Kỹ thuật nuôi cút trống giống

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất sinh sản c chim cút nhật bản có nguồn gố tiền giang (Trang 26 - 27)

Đối với chim trống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng hoàn toàn khác chim mái bởi chức năng của chúng khác nhau. Sản phẩm trực tiếp từ chim mái mẹ là trứng, còn chim trống giống là tinh dịch. Sản phẩm chung từ đàn chim giống bố mẹ là chim con một ngày tuổi.Số lượng và chất lượng của chim con không chịu ảnh hưởng của chim mái mẹ, mà chim trống bố có một vai trò cực kì quan trọng. Vì vậy để đạt mục tiêu chung cần có một kỹ thuật nuôi hợp lý với chim trống giống.

16

Yêu cầu cần đạt được đối với chim trống giống: có chân dài, khỏe, tinh hoàn to và phát triển tốt. Ngực phẳng, nở nang, mạnh khỏe và nhanh nhẹn, đạt khối lượng chuẩn của giống (chọn những con bằng 90-95% khối lượng chim mái). Đặc biệt chim trống phải có bầu tinh (ở hậu môn) to, tròn, bóng, sạch; khi bóp nhẹ bầu tinh bơm ra một lượng tinh dịch giống như kem đánh răng...đây là một đặc điểm rất quan trọng để chọn chim đực giống.

Cút trống cần khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, thân hình gọn, nhỏ hơn con mái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng sậm hơn con mái, 25 ngày tuổi nặng 70-90 g. Khác với chim mái, sau 2-3 tuần tuổi cho ăn hạn chế (như đã nói ở trên), chim trống cần cơ thể phát triển mạnh, chính vì vậy không nên hạn chế tốc độ sinh trưởng của chim trống. Chúng phải được cho ăn tự do cho đến lúc vào chọn lọc (5-6 tuần). Hàng tuần phải theo dõi khối lượng chim, chú ý để có độ đồng đều cao.

Sau 5-6 tuần ăn tự do, cần cho ăn hạn chế để chim trống đạt khối lượng chuẩn trước 11-12 tuần tuổi, điều này sẽ gây strees đối với chim. Đạt khối lượng chuẩn vào thời điểm này là rất cần thiết vì tinh hoàn chim trống phát triển mạnh ở 7 tuần tuổi. Tùy tình hình thực tế, có thể cho ăn tự do 5-6 tuần, sau đó, không nên cho chim trống ăn tự do nữa mà phải cho chim ăn theo định lượng bằng khoảng 80- 90% nhu cầu để tránh cho chim trống quá béo khi ghép mái. Chim trống cần phải đạt khối lượng chuẩn hoặc cao hơn 10% vẫn có thể chấp nhận được. Vào khoảng 8-9 tuần tuổi, cần loại bỏ những chim trống có ngoại hình xấu: khối lượng thấp hơn quy định, phát dục chậm, có khuyết tật, không có tính năng, chậm chạp buồn bã.

Để đàn chim đẻ tốt, người ta có thể ghép chim trống vào đàn lúc khoảng 9 tuần tuổi, với tỷ lệ 2 trống/5 mái. Sau khi đã ghép trống mái, việc kiểm tra hàng tuần hàng tháng khối lượng chim trống là rất cần thiết. Cần loại bỏ những chim trống có khối lượng quá nặng hay quá nhẹ so với yêu cầu. Luôn luôn quan sát: chim trống quá nặng hoặc quá nhẹ cân, có dị tật: bị sưng chân, ngón chân bị nhiễm trùng, biến dạng; lông xơ xác; chậm chạp bầu tinh nhỏ, khi bóp tinh dịch ra ít...đều phải loại thải kịp thời (Bùi Hữu Đoàn, 2009).

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất sinh sản c chim cút nhật bản có nguồn gố tiền giang (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)