởng các mức protein thô lên khả năng sinh trưởng và phát dục của chim cút và các mức năng lượng protein trên năng suất trứng của cút mái sinh sản nuôi tại tỉnh Bạc Liêu, Luận văn cao học.

Phòng Văn Mỹ (1994), Thử nghiệm thay thế bột bắp bằng bột khoai mì và bột khoai mì ủ nầm sợi Cephalosporium eichhorniae trong khẩu phần cút đẻ,

Luận văn tốt nghiệp.

Tiếng Anh

Rogério G. T. (2009), Quails ofer unexpected laying capabilities, World Poultry 24 (11), Magazine on production procesing and maketing.

36

Bảng 4.4 Một số kết quả về chỉ tiêu theo dõi khả năng sinh sản của chim cút qua mỗi tuần

Biểu đồ năng suất

Bảng 4.5 Kết quả sức sinh sản của chim cút trong cả kỳ theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi Kết quả cuối kỳ Sản lượng trứng trong 8 tuần (quả) 5226

Tỷ lệ đẻ trong kỳ (%) 77.77 Tổng trứng giống trong kỳ 4839 Khối lượng bình quân (g) 10.73 Chỉ số hình dáng trung bình (%) 79.11

Tuần

Tỷ lệ đẻ (%) Tổng trứng giống (quả) Số trứng có phôi (quả) Tỷ lệ nở (%)

X±mx Cv(%) X±mx Cv(%) X±mx Cv(%) X±mx Cv(%) 1 17.14±22.19 129.46 1.08d±1.46 134.64 0.76d±1.12 148.05 69.78b±26.66 38.21 2 63.45±36.05 56.81 4.10c±2.50 60.85 3.53c±2.28 64.49 82.36a±19.37 23.52 3 85.36±26.87 31.48 5.25b±1.95 37.14 4.84b±2.00 41.39 85.10a±18.53 21.78 4 92.02±21.98 23.88 5.78ab±1.69 21.24 5.35ab±1.73 32.35 83.83a±14.50 17.30 5 90.60±20.91 23.08 6.12a±1.47 24.00 5.59a±1.52 27.19 85.65a±11.10 12.96 6 92.74±16.67 17.97 5.86ab±1.23 20.91 5.49a±1.19 21.64 84.78a±8.67 10.22 7 88.69±20.61 23.24 5.93a±1.42 23.91 5.58a±1.41 25.39 85.30a±8.53 9.99 8 92.14±15.37 16.68 6.20a±1.11 17.94 5.70a±1.23 21.53 83.89a±8.82 10.52

37 Số trứng có phôi (quả) 4423 Tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp (%) 90.66 Số trứng nở (quả) 4030 Tỷ lệ trứng nở/trứng ấp (%) 82.58 Tỷ lệ trứng nở/trứng có phôi (%) 89.68

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất sinh sản c chim cút nhật bản có nguồn gố tiền giang (Trang 39)