08 nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2018 – 2019 là: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp” trong đó: Thực hiện bổ nhiệm, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức dan
Trang 1BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đáp ứngđược yêu cầu, nhiệm vụ mới hiện nay, phụ thuộc vào rất nhiều thành tố, yếu tố - trong
đó có việc tổ chức, sắp xếp lại biên chế, vị trí việc làm cho đội ngũ cán bộ công viênchức của ngành giáo dục nói chung, mỗi nhà trường phổ thông nói riêng là hết sứcquan trọng Chương trình giáo dục phổ thông mới, đã xác định rõ mục tiêu dạy- học làhướng vào phát triển tốt phẩm chất và năng lực người học, điều này vừa là một thuậnlợi, cơ hội, đồng thời vừa là một thách thức mới đối với công tác quản lý, cũng nhưcông tác giảng dạy của giáo viên Do đó, việc tổ chức, sắp xếp theo vị trí việc làm sẽgóp phần phát huy tốt phẩm chất và năng lực cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tạonên sự thay đổi về chất của chất lượng và hiệu quả quá trình giáo dục - đào tạo thế hệtrẻ
Nghị quyết số 29/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu
rõ: “Mục tiêu của giáo dục đối với giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ,
thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” Nghị quyết đã chỉ rõ một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để thực hiện mục tiêu là “Phát triển đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” Xây dựng quy
hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắnvới nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc
tế Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng
và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng,trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Đề án số: 2484/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về “Đề án đào tạo, bồidưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016- 2020” đã đặt ra mục tiêu “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ
về cơ cấu, đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên, trong đó một bộ phận lớn có trình độ trên chuẩn; nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ; chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, có năng lực kỹ năng nghiệp vụ sư phạm; thực hiện tốt nội dung các chương trình giáo dục; kiểm tra đánh giá và tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu ngành học, bậc học, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ đề ra để sản phẩm của mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo là học sinh đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”.
Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ rõ một trong
Trang 208 nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2018 – 2019 là: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp” trong đó: Thực hiện bổ nhiệm, bồi dưỡng
theo tiêu chuẩn chức danh, thi/xét thăng hạng và bổ nhiệm, xếp lương theo quy định; thực hiện tốt công tác chính sách, thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề; Bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai các nhiệm
vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu theo các vị trí việc làm.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo, đặc biệt trong bối cảnh và yêu cầu đổi mới toàndiện giáo dục và đào tạo hiện nay, với cương vị là lãnh đạo nhà trường, để góp phầnnâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụcho giáo viên đáp ứng yêu cầu theo các vị trí việc làm ở trường THPT Bình Xuyên, tôi
lựa chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên trường THPT Bình Xuyên theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020” làm sáng kiến kinh nghiệm
trong năm học 2018- 2019 Từ đó góp phần nâng cao chất lượng, vị thế của nhàtrường, hoàn thành tốt những nhiệm vụ chính trị - chuyên môn được giao trong giaiđoạn hiện nay
2 Tên sáng kiến:
“Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên trường THPT Bình Xuyên theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020”
3 Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phan Hồng Hiệp
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Hiệu trưởng trường THPT Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0988.949.915
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Họ và tên: Phan Hồng Hiệp - Hiệu trưởng trường THPT Bình Xuyên
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Lĩnh vực: Quản lý
- Vấn đề sáng kiến giải quyết: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên trườngTHPT Bình Xuyên theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): Tháng 08 năm 2018.
7 Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Về nội dung của sáng kiến: Nội dung sáng kiến gồm 03 phần:
Phần thứ nhất: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Phần thứ hai: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2016- 2020
Phần thứ ba: MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trang 3Phần thứ nhất
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Để hiểu rõ hơn và làm căn cứ chính cho đề tài nghiên cứu, cũng như là cơ sở đểtriển khai thực hiện hiệu quả, người viết đã bám sát vào các văn bản chỉ đạo của Chínhphủ, Bộ Giáo dục, liên Bộ Giáo dục và Nội vụ, của tỉnh Vĩnh Phúc và Sở Giáo dục VĩnhPhúc, cụ thể:
I QUY ĐỊNH VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP.
1 Trích Nghị định Số: 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 Quy định về vị trí
việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập).
_
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1 Nghị định này quy định nguyên tắc, căn cứ, phương pháp, trình tự, thủ tụcxác định vị trí việc làm và thẩm quyền quản lý vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệpcông lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trungương, cấp tỉnh, cấp huyện
2 Nghị định này không điều chỉnh đối với các vị trí việc làm gắn với các chứcdanh, chức vụ quy định là công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 2 Vị trí việc làm và phân loại vị trí việc làm
1 Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệphoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấuviên chức để thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sựnghiệp công lập
2 Vị trí việc làm được phân loại như sau:
a) Vị trí việc làm do một người đảm nhận;
b) Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận;
Trang 4c) Vị trí việc làm kiêm nhiệm.
Điều 3 Nguyên tắc xác định và quản lý vị trí việc làm
1 Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý viên chức
2 Vị trí việc làm được xác định và điều chỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập
3 Vị trí việc làm phải gắn với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý tươngứng
4 Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch và phù hợp vớithực tiễn
Điều 4 Căn cứ xác định vị trí việc làm
1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và công việc thực tế của đơn vị sự nghiệpcông lập
2 Tính chất, đặc điểm, nhu cầu công việc của đơn vị sự nghiệp công lập
3 Mức độ phức tạp, quy mô công việc; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trìnhquản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật chuyên ngành
4 Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứngdụng công nghệ thông tin
5 Thực trạng bố trí, sử dụng viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 5 Phương pháp xác định vị trí việc làm
1 Việc xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theophương pháp tổng hợp
2 Xác định vị trí việc làm theo phương pháp tổng hợp được thực hiện trên cơ
sở kết hợp giữa việc phân tích tổ chức, phân tích công việc với thống kê, đánh giá thựctrạng đội ngũ viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập và được thực hiện theo cácbước cơ bản sau:
a) Bước 1: Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị
sự nghiệp công lập;
b) Bước 2: Phân nhóm công việc;
c) Bước 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng;
d) Bước 4: Thống kê, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức;
đ) Bước 5: Xác định bảng danh mục vị trí việc làm cần thiết của đơn vị sựnghiệp công lập;
e) Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm;
g) Bước 7: Xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm;
h) Bước 8: Xác định chức danh nghề nghiệp tương ứng với danh mục vị trí việclàm cần thiết
3 Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn cụ thểphương pháp xác định vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tạiKhoản 2 Điều này
Điều 6 Xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
1 Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được xác định theo các căn cứ sau:a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của đơn vị sự nghiệp
Trang 5công lập được cơ quan có thẩm quyền quyết định;
b) Tính chất, đặc điểm, phạm vi, quy mô, mức độ phức tạp của công việc;
c) Số lượng vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp tương ứng
2 Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viênchức chuyên ngành hướng dẫn việc xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghềnghiệp
Điều 7 Nội dung quản lý vị trí việc làm
1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về vị trí việc làm
2 Xác định vị trí việc làm, bản mô tả công việc, khung năng lực, chức danhnghề nghiệp tương ứng, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danhnghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập
3 Trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền về
vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
4 Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơcấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
5 Thống kê, tổng hợp và báo cáo về vị trí việc làm, số lượng người làm việc,
cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
6 Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý những vi phạm về quản lý vị trí việclàm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo quyđịnh của pháp luật
Điều 17 Đơn vị sự nghiệp công lập
1 Xây dựng đề án vị trí việc làm trong đơn vị mình theo quy định tại Nghị địnhnày và theo hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyênngành trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định
2 Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiệnnhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự: Quyết định số lượng người làm việc trên
cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt và quản lý viên chức theo thẩm quyền được giao
3 Chấp hành các quy định về quản lý vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theochức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị mình
4 Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theochức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị mình
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 19 Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2012
Bãi bỏ những quy định về biên chế tại Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệpnhà nước; Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủquy định cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, Nghị định số43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
Trang 6đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học vàcông nghệ công lập và các quy định trước đây trái với quy định của Nghị định này.
Điều 20 Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chínhphủ, người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà khôngphải là đơn vị sự nghiệp công lập, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
TM CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng
2 Trích Thông tư Số: 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 07 năm 2017 về Hướng dẫn
danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN DANH MỤC KHUNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ ĐỊNH MỨC SỐ
LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
CÔNG LẬP
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định
số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định
số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản
13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 2006 của
Trang 7Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ tại Công văn số 5395/BNV-TCBC ngày 16 tháng 11 năm 2016;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Chương II DANH MỤC KHUNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM Điều 5 Danh mục khung vị trí việc làm trong trường trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; trường trung học phổ thông chuyên (sau đây gọi chung là trường phổ thông cấp trung học phổ thông)
1 Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (02 vị trí):
a) Hiệu trưởng;
b) Phó hiệu trưởng
2 Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (01 vị trí): Giáo viên
3 Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (09 vị trí):
h) Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
i) Giáo vụ (áp dụng đối với trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, trường trunghọc phổ thông chuyên)
Chương III ĐỊNH MỨC SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC
Điều 8 Định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông cấp trung học phổ thông
1 Hiệu trưởng: Mỗi trường có 01 hiệu trưởng
2 Phó hiệu trưởng
a) Trường trung học phổ thông có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng,thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dântộc nội trú tỉnh và trường trung học phổ thông chuyên được bố trí 03 phó hiệu trưởng;
b) Trường trung học phổ thông có từ 18 đến 27 lớp đối với trung du, đồng bằng,
Trang 8thành phố, 10 đến 18 lớp đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 02 phó hiệutrưởng;
c) Trường trung học phổ thông có từ 17 lớp trở xuống đối với trung du, đồngbằng, thành phố, 9 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 01phó hiệu trưởng
4 Nhân viên: Thư viện; thiết bị, thí nghiệm; công nghệ thông tin
a) Trường trung học phổ thông có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng,thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 03người;
b) Trường trung học phổ thông có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồngbằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối
đa 02 người;
c) Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh được bố trí tối đa 04 người; trườngtrung học phổ thông chuyên được bố trí tối đa 07 người
5 Nhân viên: Văn thư; kế toán; y tế; thủ quỹ
a) Mỗi trường trung học phổ thông được bố trí tối đa 03 người;
b) Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường trung học phổ thông chuyênđược bố trí tối đa 04 người
c) Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh có quy mô trên 400 học sinh và trườngphổ thông cấp trung học phổ thông có từ 40 lớp trở lên được bố trí thêm 01 người
6 Nhân viên giáo vụ: Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường trung học phổthông chuyên được bố trí tối đa 02 người
7 Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Đối với các trường phổ thông cấp trung học phổ thông có học sinh khuyết tậthọc hòa nhập: Căn cứ vào số lượng học sinh khuyết tật học hòa nhập theo từng nămhọc, trường có dưới 20 học sinh khuyết tật thì có thể bố trí tối đa 01 người; trường có
từ 20 học sinh khuyết tật trở lên thì có thể bố trí tối đa 02 người
Điều 9 Các vị trí việc làm kiêm nhiệm
Ngoài những vị trí việc làm do giáo viên kiêm nhiệm đã được hưởng định mứcgiảm tiết dạy quy định tại các văn bản hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo các vị tríviệc làm kiêm nhiệm sau đây được hưởng định mức giảm tiết dạy như sau:
a) Giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo vụ: Những trường phổ thông không
bố trí nhân viên chuyên trách làm công tác giáo vụ thì được bố trí giáo viên kiêmnhiệm làm công tác giáo vụ Trường có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng,thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 08 tiết trên
Trang 9tuần; từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đốivới miền núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 04 tiết trên tuần để làm công tác giáo vụ;
b) Giáo viên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn học sinh: Trường phổ thông cấptiểu học có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đốivới miền núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 06 tiết trên tuần; từ 27 lớp trở xuống đốivới trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hảiđảo được sử dụng 03 tiết trên tuần để thực hiện nhiệm vụ tư vấn học sinh
Trường phổ thông cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có từ 28 lớp trở lênđối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hảiđảo được sử dụng 08 tiết trên tuần; từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng,thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 04 tiếttrên tuần để thực hiện nhiệm vụ tư vấn học sinh;
c) Giáo viên kiêm nhiệm làm phụ trách điểm trường: Đối với những trường quyđịnh tại điểm c Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này không bố trí thêm 01 phó hiệutrưởng thì những điểm trường lẻ có từ 3 lớp trở lên được bố trí 01 giáo viên tại chỗkiêm nhiệm làm phụ trách điểm trường và được giảm định mức tiết dạy là 03 tiết trêntuần
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 11 Hiệu lực thi hành
1 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 8 năm 2017
2 Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biênchế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 10 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn địnhmức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập
Điều 12 Trách nhiệm thi hành
1 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chỉ đạo và hướng dẫn rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp, bảo đảm bốtrí số lượng học sinh trên lớp theo quy định của từng cấp học; bố trí cán bộ quản lý cơ
sở giáo dục, giáo viên, nhân viên theo định mức quy định;
b) Căn cứ hướng dẫn của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liênquan, hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việcxác định số lượng người làm việc theo vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục phổthông công lập;
c) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt tổng số lượng người làm việctrong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập theo quy định của pháp luật và tổ chứcthực hiện sau khi được phê duyệt;
d) Kinh phí để thực hiện hệ thống định mức số lượng người làm việc quy địnhtại Thông tư này từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định về phân cấp quản lýngân sách
Trang 102 Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc,các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đàotạo để xem xét, giải quyết./.
KT BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Nghĩa
II QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP.
(Trích Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO –
-Số: 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2015
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1 Thông tư liên tịch này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ
Trang 11nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông trongcác cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên biệt công lậpthuộc hệ thống giáo dục quốc dân có cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung làtrường trung học phổ thông công lập).
2 Thông tư liên tịch này áp dụng đối với giáo viên trung học phổ thông trong cáctrường trung học phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Điều 2 Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổthông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
1 Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số: V.07.05.13
2 Giáo viên trung học phổ thông hạng II - Mã số: V.07.05.14
3 Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số: V.07.05.15
Điều 3 Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông
1 Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh
dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh
2 Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ cácquyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp
3 Các tiêu chuẩn đạo đức khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viênchức
Chương II TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Điều 4 Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số V.07.05.13
Trang 12h) Tham gia tổ chức, đánh giá các hội thi của học sinh trung học phổ thông từcấp tỉnh trở lên.
2 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp thạc sỹ đúng hoặc phù hợp với môn học giảng dạy trởlên; nếu là phó hiệu trưởng có thể thay thế bằng thạc sỹ quản lý giáo dục trở lên; cóchứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông nếukhông có bằng đại học sư phạm;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khungnăng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối vớinhững vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
01/2014/TT-Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 3 theo quyđịnh tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bảntheo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của BộThông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông hạng I
3 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp thực hiện chủ trương,đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành,địa phương về giáo dục trung học phổ thông;
b) Hướng dẫn được đồng nghiệp thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dụctrung học phổ thông;
c) Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc áp dụng những kiến thức về giáodục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh trung học phổ thôngcủa đồng nghiệp;
d) Vận dụng linh hoạt những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước
và quốc tế để định hướng hiệu quả nghề nghiệp học sinh trung học phổ thông;
đ) Tích cực và chủ động, linh hoạt trong tổ chức và phối hợp với đồng nghiệp,cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trung học phổthông;
e) Có khả năng vận dụng sáng tạo và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hoặc sảnphẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng từ cấp tỉnh trở lên;
g) Có khả năng hướng dẫn, đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuậtcủa học sinh trung học phổ thông từ cấp tỉnh trở lên;
h) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh hoặc giáo viên trung học phổthông dạy giỏi hoặc giáo viên trung học phổ thông chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh;
i) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng II lênchức danh giáo viên trung học phổ thông hạng I phải có thời gian giữ chức danh giáoviên trung học phổ thông hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, trong
đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng II tối thiểu từ
Trang 13b) Hướng dẫn sinh viên thực hành sư phạm khi được phân công;
c) Vận dụng hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm, tham gia đánh giá hoặc hướngdẫn đồng nghiệp viết sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạmứng dụng cấp trường trở lên;
d) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá sản phẩn nghiên cứu khoa học kỹ thuậtcủa học sinh trung học phổ thông từ cấp trường trở lên;
đ) Chủ trì các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn;
e) Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung họcphổ thông cấp trường trở lên;
g) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên trung học phổ thông dạy giỏi hoặcgiáo viên trung học phổ thông chủ nhiệm giỏi cấp trường trở lên;
h) Tham gia ra đề và chấm thi học sinh giỏi trung học phổ thông từ cấp trườngtrở lên;
i) Tham gia tổ chức, đánh giá các hội thi của học sinh trung học phổ thông từcấp trường trở lên
2 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại họccác chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡngnghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khungnăng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc cơ chứng chỉ tiếng dân tộc đối vớinhững vị trí việc làm yêu cầu tiếng dân tộc;
01/2014/TT-Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho ViệtNam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bảntheo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của BộThông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông hạng II
3 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước,quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học phổ thông;
b) Thực hiện tốt, kế hoạch, chương trình giáo dục trung học phổ thông;
Trang 14c) Vận dụng linh hoạt và hướng dẫn đồng nghiệp vận dụng những kiến thức vềgiáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh trung học phổthông;
d) Vận dụng tốt những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong tư vấn hướngnghiệp, phân luồng học sinh trung học phổ thông;
đ) Tích cực phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nângcao hiệu quả giáo dục học sinh trung học phổ thông;
e) Có khả năng vận dụng hiệu quả, đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp viếtsáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cấp trườngtrở lên;
g) Có khả năng hướng dẫn, đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuậtcủa học sinh trung học phổ thông từ cấp trường trở lên;
h) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên trung học phổthông dạy giỏi, giáo viên trung học phổ thông chủ nhiệm giỏi cấp trường trở lên;
i) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng IIIlên chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng II phải có thời gian giữ chức danhgiáo viên trung học phổ thông hạng III hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên,trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng III tốithiểu từ đủ 01 (một) năm trở lên
Điều 6 Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số V.07.05.15
d) Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập theo hướng pháthuy tính chủ động, tích cực, hình thành năng lực và phương pháp tự học của học sinhtrung học phổ thông;
đ) Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng trau dồi đạođức, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chuyên môn;
e) Tham gia tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh và cha mẹ họcsinh trung học phổ thông;
g) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, Đoàn thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, gia đình và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức, hướng dẫn cáchoạt động giáo dục học sinh trung học phổ thông;
h) Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hội thi cho họcsinh trung học phổ thông;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công
Trang 152 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại họccác chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡngnghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khungnăng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối vớinhững vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
01/2014/TT-Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho ViệtNam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bảntheo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của BộThông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
3 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước,quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học phổ thông;
b) Thực hiện được kế hoạch, chương trình, giáo dục trung học phổ thông;
c) Biết vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vàothực tiễn giáo dục học sinh trung học phổ thông;
d) Biết vận dụng những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong tư vấnhướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học phổ thông;
đ) Biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nângcao hiệu quả giáo dục học sinh trung học phổ thông;
e) Có khả năng vận dụng hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học
sư phạm ứng dụng;
g) Có khả năng hướng dẫn học sinh trung học phổ thông nghiên cứu khoa học
kỹ thuật
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 10 Hiệu lực thi hành
1 Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 11 năm 2015
2 Bãi bỏ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo đối vớigiáo viên trung học phổ thông quy định tại Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc banhành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo
3 Bãi bỏ các quy định về chức danh và mã số ngạch viên chức giáo viên trung họcphổ thông tại Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộtrưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch một số ngạchviên chức ngành giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin
Trang 164 Bãi bỏ các quy định về danh mục ngạch viên chức giáo viên trung học phổ thôngthuộc Danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Điều 11 Điều khoản áp dụng
1 Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch giáo viên trung học phổ thông theo quyđịnh tại Quyết định số 202/TCCP-VC; Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV, nay được bổnhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông quy định tại Thông tưliên tịch này thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạođiều kiện để viên chức bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệpgiáo viên trung học phổ thông được bổ nhiệm
2 Viên chức đã được bổ nhiệm vào ngạch giáo viên trung học chưa đạt chuẩn (mã số15c.207) được quy định tại Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV tính đến ngày Thông tưliên tịch này có hiệu lực thi hành mà không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm chứcdanh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III thì được bảo lưu và thực hiệncác chế độ, chính sách ở ngạch hiện giữ trong thời gian không quá 05 (năm) năm kể từngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành Đối với giáo viên trung học hiệnđang giữ ngạch giáo viên trung học chưa đạt chuẩn (chưa đạt trình độ đại học) mã số15c.207 tính đến ngày Thông tư liên này có hiệu lực thi hành có tuổi đời dưới 55 tuổiđối với nam và dưới 50 tuổi đối với nữ thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, sửdụng viên chức phải bố trí cho viên chức học tập nâng cao trình độ để đủ tiêu chuẩncủa chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học hạng III Nếu viên chức đáp ứng đủtiêu chuẩn, điều kiện ở chức danh giáo viên trung học hạng III thì cơ quan, đơn vị sửdụng viên chức báo cáo cơ quan, đơn vị quản lý viên chức để xem xét, quyết định bổnhiệm vào chức danh giáo viên trung học hạng III Trường hợp viên chức được cử đihọc tập nâng cao trình độ mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạtyêu cầu thì cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức báo cáo cơ quan, đơn vị quản lý viênchức xem xét bố trí lại công tác khác hoặc thực hiện tinh giản biên chế
Điều 12 Tổ chức thực hiện
1 Thông tư liên tịch này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lýgiáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc hệthống giáo dục quốc dân
2 Các trường trung học phổ thông ngoài công lập có thể vận dụng quy định tại Thông
tư liên tịch này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổthông thuộc cơ sở
3 Người đứng đầu các trường trung học phổ thông công lập trực tiếp quản lý, sử dụngviên chức có trách nhiệm:
a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm chức danhnghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông thuộcthẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theothẩm quyền phân cấp;
Trang 17b) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trung học phổthông thuộc diện quản lý vào chức danh nghề nghiệp của giáo viên trung học phổthông trong các trường trung học phổ thông công lập theo thẩm quyền hoặc theo phâncấp, ủy quyền sau khi phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩmquyền phê duyệt.
4 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện bổ nhiệm chức danhnghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức là giáo viên trung học phổ thông trong cáctrường trung học phổ thông công lập;
b) Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối vớiviên chức là giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông cônglập thuộc phạm vi quản lý từ ngạch viên chức hiện giữ chức danh nghề nghiệp giáoviên trung học phổ thông tương ứng quy định tại Thông tư liên tịch này; giải quyếttheo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp
và xếp lương;
c) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức
là giáo viên trung học phổ thông thuộc diện quản lý vào chức danh nghề nghiệp giáoviên trung học phổ thông tương ứng trong các trường trung học phổ thông công lậptheo thẩm quyền;
d) Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viênchức là giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lậpthuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ
Điều 13 Trách nhiệm thi hành
1 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thựchiện Thông tư liên tịch này
2 Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục vàĐào tạo và Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết./
KT BỘ TRƯỞNG
BỘ NỘI VỤ THỨ TRƯỞNG
Trang 18III CHỈ THỊ VỀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM HỌC 2018 - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM HỌC 2018 - 2019 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC
Năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết
số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết
số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII,Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị
số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình,sách giáo khoa giáo dục phổ thông; các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ vàchỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ tình hình thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị toànngành Giáo dục ưu tiên tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếutrong năm học 2018 -2019 như sau:
I Phương hướng chung
1 Nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thựchiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáodục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệsinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năngsống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục
2 Giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất;đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiênquyết chống hành vi bạo hành trẻ và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên
3 Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sáchgiáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia; đổi mới cơ chếquản lý trong các trường phổ thông
4 Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo vànghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; chuẩn hóa, tăng cường hộinhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng tỷ lệ sinh viên ratrường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo
5 Giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâmhọc tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên sausáp nhập; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa hoạt động khôngđúng quy định; rà soát, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học
Trang 19tập; thúc đẩy việc học tập của người lớn.
II Các nhiệm vụ chủ yếu
1 Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước
a) Tổ chức rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổthông theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chấtlượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và các chỉ đạo củaChính phủ, bảo đảm chất lượng giáo dục; chú trọng phát triển trường, lớp mầm non ởkhu công nghiệp, khu chế xuất
b) Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và cơ sởđào tạo giáo viên Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm để nâng caochất lượng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên và viên chức quản lý giáo dục
2 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp
a) Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạođức nhà giáo; thực hiện đúng quy chế làm việc và văn hóa công sở
b) Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, giảng viên gắn với việc bảođảm các quy định về định mức số lượng giáo viên, giảng viên đối với các cấp học vàtrình độ đào tạo, phù hợp với việc rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại một cách hợp lý hệthống, quy mô trường, lớp
Thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 19-NQ/TWngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Công văn
số 3043/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việcthực hiện tinh giản biên chế trong ngành Giáo dục Thực hiện các giải pháp bảo đảm
đủ số lượng, cơ cấu giáo viên các cấp học theo quy định
c) Triển khai các đề án nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục Lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thôngcốt cán theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên để thực hiện bồi dưỡnggiáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dụcphổ thông mới, ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy lớp 1
d) Thực hiện bổ nhiệm, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, thi/xét thănghạng và bổ nhiệm, xếp lương theo quy định; thực hiện tốt công tác chính sách, thi đua,khen thưởng nhằm tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề
đ) Bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứngyêu cầu theo các vị trí việc làm
3 Đổi mới giáo dục giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông
a) Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dụcmầm non; thực hiện chương trình hỗ trợ cha mẹ trẻ về kiến thức, kỹ năng chăm sócgiáo dục trẻ; xây dựng, triển khai các mô hình phối hợp gia đình - nhà trường - cộngđồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ; tiếp tục thực hiện hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên
Trang 20ở các nhóm lớp mầm non độc lập tư thục.
b) Ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới; hướng dẫn lựa chọn sáchgiáo khoa; xây dựng nội dung và tài liệu giáo dục địa phương; hướng dẫn triển khaithực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Các địa phương xây dựng và tổ chứcthực hiện kế hoạch triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới
c) Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng
xử trong nhà trường; thực hiện tốt hoạt động chào cờ, hát quốc ca trong các cơ sở giáodục; chú trọng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng môi trường giáo dục antoàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả; bố trí học sinh,sinh viên trực tiếp tham gia hoạt động vệ sinh và ý thức bảo quản nhà vệ sinh, đảm bảotrường lớp sạch, đẹp; củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả, đổi mới công tác y tếtrường học, bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho học sinh
d) Triển khai thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủtướng Chính phủ về Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinhtrong giáo dục phổ thông
4 Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo
a) Tiếp tục hoàn thiện, ban hành và triển khai các chương trình, sách giáo khoa,giáo trình, tài liệu, học liệu ngoại ngữ, ưu tiên Chương trình giáo dục phổ thông mới.Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành,nghề đào tạo; khuyến khích dạy các môn học khác bằng ngoại ngữ và dạy ngoại ngữthông qua các môn học
b) Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, đặc biệt là đội ngũ giáoviên phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ theo chương trìnhgiáo dục phổ thông mới Triển khai bồi dưỡng giáo viên, giảng viên ngoại ngữ theophương thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp; đổi mới chương trình đào tạo giáo viênngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên và khung năng lực giáoviên ngoại ngữ Bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho đội ngũ giáoviên dạy các môn học khác bằng ngoại ngữ
c) Xây dựng, triển khai kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ chođội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường quản lý nâng cao chất lượng dạyhọc của các trung tâm ngoại ngữ
d) Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ củahọc sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và theo kết quả từng giaiđoạn giáo dục, đào tạo Tiếp tục xây dựng các định dạng đề thi theo Khung năng lựcngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, từng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàng câuhỏi thi chuẩn hóa, đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thi
và cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc gia bảo đảm khách quan, trung thực
đ) Tăng cường các điều kiện dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng côngnghệ thông tin, xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ trực tuyến cho các cấphọc và các trang thiết bị tối thiểu để triển khai hoạt động dạy và học ngoại ngữ đápứng mục tiêu đào tạo chung
Trang 21e) Xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, phát động phongtrào giáo viên, giảng viên cùng học tiếng Anh với học sinh, sinh viên Tăng cường dạy
và học ngoại ngữ trên các phương tiện truyền thông đại chúng
5 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục
a) Hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục về giáo dục mầm non, giáo dục phổthông, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên; tích hợp các hệ thống thông tin quản
lý ngành hiện có vào cơ sở dữ liệu ngành
b) Triển khai đồng bộ các phần mềm quản lý trong các cơ sở giáo dục và đàotạo, kết nối liên thông dữ liệu với phần mềm cơ sở dữ liệu ngành; tăng cường sử dụng
hồ sơ điện tử (số điểm, học bạ, sổ liên lạc); triển khai giải pháp tuyển sinh trực tuyếnvới các lớp đầu cấp học
c) Xây dựng và đưa vào sử dụng, khai thác có hiệu quả kho học liệu số toànngành, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung và đóng góp vào Hệ tri thức Việt sốhóa quốc gia
d) Tiếp tục phát động giáo viên tham gia xây dựng bài giảng e-learning và đónggóp vào kho bài giảng e-learning trực tuyến toàn ngành; triển khai các giải pháp họctập kết hợp và học trực tuyến trong giáo dục đại học; triển khai mô hình giáo dục điện
tử, lớp học thông minh ở những nơi có điều kiện; khuyến khích các cơ sở giáo dục sửdụng các phần mềm trong dạy học
đ) Tiếp tục nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, côngchức, viên chức, học sinh, sinh viên; triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đàotạo công nghệ thông tin trong giáo dục đại học và phát triển nguồn nhân lực công nghệthông tin đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộccách mạng công nghiệp 4.0
6 Đẩy mạnh giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo
a) Phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý nhànước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
b) Tiếp tục tăng cường giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với cơ sởgiáo dục mầm non, phổ thông trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục nhàtrường đáp ứng yêu cầu đổi mới
c) Đẩy mạnh tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dụcđại học theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ củađơn vị sự nghiệp công lập
Chỉ đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thiện Đề án thí điểm thực hiện
cơ chế không có cơ quan chủ quản
7 Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo
a) Triển khai thực hiện Nghị định số 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định
về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; triển khai hiệu quả các thỏathuận, các chương trình học bổng hiệp định
b) Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
Trang 22đại học đẩy mạnh hội nhập quốc tế thông qua việc hợp tác với các cơ sở giáo dục nướcngoài.
c) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học chủ động và tích cực mở rộng hợp tácquốc tế trong nghiên cứu khoa học, tăng số lượng các chương trình giảng dạy bằngtiếng nước ngoài, chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, liênthông chương trình với các trường đại học nước ngoài có uy tín để thu hút sinh viên,nhà khoa học nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Việt Nam
d) Tăng cường công tác quản lý đối với các chương trình liên kết giáo dục ở cáccấp học và trình độ đào tạo, các cơ sở giáo dục, đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam và hoạt động tư vấn du học
8 Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo
a) Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹthuật cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổthông; theo đó hướng dẫn các địa phương xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học,các phòng chức năng, nhà vệ sinh, công trình nước sạch và mua sắm bổ sung các thiết
bị dạy học còn thiếu, trong đó chú trọng các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số,biên giới, hải đảo và lớp 1
b) Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh và công trình nước sạchtrong các cơ sở giáo dục; không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học, nhà
vệ sinh chưa đảm bảo an toàn theo quy định
c) Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án tại địaphương nhằm tăng cường các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
d) Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, ban hành các quy định về tiêu chuẩn,định mức sử dụng cơ sở vật chất và tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bịchuyên dùng của các cơ sở giáo dục đại học; hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học tổchức thực hiện, công khai các điều kiện về cơ sở vật chất trên website của trường
9 Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
a) Phát triển các chương trình đào tạo đại học theo hướng tiệm cận với chuẩnkhu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động
b) Triển khai thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ học sinh, sinhviên khởi nghiệp, xây dựng nội dung đào tạo về khởi nghiệp đưa vào chương trìnhgiảng dạy trong các trường đại học bảo đảm hiệu quả, phù hợp thực tiễn; biên soạn bộtài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên; hình thànhđội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các cơ
sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm trong cảnước
c) Khuyến khích các cơ sở đào tạo chủ động đổi mới phương thức đào tạo theohướng phối hợp hiệu quả và chặt chẽ giữa đào tạo trong và ngoài nhà trường Các cơ
sở đào tạo chủ động xây dựng chương trình đào tạo mới với sự tham gia của các bênliên quan (doanh nghiệp sử dụng lao động, đơn vị có cơ sở thực hành, thực tập ).Khuyến khích các cơ sở đào tạo công nhận thời lượng và kiến thức khi sinh viên học
Trang 23tập, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa nhà trường
và doanh nghiệp
d) Thúc đẩy phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo ngang tầmkhu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao Nghiên cứu, ban hành các
cơ chế, chính sách thu hút học sinh giỏi vào học ngành sư phạm
III Các giải pháp cơ bản
1 Hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về giáo dục và đào tạo
a) Phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhiđồng của Quốc hội hoàn thiện hồ sơ và trình Quốc hội xem xét thông qua Luật Giáodục (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học
b) Rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục nhằm phát hiệncác quy định bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp vớithực tế, không đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để kịpthời kiến nghị cấp có thẩm quyền hoặc chủ động theo thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi
bỏ hoặc thay thế
c) Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, các cơ chế, chính sách đã banhành; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đàotạo, nhất là chính sách đối với các đối tượng ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nhằm bảo đảm phù hợp với yêu cầu thựctiễn
d) Tiếp tục triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo Quyết định
số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch cải cách hànhchính giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trungthanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, việc thực hiện cơ chế tựchủ, vấn đề dân chủ trong nhà trường, hoạt động liên kết đào tạo, văn bằng chứng chỉ,công tác thi, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, tìnhtrạng lạm thu, dạy thêm học thêm, an toàn trường học, đạo đức lối sống của học sinh,sinh viên và giáo viên Tăng cường phối hợp thanh tra tỉnh, bộ, ngành trong công tácthanh tra giáo dục
2 Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp
a) Ban hành các chuẩn, tiêu chuẩn và triển khai các chương trình bồi dưỡng cán
bộ quản lý các cấp Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trịtrong các cơ sở giáo dục và đào tạo
b) Thực hiện đánh giá, phân loại, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản
lý giáo dục theo tiêu chuẩn chức danh; thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật, đạo đứclối sống đối với cán bộ quản lý giáo dục
3 Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo
a) Bố trí đủ cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng phù hợp, hiệu quả đốivới các cấp học và trình độ đào tạo
b) Ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn ngân sách Trung ương kết hợp ngân sách