VIÊN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỀN KINH TẾ - XÃ HỘI HÀ NỘI
C4 we
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP THANH PHO NAM 2000
(Bản đã chỉnh lý theo sự góp ý của các cơ quan chức năng và chuyên gia)
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ HOAT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Mã số: 01X- 07/11- 2000-1
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: GS.TS Tô Xuân Dân, Phó Viện trưởng
Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
PHÓ CHỦ NHIỆM KIÊM THƯ KÝ KHOA HỌC ĐỀ TÀI: TS Vũ Trọng Lâm,
Trưởng phòng Kế hoạch - Quản lý khoa học
Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
S269 Hà Nội, 1- 2001
Trang 2MUC LUC
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN ĐỀ TÀI
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRONG SỰ
NGHIỆP CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ THỦ ĐƠ HÀ NỘI 1 Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội
1.1 Doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp 1.2 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD)
1.3 Quan điểm phát triển DNNQD của Đảng và Nhà nước
1.4 Vai trò của các DNNQD trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô
Il Moi trường kinh tế - xã hội Hà Nội đối với sự phát triển
của DNNQD trên địa ban Thanh pho 2.1 Vị thế Thủ đô Hà Nội
2.2 Tình hình phát ưriên kinh tế Thủ đô trong 10 nám qua 2.3 Tình hình dân số, lao động của Thủ đô Hà Nội
II Kinh nghiệm quốc tế về phát triển DNNQD
3.1 Vai trò của của các ĐNV&N ở các nước trên thế giới
3.2 Kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DVV&N của một số nước
3.3 Những bài học kinh nghiệm đối với việc phát triển các DNNQD ở Việt Nam
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI
IL Thực trạng khung pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà
nước đối với DNNQD ở Thành phố Hà Nội 1.1 Hiến pháp Việt Nam 1992
1.2 Luật doanh nghiệp 1999
1.3 Pháp luật và chính sách đất đai đối với DNNQD
1.4 Pháp luật và chính sách khoa học công nghệ
Trang 3II Tình hình phát triển và tổ chức, sản xuất kinh doanh của
DNNQĐD ở Hà Nội
2.1 Hình thức tổ chức quản lý, phân bố và lĩnh vực hoạt động
của các DNNQD ở Hà Nội
2.1.1 Số lượng và cơ cấu các loại hình DNNQD ở Hà Nội
2.1.2 Phân bố các loại hình ĐNNQD theo các quận, huyện
ở Hà Nội
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của các DNNQD ở Hà Nội
2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực tài chính của các
DNNQD ở Hà Nội :
2.2.1 Đất đai, nhà xưởng
2.2.2 Vốn
2.2.3 Trang thiết bị và trình độ khoa học - công nghệ 2.2.4 Lao động trong các DNNQD ở Hà Nội
2.2.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNQD ở Hà Nội
2.3 Những khó khăn, yếu kém của các DNNQD ở Hà Nội
II Công tác quản lý nhà nước đối với DNNQD ở Hà Nội
3.1 Những việc Thành phố Hà Nội đã triển khai nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động của cic DNNQD
3.2 Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý của Thành phố
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNNQD Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI
TRONG GIAI DOAN 2001-2010
L Bối cảnh kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội trong thập niên đầu thế kỷ 21 đối với sự phát triển DNNQD
1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội mới đối với Thủ đô Hà Nội
Trang 42.1 VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC
2.1.1 Hoàn thiện khung pháp luật
2.1.2 Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực và
hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước đối với các DNNQD 2.1.3 Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính 2.1.4 2.1.5 sách nhằm phát triển mạnh DNNQD 2.1.3.1 Chính sách vốn, tín dụng, đầu tư 2.1.3.2 Chính sách đất đai, thị trường bất động sản 2.1.3.3 Chính sách khoa học công nghệ
2.1.3.4 Chính sách lao động và đào tạo nguồn nhân lực
2.1.3.5 Chính sách thị trường, hỗ trợ xuất khẩu 2.1.3.6 Chính sách thuế và chính sách hải quan Táng cường quản lý Nhà nước đối với các DNNQD Khuyến khích thành lập các tổ chức đại diện hỗ trợ phát triển các DNNQĐD 2.2 VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP 2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.2.4 2.2.5
Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý
Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý để nâng cao hiệu
quả hoạt động của các DNNQD
Đẩy mạnh hoạt động marketing trong các DNNQD
nhằm thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường
Thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh
Trang 5DANH SACH CAC THANH VIEN DE TAI
1 Chủ nhiệm đề tài:
GS.TS Tô Xuân Dân, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội
2 Phó chủ nhiệm kiêm thư ký khoa học đề tài:
TS Vũ Trọng Lâm, Trưởng phòng Kế hoạch - Quản lý khoa học
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội
Các thành viên:
3 TS Phạm Duy Nghĩa, Chủ nhiệm bộ môn Luật Kinh tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
4 TS Trần Kim Hào, Phó Trưởng ban Doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương
CN Nguyễn Văn Thắng, UBND quận Cầu giấy Hà Nội CN Trần Việt Hà, UBND quận Cầu giấy Hà Nội
'GVC Cao Xuân Hải, Đại học Kinh tế quốc đân Hà Nội
TS Vũ Quốc Bình, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
Ths Pham Xuan Sơn, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
19.CN Lê Ngọc Châm, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
11.CN Nguyễn Quí N ghi, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
12.TS Nguyễn Thành Công, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
13.TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
1-.CN Nguyễn Thanh Bình, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH 1à Nội 15.CN Trần Trung Hiếu, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội 16.CN Nguyễn Mạnh Quân, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội 17.CN Nguyễn Thị An, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội Các cơ quan giúp đỡ và phối hợp thực hiện đề tài:
1 Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường Hà Nội
2 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội 3 Sở Tài chính - Vật giá Hà Nội 4 Cục Thống kê Hà Nội
5 UBND QUAN CẤU GIẦY và UBND các quận, huyện khác cùng
một số các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, các Trường đại
Trang 6PHAN M6 DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nên kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương khoa học, lâu dài của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy mọi nguồn lực để phát triển
lực lượng sản xuất, đồng thời hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHƠCN' Nhờ có chính sách đúng đắn này mà khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta nói chung, ở Hà Nội nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây Các đoanh nghiệp ngoài quốc đoanh (DNNQD) ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của cả nước nói chung và của Hà Nội nói riêng
Bên cạnh những kết quả tích cực, sự biến động phức tạp của các
DNNQD đang là vấn dé quan tâm cần phải giải quyết, đặc biệt trong giai đoạn 2001-2010, Hà Nội đang từng bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách
thức về năng lực quản lý, công nghệ, nguồn lực, chất lượng sản phẩm và thông tin cập nhật về thị trường
Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Thành phố Hà Nội” hy vọng góp phần vào việc giải quyết các vấn dé dat ra
2 Những mục tiêu cần đạt của đề tài
Tổng kết và phân tích những vấn để lý luận vẻ các loại hình DNNQD, đặc biệt là loại hình công ty TNHH, công ty tư nhân, công ty cổ phần trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố Thủ đơ
Phân tích thực trạng hoạt động của các công ty TNHH, công ty tư nhân, công ty cổ phần ở Thành phố Hà Nội trong 10 năm qua (1991-2000), từ đó rút ra những kết quả đã đạt được, các tồn tại yếu kém các vấn đề cần khắc phục và những nguyên nhân chủ yếu; chỉ rõ những yêu cầu đặt ra cho
các doanh nghiệp này trong giai đoạn tdi
Trang 7của chính quyền nhà nước các cấp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các công ty
TNHH, công ty tư nhân, công ty cổ phần tại Hà Nội trong giai đoạn 2001 -
2010
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tai
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng hoạt động của các DNNQD, đặc biệt là công ty TNHH, công ty tư nhân, công ty cổ phân ở Hà Nội Đi sâu vào tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củe các DNNQD của Thành phố, để xuất các kiến nghị nhằm thực hiện thành công các giải pháp đó
3 Phương pháp nghiên cứu
Để tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm đổi mới của Đảng, các phương pháp thống kê, phân tích và điều tra xã hội học để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đặt ra
Đề tài xuất phát từ những lý luận cơ bản thuộc đối tượng nghiên cứu, tham khảo những kinh nghiệm quốc tế có liên quan đến việc phát triển các DNNQD, phân tích khuôn khổ pháp lý và các chính sách của Nhà nước đối
với việc phát triển loại hình doanh nghiệp này, đánh giá thực trạng hoạt
động của chúng, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp hồn thiện cơng
tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNQD trên địa bàn Hà Nội
4 Ý nghĩa của đề tài Về khoa học:
Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng, khả năng cạnh tranh của các
DNNQD ở Hà Nội và hệ thống các cơ chế, chính sách liên quan, tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm để phát triển và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các DNNQD ở Hà Nội
Đây là công trình nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
các DNNQD nói chung; các công ty TNHH, công ty tư nhân và công ty cổ phần nói riêng ở Thành phố Hà Nội, do vậy kết quả nghiên cứu là cơ sở
! Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thir VIII cla Dang CSVN, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
1996, tr.33
Trang 8khoa học phục vụ cho công tác lãnh đạo quản lý Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này của Thủ đô trong thời gian tới
Về hiệu quả kinh tế:
Đề tài góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm khai thác và sử
dụng tốt các nguồn lực vốn có, góp phần hình thành một cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư hợp lý, đề xuất các giải pháp huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho sự phát triển các DNNQD Trên cơ sở đó, tạo ra sự tăng trưởng cao, ổn định của nền kinh tế Thủ đô và sự phối hợp, phân công một cách hợp lý giữa DNNQD và các doanh nghiệp khác
Về hiệu quả xã hội:
Góp phần nhận thức đúng về vai trò và vị trí DNNQD; tạo ra sự ủng hộ xã hội, đổi mới tư duy của các tầng lớp nhân dân đối với các DNNQD, tạo tiên dé cho sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của Hà Nội
Khuyến nghị các hướng phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho các
DNNGQD trên địa bàn Hà Nội trên cơ sở khuyến khích cạnh tranh, tạo ra
động lực mới cho kinh tế Hà Nội
5 Kết cấu của đề tài ˆ
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, dé tài gồm có 3
chương:
- Chương 1: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố Thủ đô Hà Nội
Trang 9CHƯƠNG 1
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRONG SỰ NGHIỆP
CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ THỦ ĐƠ HÀ NỘI
L KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA ĐOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC
DOANH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HÀ NỘI
1.1 Doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp
Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống lớn bao gồm các phần tử, các
tế bào tạo nên, đó là các doanh nghiệp, các đơn vị, các tổ chức và các cá
nhân tham gia các hoạt động kinh tế Trong đó, các doanh nghiệp có vai trò '
hết sức quan trọng, đó là nơi diễn ra quá trình tái sản xuất và tạo nên phần
lớn tổng sản phẩm quốc dân (thường chiếm từ 70 - 95% GDP tạo ra hàng
năm của mỗi nước)
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có không ít cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp
Theo định nghĩa của Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế Pháp thì doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất
ra của cải vật chất và dịch vụ để bán
Theo Luật Công.ty Việt Nam thì doanh nghiệp là các đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh, đó là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, tờ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi?
Luật Doanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày 12/6/1999 xác
định “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh đoanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”
Về việc phân loại doanh nghiệp, tuỳ theo các tiêu chí khác nhau, mà
người ta phân ra các loại doanh nghiệp khác nhau Theo ngành kinh tế có thể chia ra doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp, doanh
nghiệp thương mại, dịch vu; theo tính chất hoạt động thì có hai loại hình
đoanh nghiệp là doanh nghiệp hoạt động công ích và đoanh nghiệp sản
xuất kinh doanh; /£ø quy mô, chủ yếu là quy mô về vốn và lao động thì có
Trang 10các loại hình là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ; ¿heo hình thức
sở hữu thì có doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài v.v
Như vậy, doanh nghiệp ở nước ta được hiểu là các chủ thể kinh doanh có quy mô nhất định với các đặc điểm chung là):
- Doanh nghiệp là các tổ chức, các đơn vị được thành lập chủ yếu để
tiến hành hoạt động kinh doanh
- Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh có quy mô đủ lớn (vượt quy mô của các cá thể, các hộ gia đình v.v ) Thuật ngữ doanh nghiệp có
tính quy ước để phân biệt với lao động độc lập của người lao động và hộ
gia đình của họ Đặc điểm này khác so với khái niệm doanh nghiệp ở một số nước như Pháp là coi bất cứ ai, dù là hộ gia đình chỉ có một vài người tham gia buôn bán, sản xuất thì cũng được coi là doanh nghiệp
- Doanh nghiệp là một tổ chức sống, theo nghĩa luôn luôn vận động Nó cũng có một chu kỳ sống riêng, kể từ lúc thực hiện một ý đồ, suy giảm hoặc tăng trưởng, các bước thăng trầm phát triển hoặc bị diệt vong
Đồ thị 1 - Chu kỳ sống của doanh nghiệp Sự phát triển (doanh số, lợi nhuận) A Pha 2b q) (5) > Thoi gian
Lúc đầu thành lập, doanh nghiệp mới hoạt động, sản phẩm của nó có đoanh số bán chưa nhiều, lợi nhuận thu về chưa cao (giai đoạn I) Tiếp đó doanh nghiệp phát triển, doanh số tăng nhanh cùng với lợi nhuận (giai đoạn
* Nguyễn Cảnh Hoan (chủ biên), Một số vấn đề vẻ quản trị kinh đoanh, NXB chính trị quốc gia, HN 1996
Trang 112) Sau đó doanh nghiệp đạt đến mức hưng thịnh của sự phát triển, doanh
số bán và lợi nhuận đạt ở mức tối đa (giai đoạn 3) Qua giai đoạn này doanh nghiệp chuyển qua một bước ngoặt mới (phân chia ranh giới bởi
điểm ngưỡng A) Hoặc nó chuyển sang một giai đoạn phát triển cao hơn về
chất (sang pha 2a của sự phát triển); hoặc nó đi vào thế suy giảm (giai đoạn 4) và điệt vong (giai đoạn 5) được thể hiện bởi pha 2b Theo chúng tôi, nếu nhận thức đầy đủ về chu kỳ sống của doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa to lớn trong quản lý doanh nghiệp nói chung, trong xây dựng và phát triển DNNGQĐD nói riêng
- Doanh nghiệp là nơi tổ chức thực hiện các công việc sau: Sơ đồ 1 - Các công việc phải làm của doanh nghiệp Doanh nghiệp | { | my c1 ¥ v = v La ỶỲ | _ - | | Tổ chức một | | nhó ười hung - 2 pe
trong doanh : Sử dụng các Sản xuất (các |
Tim kiém _ | : nghiệp một ong coan ': nhân tố sản m.ằẲẰœẮ%+ lags sản phẩm 2 | | Phan chia ˆ
lợi nhuận : io | cach cé tơ 242 ¬v-—ằẶ—ằẰ ¡xuất (các yếu : dau ra) de ' 5 : lợi nhuận
| ae , tố đầu vào) { ban ị
, chứcvàcó | : i i
cap bac’ | | |
Ị i i
* Doanh nghiệp là tế chức để tìm kiếm lợi nhuận
* Doanh nghiệp là nơi tổ chức, tụ hội một nhóm người theo luật
định
* Doanh nghiệp là nơi xử lý, khai thác, sử dụng các yếu tố đầu vào với tư cách là các yếu tố cần có của hoạt động kinh doanh
* Doanh nghiệp là nơi tạo nên các sản phẩm đầu ra để biến mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trở thành hiện thực
* Doanh nghiệp là nơi phân chia xử lý lợi nhuận cho chủ sở hữu
đoanh nghiệp, cho nhà quản lý doanh nghiệp, cho những người lao động,
cho chủ nợ của doanh nghiệp (nếu có, như: người cho vay vốn, cho vay tài
sản v.v ) cho nhà nước (dưới hình thức các khoản nghĩa vụ phải nộp), cho bạn hàng (người cung ứng phần lớn các khoản đầu vào cho doanh nghiệp), cho khách hàng (nếu có, như các chi phí bảo hanh sản phẩm, bồi thường ô
nhiễm và huy hoại môi trường)
Trang 12Doanh nghiệp là tế bào quan trọng của nền kinh tế quốc dân được
thể hiện qua vị trí, vai trò của nó đem lại sự phồn vinh cho đất nước Điều đó thể hiện ở các khía cạnh:
- Doanh nghiệp là nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm cho xã hội (các hàng hoá, địch vụ và tiện nghi xã hội), đáp ứng cho nhu cầu của con người trong xã hội, phục vụ các hoạt động đối ngoại trong phạm vi nhất định
- Doanh nghiệp góp phần giải quyết một phần các nhu cầu về việc làm cho xã hội Đây là một vấn đề hết sức nan giải và bức thiết hiện nay cũng như sắp tới, khi mà sự phát triển của khoa học công nghệ đã từng bước tước bỏ chỗ làm việc của những người lao động với trình độ chuyên môn bất cập
- Doanh nghiệp là nơi tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động
khoa học, công nghệ phát triển phục vụ đời sống của con người nếu nó hoạt động có hiệu quả Còn ngược lại, khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nó sẽ không có chỗ để cho khoa học công nghệ len chân tới
- Doanh nghiệp còn là nơi phải thực hiện tốt chiến lược bảo vệ môi trường sinh thái Nếu không ý thức đúng đắn và tuân thủ day đủ các qui
định luật pháp về môi trường sinh thái thì sẽ dẫn tới các thiệt hại to lớn
khác về kinh tế - xã hội do môi trường bị huy hoại
Doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện quản lý doanh nghiệp tốt Hiện nay tồn tại không ít cách hiểu khác nhau, hoặc
không đồng nhất về phạm trù quản lý doanh nghiệp Từ những cách tiếp cận dưới các góc độ khác nhzu trên, có thể hiểu: Quản lý doanh nghiệp là
sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp lên
tập thể những người lao động trong doanh nghiệp nhằm sử dụng một cách
tốt nhất mọi tiêm năng và cơ hội để đạt được mục tiêu đê ra của doanh nghiệp theo đúng luật định cũng như thông lệ xã hội và thị trường Từ quan
niệm trên, cho thấy:
- Sự tác động hiên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp chính là việc tổ chức thực hiện các chức năng của quản lý nhằm phối hợp các mục tiêu và các động lực hoạt động của các thành viên trong doanh nghiệp vì mục tiêu chung của doanh nghiệp
- Để sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội đòi hỏi phải sử dụng
với hiệu quả cao các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp trong
điều kiện chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận rủi ro trên thương trường
~- Việc tuân thủ đúng luật định và thông lệ của xã hội là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh theo đúng những điều mà pháp luật trong nước và quốc tế không cấm, những quy ước mà thị trường chấp nhận
Trang 13Từ đó có thể mô tả logic của quản lý doanh nghiệp như sau:
Sơ đồ 2 - Sơ đồ logic của quản lý doanh nghiệp thể nghiệp _ Luật định và thông lệ : xã hội, thị trường hững người cung ứng v ~ dau vao Những người | ta ị | |
laođộng trong ae en oan Thị trường % —— Các đối thủ cạnh tranh
doanh nghiệp gmiẹp ị :
-+— Khách hàng
Các cơ hội,
các rủi ro tai hoạ FIU
Thực chất của quản lý doanh nghiệp xét về mặt tổ chức và kỹ thuật của hoạt động quản lý chính là sự kết hợp mọi nỗ lực của mỗi thành viên
thành nỗ lực chung và hướng các mục tiêu riêng của mỗi người để đạt mục
đích chung một cách khôn khéo và có hiệu quả nhất Nói cách khác, nếu
quản lý kinh đoanh trước kia chỉ phải trả lời câu hỏi: "Phải sản xuất cái
gi?” thì nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh còn phái trả lời các câu
hỏi: “Phải sản xuất cái đó để bán cho ai và bán như thế nào?”, "Phải cạnh
tranh với ai và cạnh tranh như thế nào?", "Những rủi ro nào có thể xẩy ra? và cách xử lý?”,
Quản lý ra đời chính là để tạo ra một hiệu quả hoạt động cao hơn han so với lao động của từng cá nhân riêng rẽ của một nhóm người khi họ tiến hành các hoạt động lao động chung Như vậy suy cho cùng, thực chất của quản lý doanh nghiệp là quản lý con người trong doanh nghiệp, là điều
chỉnh hành vi chung thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng
và cơ hội của đoanh nghiệp
- Bản chất của quản lý doanh nghiệp: Xét về mặt kinh tế xã hội của quản lý, quản lý doanh nghiệp là vì mục tiêu lợi ích của doanh nghiệp, bảo
Trang 14đảm cho doanh nghiệp tồn tại, phát triển lâu dài, trang trải vốn và lao động, bảo đảm tính độc lập và cho phép thoả mãn những đòi hỏi xã hội của chủ doanh nghiệp và của mọi thành viên trong doanh nghiệp Mục tiêu của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp xác định, họ là chủ sở hữu của doanh nghiệp và là người nắm quyên lực điều hành doanh nghiệp Nói một cách
khác bản chất của quản lý doanh nghiệp tuỳ thuộc vào ý đồ của chủ sở hữu
của doanh nghiệp
Khi xem xết tồn bộ cơng tác quản lý doanh nghiệp có thể khẳng
định quản lý doanh nghiệp là một khoa học, một nghệ thuật đồng thời là
một nghề:
- Quản lý doanh nghiệp là một khoa học, vì có đối tượng nghiên cứu
là các quan hệ nẩy sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Các
quan hệ này phải được xử lý theo đúng các đòi hỏi của các quy luật khách quan vốn có của chúng Các quan hệ đó bao gồm: quan hệ giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác (đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp liên doanh liên kết, các doanh nghiệp cung ứng đầu vào), quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường (pháp lý, cấp trên của hệ thống dọc nếu có, Nhà nước, phương diện văn hoá, khung cảnh xã hội v.v ) quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với các cá nhân và tập thể lao động dưới quyền, quan hệ giữa các chủ doanh nghiệp Kết quả của việc xử lý các quan hệ quản lý chính là các quyết định quản lý kinh doanh (mệnh lệnh, chỉ thị, hợp đồng, thoả
thuận v.v )
- Quản lý doanh nghiệp là một nghệ thuật, vì nó còn phụ thuộc khá lớn vào cá nhân chủ doanh nghiệp (thiên bẩm, tài năng, thủ đoạn, kiến thức
tích luỹ, kinh nghiệm đã qua, mối quan hệ, cơ may, vận rủi, nhân cách của chủ đoanh nghiệp, tiềm lực và thực trạng của doanh nghiệp v.v ) Theo khuynh hướng này nhiều trường đào tạo các nhà quản lý doanh nghiệp ở các nước tư bản đã có chủ trương tăng cường phương pháp đào tạo theo tình huống (các trò chơi kinh doanh, các bài tập tình huống, các mẫu kinh
nghiệm trong quan ly VV.)
- Quản lý doanh nghiệp đồng thời còn là một nghề, theo nghĩa ai
cũng có thể đi học nghề để tham gia các hoạt động kinh doanh, nhưng liệu
có thành công hay không, có giỏi nghề hay không lại còn phải tuỳ thuộc
vào nhiều yếu tố của nghề (học nghề ở đâu? ai dạy nghề cho? cách học nghề ra sao? chương trình thế nào? người dạy có thực tâm truyền hết nghề
hay không? năng khiếu nghẻ nghiệp, ý chí làm giàu, lương tâm nghề
* Mai Văn Bưu-Đoàn Thị Thu Hà, Giáo trình quản lý nhà nước về kinh té, NXB KHKT, Ha Nội 1997
Trang 15nghiệp của người học nghề ra sao? các tiền dé tối thiểu về vật chất ban đầu
cho sự hành nghề có được là bao nhiêu? v.v )
Như vậy muốn điều hành vững vàng các hoạt động kinh doanh với hiệu quả cao, trước tiên chủ doanh nghiệp phải được đào tạo về nghề nghiệp (kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm) một cách chu đáo; phải nhận thức một cách chuẩn xác, đầy đủ các quy luật khách quan nẩy sinh trong quá trình kinh doanh từ đó có được những phương pháp, nghệ thuật thích
hợp nhằm đáp ứng các đòi hỏi của các quy luật đó
1.2 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD)
Nói đến DNNQD là để phân biệt với doanh nghiệp quốc doanh hay
doanh nghiệp Nhà nước, như vậy thực chất ở đây là để cập tới vấn dé sở
hữu
DNNQD là những doanh nghiệp dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất, trong đó bao gồm các hình thức sở hữu cá nhân, sở hữu gia đình,
sở hữu tập thể, sở hữu của nhà kinh doanh nước ngoài và sở hữu hỗn hợp Nhằm từng bước thể hiện đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng và Nhà
nước, hệ thống các văn bản pháp luật về hoạt động kinh doanh của các
DNNQD đã ngày càng được hoàn thiện” Các văn bản pháp luật này đã và
sẽ còn chiếm một phần rất lớn trong các hoạt động lập pháp của Quốc hội cũng như các hoạt động ban hành văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, các Bộ, Ngành và Thành phố Hà Nội
Theo pháp luật hiện hành, các cơ sở kinh doanh ngoài quốc doanh trong nước nói chung và ở Hà Nội nói riêng, hoạt động theo một trong các hình thức dưới đây:
5 Theo thứ bậc được quy định theo Luật ban hành các văn bản pháp luật năm 1996, khung khổ pháp luật cho các hoạt động kinh doanh của các DNNQD bao gồm các loại văn bản pháp luật như sau:
® - Hiến pháp 1992 (đặc biệt là các quy định liên quan đến chế độ kinh tế và quyển tự do kinh doanh) ø _ Các bộ luật và luật được Quốc hội ban hành (ví dụ Luật đầu tư nước ngöài 1987, Luật công ty 1990,
Luật doanh nghiệp tư nhân 1990, Luật phá sản doanh nghiệp 1993, Bộ luật dân sự 1995, Luật hợp tác
xã 1996, Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng 1997, Luật thương mại 1997, Luật khuyến khích
đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998, Luật đất đai (sửa đổi) 1998, Luật doanh nghiệp 1999, Luật đầu tư
nước ngoài (sửa đổi) 2000)
® — Các Pháp lệnh được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ( ví dụ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989,
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1993)
e — Các Nghị định do Chính phủ ban hành (ví dụ hướng dẫn thi hành các Luật đầu tư nước ngoài, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các pháp lệnh)
Các Quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Các văn bản hướng dẫn của các, bộ, ngành (hướng dẫn thi hành các văn bản của cấp hành chính cao
hơn)
e Các văn bản pháp quy của Thành phố Hà Nội (hướng dẫn các văn bản của Nhà nước và cụ thể hoá vào tình hình địa phương, ví dụ các Nghị quyết của HĐND Thành phố, các Quyết định và Chỉ thị của UBND Thành phố Hà Nội về hoạt động kinh doanh đã được chúng tôi sưu tâm và tổng hợp trong một
Phụ lục kèm theo báo cáo này)
Trang 16Bảng 1: Các hình thức kinh doanh ngoài quốc doanh phổ biến ở Hà Nội
Hình thức kinh doanh Cơ sở pháp lý hiện hành
Hộ kinh doanh cá thể
(Trước đây gọi là cá nhân
và nhóm kinh doanh theo
Điều 17 -21 Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ban hành ngày 03 Ø2 2000 về đăng ký kinh doanh (Các quy định này thay thế Nghị định số 66ó-HĐBT ban hành ngày 2.3.1992 trước ND s6 66/HDBT) day)
Doanh nghiép tu nhan Điều 99-104, Luật doanh nghiệp ban hành ngày 20.6.1999 (thay thế các quy định của Luật Doanh nghiệp tư nhân ban hành ngày 21.12.1990 trước đây}
Hộ gia đình kinh doanh Điều 116-119 Bộ luật dân sự, Điều 5 Luật ị thương mại
Nhóm kinh doanh Trước đây được quy định bởi Nghị định số 66/HĐBT ngày 2.3.1992, hiện nay chưa có | quy định thay thế
Tổ hợp tác Điều 120-129 Bộ luật Dân sự Việt Nam
Hợp tác xã Luật Hợp tác xã ban hành ngày 20.3.1996
Công ty trách nhiệm hữu
hạn SỐ Luật doanh nghiệp 1999 (thay thế các quy định của Luật Công ty ban hành ngày 21.12.1990 trước đây) Công ty trách nhiệm hữu Luật đoanh nghiệp 1999 (trước đây không có
hạn một thành viên quy định về loại hình doanh nghiệp này) Công ty hợp danh Luật doanh nghiệp 1999 (trước đây không có
quy định về loại hình doanh nghiệp này) Công ty cổ phần Luật doanh nghiệp 1999 (thay thế các quy
định trước đây của Luật Công ty ban hành ngày 21.12.1990)
Các doanh nghiệp hoạt
động theo Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành ngày 29.12.1987 đã qua 4 lần sửa đổi bởi các Luật bổ sung, sửa đổi ban hành ngày 30.06.1990; 23.12.1992, 12.11.1996 và gần đây nhất là 06.06.2000
Trang 17
Ngoài ra, trên thực tiễn xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh mới mà không nhất thiết phải thành lập các doanh nghiệp mới, ví dụ chung vốn kinh đoanh theo các hợp đồng liên kết kinh doanh, hoặc các tập
thể, cá nhân nhận thuê, khoán một bộ phận hay toàn bộ cơ sở kinh đoanh
của một doanh nghiệp, nhận gia công, đại lý theo vụ việc v.v Những mô hình liên kết như vậy có thể có sự đan xen về vốn giữa các cơ sở quốc doanh, các cơ sở kinh đoanh của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và vốn của tư nhân
Trong phạm vị của đề tài, chúng tôi không đề cập nhiều đến các hình thức liên kết hoặc hợp tác kinh doanh kể trên, cũng không đề cập nhiều đến toàn bộ các hình thức kinh doanh ngoài quốc doanh nói chung mà chỉ tập trung vào hướng nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến hoạt động của
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các công ty trách nhiệm
hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần Đây là các loại hình DNNQD phổ biến ở Thành phố Hà Nội
Đoanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh đoanh có mức vốn không thấp hơn vốn pháp định, đo một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
Khác với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và
công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu rủi ro tương ứng với phần vốn góp, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty trong đó phần vốn góp của tất cả các thành viên phải được đóng góp đủ ngay khi thành lập công ty Các phần vốn góp được ghi rõ trong diều lệ công ty Công ty không được phép phát hành bất kỳ một loại chứng khốn nào”
Cơng ty cổ phần là công ty trong đó số thành viên gọi là cổ đông mà
công ty phải có trọng suốt thời gian hoạt động ít nhất là 7 Vốn điều lệ
được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu, mỗi cổ đông có thể mua 1 hoặc nhiều cổ phiếuŠ
Các mô hình hợp tác xã, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
nếu hiểu theo nghĩa rộng cũng thuộc phạm vi khu vực kinh tế tư nhân Tuy
® Điều 2, Luật doanh nghiệp tư nhân, ngày 21/12/1990 7 Điều 25, Luật Cong ty, ngày 21/12/1990
Trang 18nhiên, theo các khái niệm chính trị-pháp luật đã trở nên thông dụng ở Việt Nam, hai nhóm doanh nghiệp này được xếp vào thành phần kinh tế tập thể hoặc kinh tế tư bản tư nhân có yếu tố nước ngoài.” Hiến pháp năm 1992 và Bộ luật đân sự năm 1995 đều phân biệt sở hữu tập thể và sở hữu tư bản tư
nhân, do vậy (heo một nghĩa hẹp khái niệm DNNQD được sử dụng trong
đề tài này chỉ bao gôm các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế cá thể hoặc
kinh iế tư bản tư nhân, mà không bao gồm các HTX và các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài Quy ước này chỉ có tính chất tương đối, vì theo các quy định mới của pháp luật về hợp tác xã, hình thức này cũng là một
loại đơn vị kinh doanh do tư nhân tổ chức thành lập, hoạt động theo các
nguyên tắc về cơ bản có thể so sánh được với các doanh nghiệp tư nhân và
công ty khác.!°
1.3 Quan điểm phát triển DNNQD của Đẳng và Nhà nước
Đổi mới cơ chế kinh tế, hoàn thiện quan hệ sản xuất để phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, giải phóng sức sản xuất của các thành phần kinh tế là một thành công lớn của Đảng ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH Với những đổi mới trong tư đuy lý luận, cơ chế và chính sách, Đảng và Nhà nước đã đổi mới cách nhìn nhận về sự tồn tại các loại hình doanh nghiệp cũng như các doanh nhân Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và cả doanh nghiệp liên doanh, liên kết với nước ngoài; khuyến khích mọt người tham gia kinh doanh, phát triển sản xuất, mọi đối tượng có khả năng về vốn, kỹ thuật, công nghệ đều được phép thành lập doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật
Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986) đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và khẳng định sự tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế Tuy nhiên, các DNNQD thời kỳ này mới chỉ được khuyến khích phát triển trong lĩnh vực sản xuất, còn trong lĩnh vực lưu thông vẫn ở mức hạn chế, riêng thành phần tư bản tư nhân chưa được chấp nhận
Đại hội lần thứ VII năm 1991 của Đảng tiếp tục thực hiện đường lối
? Xem các thuật ngữ được dùng trong các văn kiện chính trị hoặc các điều 15, 19, 20, 21 Hiến pháp năm 1992 :
Hop tac x4 Ja mot mo hinh doanh nghiép mang tinh cé dién, đã xuất hiện từ hơn 15U năm nay ở các
nước công nghiệp phát triển Ngày 20/3/1996 Quốc hội đã ban hành Luật hợp tác xã Chính phủ đã ban
hành gần 30 Nghị định quy định về chính sách khuyến khích, quy trình chuyển đổi cũng như các điều lệ mẫu của các hợp tác xã trong rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau Thành phổ Hà nội cũng ban hành
Trang 19đổi mới của Đại hội VI và khẳng định: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước
đoạt tài sản hợp pháp, không gò ép tập thể hố, khơng áp đặt hình thức
kinh doanh, khuyến khích các hoạt động có lợi cho quốc kế dân sinh”
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới, Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 2 khoá VII năm 1992 đã đưa ra một số chủ trương để phát huy tiểm năng của DNNQD như bổ sung, sửa đổi thể chế nhằm bảo đảm
cho DNNQD được phát huy không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt
động trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm, được tự do lựa chọn
hình thức kinh doanh, kể cả liên doanh với nước ngoài theo những điều
kiện do luật định; xoá bỏ những cấm đoán và ràng buộc vô lý, những thủ tục phiền hà gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của
nhân dân; khuyến khích thành lập các tổ chức kinh tế - xã hội của các
doanh nghiệp tư nhân làm người đại điện cho các thành viên trong việc đối nội, đối ngoại và làm cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước
Pai hoi Dang lan thir VIII nam 1996 tiếp tục khẳng định: ““Thực hiện
nhất quán, lâu đài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần Lấy
việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngồi cho cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân làm mục tiêu hàng đẩu trong việc
khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh
doanh ” Đại hội cũng xác định: “Kinh tế tư bản tư nhân có khả năng góp
phần xây dựng đất nước Khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất,
yên tâm làm ăn lâu đài, bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi đi đôi tăng cường quản lý, bướng dẫn làm ăn đúng pháp luật, cố lợi cho quốc kế dân sinh”
Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ tư (khoá VIH) tháng 12 năm 1997 tiếp tục cụ thể hoá chủ trương nhất quán xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư
nhân, đồng thời chủ trương phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh,
liên kết giữa các thành phần kinh tế với các biện pháp cụ thể, “Nhà nước chủ động đầu tư và gọi vốn của các thành phần kinh tế, nghiên cứu thí điểm
việc Nhà nước góp vốn mua cổ phần của các công ty tư nhân, doanh nghiệp
Nhà nước thuê nhà kinh doanh tư nhân quản lý doanh nghiệp”
Chủ trương và đường lối của Đảng đã được cụ thể hoá thành các văn bản pháp luật của Nhà nước, đó là cơ sở pháp lý cho sự ra đời và phát triển của các DNNQD
Trang 20Trong những năm qua, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Việt Nam đã vươn lên trưởng thành và đóng góp trên 40% GDP, tốc độ tăng trưởng bình quân cửa khu vực này giai đoạn 1995 - 1999 là 6,5%/nam, thể
hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chủ trương phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần của Đảng Tuy nhiên, khu vực tư nhân chính
thức (bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty tư nhan, HTX )
cũng chỉ mới đóng góp một tỷ trọng khiêm tốn (trên 7%) trong tổng GDP cả nước (năm 1995: 7,56%, 1996: 7,65%, 1997: 7,50%, 1998: 7,47% và năm 1999: 7,50%)
1.4 Vai trò của các DNNQD trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
Thủ đô
Quán triệt chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, Hà
Nội luôn coi trọng việc khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển,
trong đó có khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Văn kiện Đại hội Đại biểu
Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XII khẳng định: “Khuyến khích kinh tế
tư nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh hợp pháp làm tròn nghĩa vụ với Nhà
nước, hướng kinh tế tứ nhân liên doanh với kinh tế Nhà nước” và “Khuyến
khích kinh tế tư nhân, cá thể phát triển trong những ngành và lĩnh vực pháp
luật không cấm, bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của các nhà kinh
doanh tư nhân, cá thể, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất, tín dụng, khoa học, công nghệ, đào tạo cán bộ, tiếp thị Thí điểm và mở rộng
dân việc Nhà nước gáp vốn đầu tư cùng tw nhân trên cơ sở thoả thuận
nhằm tạo thế kinh doanh, tạo lực phát triển"
Sau 15 năm đổi mới, Thủ đô Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có sự đóng góp quan trọng
của các DNNQD, thể hiện qua tỷ lệ phần trăm trong cơ cấu GDP, số công ăn việc làm đo khu vực này mang lại và những đóng góp vào quá trình
phân phối lại thu nhập, giảm bớt sự phát triển không đồng đều giữa đô thị
và nông thôn Vai trò của các DNNQD thể hiện ở các khía cạnh sau đây: -
a/ Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập quốc dân; phát huy các tiềm năng, nguôn lực của nhân dân tham gia vào công
Cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là một điều kiện
quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất của toàn nền kinh tế Do trình
độ lực lượng sản xuất của nước ta nói chung, ở Hà Nội nói riêng còn thấp,
trong khi đó tiểm năng của nền kinh tế vẫn còn lớn nhưng khả năng khai
thác thì hạn chế, các hình thức sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể chưa
Trang 21khai thác hết những tiểm năng to lớn của đất nước Chỉ có khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế ngoài quốc doanh mới có khả năng khai thác tối đa các tiểm năng của đất nước nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng
Tỷ trọng của các DNNQD trong tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Thành phố Hà Nội trong tương quan với các thành phần kinh tế khác được
thể hiện như sau:
Bảng 2: Cơ cấu GDP trên địa bàn Hà Nội qua các năm 1996-1999 (theo giá thực tế) Đơn vị tính: % 1996 1997 | 1998 | 1999
Kinh tế Nhà nước trung ương 57,0 595 | 561 | 568
Kinh tế Nhà nước địa phương 9,2 8,4 9,1 8,9
Kinh té ngoai quéc doanh (1) _| 23/7 20,9 | 20,1 | 19,7
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài | 10,1 112 | 126 | 126
(1): Kinh tế ngoài quốc doanh ở đây bao gồm c các DNNQD v và các hộ gia
đình -
Nguồn: Niên giám thong ké Ha Nội 1999
Trén pham vi ca nước, vai trò của các DNNQD trong nền kinh tế có thể thấy như sau:
Bảng 3: TY trọng của DNNQD trong GDP của cả nước qua các năm 1995-1998 (theo giá hiện hành) Don vi tinh: % 1995 1996 1997 1998 Doanh nghiệp Nhà nước 40,18 39,93 40,47 40,17 DNNQD : 7,44 7,40 7,21 7,07 Hợp tác xã 10,06 10,02 8,92 8,94
Hộ gia đình và nông dan 37,33 35,25 34,33 33,99 Khu vực đầu tư nước ngoài 4,99 7,39 9,07 982
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Các DNNQD là khu vực có khả năng khai thác và thu hút vốn trong
dân, đây là nguồn vốn còn nhiều tiểm năng chưa được khai thác nhiều, do
tính hiệu quả, quy mô sản xuất chủ yếu là vừa và nhỏ đòi hỏi vốn không nhiều, thời gian thu hồi vốn nhanh, dần dần tạo nên tập quán của người đân
Trang 22đầu tư vào sản xuất, hình thành khu vực “mồi” cho việc thực hiện có kết quả vấn đề huy động vốn của dân cư Theo ước tính vốn đầu tư tư nhân chiếm trên 70% vốn đầu tư toàn xã hội Đặc biệt, ở Việt Nam người dân chưa có thới quen và điều kiện làm giàu bằng nguồn vốn tích luỹ lớn và Nhà nước cũng chưa có chính sách thích hợp khuyến khích sản xuất, tiết kiệm để đầu tư, nên nguồn vốn tiết kiệm trong nhân dân vừa ít lại ứ đọng và chưa được sử dụng để đầu tư vào sản xuất Khi nguồn vốn tiết kiệm chưa nhiều, phân tần trong dân cư thì việc lựa chọn ngành nghề, quy mô đầu tư để đạt hiệu quả và thu hồi vốn nhanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Bảng 4: Tình hình vốn của DNNQD đăng ký kinh doanh hàng nam tại Hà Nội 600.006 Ị ®% = “Oo Ị = | 3 400.000 = = Ss s ` wm 200.000 ` - | i — 7 —- ”— ® 1992 T 1993 1994 1995 | 1996 ị 1997 1998 1999 —&—CTTNHH | 216.301 330.334 | 261286 207.197 304.352 201737, 303277 637.125 —M—DNTN | 20.239 | 12.397 | 14.870 CTCP ; | 12373 / 13.064 | 7.420 15.498 | 13.234 | ¡ 72.691 | 262.320 | 103.500 | 282.055 | 152.070 29.310 218.527, 252.920
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, 1999
Tỷ trọng số vốn các DNNQD đầu tư thêm tăng hàng năm, nếu như
năm 1997, tỷ trọng số vốn các DNNQD đầu tư thêm chỉ chiếm 6,8% tổng
vốn đầu tư xã hội trên địa bàn, thì đến năm 1999 đã chiếm tới 12,8%
Trang 23Bảng 5: Vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Hà Nội qua các năm 1996-1999 Don vi tinh: ty đồng 1996 1997 1998 1999 1.Vốn đầu tư của Nhà nước 1438,9 1827,2 1875 2020 (%) iil 11,8 141 19,1] 2 Phần vốn các DNNN đã đầu tư 2300 2325 1960 2900 thêm (%) 17,8 15,1 14,7 27,4 3 Các thành phần kinh tế ngoài Nhà 1990 2088 1860 2475 nước đầu tư thêm (%) 147 13,5 14,0 23,4 Trong đó: - Các DNNQD : 1142 1055 930 1350 (%) 8,8 6,8 7,0 12,8 - Các HTX sau chuyển đổi 180 30 (%) cà 1,2 0,2 - Các hộ cá thể tự đầu tư 758 853 900 1125 (%) ˆ 5,9 5,5 6,8 10,6 4 Dan déng gép xay dung duéng| 315 372 400 620 làng ngõ xóm và xây dựng nhà ở (%) CỐ 2,4 24 3,0 5,9 5 Vốn ngoài nước , 6977 8824 7231 2562 (%) 54,0 57,2 54,3 24,2
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 1999
Các DNNQD sản xuất một khối lượng sản phẩm, dịch vụ tương đối
lớn đáp ứng cho nhu cầu của xã hội, làm giảm bớt áp lực cầu của thị trường đồng thời đóng góp vào Ngân sách Nhà nước Các DNNQD đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của người tiêu dùng với giá rẻ hơn và thuận tiện hơn Thương nghiệp và dich vu, hay nói chung là ngành phân phối lưu thông thuộc về ưu thế hoạt động của các DNNQD, vì các loại dịch vụ cho cá nhân, cho các tổ chức kinh tế xã hội thường có yêu cầu đa dạng về chủng loại và đòi hỏi được phân bố rộng khắp, phù hợp với sự phân bố của các DNNQD
Trang 24Bảng 6: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ thị trường xã hội trên
địa bàn Hà Nội qua các năm 1996-1999 Đơn vị tính: tỷ đồng 1996 1997 1998 1999 1 Kinh tế Nhà nước 3965 4219 4689 4823 (%) 27,0 271 26,0 25,79 2 Kinh tế tập thể 55 60 77 80 (%) 0,4 0,4 0,43 0,42 3 Kinh tế tư nhân và cá thể 9530 9955 11601 12016 (%) 64,9 64,0 64,33 64,25 Trong do: - Thuong nghiép 6270 6575 7933 8168 - ăn uống 2650 2700 2913 3050 ~ Dịch vụ | > 360 400 432 | 450 - Doanh nghiệp sản xuất trực 250 280 323 348 tiếp bán sản phẩm | 4 Kinh tế hỗn hợp ` 367 416 945 999: (%) 2,5 3,0 5,24 5,34 5 Khu vực đầu tư nước ngoài 770 852 721 784 (%) 5,2 5,5 4,0 4,19
Nguồn: Niên gidm théng ké Ha Noi 1999
Các DNNQD nâng cao tính năng động, linh hoạt của nền kinh tế nhờ quy mô nhỏ, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh da dạng, kết hợp chun mơn hố với đa dạng hoá, linh hoạt với những đòi hỏi của nền kinh
tế thị trường So với doanh nghiệp Nhà nước, DNNQD không thể ở lại vào
sự giúp đỡ của Nhà nước, phần vì số lượng các đoanh nghiệp này quá
nhiều, phần vì điều kiện giúp đỡ của Nhà nước bị hạn chế, nên kể cả vốn,
lao động họ đều tự mình điều chỉnh, tìm mọi cách để vượt qua mọi khó khăn, thử thách Các DNNQD chủ yếu là DNV&N nên sự thua lỗ, phá sản của họ.có ảnh hưởng không lớn đối với xã hội, đồng thời ít chịu ảnh hưởng bởi tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế đây chuyển của khu vực và quốc tế
Các DNNQD có khả năng tập trung vốn, trí thệ vào các ngành kinh tế có khả năng phát triển hay những ngành kinh tế đòi hỏi hàm lượng trĩ
Trang 25thức cao cũng như có khả năng lấp đầy những khoảng trống trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh không cần nhiều vốn và có mức lợi nhuận thấp, đồng thời DNNQD thường phổ biến sử dụng các công nghệ trung gian, từng bước hiện đại hoá, là cầu nối giữa công nghệ truyền thống với công
nghệ hiện đại Các DNNQD dễ dàng, nhanh chóng đổi mới thiết bị công
nghệ nên rất để thích ứng với sự biến đổi thường xuyên của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ hiện đại
Trong quá trình mở cửa nền kinh tế, từng bước hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, các DNNQD sẽ là một cầu nối quan trọng cho sự hội nhập đó Các nhà đầu tư nước ngoài (phần lớn là những công ty tư nhân) cần phải có những người bạn đồng hành để cho họ an tâm đầu tư vốn và khoa học công nghệ Chính các DNNQD có thể thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ sản xuất và là người bạn đồng hành tạo ra sự tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài
Bảng 7: Đóng góp của các loại hình doạnh nghiệp vào ngân sách Nhà nước qua các năm 1992-1998 Đơn vị tính: % 1992 | 1994 | 1996 | 1997 | 1998 Téng 100 700_ 1700 T00 100 1 Thuế từ kinh tế nhà nước 445 52,1 | 49,7 45,8 44,1 2 Thuế từ kinh tế ngoài nhà nước | 23,5 21,0 | 20,6 20,0 20,8
3 Thuế từ kinh tế của khu vực có|320 | 26,9 [29,7 1342 [35,1
vốn đầu tư nước ngoài › _ˆ |
Nguồn: Tổng cục Thống ké 1999
Dưới dạng đồ thị cho thấy:
Trang 26b/ Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế việc dĩ dân vào
nội thành
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã tạo ra nhiều việc làm trong những năm gần đây, trong khi số
việc làm ở khu vực nhà nước có xu hướng giảm liên tục.!!
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có tới 1073 DNNN (chiếm 16% số
DNNN trên cả nước} Trong tiến trình đẩy mạnh cổ phần hoá, bán, khoán,
cho thuê và giải thể các DNNN thì việc dôi ra một số lượng lớn lao động là
điều không thể tránh khỏi Hơn nữa, với vị thế là trái tìm của cả nước, đầu
não về chính trị - hành chính, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo đục,
kinh tế và giao lưu quốc tế của cả nước, Hà Nội còn thu hút một lực lượng lao động lớn di cư từ các tỉnh, Thành phố trong cả nước, đặc biệt là những tỉnh lân cận Các DNNQD có khả năng tạo ra việc làm với mức đầu tư thấp và chủ yếu bằng vốn của đân mà lẽ ra Nhà nước phải tốn rất nhiều vốn đầu tư để giải quyết việc làm (trung bình Nhà nước phải đầu tư hơn 10 triệu đồng để tạo ra một chỗ làm việc) Giải quyết có hiệu quả vấn đề thất nghiệp từ đó dẫn đến giảm bớt các tệ nạn xã hội và tạo ra sự phát triển hài hoà cho nền kinh tế
Ở Hà Nội hiện nay, cơ cấu phân bố nguồn nhân lực trong các thành phần kinh tế có sự thay déi theo hướng tỷ trọng lao động trong khu vực
kinh tế quốc doanh giảm dần, còn trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
tăng nhanh Tính tới 31/12/1998, tổng số lao động đang làm việc trong khu vực Nhà nước trên địa bàn Hà Nội là 396.549 người chiếm 36,05% tổng số người hoạt động kinh tế (1.099.700 người), lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 24.000 người (chiếm 2,2%), số người lao động trong các thành phần kinh tế khác chiếm 61,75% Riêng lao động trong các DNNQD Hà Nội năm 1989 chiếm khoảng 48%, tang dan qua các năm, đến năm 1992 tăng lên 63,2%, năm 1995 là 64,5%, năm 1999 đạt 68%
1 “Khu vực kinh tế tư nhân đã tạo ra nhiều việc làm trong những năm gần đây, thu nhận cả những người
mới đi làm, bộ đội phục viên lẫn nhân công do các doanh nghiệp nhà nước thải ra, mặc dù khu vực này có mức tăng trưởng chậm hơn doanh nghiệp nhà nước”
Trang 27Bằng 8: Tỷ trọng lao động của các loại hình doanh nghiệp trên phạm vi ca nước qua các năm 1995-1998 Don vi tinh: % 1995 1996 1997 1998
Doanh nghiệp Nhà nước 5,12 5,13 5,16 5,18
Co quan hanh chinh 4,25 3,63 3,67 3,59
Hợp tác xã : 0,27 0,32 0,36 0,33
DNNQD 0,97 1,07 1,16 1,31
Hộ gia đình và nông dân _ 89,10 89,21 89,02 88,93
Khu vực đầu tư nước ngoài 0,28 0,64 0,61 0,67
Nguồn: Tổng cục Thống ké 1999
Tỷ trọng thu hút lao động của các DNNQD trên phạm vị cả nước cũng có xu hướng tăng lên Nếu năm 1995 tỷ trọng lao động của các DNNQD chỉ chiếm 0,97% thì đến năm 1998 tăng lên 1,31% Trong tất cả các loại - hình doanh nghiệp thi DNNQD có tốc độ tăng trưởng lao động cao nhất
16,23% năm 1998 (Bảng 9)
Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng lao động của các loại hình doanh nghiệp trên cả nước qua các năm 1996-1998 Don vi tinh: % 1996 1997 1998 Doanh nghiệp quốc doanh 3,71 3,80 3,36 Cơ quan hành chính -11,54 4,57 0,61 DNNQD 13,67 12,02 16,23 Hợp tác xã 20,07 16,88 -3,69 Hộ gia đình và nông dân 3,61 3,13 2,87 Nguồn: Tổng cục Thống ké 1999
Các DNNQD có tác động thúc đẩy quá trình đơ thị hố phi tập trung Sự phát triển của các DNNQD ở ngoại thành không chỉ tạo ra việc làm cho những người chưa có việc mà còn thu hút số lượng lớn lao động thời vụ trong thời gian nông nhàn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, rút dần lực _ lượng lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp và dịch vụ, nhưng vẫn sống ngay tại quê hương, giảm bớt lượng người di cư từ các huyện ngoại thành vào các quận nội thành
Trang 28c/ Thic day chuyển địch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý theo
hướng kinh tế thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế
Trước đây hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các ngành nghề sản xuất kinh đoanh đều do khu vực kinh tế quốc doanh đảm nhận Hiện nay, trừ một số ít các lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước giữ vai trò độc quyền còn lại hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các DNNQD đều tham gia với mức độ ngày càng lớn Trong đó, một số ngành nghề DNNQD đã chiếm tỷ trọng
khá cao (sản xuất lương thực, thực phẩm, bán lẻ hàng hố, hàng tiêu dùng,
ni trồng thủy sản ) Sự phát triển phong phú đa đạng các cơ sở sản xuất,
các ngành nghề, các loại sản phẩm dịch vụ, các hình thức kinh doanh của khu vực này đã tác động mạnh mẽ đến các DNNN, buộc các doanh nghiệp
này phải cải tổ, sắp xếp lại, đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức
kinh đoanh để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường Nói cách khác, DNNGQD đã thúc đấy sự cạnh tranh giữa các đoanh nghiệp trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động hơn, đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn buộc công tác quản lý hành chính của Nhà nước phải thay đổi nhanh nhạy, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thị
trường nói chung Như vậy, sự phát triển của kinh tế ngoài quốc đoanh đã góp phần quan trọng hình thành và xác lập vai trò vị trí của các chủ thể sản
xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường, đẩy nhanh việc hình
thành nền kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy cải cách DNNN, cải tổ cơ chế
quản lý theo hướng thị trường, mở của hợp tác với bên ngoài, nâng cao
năng lực cạnh tranh
Hiện nay nhiều doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các tổng công ty
lớn thường đòi hỏi sự độc quyền và bảo hộ của Chính phủ Cồn các
DNNQD hầu hết là các DNV&N (90% các DNNQD là các DNV&N), có
tính tự chủ cao độ, không ý lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, họ sẵn sàng
chấp nhận tự do cạnh tranh
Các DNNQD có vai trò to lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế đặc biệt đối với khu vực ngoại thành Sự phát triển của các DNNQD ở ngoại thành Hà Nội thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các
ngành và trong nội bộ ngành; thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế
đ/ Hình thành và phát triển đội ngữ các nhà doanh nghiệp tư nhân, xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp Việt Nam có trình độ Đồng thời cơ chế quản lý mềm dẻo trong các DNNQD cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của mọi người, từng bước thực hiện công bằng xã hội
Trong khi một số nhà quản lý DNNN được đào tạo trong cơ chế cũ tổ ra bất cập trước đòi hỏi của nền kinh tế khi chuyển sang cơ chế thị
Trang 29trường và trước yêu cầu về CƠNH, HĐH đất nước thì quá trình phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã xây dựng được một đội ngũ các nhà đoanh nghiệp tư nhân hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề của nên kinh tế với số lượng và trình độ không ngừng tăng lên
Căn cứ vào các số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội, có thể thấy số lượng các DNNQD được thành lập trong các năm từ 1992 cho đến hết năm L999 như sau:
Bảng 10: Số lượng các DNNQD được thành lập ở Hà Nội thời kỳ 1992-2000 Đơn vị tính: doanh nghiệp 1992| 1993 | 1994 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 a Téng TNHH | 190] 439; 424] 333} 443) 342] 392| 728| 254] 3291 DNTN | 256 92 87] 87 95 56 74|_ 49 30) 769 CTCP 5 4 4 8 l1 7 28 85 30} 152 Téng | 451] 535{ 515] 428] 549] 405| 494] 862{ 314} 4239 (TNHH = Công ty trách nhiệm hữu han; DNTN = Doanh nghiệp tư nhân, ' CTCP = Công ty cổ phần) :
Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội
Trên địa bàn cả nước, trong số các loại hình DNNQD thì doanh
nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó, tại Hà Nội công ty trách nhiệm hữu hạn lại chiếm tỷ trọng lớn nhất, số lượng các công ty cổ phần cũng ngày càng gia tăng '
Nếu so sánh số lượng giám đốc DNNN được Nhà nước đào tạo trong nhiều thập ký trước đây thì số lượng các nhà quản lý DNNQD hoạt động trong thời gian qua lớn hơn nhiều DNNQD là nơi đào tạo và sàng lọc các nhà quản lý doanh nghiệp thông qua thực tiễn kinh doanh, góp phần vào việc đào tạo lực lượng cán bộ quan lý doanh nghiệp có chất lượng cao cho đất nước Mặc dù không tránh khỏi còn nhiều bất cập và hạn chế, đội ngũ những nhà đoanh nghiệp mới đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung vững bước tiến vào thế kỷ XXI, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH
Sự phát triển của DNNQD với các loại hình khác nhau đã góp phần làm cho quan hệ sản xuất ở Thủ đô Hà Nội chuyển biến phù hợp với lực
lượng sản xuất trong giai đoạn chuyển đổi nên kinh tế Sự phát triển da
dạng trong quan hệ sở hữu kéo theo sự biến chuyển trong quan hệ quản lý: hình thành tầng lớp chủ doanh nghiệp tư nhân bên cạnh đội ngũ giám đốc
Trang 30các DNNN; hình thành đội ngũ những người lao động làm thuê trong các
DNNGQD bên cạnh những người làm công ăn lương trong các cơ quan nhà
nước; xuất hiện quan hệ chủ thợ, quan hệ thuê mướn lao động thông qua hợp đồng kinh tế; thị trường lao động được hình thành và phát triển, các doanh nghiệp chủ động phát triển đội ngũ lao động theo yêu cầu của sắn xuất kinh doanh, tạo cơ hội bình đẳng trong việc tìm kiếm việc làm cho người lao động thay cho việc phân bổ lao động vào các doanh nghiệp theo chỉ tiêu trong thời cơ chế kế hoạch hoá trước đây Quan hệ phân phối cũng trở nên linh hoạt, đa dạng: ngoài phân phối chủ yếu dựa trên lao động, còn sử dụng các hình thức phân phối theo vốn góp, theo tài sản, theo cổ phần và nhiều hình thức khác
Sự chuyển biến trong các quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối đã làm cho quan hệ sản xuất trở nên mềm dẻo, đa dạng, linh hoạt phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nền kinh tế và tâm lý xã hội ở nước ta hiện nay, nhờ vậy đã
khơi dậy và phát huy tiểm năng về vốn, tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên
_ nhiên, đặc biệt là nguồn lao động đồi dào và tài năng sáng tạo của hàng
triệu lao động Thông qua đó mọi người dân đều được quyền tham gia phát triển kinh tế và hưởng thụ thành quả lao động của mình, công bằng xã hội từng bước được thực hiện
II Môi trường kinh tế - xã hội Hà Nội đối với sự phát triển của
DNNQD trên địa bàn Thành phố 2.1 Vị thế Thủ đô Hà Nội
Hà Nội là trái tim của cả nước, dầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch
quốc tể” , là vàng đất “địa linh nhân kiệt” với l:ch sử nghìn năm văn hiến,
nơi hội tụ và giao thoa các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc N gười dân Hà Nội thanh lịch, tiếp thu nhanh nhạy cái mới, có khả năng sáng tạo ra những giá trị văn hoá, tỉnh thần có giá trị Thủ đô Hà Nội nằm ở trung
tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 5 tỉnh: Bắc Ninh, Thái
Nguyên, Hà Tây, Hưng Yên và Vĩnh Phúc Thành phố gồm bảy quận nội thành (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân) và năm huyện ngoại thành (Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì) với tổng diện tích 918,46 km2, bằng 0,28 % diện tích tự
nhiên của cả nước với dân số là 2.688.000 người (tính đến hết năm L999),
chiếm 3,5% đân số cả nước
'? Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010
Trang 31Với vị thế là Thủ đô, Hà Nội vừa có những tiểm năng, lợi thế so
sánh; vừa có những thách thức, không thuận lợi trong quá trình phát triển Thủ đô
Một mặt, với tư cách là Thủ đô, Hà Nội có một số thuận lợi cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội:
Là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá,
khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, Hà Nội được Nhà nước chỉ đạo, tập trung đầu tư về mọi mặt trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô Có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ và tỉnh hoa văn hoá thế giới, giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề kinh tế-xã hội phát sinh có liên quan trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và quốc tế
Hà Nội có ưu thế so với các địa phương khác ở khu vực phía Bắc
trong công tác tuyên truyền vận động và tổ chức triển khai thu hút đầu tư
vào Hà Nội, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, mở rộng các dịch vụ công nghệ cao, dịch vụ tài chính - ngân hàng, dịch vụ đối ngoại, du lịch, Về lâu đài, chính khả năng kế thừa, lôi cuốn, quy tụ và đồng kết được nhiều tiềm lực, điều kiện từ bên ngoài, cũng như năng lực tự tích lũy được về kinh nghiệm và bản lĩnh lãnh đạo, kinh doanh, trình độ phát triển về hạ tầng kỹ thuật, các nguồn vốn, nguồn nhân lực, trị thức - công nghệ sẽ tạo tiền đề và động lực mạnh mẽ nhất cho sự phát triển và cất cánh của
Thủ đô trong tương lai
Mặt khác, Thủ đô Hà Nội có những khó khăn trong phát triển
kinh tế - xã hội:
Là nơi ban hành những chủ trương, chính sách của Nhà nước; là
trung tâm đầu não về chính trị, vì thế mỗi động thái chủ trương, chính sách và thực tiễn của Thành phố Hà Nội đều có sự chi phối trực tiếp và gián tiếp nhất định đến đời sống kinh tế - xã hội của cả nước, điều đó không cho phép Thành phố dễ dàng triển khai các thử nghiệm quyết sách quản lý, điều hành của các cấp chính quyền nhằm tạo ra sức bật mới cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội như một số thành phố khác
Do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, Hà Nội trở thành nơi hội
tụ dòng di cư tự do, đặc biệt của quá trình đơ thị hố đã tạo ra các đòng đi dân, người ở tỉnh ngoài về Hà Nội kếm việc làm (có lúc lên đến 9,5 vạn người), khiến tốc độ đô thị hóa bị thúc ép tăng nhanh hơn tốc độ phát triển
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ quản lý đô thị (tỷ lệ đân số nội thành của
Trang 32nay tạo ra một sức ép lớn về mọi mặt cho quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của Thủ đô
Là đầu mối giao thông của khu vực phía Bắc, Hà Nội phải đối mặt với nạn buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán ma tuý Điều này không chỉ tạo
sức ép cao lên việc triển khai thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và
Nhà nước, mà còn buộc Hà Nội phải đối điện với mức độ gia tăng các loại tội phạm và tệ nạn xã hội - mặt trái của nền kinh tế thị trường
Thủ đô cũng là địa bàn trọng yếu mà các thế lực thù địch tập trung chống phá Tập trung phát triển kinh tế, nhưng Thành phố phải dành nhiều
thời gian để không ngừng chăm lo ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật
tự an toàn xã hội
Hà Nội đang ngày càng cảm nhận rõ rệt hơn thách thức giữa hai yêu cầu đều quan trọng và cấp thiết như nhau: /#ý nhất, yêu cầu phải đẩy
nhanh tốc độ và đồng bộ hoá sự phát triển, đuổi kịp với Thủ đô các nước,
góp phần tạo động lực cho phát triển kinh tế vùng và kinh tế cả nước; fứ
hai, yêu cầu phải phát triển bền vững, nhất là bảo đảm sự ổn định về chính
trị, trật tự an toàn về xã hội, sự lành mạnh về môi trường văn hoá và sinh thái, cũng như phải phấn đấu để "giữ nhịp" ổn định hóa cho toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai của cả nước
2.2 Tình hình phát triển kinh tế Thủ đô trong 10 năm qua
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá
tập trung, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã
hội chủ nghĩa, trong 1Ô năm qua, kinh tế - xã hội Thủ đô đã có bước phát
triển cơ bản Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 và 1996 - 2000 đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra; kinh tế Thủ đô đã vượt qua thời
kỳ suy thoái, tăng trưởng nhanh và liên tục Đây chính là môi trường kinh
tế đặc biệt thuận lợi cho các DNNQD phát triển ổn định
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Hà Nội thời ky 1991-1995 dat
12,52%, thời kỳ 1996-2000 là 10,60% Hà Nội là một trong số các địa
phương có tốc độ tăng trưởng cao, gấp I,3 - 1,5 lần so với tốc độ tăng chung cả nước (tốc độ tăng GDP trung bình của Thủ đô giai đoạn 1990-
1999 cao hơn cả nước từ 3-4%/năm); tổng giá trị GDP của Thành phố ước năm 2000 gấp 2,9 lần so với năm 1990 và 1,6 lần so với năm 1995, Năm
2000, GDP của Hà Nội chiếm 7,22% so với cả nước, khoảng 41% so với
toàn vùng Đồng bằng sông Hồng và 65,47% so với vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc
Trang 33chiếm ty trọng 57,2% (năm 2000), có tốc độ tăng trưởng bình quân 9,57%/năm (giai đoạn 1996-2000); tương ứng, kinh tế nhà nước địa phương chiếm tỷ trọng 9,2%, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,5%/nam, khu vực
ngoài nhà nước chiếm ty trọng 19,9%, tăng trưởng bình quân 7,9%/nam;
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 13,7%, tăng trưởng bình
quân 25,6%/năm
Mức sống của người dân Hà Nội cũng tăng nhanh, khẳng định một thị trường có sức mua cao GDP bình quân đầu người tăng từ 470 USD (năm
1991) lên 915 USD (năm 1999), gần 990 USD vào năm 2000, bằng khoảng
2,29 lần mức bình quân của vùng Đồng bằng sông Hồng và 2,07 lần mức bình quân của cả nước
Cơ cấu kinh tế Thủ đô chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, từ công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ chuyển sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, có tác động tích cực đến lĩnh vực hoạt động và tổ
chức sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Tỷ trọng ngành công nghiệp mở rộng tăng từ 29,1% năm 1990 lên 38% năm 2000; ngành dịch vụ từ 61,9% giảm xuống còn 58,2% năm 2000; ngành nông-
lâm nghiệp và thuỷ sản từ 9% giảm xuống còn 3,8% năm 2000
Hà Nội là địa bàn thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 0% năm 1990 lên 12,64% trong cơ cấu GDP Thành phố năm 2000 Các doanh nghiệp có vốn FDI có tiềm lực lớn cả về vốn, nhân lực và công nghệ, do đó các DNNQD phải nhanh
chóng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển
Công nghiệp Hà Nội đạt mức tăng trưởng cao các năm qua, bình quân
13/7%/năr thời kỳ 1991-1995 và 15,16%/năm thời kỳ 1996-2000; đã hình
thành 5 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của Thành phố: cơ - kim khí, điện - điện tử, đệt - may - giày, chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu mới (kể cả vật liệu trong ngành thông tin liên lạc) với tỷ trọng của 5 nhóm hàng này theo giá trị sản xuất đạt 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp
năm 2000 Sản phẩm công nghiệp ngày càng phong phú Một số sản phẩm
của Hà Nội có sức cạnh tranh và chiếm tỷ trọng cao so với cả nước như: động cơ điện chiếm 83%, xe đạp chiếm 35%, máy chế biến gỗ chiếm
46,6%; đồ nhôm chiếm 74%, lấp ráp ti vị chiếm 47,6%, quạt điện các loại
chiếm 73,9% Cơ sở hạ tầng công nghiệp từng bước được nâng cao, Thành phố đã có 9 khu công nghiệp cũ, xây dựng mới 5 khu công nghiệp tập trung và 2 khu công nghiệp vừa và nhỏ
Trang 34gia một phần đáng kể của khối DNNQD 10 năm qua, giá trị sản xuất dich vụ tăng trưởng bình quân 13,36%/năm Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch
vụ trên thị trường xã hội tăng bình quân 24,42/năm Hoạt động du lịch
ngày càng phát triển phong phú, đa dạng Cơ sở vật chất được tăng cường, đủ điều kiện đón 1 triệu khách du lịch mỗi năm Từ năm 1991 đến năm 2000, lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tăng 15 lần Doanh thu
ngoại tệ của hoạt động du lịch tăng từ 3,5 triệu USD năm 1990 lên 100
triệu USD năm 1999 Các hoạt động trên lĩnh vực bảo hiểm cũng có nhiều
tiến bộ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế với nhiêu hình thức
phong phú Dịch vụ vận tải, kho bãi, thêng tin có tốc độ tăng trưởng GDP là 14,68%/năm
Nông nghiệp và nông thôn ngoại thành có chuyển biến tích cực Trong 5 năm (1996 - 2000), sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản đạt mức tăng trưởng bình quân 4,98%/năm Đến nay, giá trị sản xuất nông, lãm, thuỷ sản và dịch vụ bình quân 1 ha canh tác tăng gần 4 lần so với năm 1989, đạt 40,4 triệu/ha năm 1999 Công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học đã từng bước được ứng dụng vào phát triển nông nghiệp Nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục, trong đó các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như: gốm sứ Bát Tràng, Kim Lan (Gia Lâm); đệt Triều Khúc
(Thanh Trì); may (Cổ Nhuế); gỗ mỹ nghệ Vân Hà (Đông Anh); rèn (Xuân
Phương - Từ Liêm) , và nhiều làng nghề khác đang được phục hồi và phát triển; kinh tế trang trại bước đầu được hình thành và phát huy tác dụng Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng Bộ mặt nông thôn ngoại thành thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân được nâng cao; mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay tăng 2,4 lần so với năm 1990
Vốn đầu tư xã hội tăng mạnh trong các thành phần kinh tế, song vốn
trong nước vẫn là chủ yếu, chiếm 56% trong tổng 64,8 ngàn tỷ đông đầu tư
của Hà Nội thời kỳ 1996-2000 Tỷ trọng đầu tư từ nguồn vốn trong nước
tăng mạnh và tăng ở tất cả các nguồn: Vốn nhà nước chiếm tỷ trọng 11,1%
năm 1996 tăng lên 21,5% năm 2000; vốn tín dụng nhà nước từ 1,8% lên
3,2%; vốn doanh nghiệp tự đầu tư từ 17,8% tăng lên 20,3%; vốn đầu tư của
các thành phân kinh tế ngoài nhà nước từ 15,4% lên 26%; vốn dân tự đầu
ti từ l,3% tăng lên 7,1%
Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn diễn ra sôi động, với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thời
kỳ 1991-1999 là 21,7%/năm, thời kỳ 1996-1999 là 16,17%/nam; dua kim
ngạch xuất khẩu trên địa bàn từ 755 triệu USD (năm 1995) lên 1.525 triệu
Trang 35USD (năm 2000) Kim ngạch nhập khẩu bình quân giai đoạn 1996-2000 tăng trên 18%/năm, tỷ trọng nhập khẩu trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất chiếm 42,6% trong tổng số kim ngạch nhập khẩu (năm 1991) tăng lên 94,74% (năm 2000), góp phần từng bước hiện
đại hoá công nghệ sản xuất của nền kinh tế
2.3 Tình hình dân số, lao động của Thủ đô Hà Nội
Về qui mô đân số, tính đến cuối năm 1999, đân số Hà Nội có
2.688.000 người (chiếm 3,5% dân số cả nước), trong đó dân số nội thành là 1.538.905 người (chiếm 57,6% đân số toàn thành phố)
Do thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được việc phát triển dân số tự nhiên Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên từ 1,72% năm 1991 đã giảm từng bước đến cuối năm 1999 chỉ còn 1,08% hoàn thành trước l năm so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 12 đề ra, vượt trước 5 năm so với cả nước về mức sinh thay thế
Tuy nhiên, do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt của
quá trình đơ thị hố đã tạo ra các dòng di dân đến Hà Nội, chủ yếu là khu vực nội thành, tìm việc ngày càng lớn, vì thế hiện nay tốc độ tăng dân số cơ học của Hà Nội khá cao (có thời điểm lên tới 20 vạn người) Điều này tạo ra một sức ếp lớn về mọi mặt cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Vì vậy, tỷ lệ tăng dân số chung của dân số Hà Nội còn khá cao: năm 1990 so với 1985 tăng 12,4%; năm 1995 so véi 1990 tang 11,38% Binh quan hàng năm tầng 2,63% (thời kỳ 1990 - 1995) và 2,2% (thời kỳ 1996 - 1999), chủ yếu là do ảnh hưởng của mức tăng cơ học Do đó, quản lý chặt chế về biến động cơ học của dân số là cơ sở quan trọng cho dự báo và hoạch định chính sách về dân số của thành phố
Do không gian đô thị ngày càng mở rộng và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, nên dân số thành thị ngày càng tăng, dân số nông thôn ngày càng giảm Tỷ lệ đân nội thành so với số dân toàn thành phố năm 1901 là 46,0%; năm 1996: 48% đến năm 1999 là 57,6% Trong những năm tiếp theo tỷ lệ này tiếp tục tăng mạnh trong quá trình đô thị hoá (Việc lập thêm 3 quận mới là Thanh Xuân, Tây
Hồ và Cầu Giấy làm cho dân số nội thành của Hà Nội tăng thêm gần
240.000 người)
Do tỷ lệ tăng dân số cao nên số lượng lao động ở Hà Nội cũng tăng nhanh qua các năm Số lao động năm 1999 so với năm 1995 tăng 14,43% Nếu so với toàn bộ dân số thì số người trong độ tuổi lao động của Hà Nội khá lớn lên tới 1.579.200 người, chiếm 58,75% dân số, trong đó khu vực
Trang 36thành thị có 916.000 người, chiếm 58%; khu vực nông thôn có 663.200 người, chiếm 42% Trong đó tổng dân số hoạt động kinh tế thường xuyên là 1.099.700 người, chiếm 69,6% số người trong độ tuổi lao động, 40,9% trên tổng số dân So với năm 1998, số người tham gia hoạt động kinh té năm 1999 tăng lên về số tuyệt đối nhưng lại giảm khoảng 2% xét về số tương đối
Dự tính năm 2000, số người trong độ tuổi lao động của Hà Nội có
khoảng 1.624.200 người; đến năm 2005 - khoảng 1.821.800 người; đến năm 2010 - khoảng 1.920.000 người Ngoài ra chưa kể đội ngũ đông đảo lao động ngoại tỉnh vào Hà Nội tìm việc làm thêm Sự gia tăng nhanh
chóng nguồn lao động đã gây áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm
trong giai đoạn hiện nay và cả những năm sau
Về trình độ văn hoá, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước
hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trên toàn thành phố, tỉ lệ biết chữ của dân số Hà Nội là 99,6% Trình độ văn hoá của nguồn lao động Hà Nội có tương đối cao Tính đến năm 1999 có 85;96% số người tốt nghiệp từ trung
học cơ sở trở lên, riêng tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 45,3% (trong
đó tỷ lệ này ở quận Thánh Xuân đạt 61,61%)
Số người chưa biết chữ trong độ tuổi lao động khoảng 4.360 người,
nhưng số này chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và vùng ngoại thành
(chiếm 64% tổng số người mù chữ) và ở những người cao tuổi Số lao động
nữ mù chữ ở khu vực nông thôn chiếm tới 74,1% tổng số người không biết chữ ở khu vực này
Tuy trình độ văn hoá của lao động Hà Nội cao nhất so với vùng đồng bằng sông Hồng và so với cả nước, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được những nhiệm vụ đang đặt ra của công cuộc CNH, HĐH Thủ đô Đây là một tồn tại cần phải tập trung giải quyết trong giai đoạn 2001 - 2010
Về trình độ chuyên môn, Hà Nội là một trong những tỉnh, thành phố có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao Hiện nay thủ đô Hà Nội tập trung các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu nhiều nhất so với các địa phương khác trong cả nước (112 viện nghiên cứu; 43 trường đại học, cao dang; 34 trường trung học chuyên nghiệp; 41 trường dạy nghề; ngoài ra còn có nhiều tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghệ hiện đại, tiên tiến) Đây là điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất
lượng, phân bố, sử dụng lao động trên đại bàn Hà Nội Đến năm 1999, có
42,26% nguồn lao động đã qua đào tạo, có bằng từ sơ cấp trở lên (tỷ lệ của cả nước là 13,3%) Trong đó:
Trang 37- Lao động có trình độ đại hợc, cao đẳng chiếm 11,1% nguồn lao
động (trong đó ở thành thị là 17,1% và ở nông thôn là 2,1%)
- Lao động có trình độ THCN chiếm 8,6% nguồn lao động (trong đó ở thành thị là 12% và ở nông thôn là 3,4%)
- Lao động có trình độ CNKT có bằng chiếm 10,1% nguồn lao động (trong đó ở thành thị chiếm 12,5% và ở nông thôn chiếm 6,4%)
Như vậy, có thể thấy rằng: lao động có trình độ, chuyên môn kỹ
thuật chủ yếu tập trung ở thành thị; còn ở khu vực nông thôn, chủ yếu là lao động phỏ thông chưa có chuyên môn kỹ thuật Cơ cấu lao động còn nhiều bất hợp lý, có sự mất cân đối lớn giữa đào tạo đại học, cao đẳng với đào tạo nghề, hiện nay cơ cấu: Đại học-Cao đẳng/Trung học chuyên nghiệp/Công nhân kỹ thuật theo tỷ lệ 1 - 0,8 - 1, trong khi đó tỷ lệ hợp lý trên thế giới là I - 4 - 10, điều này tạo ra sự bất cập, lãnh phí và hiệu quả thấp trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn lao động chưa cao (số lao động chưa qua đào tạo còn lớn, chiếm gần 60% nguồn lao động) dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa cung - cầu về lao động kỹ thuật: thừa về số lượng, thiếu về chất lượng
Cơ cấu phân bố lực lượng lao động trong các thành phần kinh tế có sự thay đổi cơ bản từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI theo hướng: tỷ trọng lao động khu vực kinh tế quốc doanh giảm dần, tỷ trọng lao động khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh Từ khi thực hiện chỉ thị 20/1998/CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh,
sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, trong 2 năm (1998 - 1999), Hà
Nội đã tiến hành sáp nhập 6 cặp doanh nghiệp, giải thể 2 doanh nghiệp, khoán 1 doanh nghiệp cho người lao động và chuyển 70 doanh nghiệp Nha
nước thành công ty cổ phân, góp phần thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ
cấu lao động từ khu vực kinh tế quốc đoanh sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Bảng 11: Tỷ trọng lao động trong khu vực kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh ở Hà Nội qua các năm 1989-1998 Đơn vị : %
Năm ¡ Tỷ trọng lao động (rong khu vực | Tỷ trọng lao động trong khu vực
Trang 38Từ khi cả nước chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, đã xuất
hiện nhiều nghề mới, đồng thời đã tạo ra sự chuyển hướng phân bố lao động từ đó cơ cấu nguồn nhân lực Thủ đô cũng có nhiều thay đổi
Năm 1999, trên phạm vi toàn thành phố, lao động tập trung vào ngành dịch vụ là chủ yếu (55,1%), lao động làm việc trong ngành công
nghiệp và nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ (23% và 21,9%) Tại khu vực thành
thị, lao động tập trung vào ngành dịch vụ lên tới 71,5%, còn lại là công
nghiệp (22,5%) Ở khu vực nông thôn, cơ cấu lao động lại tập trung chủ
yếu vào ngành nông nghiệp (62,5%), trong khi đó lao động làm việc trong ngành dịch vụ và công nghiệp chỉ có 25,5% va 12%!3,
Tại khu vực thành thị, lao động tập trung chủ yếu vào khu vực kinh tế Nhà nước (chiếm 48,8% số lượng lao động) và khu vực tư nhân (42,4%), lao động làm việc trong khu vực kinh tế nước ngoài chỉ có 2% Tình hình phân bố lao động ở vùng nông thôn lại khác: lao động tập trung trong khu
vực kinh tế tập thể chiếm 71,9%, tư nhân chiếm 14,9%, còn khu vực kinh
tế nước ngoài chỉ chiếm có 0,15% Lao động khu vực nông thôn tập trung chủ yếu vào ngành nông nghiệp nhưng giá trị đóng góp vào nền kinh tế của Thành phố thấp, chỉ khoảng 3,8% GDP năm 1999 Do yêu cầu phát triển kinh tế ngoại thành, đơ thị hố nông thôn và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nên trong thời gian tới việc định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là bức xúc trong phát triển kinh tế-xã hội mà Thành phố cần
quan tâm chỉ đạo
Năm 1999, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 81,3%, so với năm 1998, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đã có chuyển biến tích cực Tuy vậy, vẫn còn khoảng gần 20% thời gian lao động của nông thôn chưa được sử dụng hết, tương đương khoảng trên 70.000 lao động khu vực nông nghiệp cần được bố trí việc làm đầy đủ
Trong những năm qua, Hà Nội là địa phương có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong cả nước; năm 1999 tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nội là 5,59%; trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 8,96%, khu vực nông thôn là 1,4% Với tỷ lệ trên, năm 1999 toàn thành phố có khoảng 90.000 người chưa có việc làm, tuy nhiên qua điều tra hộ khẩu của Công an thành phố thời điểm 1/3/1999 thì chỉ có 73,3% số người thất nghiệp có nhu cầu tìm việc, còn 26,7% số người thất nghiệp không có nhu cầu giải quyết việc
!3 “Báo cáo kết quả giải quyết việc làm năm 1999 và kế hoạch giải quyết việc làm năm 2000 của thành
phố Hà Nội”, Sở LÐ - TB và XH Hà Nội
Trang 39lam
Tình hình thất nghiệp ở thành phố đang tiếp tục gia tăng và chịu sức ép của nhiều yếu tố, đặc biệt là do việc tổ chức, sắp xếp lại sản xuất ở các DNNN làm cho bộ phận lao động thiếu việc làm và mất việc làm ngày
càng tăng Mặt khác, do quá trình đô thị hoá, việc tăng dân số cơ học, đặc
biệt là tình trạng lao động ngoại tỉnh về thành phố tìm việc làm, học sinh,
sinh viên ra trường không trở về các địa phương mà ở lại Hà Nội tìm việc cũng đã gây sức ép lớn cho Thành phố trong công tác giải quyết việc làm
Tầm vóc và thể lực là những đặc điểm sinh thể quan trọng, phản ánh
một phần thực trạng của cơ thể và đặc biệt liên quan chặt chẽ đến khả năng lao động của con người Nguồn nhân lực Hà Nội hiện nay vẫn còn kém cả về tầm vóc và thể lực, một mặt do thể trạng chung của người Châu Á, mặt khác do sức khỏe trẻ em những năm trước đây của Hà Nội còn yếu kém Đến tận những năm đầu của thập kỷ 90, tại Hà nội vẫn có hơn 50% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy đinh dưỡng, trong đó tỷ lệ bị suy dinh dưỡng nặng chiếm tới 14-16% Đây là yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tầm vóc
và thể lực của nguồn lao động Hà Nội hiện nay
Trên phạm vi toàn thành phố, những năm gần đây tỷ lệ trẻ em suy
dinh đưỡng đã được cải thiện đáng kể (năm 1999 đã giảm đi một nửa so với
năm 1994, số trẻ em suy dinh đưỡng ngay từ trong bụng mẹ - cân nặng trẻ sơ sinh dưới 2,5 kg - năm 1999 chỉ còn 6,23 %) Hơn nữa, trẻ em Hà Nội hiện nảy được chăm sóc y tế và sức khỏe khá tốt Việc này có tác dụng tích cực đến thể lực của nguồn lao động trong tương lai vì các em sẽ là những người trực tiếp lao động làm ra của cải sau này
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực Hà Nội cũng còn có hạn chế khác là Hà Nội cũng như các địa phương khác trong cả nước vẫn chịu ảnh hưởng cơ chế cũ quan liêu bao cấp trước đây Điều này thể hiện ở nhiều mặt như sự phát triển đô thị không đồng bộ, nhất là cơ sở hạ tầng: cơ cấu kinh tế chưa thật hợp lý (nhất là cơ cấu trong nội bộ ngành và nhóm ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh t); tính chất tự phát trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, do qui mô và tốc độ nguồn lao động tăng nhanh Nhưng điều quan trọng nhất là chất lượng nguồn nhân lực với những tập quán, thói quen, nếp nghĩ cũ đã tác động xấu làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội chưa cao Tác phong lao động cũng như lề lối làm việc của người lao động trên cả nước nói chung và người lao động ở Hà Nội nói riêng còn chưa phù hợp với công cuộc đổi mới hiện nay Người lao động Hà Nội cần phải rèn luyện tác phong công nghiệp ngay cả trong lao động lẫn trong sinh hoạt đời thường Vì thế, cần phải có những biện
Trang 40pháp, cơ chế chính sách đồng bộ, có tác dụng mạnh mẽ để đổi mới toàn
diện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Hà Nội
Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố, Hà Nội đã có sự đổi mới toàn diện và đã đạt được những thành tựu quan trọng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội Tuy nhiên, cùng với quá
trình chuyển đổi cơ chế và phát triển kinh tế, Thành phố đang đối mặt với hàng loạt vấn đề dân số - xã hội, mà nổi bật là vấn đề kiêm chế sự gia tăng
quy mô dân số (nhất là gia tăng cơ học với tất cả những hậu quả tiêu cực của nó), nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói riêng: giảm tỷ lệ thất nghiệp; phát huy tiềm năng chất xám, nhất là đội ngũ trí thức trên địa bàn vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô; phát triển hệ thống an sinh xã hội; phòng chống các tệ nạn; không ngừng cải thiện môi trường sinh thái, môi trường văn hoá - xã hội; khấc phục sự quá tải và bất cập của cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội của Thủ đô
Nhìn tổng thể, bên cạnh những khó khăn chung của cả nước, mới
trường kinh tế- xã hội Hà Nội tương đối thuận lợi cho sự phát triển của
các DNNQD Mười năm tới đang đặt ra cho Thủ đô những cơ hội và những thách thức mới Hà Nội cần có những chính sách mới, các giải pháp đồng bộ, nhằm sử dụng và phát huy tối đa các nguồn lực đẩy mạnh hoạt động của bộ phận DNNQD kết hợp chặt chẽ với cải cách khu vực kinh tế nhà
nước
II KINH NGHIEM QUOC TE VỀ PHÁT TRIỂN DNNQD
Hiện nay, trên thế giới có trên 180 nước có nền kinh tế thi trường với
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh làm nòng cốt Tuy nhiên chỉ có hơn 30 nước trong đó trở nên giàu có Nhiều nước trong số còn lại rơi vào tình
trạng, kinh tế lạc hậu, xã hội kém phát triển Một số nước XHCN trước đây có nền kinh tế tập trung dựa vào khu vực kinh tế nhà nước là chủ yếu,
không coi trọng phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cho nên nền kinh tế đã trở nên quan liêu, trì trệ Kết quả là hầu hết các nước này đều
xếp ở bậc thấp về trình độ phát triển kinh tế
Thực tế đó nói lên rằng, kinh tế thị trường với khu vực ngoài quốc doanh là nòng cốt là điều kiện cần, còn tổ chức nền kinh tế một cách hợp lý là điểu kiện đủ để phát triển nền kinh tế có hiệu quả Muốn nền kinh tế phát triển cao và bền vững phải có cả 2 điều kiện này Điều đó có nghĩa là, một mặt phải tự do hoá nền kinh tế, mở rộng tự do cạnh tranh, phát huy tối
đa cơ chế thị trường, tạo điều kiện để phát triển các DNNQD; mặt khác,
phải phát huy vai trò định hướng và điều tiết của Nhà nước bằng chiến lược và các công cụ chính sách