1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY CP NHA TRANG SEAFOODS

13 640 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 44,36 KB

Nội dung

GIA ̉ I PHA ́ P CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG MĂ ̣ T HA ̀ NG TÔM THE ̉ CHÂN TRẮNG ĐÔNG LA ̣ NH CU ̉ A CÔNG TY CP NHA TRANG SEAFOODS- F17 3.1 Căn cư ́ đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng của công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F17   ! Trong thời gian qua, công ty đã tạo được vị thế trong ngành xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, đó chưa phải là vị trí cao nhất. Vì vậy, mục tiêu đến năm 2012 công ty sẽ đứng trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, công ty đã đưa ra mục tiêu cụ thể: - "#$% Bảng 3.1: Mục tiêu doanh thu mặt hàng TTCTĐL sang các thị trường (ĐVT :Triệu USD ) Thị trường/năm 2010 2011 2012 Mỹ 36,3 38,12 38,88 EU 4,11 6,16 6,77 Hàn Quốc 6,70 8,04 12,06 Nhật 1,50 3,00 9,00 Tổng doanh thu TTCTĐL 48,61 55,32 66,71 (Nguồn: Phòng KD- Công ty NTSF) Theo kế hoạch, mục tiêu doanh thu mặt hàng TTCTĐL của công ty đến các năm đều tăng trên các thị trường. Tuy nhiên, tốc độ tăng của các thị trường là khác nhau. Chẳng hạn: tốc độ tăng của thị trường Mỹ sẽ có xu hướng giảm dần, các thị trường khác sẽ có xu hướng tăng dần. Đặc biệt, năm 2010, công ty sẽ khôi phục lại thị trường Nhật. Tuy nhiên, số lượng nhỏ, vì thị trường này rất khó tính về vấn đề kiểm tra chất lượng sản phẩm mà giá nhập khẩu lại không tốt bằng các thị trường khác. Đây là một hình thức giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, vì nếu chỉ tập trung vào một thị trường thì khi thị trường đó có sự thay đổi đột ngột, nhất là trong giai đoạn khó khăn như hiện nay thì công ty sẽ lâm vào tình trạng khó khăn.  &#'()*+,%-' Vấn đề về chuỗi cung ứng hiện nay không còn mới với các công ty đa quốc gia trên thế giới. Các mô hình về chuỗi cung ứng cũng như kinh nghiệm về quản trị chuỗi cung ứng đã bắt đầu trở thành vần đề nghiên cứu của nhiều công ty, tổ chức. Sự thành công của một số tập đoàn như Dell, Wal- mart, Procter & Gamble,… là ví dụ. Đặc biệt trong ngành chế biến thực phẩm cung cấp cho con người, những yêu cầu về VS ATTP, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm ngày càng khắt khe. Việc đáp ứng được yêu cầu của khách hàng là mục tiêu chung cho toàn chuỗi. Do đó, xu hướng này tập trung vào việc tích hợp của chuỗi cung cấp. Các tổ chức không thể họat động một mình, mà phải hợp tác với nhau để đạt được mục tiêu lớn hơn.  .+/0%%1%- 2 *345/0 678 9  : ; : < =  Căn cứ vào điểm mạnh, điểm yếu của chuỗi cung ứng đã phân tích ở chương 2 để xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thích hợp. Mô hình này sẽ phát huy những điểm mạnh, tận dụng những cơ hội và hạn chế điểm yếu, rủi ro và nguy cơ của chuỗi cung ứng hiện tại, vì công ty NTSF và người nông dân nuôi tôm sẽ được gắn kết với nhau chặt chẽ hơn, bền vững hơn bởi các quy định và hợp đồng pháp lý có sự chứng nhận và quản lý bởi các cơ quan nhà nước về vấn đề hợp tác và mua bán tôm nguyên liệu, giúp công ty NTSF quản lý được sản lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào một cách chính xác nhất, đảm bảo công tác dự báo trong việc xuất khẩu, công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thuận lợi, rõ ràng và minh bạch. 3.2 Giải pháp cải thiện chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F17 >?@&4A+%B5CAD/'08E3 )*%F0%G4HE  Đặc điểm mô hình chuỗi cung ứng đề xuất Từ sơ đồ mô hình chuỗi cung ứng 3.1 so với mô hình chuỗi cung ứng hiện tại cho thấy, công ty cần cắt bỏ việc mua nguyên liệu qua đối tượng đại lý trung gian, thay vào đó là công ty sẽ đầu tư xây dựng vùng nuôi và thực hiện liên kết với một số hộ nông dân đạt tiêu chuẩn là đối tác với công ty qua hình thức hai bên liên kết cùng có lợi. Đây cũng là xu thế tích hợp dọc với nhà cung cấp đang phát triển và ngày càng mở rộng trên nhiều ngành nghề trong và ngoài nước. Cụ thể như công ty Bình An Fishco, công ty Minh Phú ở Miền tây, họ đã rất thành công trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới, họ luôn đứng ở những vị trí cao nhất trong ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay.  Sơ đồ mô chuỗi cung ứng mặt hàng TTCTĐL của công ty NTSF ------------Hệ thống thống tin/ hệ thống quản lý chất lượng/ Hệ thống TXNG---------- Sơ đồ 3.1: Mô hình chuỗi cung ứng mặt hàng TTCTĐL của công ty NTSF • Nội dung giải pháp: ) +3%BEI-/'#$% Để thực hiện mô hình liên kết với người nuôi một cách hiệu quả, lâu dài đảm bảo phát triển theo hướng ổn định, bền vững, công ty cần xây dựng ra bảng tiêu chí lựa chọn đối tác một cách chi tiết, minh bạch và thực hiện theo đúng quy định đề ra, sau đó hai bên cần ký hợp đồng liên kết với nhau có sự làm chứng của cơ quan nhà nước, đảm bảo sự công bằng trước pháp luật.  Một số tiêu chí cần thiết để lựa chọn nhà cung ứng chất lượng:  Hộ nông dân có sở hữu ao, đìa nuôi tôm khoảng 5ha trở lên, nằm ở những vùng nuôi tôm quy hoạch của nhà nước.  Kinh nghiệm nuôi tôm lâu năm. (từ 5 năm trở lên)  Nguồn lao động,…  Điều khoản thực hiện của mỗi bên trong hợp đồng liên kết  JK /'1LM8/0)C/86L: - Con giống: cung cấp con giống tốt, sạch bệnh. - Thức ăn: cung cấp trong suốt quá trình nuôi. - Kỹ thuật: hỗ trợ kỹ thuật nuôi tiên tiến, nuôi theo mô hình an toàn sinh học, đảm bảo yếu tố môi trường đạt tiêu chuẩn Global GAP của EU. - Bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch theo giá thị trường - Cung cấp thông tin thị trường liên quan đến nghề nuôi và xuất khẩu tôm.  JK/'#$A4% - Cung cấp ao nuôi - Thực hiện chăm sóc tôm trong quá trình từ khâu làm ao cho tới khi thu hoạch. - Tuân thu nghiêm ngặt các quy định về kỹ thuật nuôi do công ty NTSF cung cấp và hướng dẫn. - Cung cấp các thông tin liên quan trong quá trình nuôi tôm để công ty có hướng giải quyết kịp thời khi có vấn đề xảy ra. H ệ T hố ng B án lẻ Ng ười tiê u dù ng Hộ nông dân (liên kết với công ty) Nhà nhập khẩu Công ty NTSF Ao, đìa nuôi tôm của công ty - Ghi lại nhật ký nuôi tôm từng ao riêng biệt, để công tác truy xuất nguồn gốc được thuận lợi. JN#74A+/OP,>EQE>RS Xây dựng vùng nuôi đạt tiêu chuẩn quốc tế là một việc làm rất tốn rất nhiều nguồn lực cũng như vật lực. Tuy nhiên, để phát triển theo hướng bền vững thì vấn đề này không thể không thực hiện. Để thực hiện được mô hình này, công ty cần phải chuẩn bị và xây dựng đề án cụ thể về các tiêu chí sau :  Nguồn vốn đầu tư Trong thời điểm hiện nay, công ty đang chú trọng đến vấn đề xây dựng nhà xưởng mở rộng quy mô sản xuất. Do đó, nguồn vốn để đầu tư cho vùng nuôi là một vấn đề khó. Tuy nhiên, hiện nay công ty là loại hình công ty cổ phẩn và đang làm ăn rất hiệu quả. Do đó, việc huy động vốn có thể được thực hiện thông qua: - Phát hành cổ phiếu Tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước, chuyển đổi thành công ty cổ phần 100% vốn tư nhân vào năm 2004. Cho đến nay, kể từ ngày chuyển đổi thành công ty cổ phần, hoạt động kinh doanh xuất khẩu ngày càng mở rộng và liên tiếp đạt được những thành tựu vượt bực trong năm 2008-2009 (xem chương 2- phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh). Do đó, vấn để thu hút vốn từ các cổ đông là vấn đề được nhiều người ủng hộ, đặc biệt là những nhân viên mới gia nhập công ty. Hiện tại, công ty chỉ bán cổ phiếu cho những cán bộ công nhân viên hoạt động trước thời điểm cổ phần hóa (tức trước năm 2004) theo thâm niên công việc. Còn các CB- CNV sau này vẫn chưa được tiếp cận với cổ phiếu của công ty. Đây chính là nguồn chủ sở hữu tiền năng để NTSF có thể thu hút vốn đầu tư công trình mới. Qua đó, tạo cơ hội để các CB- CNV gắn bó với công ty và sự ổn định về nhân sự. - Vay ngân hàng Với uy tín làm ăn lâu năm và là khách hàng “VIP” của ngân hàng công thương Việt Nam, cộng với những chính sách hỗ trợ từ cơ quan Nhà nước. Việc vay vốn ngân hàng để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là hoàn toàn hợp lý và có thể thực hiện được. Vấn đề là sử dụng sao cho nguồn vốn vay đạt được hiểu quả.  Nguồn nhân lực Với tình hình thực tế nhân sự hiện tại của công ty, nhân viên thì nhiều nhưng thiếu người giỏi và có tầm nhìn bao quát. Do đó, để giải quyết khó khăn này cần phải: !A: có kế hoạch nhân sự cho tương lai, ít nhất là 6 tháng. Các bộ phận phải dự báo trước và chuyển thông tin yêu cầu tới bộ phận nhân sự để bộ phận này tìm kiếm nhân sự đáp ứng yêu cầu công việc. !J0: có kế hoạch huấn luyện nhân viên mới về quy trình sản xuất và kinh doanh của công ty. Hiện tại, nhân viên mới gia nhập công ty của bộ phận này thì bộ phận đó tự huấn luyên, nếu bộ phận đó không có thời gian thì nhân viên đó phải tự tìm tòi, học hỏi, nên cách nhìn nhận công việc đôi khi phiến diện và hạn hẹp. Huấn luyện quy trình tổng quát ngay từ khi mới gia nhập công ty sẽ giúp nhân viên có cái nhìn tổng quát hơn về quy trình làm việc của công ty, và để họ hiểu được quyết định của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các bộ phận khác và hoạt động của công ty. !J0E: lập kế hoạch huấn luyện nhân viên hiện tại để nâng cao trình độ chuyên môn cho các bộ phận.  Nhân viên quản lý chất lượng: cử các bộ kỹ thuật thường xuyên tham gia các lớp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ do các cơ quan chức năng tổ chức, sau đó về phổ biến lại cho các nhân viên còn lại. Điều này giúp công ty luôn luôn nâng cao được chất lượng sản phẩm với chi phí tiết kiệm.  Nhân viên mua hàng: cần được tham dự lớp huấn luyện về kỹ năng mua, kỹ năng thương lượng, quản lý nhà cung cấp cũng như kiến thức về sản phẩm, nguyên vật liệu để có thể đưa ra các quyết định trong khi thương lượng.  Nhân viên kế hoạch: cần được huấn luỵện về chất lượng nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, kiến thức về sản phẩm để lập và triển khai kế hoạch tốt và chính xác. Tương tự như vậy cho các bộ phận khác.  Phương tiện vận chuyển, các máy móc, trang thiết bị cần thiết trong nghề.  Mối quan hệ hợp tác kinh doanh với nhà cung cấp con giống, thức ăn, thuốc, Tóm lại: mô hình xây dựng vùng nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế Global GAP là một dự án cần nhiều vốn đầu tư lớn hơn là mô hình liên kết với hộ nuôi tôm. Để thực hiện được mô hình này, công ty cần phải có sự đầu tư lớn cả về vật chất và nguồn nhân lực. Đây chính là điều khó khăn mà các công ty vừa và nhỏ không thể thực hiện được. Tuy nhiên, đối với NTSF, một công ty có bề dày trên 30 năm kinh doanh trong ngành chế biến xuất khẩu thủy sản, cùng với những thành quả đạt được trong kinh doanh, có uy tín với khách hàng, với ngân hàng cũng như các cơ quan nhà nước và hộ nông dân thì việc đầu tư xây dựng vùng nuôi tôm không phải là vấn đề không thực hiện được. Hơn nữa, mô hình tích hợp dọc với nhà cung cấp sẽ mang lại cho công ty cũng như các đối tượng trong toàn chuỗi một sự phát triển bền vững, tạo được lợi thế cạnh tranh đặc biệt, giúp công ty nhanh chóng đạt được mục tiêu đặt ra. Do đó, thực hiện song song hai hình thức của việc tích hợp dọc chuỗi cung ứng là mô hình liên kết với hộ nông dân và đầu tư xây dựng vùng nuôi tôm là một việc làm hết sức thiết thực và cần thiết. Đảm bảo việc công ty có thể kiểm soát được các vấn đề về số lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào. Đây chính là vấn đề mà hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang gặp khó khăn. • Lợi ích từ mô hình tích hợp dọc chuỗi cung ứng với nhà cung cấp   JK/'08T#$A4%U - Thông tin rõ ràng, minh bạch Khi công ty liên kết với hộ nuôi tôm, các tiêu chuẩn về chất lượng nguyên liệu, về quy trình sản xuất, về điều kiện thương mại đã được thống nhất và thỏa thuận giữa 2 bên, cho nên, người nuôi tôm chỉ việc dựa trên các tiêu chuẩn và quy trình đó để thực hiện. Khi gặp vấn đề khó khăn về kỹ thuật nuôi thì nhà cung cấp có thể yêu cần NTSF giúp đỡ. Thông tin về tiêu thụ, thanh toán, khấu trừ cũng như những tiến độ thực hiện công việc… tất cả đều được thống nhất trên hợp đồng có sự làm chứng của cơ quan Nhà nước. Do đó, khi có vấn đề gì không thống nhất giữa 2 bên thì bản hợp đồng sẽ rất hưu ích để giải quyết các bất đồng này. - Gải quyết được vấn đề về kinh tế và kỹ thuật nuôi tôm Nhờ mô hình liên kết giữa công ty với nhà cung cấp tạo cơ hội và giúp người nuôi hạn chế tối đa những rủi ro về kỹ thuật và đầu ra. Cụ thể, công ty hỗ trợ người nuôi về: con giống, thức ăn, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch với giá thị trường, giúp người nuôi giảm chi phí về vốn và yên tâm duy trì, phát triển nghề nuôi.  JK/'VWSNPXALY Việc liên kết với các nhà cung cấp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty, như: - Giảm chi phí đầu tư ao nuôi. - Giảm chi phí quản lý và nhân công ở vùng nuôi. - Kiểm soát được chất lượng nguyên liệu từ khâu con giống đến khi thu hoạch - Ổn định sản lượng nguyên liệu thu mua. Từ đó việc ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được cân nhắc và mang lại hiệu quả chính xác hơn. Như vậy, việc liên kết với nhà cung cấp sẽ giúp công ty kiểm soát được chất lượng và số lượng nguyên liệu đầu vào với mức chi phí thấp. Hạn chế mức tối đa rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng với khách hàng. Đảm bảo uy tín và thương hiệu trên thị trường quốc tế. Giúp công ty thu hút được nhiều khách hàng trên toàn thế giới, mở rộng thị trường tiêu thụ. Điều này sẽ giúp công ty có được vị trí hàng đầu trong ngành xuất khẩu tôm một cách vững chắc.  JK/'I0T0ZI,U Từ mô hình tích hợp dọc chuỗi cung ứng với nhà cung cấp, đảm bảo sản phẩm sản tôm được sản xuất từ NTSF được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như số lượng, rõ ràng trong vấn đề truy xuất nguồn gốc. Do đó, Nhà nhập khẩu có thể yên tâm khi lựa chọn NTSF là đối tác làm ăn lâu dài.  JK/'#$AO Với hệ thống thông tin minh bạch trong suốt chuỗi cung ứng, sản phẩm cung cấp cho khách hàng được kiểm soát chất lượng ngay từ khâu con giống đến khi thu hoạch, chế biến, bao gói, bảo quản, cấp đông và tiêu thụ. Có thể nói những sản phẩm của công ty “sạch từ trang trại tới bàn ăn”. Điều này mang đến cho người tiêu dùng niềm tin về những sản phẩm thực phẩm tiêu dùng chất lượng cao, đảm bảo VSATTP một cách khoa học, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.  >?@5CADQ(Z)*(Q( VWSNPXALY • Sự cần thiết của giải pháp Hiện tại, các bộ phận của công ty hoạt động tương đối hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra. Mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh đều được ban lãnh đạo dựa trên sự tổng hợp các báo cáo của từng bộ phận. Đây là cách làm truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại nhiều vấn đề như: sự mâu thuẫn giữa các bộ phận với nhau, bộ phận nào cũng muốn thực hiện công việc của mình nhanh, hiệu quả, đạt mục tiêu theo kiểu “mạnh ai lấy làm”. Do đó, sẽ không có sự hợp tác thống nhất cao trong công việc, gây khó khăn cho nhau, và kết quả cuối cùng là giảm hiệu qủa cho toàn hệ thống. Chẳng hạn (xem sơ đồ 3.2), hiện nay, phòng KD – XNK quản lý đơn hàng, quản lý nhà cung ứng do phòng thu mua quản lý và thực hiện đơn hàng là phòng kế toán. Mục tiêu của phòng KD – XNK là có được nhiều đơn hàng, giao hàng sớm nhất cho đối tác mà bỏ qua nhiều yếu tố về chi phí, phòng kế toán muốn tiết kiệm chi phí ở mức thấp nhất nên luôn điều hành sản xuất ở góc độ tiết kiệm, bộ phận thu mua muốn đáp ứng đơn hàng, nhưng lại khó khăn trong việc mua bán, vì thị trường nguyên liệu luôn biến động. Do đó, các bộ phận thường xuyên gặp trục trặc trong công việc, liên tục họp hành để tìm hướng giải quyết, gây lãnh phí thời gian, gây mất đoàn kết nội bộ do ai cũng muốn bảo vệ mục tiêu của mình. Vì vậy, vấn đề này chính là nhược điểm của phương pháp quản lý hiện tại của công ty NTSF. Nhược điểm này chỉ có thể khắc phục được khi có sự quản lý chặt chẽ xuyên suốt chuỗi cung ứng nội bộ với sự tích hợp giữa các bộ phận với nhau. Như vậy việc “Tích hợp dọc các bộ phận trong chuỗi cung ứng nội bộ” là việc làm thiết thực, giúp Ban lãnh đạo khắc phục được sự mẫu thuẫn của phương pháp quản lý truyền thống, mang lại hiệu quả cao trong việc điều hành, quản lý tất cả các hoạt động từ trong ra ngoài của công ty. Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức sản xuất của công ty NTSF • Nội dung giải pháp Phòng KD - XNK Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Phòng Thu Mua Trung tâm KT - KCS Phòng Tài vụ - Kế Toán Quản lý nhà cung ứng Thực hiện đơn hàng Quản lý đơn hàng Mua hàng Sản xuất Mục tiêu của việc quản lý chuỗi cung ứng nội bộ là loại bỏ tất cả những việc gây lãnh phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí tiết kiệm nhất. - Để thực hiện được giải pháp này, việc tái tổ chức cơ cấu là vấn đề cần thiết, cụ thể: Sơ đồ 3.3: Mô hình tái tổ chức sản xuất của công ty NTSF Mô hình này cho thấy cách tổ chức gọn nhẹ hơn, tập trung các công việc có liên quan về một mối, thống nhất được các hoạt động, giúp chuỗi cung ứng nội bộ có đủ khả năng và phạm vi hoạt động, thực hiện được nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực: quản lý nhà cung ứng, quản lý hoạt động sản xuất nội bộ và quản lý khách hàng. Hơn nữa, mô hình này sẽ giúp chuỗi tìm hiểu tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nắm bắt tình hình thực tế nhanh nhạy để có thể điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trong nội bộ, tránh những lỗ hổng trong trao đổi thông tin, thuận lợi hơn trong việc triển khai các chiến lược hoạt động của công ty và của chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, giảm thiểu những cuộc họp gây lãnh phí thời gian của các trưởng bộ phận, tăng tình đoàn kết. - Cử cán bộ trưởng, phó các phòng ban đi học nâng cao thêm về kiến thức quản lý chuỗi cung ứng do các cơ quan quản lý chức năng và các trường đại học như: VCCI Hà Nội/TP Phòng KD - XNK Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Phòng Phụ trách SCM Phòng Tài vụ - Kế Toán Trung tâm KT - KCS Quản lý nhà cung ứng Mua hàng Quản lý đơn hàng Thực hiện đơn hàng Sản xuất HCM, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Đại Học Kinh Tế TP HCM, Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng. Sau đó, về phổ biến lại cho toàn thể cán bộ công nhân viên của mỗi bộ phận để họ có thêm kiến thức và nâng câo chất lượng công việc. Điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo được việc nâng câo kiến thức cho cán bộ công nhân viên. - Thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu giữa các bộ phận với nhau vào các ngày nghỉ, ngày lễ. Ngoài mục đích về vui chơi giải trí sau những ngày làm việc căng thằng, còn giúp các bộ phận có sự trao đổi, tăng cường tình đoàn kết, tạo mối quan hệ thân thiết giúp nhau trong công việc chung. Tóm lại: Với việc tích hợp dọc các bộ phận bên trong của chuỗi cung ứng nội bộ sẽ giúp Ban lãnh đạo công ty có được những quyết định chính xác, giúp các bộ phận làm việc có sự liên kết mật thiết với nhau, đặc biệt là nâng cao được tầm nhìn, sự bao quát công việc cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Tạo sự đồng nhất và nâng cao ý thức làm việc từ đó mang lại hiệu quả cao cho toàn chuỗi cung ứng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với đối thủ. >?@481W%'3K33 VWSNPXALY Luồng trao đổi thông tin là huyết mạch của chuỗi cung ứng, thông tin có thông suốt thì hoạt động của chuỗi cung ứng mới trôi chảy. Hệ thống trao đổi thông tin tốt, chuyển giao đầy đủ thì người nhận thông tin mới dễ dàng kiểm soát và thực hiện tốt chức năng và đạt hiệu qủa cao trong công việc. • Sự cần thiết của giải pháp Hiện tại, hệ thống thông tin của công ty hoạt động tương đối hiệu quả, như: phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý kho thành phẩm, vật tư đã tương đối hoàn thiện, tạo tiền đề thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thẻ RFID vào sản xuất. Tuy nhiên, phần mềm kiểm soát hợp đồng và quản lý sản xuất được ứng dụng trên Excel, nên chưa phát huy được hết hiệu quả, nhưng đó cũng là nền tảng để phát triển lên, đáp ứng vấn đề điện toán khi áp dụng công nghệ mới vào quản lý sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đối với một số phần hành của các bộ phận khác thì chưa được đầu tư đúng mức với tầm quan trọng của nó. *: Việc theo dõi dòng đi của nguyên liệu đầu vào cho tới thành phẩm cuối cùng chủ yếu được thực hiện bởi bộ phận thống kê, thông qua việc ghi chép bằng sổ sách, phiếu [...]... của chuỗi cung ứng Hoạt động của chuỗi cung ứng là liên tục và bao gồm các mắt xích liên quan với nhau, nếu trình độ của nhân viên không đủ để áp dụng thì kết qủa công việc của họ sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động tiếp theo của chuỗi cung ứng Hơn nữa, thông qua việc đầu tư, đổi mới công nghệ theo hướng áp dụng thẻ RFID vào sản xuất, công ty có thể thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tôm thẻ đông. .. mã lô, đìa của các thành phẩm Điều này làm cho công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm, công tác quản lý tồn kho không được chính xác, gây thiệt hại cho công ty Dẫn đến làm chậm tiến trình xuất hàng, thủ tục Hải quan, ảnh hưởng xấu tới uy tín của công ty đối với đối tác Từ thực trạng đó, cho thấy vấn đề đầu tư mới và nâng cấp công nghệ thông tin, thực hiện công tác theo dõi, quản lý nguyên vật liệu từ... báo cáo của thống kê để thực hiện công việc Điều này tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sai sót rất lớn trong sao chép Gây khó khăn cho công việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, theo dõi tồn kho, xuất hàng, tác động xấu tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Do vậy việc đầu tư, nâng cấp hệ thống thông tin là điều thực sự cần thiết trong quá trình quản lý sản xuất của công ty Thứ 2: Các sản phẩm hoàn chỉnh... xu thế phát triển của thế giới Hiện tại vấn đề nhân sự sẽ gây trở ngại lớn cho việc áp dụng công nghệ mới như: trình độ chuyên môn không đồng đều, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của nhân viên còn yếu, 90% nhân viên kho và bộ phận thống kê không biết sử dụng máy tính Do đó cần tổ chức các khóa huấn luyện công nghệ thông tin cũng như các phần mềm căn bản trong văn phòng cho họ Với những kiến thức... RFID vào sản xuất, công ty có thể thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tôm thẻ đông lạnh theo tiêu chuẩn quốc tế Việc triển khai hệ thống này sẽ giúp công ty nâng cao độ tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm thủy sản của công ty, tạo điều kiện để hạn chế rào cản kỹ thuật ở các thị trường nhập khẩu ... chi phí  Đầu tư các thiết bị phần cứng phù hợp với công nghệ thẻ RFID như cân điện tử tự động, đầu ghi/đọc thẻ nhớ thích hợp; xây dựng hệ thống mạng diện rộng, cơ sở dữ liệu và thiết kế các môđun phần mềm trung gian để hệ thống RFID giao tiếp được với phần mềm quản lý và tích hợp cơ sở dữ liệu  Đào tạo nhân lực vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống thông tin, công nghệ hiện đại, phù hợp với xu... nhập tồn, sổ theo dõi mã lô nguyên liệu bằng việc sử dụng công nghệ thẻ RFID để ghi nhận thông tin sản phẩm Thẻ RFID là một dạng thẻ nhớ đọc/ghi bằng sóng vô tuyến (RFID) là loại vật mang thông tin hiện đại và đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới Thẻ RFID có nhiều ưu điểm do dung lượng lớn (tới hàng mêgabyte), ghi/đọc thông tin nhanh, dễ kết nối với thiết bị thu nhận (các đầu dò nhiệt... gồm một chip nhớ kích thước nhỏ dùng để ghi và lưu trữ thông tin Chip được gắn với một ăng ten để tiếp nhận hoặc phát sóng vô tuyến Thẻ RFID thụ động không trang bị nguồn điện riêng, bình thường không hoạt động Thẻ chỉ hoạt động khi đầu đọc/ghi cung cấp năng lượng cho nó dưới dạng sóng điện từ Phạm vi tiếp nhận tín hiệu thường rất nhỏ, từ cỡ centimét đến mét để tránh nhiễu Vì không cần nguồn điện nên... dung lượng lớn (tới hàng mêgabyte), ghi/đọc thông tin nhanh, dễ kết nối với thiết bị thu nhận (các đầu dò nhiệt độ, máy đo độ ẩm, cân, v.v ) và ghi/đọc thông tin tự động giúp giảm sai sót do thao tác thủ công, dễ kết nối với hệ thống máy tính và tự động hoá Cùng lúc, một máy tính có thể kết nối với hàng trăm thẻ RFID nên năng suất làm việc rất cao Hơn nữa, con người không thể đọc thông tin trong thẻ nhớ . GIA ̉ I PHA ́ P CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG MĂ ̣ T HA ̀ NG TÔM THE ̉ CHÂN TRẮNG ĐÔNG LA ̣ NH CU ̉ A CÔNG TY CP NHA TRANG SEAFOODS- F17 3.1 Căn cư. 3.1 Căn cư ́ đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng của công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F17  

Ngày đăng: 30/09/2013, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

) Thực hiện mô hình liên kết với người nuôi tôm - GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY CP NHA TRANG SEAFOODS
h ực hiện mô hình liên kết với người nuôi tôm (Trang 3)
Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức sản xuất của công ty NTSF - GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY CP NHA TRANG SEAFOODS
Sơ đồ 3.2 Mô hình tổ chức sản xuất của công ty NTSF (Trang 8)
Sơ đồ 3.3: Mô hình tái tổ chức sản xuất của công ty NTSF - GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY CP NHA TRANG SEAFOODS
Sơ đồ 3.3 Mô hình tái tổ chức sản xuất của công ty NTSF (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w