PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất sinh sản c chim cút nhật bản có nguồn gố tiền giang (Trang 33)

3.2.1 Bố trí thí nghiệm

Bắt đầu theo dõi khả năng sinh sản của đàn cút Nhật Bản có nguồn gốc Tiền Giang khi chúng bắt đầu đẻ trứng đầu tiên (đầu tuần tuổi thứ 7). Cút mái được nuôi nhốt riêng lẻ từng cá thể, gồm có 40 cút trống và 120 mái phân bố trên 5 dãy chuồng. Trống mái được ghép theo tỷ lệ 3 cút mái/1 cút trống và được ghép cố định trong suốt quá trình thí nghiệm. Mỗi ngày cút trống được bắt thả vào ô chuồng cút mái 3 lần, mỗi lần 3 giờ (mỗi cút mái một lần) để phối giống. Lần thứ nhất bắt đầu

23

lúc 8 giờ, lần thứ hai lúc 11 giờ, lần thứ ba lúc 14 giờ. Ở lần cuối cùng, cút trống được nhốt chung với cút mái cho đến 8 giờ sáng hôm sau. Thứ tự của 3 cút mái được thay đổi mỗi ngày để đảm bảo chất lượng thụ tinh được đồng đều. Thức ăn sử dụng của Công Ty Cổ Phần Thức ăn Chăn Nuôi Việt Thắng VT-C78.

3.2.2 Đánh giá chất lượng trứng

Trứng được thu gom và ghi số thứ tự, đánh dấu mỗi ngày vào lúc 16 giờ. Sau đó được kiểm tra loại bỏ những trứng không đạt (non, dập, bể, méo mó, quá to, quá nhỏ, mỏng) rồi tiến hành cân, đo chiều dài chiều rộng để xác định khối lượng, chỉ số hình dáng và đưa vào bảo quản tạm thời. Vào tuần tuổi thứ 9 trứng được cân khối lượng vỏ, lòng đỏ, lòng trắng để xác định chất lượng, và các tỷ lệ. Trứng thu gom được 4 ngày sẽ đưa vào máy ấp tự động, sau 15 ngày sẽ đưa trứng ra máy nở.

Hình 3.4 Cân các thành phần của trứng

Khối lượng trứng: được cân mỗi ngày bằng cân điện tử. Sau đó được ghi chép và tổng kết lại để tính khối lượng bình quân theo tuần và cuối kỳ theo dõi.

24

Hình 3.5 Phương pháp cân (trái), đo (phải) trứng cút

Chỉ số hình dạng: Chiều dài và chiều rộng trứng được đo bằng thước kẹp.

Tỷ lệ các thành phần của trứng: Ở tuần đẻ thứ 3, khi tỷ lệ đẻ, khối lượng trứng bắt đầu ổn định thì tiến hành xác dịnh các thành phần trứng bằng cách đập trứng, đo đường kính lòng đỏ, đường kính lòng trắng đặc và sau đó cân các thành phần của trứng. Từ đó ta tính được tỷ lệ vỏ, tỷ lệ lòng trắng, tỷ lệ lòng đỏ, chỉ số lòng trắng, chỉ số lòng đỏ của trứng.

Hình 3.6 Trứng cút thu gom trong một ngày Chỉ số hình dạng = Đường kính nhỏ (mm) x 100

25

3.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng đẻ trứng

Đếm chính xác số trứng đẻ ra trong một ngày và ghi nhận rõ ràng để theo dõi từng cá thể.Trứng đưa vào máy ấp sau 15 ngày sẽ được đưa ra máy nở. Cút sẽ nở hoàn toàn vào ngày thứ 16 và 17. Sau khi đưa cút con vào lồng úm, ta tiến hành giải phẩu những trứng không nở để xác định tỷ lệ nở, tỷ lệ chết phôi và tỷ lệ những trứng không phôi. Từ đó xác định được các chỉ tiêu như sau:

3.2.3.1 Tỷ lệ đẻ

Tỷ lệ đẻ được xác định theo công thức:

Tỷ lệ đẻ (%) = Tổng số trứng được đẻ ra trong tuần (quả) X 100 Tổng số mái có mặt trong tuần (con)

3.2.3.2 Năng suất trứng

Năng suất trứng thường được tính bằng công thức:

3.2.3.3 Tỷ lệ trứng giống

Công thức tính tỷ lệ trứng giống:

3.2.3.4 Tỷ lệ thụ tinh

Tùy theo mục đích nuôi dưỡng ta có hai cách để xác định tỷ lệ thụ tinh như sau:

Công thức được dùng trong thực tế sản xuất:

NST (quả/mái) = Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ (quả) Số mái bình quân có mặt trong kỳ (con)

TLTG (%) =

Số trứng đạt tiêu chuẩn, được chọn ấp (quả)

x100 Số trứng đẻ ra (quả)

Tỷ lệ thụ tinh (%) =

Số trứng có phôi (quả) x 100 Số trứng đem ấp (quả được chọn)

26

3.2.3.5 Tỷ lệ nở-TLN

Tỷ lệ nở được tính bằng những công thức sau:

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm thống kê Minitab version 16.

TLN/trứng ấp (%) = Số gia cầm nở ra còn sống (con) x100 Số trứng đưa vào ấp (quả)

27

CƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 KHỐI LƯỢNG VÀ TUỔI ĐẺ CỦA ĐÀN CHIM CÚT

Khối lượng cút bố mẹ có vai trò rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến năng suất và chất lượng trứng. Vì thế, phải thật kỹ càng trong quá trình chọn giống để có được đàn giống đồng đều và đạt chất lượng tốt. Khối lượng cút trống, mái khi bắt đầu thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.1

Bảng 4.1 Khối lượng chim cút khi đẻ trứng đầu tiên

Từ Bảng 4.1 cho thấy khối lượng trung bình của cút trống là 156 g, khối lượng nhỏ nhất là 140 g. Trong khi đó khối lượng trung bình của cút mái là 161 g, điều này phù hợp với công bố của Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2010) là khi trưởng thành, cút trống nặng trung bình 141,1 g/con, cút mái 170,2 g/con. Ngoài ra, khối lượng đàn cút thí nghiệm cũng phù hợp với kết quả của Phạm Văn Giới và ctv. (2000) là khi được 49 ngày tuổi chim cút mái đạt 162,3 g, cút trống đạt 155 g/con. Nhưng không có sự chênh lệch lớn giữa cút trống và cút mái. Đồng thời, có một số cá thể nặng hơn nhiều so với mức trung bình là 190 g/con. Cho thấy đặc điểm về khối lượng của đàn cút không còn tương đồng nhiều so với đàn cút Nhật Bản thuần. Tuy nhiên, đây cũng là một đàn giống tốt, có khối lượng tương đối đồng đều, đạt mức trung bình, thích hợp để đưa vào nuôi sản xuất trứng.

Bảng 4.2.Diễn biến tỷ lệ đẻ của chim cút trong những ngày đẻ đầu tiên

Ngày tuổi Số mái Số trứng Tỷ lệ đẻ (%)

42 ngày 120 4 3,33 43 ngày 120 7 5,83 44 ngày 120 11 9,17 45 ngày 120 14 11,67 49 ngày 120 62 50 Tính biệt Số lượng

Trung Bình CV (%) Min Max

Trống 40 con 156 7,28 140 190 Mái 120 con 161 7,59 130 195

28

Qua Bảng 4.2 cho thấy chim cút vào lúc 42 ngày tuổi sẽ bắt đầu đẻ những quả trứng đầu tiên, đạt 5% vào ngày tuổi thứ 43, tăng dần theo từng ngày và đạt 50% vào lúc 49 ngày tuổi. Điều này tương đương với kết quả của Trần Huê Viên (2003), chim cút nuôi ở Thái Nguyên có tỷ lệ đẻ 5% lúc 40,2 ngày tuổi, tuổi đẻ 50% lúc 46 ngày. Kết quả này cũng gần giống với công bố của Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2010), chim cút bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên vào đầu tuần thứ bảy (41 ngày). Sau đó tỷ lệ đẻ tăng nhanh và đỉnh cao nhất ở tuần 19-21 là 95,4% và giảm từ từ và duy trì tỷ lệ đẻ trong khoảng 80-90% đến 35 tuần tuổi. Ngoài ra, kết quả này còn tương đồng với kết quả của Phạm Văn Giới và ctv. (2000), khi điều tra trên đàn cút của 25 hộ dân ở tỉnh Hà Tây cho kết quả trung bình là cút đẻ trứng đầu tiên vào lúc 41 ngày tuổi, điều này cho thấy đàn cút nuôi thí nghiệm có tuổi đẻ hợp lý.

4.2 NĂNG SUẤT SINH SẢN 4.2.1 Chất lượng trứng 4.2.1 Chất lượng trứng

Khối lượng và chỉ số hình dáng: Khối lượng trứng và chỉ số hình dạng của gia cầm là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng và sản lượng trứng tuyệt đối của gia cầm (Bùi Hữu Đoàn, 2010). Trong kỹ thuật chọn trứng ấp, những trứng có khối lượng và chỉ số hình dạng xung quanh trị số trung bình thì luôn cho kết quả ấp nở tốt nhất, càng xa trị số trung bình thì tỷ lệ ấp nở càng thấp. Bảng 4.3 Khối lượng và chỉ số hình dáng trứng qua các tuần (n = 120)

Tuần tuổi Tuần đẻ Khối lượng (g) X±SD Chỉ số hình dáng (%) X±SD 7 1 9,0d ±0,83 80,2a±3,22 8 2 10,1c ±0,86 80,0a±3,82 9 3 10,9b±0,90 79,4ab±2,73 10 4 11,0ab±0,89 79,9ab±2,44 11 5 11,1ab±0,90 78,9b±2,40 12 6 11,3a±0,86 78,0ab±2,56 13 7 11,2a±0,86 78,6ab±7,88 14 8 11,2a±0,82 78,6b±2,70 P 0,001 0,003

Các số liệu ở cùng một cột có ít nhất một ký hiệu a, b, c, d giống nhau thì sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

29

Từ Bảng 4.3 cho thấy khối lượng và chỉ số hình dáng của trứng cút qua các tuần tuổi có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê (p = 0,000) và (p = 0,003). Khối lượng trứng tăng dần qua các tuần, từ 9,0 g ở tuần thứ nhất tăng dần lên 11 g ở tuần thứ tư. Từ tuần thứ tư thì khối lượng bắt đầu ổn định và đạt mức cao nhất là 11,3 g. Kết quả này thấp hơn kết quả của Phạm Văn Giới và ctv. (2000), khối lượng trứng cút tăng dần từ tháng đẻ thứ nhất đến tháng đẻ thứ bảy, trung bình khối lượng trong 7 tháng là 11,4 g. Tuy nhiên kết quả tương đương với kết quả của Đỗ Hữu Phương (1993) là khối lượng trứng trung bình đạt 10,8 g và cao hơn kết quả của Trần Hồng Định (2010) khối lượng trung bình của trứng cút là 10,6 g. Từ đó ta có thể thấy được giống cút ở Tiền Giang có khối lượng trứng trung bình tương đối tốt là 10,9 g. Tuy nhiên, nếu như so với các chỉ tiêu năng suất của cút Nhật Bản thuần thì có sự chênh lệch rất lớn, khối lượng của trứng cút Nhật Bản thuần là từ 12-16 g, từ đó cho thấy cút đã bị lai tạp nhiều và dần mất đi những khả năng sinh sản vốn có.

Chỉ số hình dáng là 80,2% ở tuần thứ nhất, 78,9% ở tuần thứ tư và không thay đổi nhiều ở các tuần sau, cho thấy ở những tuần đẻ đầu hình dáng trứng chưa ổn định. Ở các tuần 6, 7, 8 chỉ số hình dáng đều khoảng 78%. Với chỉ số hình dáng trung bình là 79,1% thì trứng cút thu được tương đương với trứng cút thí nghiệm của Trần Hồng Định (2010) là 77,3%. Ngoài ra, kết quả còn tương đương với kết quả của Phòng Văn Mỹ (1994) chỉ số hình dáng trung bình là 76,61-79,14%. Từ những kết quả trên cho thấy trứng cút thí nghiệm có chất lượng tương đối tốt. Bảng 4.4 Chất lượng trứng vào tuần đẻ thứ ba (n=120)

Chỉ tiêu Đơn vị X±SD Min Max Khối lượng trứng G 11,26±0,96 9,5 15,4 Khối lượng vỏ G 1,43±0,12 1,2 1,7 Tỷ lệ vỏ % 12,64±1,56 9.9 15,2 Khối lượng lòng trắng G 6,34±0,79 5,7 10,3 Tỷ lệ lòng trắng % 56,14±3,67 49,6 78,5 Khối lượng lòng đỏ G 3,50±0,47 1,1 4,7 Tỷ lệ lòng đỏ % 30,79±4,60 8,3 37,7 Chỉ số lòng trắng - 0,11±0.02 0,05 0,14 Chỉ số lòng đỏ - 0,42±0,05 0,03 0,76

30

Kết quả ở Bảng 4.4 cho thấy chất lượng trứng được khảo sát lúc 9 tuần tuổi (tuần đẻ thứ 3). Khối lượng trứng trung bình của tổng đàn trong tuần đạt 11,3 g, đây là khối lượng tương đối tốt và tương tự với kết quả của Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2010) là 11,7 g. Tỷ lệ các thành phần còn lại như vỏ, lòng đỏ, lòng trắng lần lượt là 12,7%, 30,8%, 56,1%, điều này cũng gần giống với kết quả của Bùi Hữu Đoàn và ctv, (2010) các tỷ lệ lòng đỏ và lòng trắng lần lượt là 32,3%, 58,1%. Tuy nhiên, tỷ lệ vỏ có sự chênh lệch là 12,64% và 9,6%. Bảng 4.4 còn nêu rõ chỉ số lòng trắng là 0,11, chỉ số lòng đỏ là 0,42, điều này phù hợp với tiêu chuẩn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai và ctv. (2011) là chỉ số lòng trắng tốt nhất là từ 0,08-0,09 còn chỉ số lòng đỏ từ 0,4-0,5 thì đạt chuẩn. Tuy nhiên, chỉ số lòng trắng trứng phụ thuộc vào loài, giống, các cá thể. Từ những kết quả thu được cho thấy đây là các chỉ tiêu tốt cho quá trình ấp nở.

4.2.2 Khả năng sản xuất trứng

Năng suất trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức sinh sản của một đàn gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm, mức sinh sản có ảnh hưởng lớn đến năng suất thịt. Nó là một trong những yếu tố quyết định số kilogam thịt được sản xuất ra từ một gà mái giống trong thời gian khai thác trứng (có thể là 9 tháng đẻ hoặc 1 năm) (Bùi Hữu Đoàn, 2009). Ngoài ra tỷ lệ đẻ còn cho biết độ thành thục, chất lượng và độ đồng đều của đàn chim. Qua đó ta có thể biết được điều kiện chăn nuôi như thế nào vì tỷ lệ đẻ còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như nhiệt độ, độ ẩm môi trường, chế độ chiếu sáng, kỹ thuật nuôi trong giai đoạn hậu bị. Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ qua các tuần được trình bày ở bảng 4.5.

31 Bảng 4.5 Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ qua 8 tuần

Tuần tuổi Tuần đẻ Tỷ lệ đẻ (%) NST (quả/mái) Số trứng cộng dồn 7 1 17,1 1,2 1,2 8 2 63,5 4,44 5,64 9 3 85,4 5,98 11,62 10 4 90,0 6,44 18,06 11 5 90,6 6,34 24,4 12 6 92,7 6,49 30,89 13 7 88,7 6,21 37,1 14 8 92,1 6,45 43,55 Trung bình 77,8 6,22 NST: Năng suất trứng

Từ kết quả của Bảng 4.5 cho thấy chim cút bắt đầu đẻ vào tuần tuổi thứ 7 và tăng rất nhanh qua các tuần tiếp theo. Tỷ lệ đẻ tăng từ 17,1% ở tuần thứ nhất lên đến 85,4% ở tuần đẻ thứ ba và đạt 92,1% trong tuần thứ sáu, đây cũng là thời điểm tỷ lệ đẻ cao nhất trong 8 tuần theo dõi. Bắt đầu từ tuần thứ tư thì tỷ lệ đẻ ít có thay đổi, chỉ dao động từ khoảng 90-92%. So với kết quả của Bùi Hữu Đoàn (2009) tỷ lệ đẻ ở các tuần 1, 3, 5, 7, lần lượt là 21,3%, 48,8%, 81,2%, 89,7% thì tỷ lệ của đàn cút theo dõi có tỷ lệ đẻ tăng nhanh và cao hơn. Năng suất của đàn cút là 6,22 quả/con/tuần, đây là một kết quả rất tốt trong đàn cút sinh sản. Các kết quả cho thấy chim cút nuôi ở Việt Nam vẫn là gia cầm có năng suất trứng cao nhất. Đồng thời tỷ lệ đẻ của chim cút đạt cao nhất trong khoảng thời gian từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 22 sau đó giảm đi nhưng vẫn ở mức cao (Phạm Văn Giới và ctv., 2000). Ngoài ra với tỷ lệ đẻ trung bình là 77,8% còn tương đương với kết quả nghiên cứu trên những đàn cút tại Hà Tây của Phạm Văn Giới và ctv. (2000), tỷ lệ đẻ trung bình cả đợt theo dõi là 77,6%.

4.2.3 Sức sinh sản

Trong công tác giống, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm nói chung và đánh giá giá trị giống của mỗi cá thể, gia đình, dòng, giống gia cầm nói riêng (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). Bảng 4.6 thể hiện tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ trứng nở qua 8 tuần theo dõi.

32

Bảng 4.6 Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở qua các tuần (n = 120) Tuần tuổi Tuần đẻ Số trứng ấp (quả) Số trứng có phôi TLCP (%) Số con nở (con) TLN/A (%) TLN/CP (%) 7 1 130 0,8 d±1.12 81,2c ± 23,0 0,6 d±0.90 69,8b± 26,7 87,2b ± 20,9 8 2 492 3,5 c±2.28 87,5bc ± 17,0 3,3 c±2.16 82,4a ± 19,4 94,2ab ± 11,4 9 3 630 4,8 b±2.00 91,9ab ± 12,3 4,5 b±2.16 85,1a ± 18,5 92,2ab ± 15,2 10 4 694 5,4 ab±1.73 92,7ab ± 12,3 4,8 ab±1.58 83,8a ± 14,5 90,5ab ± 10,9 11 5 734 5,6 a±1.52 91,4ab ± 11,4 5,2 a±1.45 85,7a ± 11,1 95,8a ± 29,9 12 6 703 5,5 a±1.19 94,0a ± 9,5 5,0 ab±1.19 84,8a ± 8,7 90,7ab ± 9,3 13 7 712 5,6 a±1.41 94,4a ± 8,3 5,0 a±1.34 85,3a ± 8,5 91,0ab ± 12,2 14 8 744 5,7a±1.23 92,3ab ± 14,1 5,2 a±1.12 83,9a ± 8,8 92,2ab ± 9,0 P 0,001 0,001 0,001 0,001 0,037

Các số liệu ở cùng một cột có ít nhất một ký hiệu a, b, c, d giống nhau thì sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

TLCP: Tỷ lệ trứng có phôi (%), TLN/A: Tỷ lệ nở/trứng ấp (%), TLN/CP: Tỷ lệ nở/ trứng có phôi

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất sinh sản c chim cút nhật bản có nguồn gố tiền giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)