SKKN: Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên trường THPT Bình Xuyên theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông

47 12 0
SKKN: Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên trường THPT Bình Xuyên theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghị quyết số 29TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục đối với giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Nghị quyết đã chỉ rõ một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để thực hiện mục tiêu là “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đề án số: 2484QĐUBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về “Đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 2020” đã đặt ra mục tiêu “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên, trong đó một bộ phận lớn có trình độ trên chuẩn; nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ; chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, có năng lực kỹ năng nghiệp vụ sư phạm; thực hiện tốt nội dung các chương trình giáo dục; kiểm tra đánh giá và tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu ngành học, bậc học, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ đề ra để sản phẩm của mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo là học sinh đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”.Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ rõ một trong 08 nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2018 – 2019 là: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp” trong đó: Thực hiện bổ nhiệm, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, thixét thăng hạng và bổ nhiệm, xếp lương theo quy định; thực hiện tốt công tác chính sách, thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề; Bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu theo các vị trí việc làm.Thực hiện các văn bản chỉ đạo, đặc biệt trong bối cảnh và yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, với cương vị là lãnh đạo nhà trường, để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu theo các vị trí việc làm ở trường THPT Bình Xuyên, tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên trường THPT Bình Xuyên theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 2020” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2018 2019. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng, vị thế của nhà trường, hoàn thành tốt những nhiệm vụ chính trị chuyên môn được giao trong giai đoạn hiện nay.

Ngày đăng: 18/07/2021, 18:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Đối tượng áp dụng

  • II. Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại CC, VC

    • 1. Nguyên tắc chung

    • 2. Thẩm quyền đánh giá, phân loại

    • III. Thời điểm đánh giá, phân loại CC,VC

      • 1. Đánh giá, phân loại công chức, viên chức được thực hiện theo năm học, hoàn thành trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

      • 2. Thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức đối với cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc Sở được tiến hành vào tháng 6 hàng năm.

      • IV. Nội dung, trình tự, thủ tục, tiêu chí đánh giá và phân loại CC,VC

      • V. Quản lý, sử dụng kết quả đánh giá, phân loại CC,VC

      • VI. Tổ chức thực hiện

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan