Năng suất trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức sinh sản của một đàn gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm, mức sinh sản có ảnh hưởng lớn đến năng suất thịt. Nó là một trong những yếu tố quyết định số kilogam thịt được sản xuất ra từ một gà mái giống trong thời gian khai thác trứng (có thể là 9 tháng đẻ hoặc 1 năm) (Bùi Hữu Đoàn, 2009). Ngoài ra tỷ lệ đẻ còn cho biết độ thành thục, chất lượng và độ đồng đều của đàn chim. Qua đó ta có thể biết được điều kiện chăn nuôi như thế nào vì tỷ lệ đẻ còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như nhiệt độ, độ ẩm môi trường, chế độ chiếu sáng, kỹ thuật nuôi trong giai đoạn hậu bị. Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ qua các tuần được trình bày ở bảng 4.5.
31 Bảng 4.5 Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ qua 8 tuần
Tuần tuổi Tuần đẻ Tỷ lệ đẻ (%) NST (quả/mái) Số trứng cộng dồn 7 1 17,1 1,2 1,2 8 2 63,5 4,44 5,64 9 3 85,4 5,98 11,62 10 4 90,0 6,44 18,06 11 5 90,6 6,34 24,4 12 6 92,7 6,49 30,89 13 7 88,7 6,21 37,1 14 8 92,1 6,45 43,55 Trung bình 77,8 6,22 NST: Năng suất trứng
Từ kết quả của Bảng 4.5 cho thấy chim cút bắt đầu đẻ vào tuần tuổi thứ 7 và tăng rất nhanh qua các tuần tiếp theo. Tỷ lệ đẻ tăng từ 17,1% ở tuần thứ nhất lên đến 85,4% ở tuần đẻ thứ ba và đạt 92,1% trong tuần thứ sáu, đây cũng là thời điểm tỷ lệ đẻ cao nhất trong 8 tuần theo dõi. Bắt đầu từ tuần thứ tư thì tỷ lệ đẻ ít có thay đổi, chỉ dao động từ khoảng 90-92%. So với kết quả của Bùi Hữu Đoàn (2009) tỷ lệ đẻ ở các tuần 1, 3, 5, 7, lần lượt là 21,3%, 48,8%, 81,2%, 89,7% thì tỷ lệ của đàn cút theo dõi có tỷ lệ đẻ tăng nhanh và cao hơn. Năng suất của đàn cút là 6,22 quả/con/tuần, đây là một kết quả rất tốt trong đàn cút sinh sản. Các kết quả cho thấy chim cút nuôi ở Việt Nam vẫn là gia cầm có năng suất trứng cao nhất. Đồng thời tỷ lệ đẻ của chim cút đạt cao nhất trong khoảng thời gian từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 22 sau đó giảm đi nhưng vẫn ở mức cao (Phạm Văn Giới và ctv., 2000). Ngoài ra với tỷ lệ đẻ trung bình là 77,8% còn tương đương với kết quả nghiên cứu trên những đàn cút tại Hà Tây của Phạm Văn Giới và ctv. (2000), tỷ lệ đẻ trung bình cả đợt theo dõi là 77,6%.